Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 61 đến tiết 66

 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

 1. Kiến thức:

 - Nhân vật, cốt truyện, sự việc trong một tác phẩm truyện hiện đại.

 - Đối thoại, độc thoại & độc thoại nội tâm; sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại.

 - Tình yêu làng yêu nước tinh thần kháng chiến của người nông dân VN trong thời kì kháng chiến chống TD Pháp.

 2. Kĩ năng:

 - Đọc – hiểu văn bản truyện VN hiện đại được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp

 - Vận dụng kiến thức về thể loại & sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại.

 

doc 15 trang Người đăng trung218 Lượt xem 22079Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 61 đến tiết 66", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
GV yc HS đọc chú thích
? Giới thiệu đôi nét về tác giả Kim Lân?
GV chốt lại những nét chính về tác giả, tác phẩm 
Hoạt động 2: HD HS đọc, tóm tắt đoạn trích, giải thích từ khó
GV HD & yc HS đọc văn bản: đọc rõ ràng, chú ý từ ngữ địa phương, lời ăn tiếng nói của người nông dân, lời đối thoại, tâm trạng của ông Hai.
GV nhận xét, sửa cho HS
GV yc HS giải thích từ khó theo chú thích trong sgk
GV tóm tắt đoạn đầu của truyện: Lí do rời làng đi tản cư và tính khoe làng của ông Hai
GV yc HS tóm tắt đoạn trích trong sgk: Từ khi ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc đến kết thúc truyện.
Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết đoạn trích:
? Truyện ngắn Làng đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo, gay cấn làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở ông Hai. Đó là tình huống nào?
GV nhận xét:
Hết tiết 01 chuyển sang tiết 02
GV Em hãy thuật lại diến biến tâm trạng và hành động của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc
? Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, ông Hai đã phản ứng như thế nào? 
? Sau đó, khi kịp trấn tĩnh lại ông Hai thế nào?
? Từ lúc ấy, tâm trí ông Hai như thế nào?
Nghe tiếng chửi Việt gian ông phản ứng như thế nào? 
Về đến nhà, ông làm gì?
Nhìn đàn con ... tâm trạng ông?
Suốt mấy ngày sau ông sống ra sao? Đoạn văn nào chứng tỏ điều đó?
GV nhận xét chung: Cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam - nhông... là ông lủi ra một góc nhà, nín thít.Thôi lại chuyện ấy rồi!"
nỗi đau xót, tủi hổ của ông Hai.
? Qua phản ứng trên, em cảm nhận được điều gì ở ông Hai?
? Tin làng Chợ Dầu theo giặc đã làm nảy sinh cuộc xung đột nội tâm trong con người ông Hai. Đó là giữa cái gì với cái gì?
GV nhận xét:
? Đã có lúc ông quyết định lựa chọn như thế nào? Sự lựa chọn đó cho thấy điều gì?
? Thế nhưng ông có thù làng được không? Vì sao? Nó càng chứng tỏ điều gì?
GV nhận xét
? Chi tiết nào cho thấy ông Hai bị dồn, đẩy vào tình thế bế tắc, tuyệt vọng? Ông trút nỗi lòng mình qua những lời tâm sự với ai?
GV nhận xét:
GV bình: Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với Cách Mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ " ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh....", " Anh em đồng chí ... bố con ông".
 Đó là thứ tình cảm sâu nặng, bền vững và thiêng liêng " Cái lòng của bố ... đơn sai".
? Qua những lời tâm sự ấy ta thấy được điều gì ở ông Hai?
? Tình yêu làng quê, gắn bó với CM, thuỷ chung với kháng chiến ở ông Hai là những thứ tình cảm như thế nào? 
GV nhận xét:
? Tin làng theo giặc được cải chính, tâm trạng phản ứng của ông Hai thay đổi như thế nào? Nó chứng tỏ điều gì?
GV nhận xét, bổ sung:
Hoạt động 4: Tổng kết & luyện tập
GV trao đổi, thảo luận nhóm:
? Theo em truyện có những thành công nào đáng kể về nghệ thuật?
-N1: Cốt truyện? Tình huống truyện?
- N2: Ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật? ( ông Hai, mụ chủ)
- N3: Ngôn ngữ?
- N4: Cách trần thuật?
? Nêu ý nghĩa của văn bản?
GV nhận xét:
? Qua văn bản tác giả cho ta thấy điều gì?
GV chốt & yc HS đọc ghi nhớ sgk
GV HD HS về nhà làm bài tập trong phần luyện tập
HS đọc
HS giới thiệu
HS nghe
HS nghe, đọc văn bản
HS khác nhận xét cách đọc của bạn
HS giải thích theo chú thích trong sgk
HS nghe
HS tóm tắt
HS trả lời:
HS trao đổi, trả lời:
HS trình bày:
Tin làng Chợ Dầu theo giặc khiến ông Hai sững sờ " Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được."
HS trả lời: Khi kịp trấn tĩnh lại phần nào, ông cố không tin ( hỏi lại để xác minh) nhưng rồi không thể không tin
HS trao đổi, thảo luận nhóm
HS đại diện trình bày kq
HS khác nhận xét, bổ sung:
+ Nghe tiếng chửi Việt gian, ông "cúi gằm mặt xuống mà đi"chột dạ.
+ Về đến nhà, ông nằm vật ra giườngrã rời, ê chề.
+ Nhìn đàn con....ông tủi thân.
+ Suốt mấy ngày sau, ông không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà nghe ngóng trong tâm trạng nơm nớp lo sợ:
HS nêu
HS trả lời: Tình yêu làng quê ><lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến.
HS suy nghĩ, trả lời:
Có lúc, ông đã dứt khoát lựa chọn "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù"tình yêu nước rộng lớn bao trùm tình cảm làng quê.
+ Nhưng ông không nỡ dứt bỏ tình cảm làng quê được
HS tra đổi, trả lời:
HS nghe
HS trả lời: Ông Hai là người nông dân gắn bó sâu nặng với làng quê, yêu làng tha thiết, thuỷ chung son sắt với CM, với kháng chiến
HS trả lời
HS trình bày
HS thảo luận nhóm
HS trình bày kq
HS khác nhận xét:
Xây dựng cốt truyện tâm lí ( không xây dựng theo các biến cố, sự kiện bên ngoài mà chú trọng các tình huống bên trong, miêu tả các diễn biến tâm lí xoay quanh cuộc xung đột nội tâm làm nổi rõ tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm)
- Tạo được tình huống truyện độc đáo.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc tinh tế. ( Ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ, tâm trạng).
- Ngôn ngữ đặc sắc ( ông Hai khoe khoang, mụ chủ xởi lởi mà đanh đá ngôn ngữ nông dân)
- Cách trần thuật tự nhiên, linh hoạt ( phối hợp tốt các phương thức biểu đạt MT, TS, BC, NL...)
HS trả lời:
HS trả lời:
HS đọc
HS nghe, về nhà làm bài tập
I. Tìm hiểu chung
 1. Tác giả
Kim Lân (1920 – 2007) là nhà văn chuyên viết truyện ngắn & có sáng tác từ trước CMT8 1945. Những cảnh ngộ của người nông dân & sinh hoạt làng quê là đề tài sáng tác chủ yếu của ông.
 2. Tác phẩm
 Làng là tác phẩm thành công của văn học VN thời kì đầu kháng chiến chống TD Pháp xâm lược. 
3. Đọc – chú thích
 a. Đọc – giải thích từ khó: (sgk)
 b. Tóm tắt đoạn trích:
II. Tìm hiểu văn bản:
 1. Tình huống truyện:
 Tin làng Chợ Dầu theo giặctình huống độc đáo, gay cấn, căng thẳng.
 Làm nảy sinh cuộc xung đột nội tâm trong con người ông Hai: Tình yêu làng quê >< lòng yêu nước.
 2. Diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc:
- Nỗi đau đớn, bẽ bàng " Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân”, “nước mắt lão giàn ra”
- Dáng vẻ, cử chỉ, điệu bộ: cúi gằm mặt, chột dạ, nơm nớp, trống ngực lão đập thình thịch....
- Nỗi băn khoăn khi ông kiểm điểm từng người trụ tại làng, ông tằn trọc không ngủ được, ông trò truyện với đứa con út
nỗi đau xót, tủi hổ của ông Hai.
=> Tình yêu làng quê ><lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến.
 càng đau xót, bế tắc.
=> Đó là thứ tình cảm sâu nặng, bền vững và thiêng liêng " Cái lòng của bố ... đơn sai".
 3. Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu được cải chính:
- Ông Hai tươi vui, rạng rỡ hẳn lên, chìa quà cho con
- Ông Hai đi khoe nhà ông bị giặc đốt cháy
=> Ông Hai là người nông dân gắn bó sâu nặng với làng quê, yêu làng tha thiết, thuỷ chung son sắt với CM, với kháng chiến.
III. Tổng kết: 
1. Nghệ thuật 
- Tạo tình huống gây cấn
- Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực & sinh động qua suy nghĩ, hành động, qua lời nói
2.Nội dung: 
Tình yêu làng hoà quyện thống nhất với lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của nông dân.
 * Ghi nhớ (sgk)
IV. Luyện tập:
 4. Củng cố:
 - Qua văn bản tác giả cho ta thấy điều gì?
 - Nét đặc sắc trong nghệ thuật của bài thơ?
 5. Dặn dò:
 - Về nhà học bài & làm bài tập về nhà trong phần luyện tập
 - Tìm & học thuộc một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc miêu tả tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện.
 - Chuẩn bị bài mới “Chương trình địa phương phần TV” (định hướng trả lời câu hỏi trong sgk/175,176)
 V. Rút kinh nghiệm:
 1. Ưu điểm:...............................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
 2. Hạn chế:................................................................................................................
....................................................................................................................................
Tuần 13 Ngày soạn: 03/11/14
Tiết 63 Ngày dạy: /11/14
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG – PHẦN TIẾNG VIỆT
 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
 1. Kiến thức:
 - Từ ngữ địa phương chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, trạng thái, tính chất...
 - Sự khác biệt giữa các từ ngữ địa phương.
 2. Kĩ năng:
 - Nhận biết một số từ ngữ thuộc các địa phương khác nhau
 - P.tích tác dụng của việc sử dụng phương ngữ trong một số văn bản.
 3. Thái độ:
 Sử dụng từ địa phương phù hợp trong giao tiếp và trong văn bản.
 II. Chuẩn bị:
 GV: sgk, sgv, giáo án, tài liệu CKT, tài liệu tham khảo
 HS: sgk, bài soạn.
 III. Phương pháp: Thảo luận nhóm, đàm thoại, vấn đáp. Kỹ thuật trình bày 1 phút.
 IV. Các bước lên lớp:
 1.Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh, bài soạn, đồ dùng học tập.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới: GV nêu yêu cầu của tiết học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: HD HS mở rộng vốn từ địa phương
 GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu trong SGK.
GV Hãy tìm trong phương ngữ em đang sử dụng hoặc trong một phương ngữ mà em biết những từ ngữ.
 ? Chỉ các sự vật, hiện tượng,không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.
GV nhận xét:
? Đồng nghĩa nhưng khác âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.
GV nhận xét, bổ sung cho HS
? Đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.
GV nhận xét:
Hoạt động 2: GV HD HS nắm vai trò của từ ngữ địa phương
GV t.chức cho HS thảo luận nhóm:
? Cho biết vì sao những từ ngũ địa phương như bài tập 1a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân. Sự xuất hiện những từ ngữ đó thể hiện tính đa dạng về điều kiện tự nhiên và về đời sống xã hội trên các vùng miền của đất nước ta như thế nào?
GV tổng hợp, nhận xét chung
? Quan sát hai bảng mẫu ở bài tập 1và cho biết những từ ngữ nào ở trường hợp b và cách hiểu nào ở c được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân.
GV nhận xét:
? Vai trò từ ngữ địa phương?
GV chốt: Từ ngữ địa phương thể hiện sắc thái địa phương. Tuy vậy, không nên lạm dụng từ ngữ địa phương trong sáng tác và trong những tình huống giao tiếp mang tính trang trọng vì đôi khi sẽ gây khó hiểu cho người khác hoặc gây nên những hiểu lầm đáng tiếc.
Hoạt động 3: HD HS về nhà làm bài tập 
GV HD & yc HS về nhà làm bài tập 4 trong sgk
HS đọc yêu cầu SGK.
HS trao đổi, trả lời 
HS khác bổ sung
HS trình bày:
HS trả lời.
HS trao đổi, thảo luận nhóm
HS đại diện trình bày kq
HS khác nhận xét, bổ sung
 Điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng ở mỗi địa phương khác nhau. Do đó sự vật, hiện tượng có ở địa phương này nhưng địa phương khác không có. Vì vậy có những từ ngữ có ở một địa phương nhất định.
Các từ ngữ địa phương độc nhất vô nhị chứng tỏ tính đa dạng phong phú về tự nhiên và xã hội ở các vùng miền trên đất nước ta. Tuy nhiên số lượng từ ngũ này không nhiều cho nên nó không hề cản trở việc giao tiếp trên phạm vi cả nước.
HS trả lời.
 Dùng từ ngữ địa phương tạo không khí ở địa phương sinh động, hấp dẫn.
HS trả lời: 
HS nghe, ghi nhớ
HS nghe, về nhà làm bài tập
I. Mở rộng vốn từ địa phương.
 1. 
 a.
 - Nghệ - Tĩnh:
 + Chẻo: một loại nước chấm
 + Tắc: một loại quả họ quýt
 + Nốc: chiếc thuyền
 + Nuộc chạc:mối dây
 + Nhút: Món ăn làm bằng xơ mít, trôn với muối và 1 vài thứ khác.
 - Nam Bộ:
 + Mắc: đắt
 + Reo: kích động
 + Bôn bôn:
 - Thừa Thiên Huế:
 + Sương: gánh
 + Bọc: cái túi áo
b.
 - Phương ngữ Bắc: bố, mẹ, giả vờ, nghiện, vào, xa, cái bát, vừng, quả 
 - Phương ngữ Nam: ba (tía), má, giả đò, nghiền, mô, vô, ngái, cái tô, mè, trái 
 - Phương ngữ Trung: ba (bọ), mạ, giả đò, mô, vô, ngái, cái tô, mè, trái
c.
 - Phương ngữ Bắc: nón, hòm (đựng đồ đạc), sương (hơi nước), trái (bên trái, tay trái), bắp (bắp chân, bắp cày)
 - Phương ngữ Nam: nón (cái mũ), hòm (quan tài), trái (quả), bắp (ngô).
 - Phương ngữ Trung:hòm (quan tài), sương (gánh), trái (quả), bắp (ngô), nỏ (không, chẳng).
 II. Vai trò của từ ngữ địa phương.
 a.
b. Trong mục b,c không có từ ngữ toàn dân vì trong vốn từ vựng của ngôn ngữ toàn dân đã có những từ ngữ có nghĩa tương đương.
c. Vai trò: dùng từ ngữ địa phương để tạo không khí “địa phương” sinh động.
 4. Củng cố: Chốt lại nội dung chính.
 Em sẽ vận dụng như thế nào những từ ngữ địa phương trong giao tiếp?
 5. Dặn dò:
 - Về nhà điền thêm một số từ ngữ, các hiểu vào bảng lập ở lớp
 - Chuẩn bị bài mới “Đối thoại, độc thoại & độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự” (định hướng trả lời câu hỏi trong n.dung bài học)
 V. Rút kinh nghiệm:
1. Ưu điểm:...............................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 2. Hạn chế:..................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Tuần 13 Ngày soạn: 03 /11/14
Tiết 64 Ngày dạy: /11/14
ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI & ĐỘC THOẠI NỘI TÂM
TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
 1. Kiến thức: 
- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
-Tác dụng của việc sử dụng đối thoại độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
 2. Kĩ năng: 
- Phân biệt được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
- Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại triong đoạn trích.
 3.Thái độ: 
Có ý thức tập viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. 
 II. Chuẩn bị:
 GV: sgk, sgv, giáo án, tài liệu CKT, tài liệu tham khảo
 HS: sgk, bài soạn.
 III. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình. Kỹ thuật phản hồi tích cực.
 IV. Các bước lên lớp:
 1.Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh, bài soạn, đồ dùng học tập.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong VBTS:
GV yc HS đọc đoạn văn trong sgk
Bước 1: Tìm hiểu yếu tố đối thoại:
GV yc HS đọc lại 3 câu đầu
? Trong 3 câu văn đầu của đoạn trích, ai nói chuyện với ai? Theo em tham gia câu chuyện có ít nhất là mấy người? Dựa vào đâu em biết?
GV nhận xét
? Dấu hiệu nào cho thấy đó là một cuộc trò chuyện, trao đổi qua lại?
GV nhận xét:
? Đối thoại trong văn bản tự sự ntn?
GV chốt:
Bước 2: Tìm hiểu yếu tố đối thoại và độc thoại nội tâm:
? Xét câu văn “ Hà, nắng gớm ,về nào” và cho biết câu nói này ông Hai nói với ai? Nội dung câu nói của ông có liên quan đến đề tài của những người tản cư? Có hướng đến đối tượng giao tiếp nào không?
? Ông nói ra để làm gì?
? Trong đoạn trích còn câu nào kiểu này nữa?
GV nhận xét
? Ở câu đó ông hướng đến ai? Nhưng có nói trực tiếp với họ không?
GV nhận xét
? Gọi những lời nói ấy của ông Hai là những lời độc thoại. Vậy theo em thế nào là độc thoại?
? Xét các câu “Chúng nó...tuổi đầu...” và cho biết đó là những câu hỏi của ai hỏi ai? Đã được phát ra thành lời chưa?
GV nhấn mạnh: Gọi những câu như vậy là độc thoại nội tâm.
? Về mặt hình thức, độc thoại và độc thoại nội tâm có gì khác nhau?
GV nhận xét
? Các hình thức diễn đạt ấy có tác dụng như thế nào trong việc biểu đạt nội dung?
GV giảng: giúp câu chuyện có không khí gần gũi như thật, góp phần bộc lộ thái độ căm giận của những người dân tản cư đối với dân làng Chợ Dầu; đồng thời giúp nhà văn thể hiện một cách sinh động tâm trạng dằn vặt, đau đớn của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo giặc. 
Hoạt động 2: Luyện tập
GV HD & yc HS làm bài tập 1 trong sgk
GV cho HS trao đổi nhóm: 
? Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích?
GV gợi ý: Có mấy nhân vật tham gia đối thoại? Mỗi nhân vật có mấy lượt lời?Tâm ttrạng của ông Hai qua đoạn trích?
GV tổng hợp, nhận xét:
GV hướng dẫn & yc HS về nhà làm bài tập 2 trong sgk
HS đọc
HS đọc
HS trả lời: 
- Những người tản cư đang nói chuyện với nhau.
- Tham gia câu chuyện có ít nhất là 2 người (vì có hai lượt lời) 
HS suy nghĩ, trả lời:
+ Về hình thức: Có 2 gạch đầu dòng mở đầu cho 2 lượt lời.
+ Về nội dung: Cả 2 lượt lời đều hướng đến cùng một đề tài: nói về dân làng Chợ Dầu, mặt khác mỗi lượt lời đều hướng tới người tiếp chuyện.( có lượt lời trao, có lượt lời đáp).
HS trả lời:
HS trả lời: Đó là câu nói trống không (bâng quơ) của ông Hai. Nó không liên quan gì đến đề tài của những người tản cư đang nói và cũng không hướng tới đối tượng nào cả. ( ông Hai nói với chính mình, đánh trống lảng để rút lui)
HS suy nghĩ trả lời: ông Hai nói đến dân làng Chợ Dầu của ông nhưng nói trong tưởng tượng
HS tìm: 
HS trả lời
HS trả lời:
HS trình bày: Đó là những câu hỏi của ông Hai, ông hỏi chính mình - trong suy nghĩ của ông ( chưa phát ra thành lời).
HS nghe
HS so sánh
HS trả lời
HS trao đổi, làm bài tập
HS trình bày kq
HS nhận xét, bổ sung
HS nghe, về nhà làm bài tập
I. Tìm hiểu yêu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong VBTS:
 1. Đối thoại:
-> Là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn bản, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao & lời đáp
2. Độc thoại và độc thoại nội tâm:
a. Độc thoại: là một lời của một người ( nhân vật) nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng ( đã phát ra thành lời )
b. Độc thoại nội tâm: là độc thoại nhưng chưa phát ra thành lời.
Về hình thức:
- Độc thoại: được báo hiệu bằng gạch đầu dòng. Còn độc thoại nội tâm không có dấu hiệu này.
 * Ghi nhớ (sgk)
II. Luyện tập:
Bài tập 1: (sgk)
Tham gia đối thoại có 2 nhân vật:
- Bà Hai: 3 lượt lời trao nhưng ông Hai chỉ có 2 lượt lời đápcuộc đối thoại diễn ra không bình thường.
+ Lời đối thoại của bà - ông Hai không đáp " nằm rũ ra trên giường"mệt mỏi, rã rời, không muốn nói chuyện.
+ Lời thoại thứ 2 của bà - ông Hai khẽ nhúc nhích đáp bằng 1 câu gằn giọng cộc lốc "gì?"
 bực tức, không muốn nói chuyện.
+ Lời thoại thứ 3 của bà - ông Hai vẫn trả lời cộc lốc, giọng gắt gỏng " Biết rồi!"
lo sợ mụ chủ biết chuyện.
* Đoạn đối thoại cho thâý tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ, thất vọng và nơm nớp lo sợ của ông Hai trong cái đêm đầu tiên khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
 4. Củng cố:
 Thế nào là đối thoại, độc thoại & độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự?
 5. Dặn dò:
 - Về nhà điền thêm một số từ ngữ, các hiểu vào bảng lập ở lớp
 - Chuẩn bị bài mới “Đối thoại, độc thoại & độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự” (định hướng trả lời câu hỏi trong n.dung bài học)
V. Rút kinh nghiệm:
 1. Ưu điểm:...............................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
 2. Hạn chế:................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Tuần 13,14 Ngày soạn: 03/11/14
Tiết 65,66 Ngày dạy: /11/14
LUYỆN NÓI: TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN & MIÊU TẢ NỘI TÂM
 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
 1. Kiến thức: 
Tự sự nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện.
Tác dụng của việc sử dụng tự sự nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện.
 2. Kĩ năng: 
Nhận biết được các yếu tố nghị luận tự sự và miêu tả nội tâm trong một văn bản.
Sử dụng tự sự nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện.
 3. Thái độ: 
Luyện nói trong cuộc sống hàng ngày.
 II. Chuẩn bị:
 GV: sgk, sgv, giáo án, tài liệu CKT, tài liệu tham khảo
 HS: sgk, bài soạn.
 III. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm. Kỹ thuật trình bày 1 phút.
 IV. Các bước lên lớp:
 1.Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh, bài soạn, đồ dùng học tập.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới: GV nêu yêu cầu của tiết học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS
GV nêu vai trò, ý nghĩa & tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng nói & nói trước tập thể đ/v mỗi người
GV kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS
GV t.chức cho HS thảo luận nhóm:
- N1: xd đề cương cho đề (1)
- N2: xd đề cương cho đề (2)
- N3: xd đề cương cho đề (3)
GV định hướng cho HS nội dung thảo luận, cách thảo luận:
Tổ trưởng xem qua đề cương của các cá nhân trong tổ, chọn đề cương tốt nhất - cho tổ rà soát bổ sung từng mục, từng phần (cử thư kí ghi lại đề cương sau khi tổ góp ý bổ sung.
- Chọn một bạn có chất giọng tốt để chuẩn bị trình bày.
Tiết: 2
Hoạt đồng 2: Thực hành trên lớp.
*Lớp TB yếu Gv cho HS tự chọn đề bài( làm một số đoạn). Còn lớp khá giỏi thì GV đưa ra một đề cụ thể( làm thành bài văn).
GV nêu yc trước khi nói: nói nghiêm túc, cần chú ý điệu bộ, cử chỉ, ngữ điệu
GV (đại diện các nhóm) trình bày trước lớp
GV tổng hợp, nhận xét chung, sửa cho HS
Hoạt động 3: Đánh giá, rút kinh nghiệm
GV đánh giá tổng kết tiết học.
- Nhận xét ưu điẻm, tồn tại
- Chỉ ra hướng khắc phục.
- Nhận xét về tinh thần thái độ học tập ở nhà, trên lớp.
- Biểu dương, cho điểm khuyến khích.
GV đọc một bài văn mẫu cho HS nghe để rút kinh nghiệm về mặt n.dung trong bài nói của HS
HS nghe
HS để vỡ ra cho GV kiểm tra
HS trao đổi, thảo luận nhóm
Xd đề cương theo HD
HS nghe
HS đại diện nhóm trình bày 
HS nghe, rút kinh nghiệm
I. Chuẩn bị ở nhà
Đề 1:
 a.Diễn biến sự việc:
 - Nguyên nhân dẫn đến việc làm sai trái.
 - Sự việc gì ? Mức độ.
 - Có ai chứng kiến
 b.Tâm trạng: 
 - Tại sao suy nghĩ dằn vặt.
 - Suy nghĩ và lời hứa.
 Đề 2:
 a.Không khí buổi sinh hoạt.
 - Sinh hoạt định kỳ hay đột xuất.
 - Có nhiều nội dung hay có một nội dung phê bình.
 - Thái độ của Nam ra sao.
 b.Ý kiến của em.
 Phân tích nguyên nhân khiến các bạn có thể hiểu lầm bạn Nam

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_13_Lang.doc