Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 2: Phong cách Hồ Chí Minh (tiếp)

I/ MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức : Giúp H thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại, giản dị và thanh cao.

 2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc trôi chảy, diễn cảm, tính trang trọng trong VB.

 3. Thái độ : Giáo dục học sinh lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức học tập, tu dưỡng, rèn luyện theo gương Bác.

II/ CHUẨN BỊ :

 1. Giáo viên : Sách giáo khoa, giáo án, bảng phụ, tranh chân dung CTHCM.

 2. Học sinh : Vở bài học, bài soạn, dụng cụ học tập.

III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Sử dụng phương pháp vấn đáp, thảo luận, thuyết trình, trực quan.

IV/ TIẾN TRÌNH :

 1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh.

 2. Kiểm tra bài cũ : kiểm tra SGK.

3. Giảng bài mới: Ngoài tri thức văn hóa uyên thâm, ở Bác là một phong cách sống vừa giản dị vừa thanh cao, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Chúng ta tiếp tục tìm hiểu phần còn lại của bài.

 

doc 2 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1575Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 2: Phong cách Hồ Chí Minh (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH(t.t)
(Lê Anh Trà)
Tuần : 1
Tiết : 2
Ngày dạy :17 /8/09
I/ MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức : Ø Giúp H thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại, giản dị và thanh cao.
	2. Kĩ năng : 	Ø Rèn luyện kĩ năng đọc trôi chảy, diễn cảm, tính trang trọng trong VB. 
	3. Thái độ : 	Ø Giáo dục học sinh lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức học tập, tu dưỡng, rèn luyện theo gương Bác. 
II/ CHUẨN BỊ :
	1. Giáo viên : 	Ø Sách giáo khoa, giáo án, bảng phụ, tranh chân dung CTHCM.
	2. Học sinh : 	ØVở bài học, bài soạn, dụng cụ học tập.
III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Sử dụng phương pháp vấn đáp, thảo luận, thuyết trình, trực quan.
IV/ TIẾN TRÌNH :
	1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh.
	2. Kiểm tra bài cũ : kiểm tra SGK.
3. Giảng bài mới: Ngoài tri thức văn hóa uyên thâm, ở Bác là một phong cách sống vừa giản dị vừa thanh cao, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Chúng ta tiếp tục tìm hiểu phần còn lại của bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BÀI
* Hoạt động 2 (t.t): Sự kết hợp về lối sống của Bác Hồ.
Vì sao có thể nói lối sống của Bác Hồ là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
wH thảo luận trình bày, các nhóm nhận xét. G nhận xét và chốt ý.
ØLối sống giản dị của Bác vô cùng thanh cao, trong sạch.
- Không phải tự thần thánh hóa cho khác đời, khác người, mà sự giản dị như vốn có của một con người Việt Nam.
- Sống có văn hóa đã trở thành nếp: Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên không phải cố tỏ ra khắc khổ của con người tự vui trong cảnh nghèo khó.
Em hãy tìm những câu thơ, bài thơ thể hiện lối sống, phong cách sống của Người?
Anh dắt em vào cõi Bác xưa
Đường xoài hoa trắng , nắng đu đưa
Có hồ nước lặng sôi tăm cá
Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa.
Cách sống của Bác rất giản dị làm cho tác giả nghĩ tới các vị hiền triết ngày xưa cũng có cách sống ở quê nhà rất thuần đức. Em hãy tìm dẫn chứng để chứng minh?
wH tìm ý Sgk và tìm dẫn chứng thơ trả lời. G nhận xét , phân tích, bình : 
ØVới Nguyễn Trãi:
+ Bữa ăn dầu có dưa muối
Áo mặc nài chi gấm là
+ Côn Sơn suối chảy rì rầm
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
-Với Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
ð Cách sống của Bác như các vị hiền triết ngày xưa sống vui với thú quê đạm bạc mà thanh cao.
* Hoạt động 3: Tổng kết nghệ thuật, nội dung của văn bản.
wH trình bày về nội dung, nghệ thuật của văn bản. G nhận xét, chốt lại, gọi H đọc ghi nhớ.
- Kể kết hợp với bình luận. 
- Chọn lựa chi tiết tiêu biểu.
- Sự đối lập: Vĩ nhân >< giản dị.
 Biết nhiều >< chọn lọc lại
3. Sự kết hợp về lối sống của Bác Hồ:
- Ở Bác có sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao, trong sạch, đẹp đẽ.
- Cái đẹp gắn với truyền thống, nhưng cũng rất mới, rất hiện đại.
III .Tổng kết:
Ghi nhớ (sgk trang 8).
	4. Củng cố và luyện tập :
	Chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu văn sau:
Đó là cách sống giản dị đạm bạc nhưng rất của Hồ Chí Minh.
	a. Khác đời, hơn người. b.Đa dạng, phong phú.
	c. Thanh cao. d. Cầu kì, phức tạp.
Trong bài viết tác giả không sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
	a. Kết hợp giữa kể, bình luận và chứng minh.	b. Sử dụng phép đối lập.
	c. So sánh và sử dụng nhiều từ Hán Việt.	d. Sử dụng phép nói quá.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : 
- Học thuộc nội dung bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài mới: Các phương châm hội thoại: xem trước bài học, mang theo VBT.
V/ RÚT KINH NGHIỆM : 
- Nội dung: 	
- Phương pháp: 	
- Phương tiện : 	
	- Tổ chức: 	
	- Kết quả: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Cac_phuong_cham_hoi_thoai.doc