Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển cuả trẻ em

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Thấy được tầm quan trọng của vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này.

- Thấy được đặc điểm hình thức của văn bản. Thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.

- Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở Việt Nam.

2. Kĩ năng:

- Nâng cao một bước kĩ năng đọc - hiểu một văn bản nhật dụng.

- Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng.

- Tìm hiểu quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản.

KĨ NĂNG SỐNG:

- Tự nhận thức: Về quyền được bảo vệ và chăm sóc của trẻ em và trách nhiệm của mỗi cá nhân với trẻ em.

- Làm chủ bản thân: Xác định giá trị bản thân cần hướng tới để bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay.

- Giao tiếp: Thể hiện sự cảm thông với những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh của trẻ em.

3. Thái độ:

 

doc 7 trang Người đăng trung218 Lượt xem 33190Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển cuả trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Tiết 11,12
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
 Văn bản
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, 
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CUẢ TRẺ EM
A. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Thấy được tầm quan trọng của vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này.
- Thấy được đặc điểm hình thức của văn bản. Thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.
- Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở Việt Nam.
2. Kĩ năng:
- Nâng cao một bước kĩ năng đọc - hiểu một văn bản nhật dụng.
- Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng.
- Tìm hiểu quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản.
KĨ NĂNG SỐNG:
- Tự nhận thức: Về quyền được bảo vệ và chăm sóc của trẻ em và trách nhiệm của mỗi cá nhân với trẻ em.
- Làm chủ bản thân: Xác định giá trị bản thân cần hướng tới để bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay.
- Giao tiếp: Thể hiện sự cảm thông với những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh của trẻ em.
3. Thái độ: 
- Nhận thức được tầm quan trọng về các quyền của trẻ em.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: tư liệu, tranh ảnh, một số mẩu chuyện về một số trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn.
PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TC:
- Thảo luận: Chia sẻ nhận thức, hiện trạng và nhiệm vụ đặt ra đối với mọi người trong việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
- Minh họa bằng tranh ảnh về thực trạng trẻ em hiện nay.
- Động não: suy nghĩ, phân tích để nhận thức rõ về nhiệm vụ bảo vệ và phát triển của trẻ em.
- HS: tìm những câu chuyện của những bạn học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp. 
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1:. Hãy khoanh tròn vào câu em cho là đúng nhất?
 a/ Nội dung nào không được đặt ra trong VB “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” của G. G. Mác két?
A. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang de dọa toàn bộ sự sống trên trái đất.
B. Nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó.
C. Cần kích thích khoa học kỹ thuật phát triển nhưng không phải bằng con đường chạy đua vũ trang.
D. Cần chạy đua vũ trang để chống lại chiến tranh hạt nhân.
b/ Nói VB “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” là kiểu VB thuyết minh kết hợp với phương thức nghị luận. Đúng hay sai?
Câu 2: Hãy phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong VB “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”?
Trả lời, ghi điểm:
Câu 1: a) Đáp án D (3 điểm )
 b) VB “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” là kiểu VB thuyết minh kết hợp với phương thức nghị luận.Là đúng.(2 điểm)
Câu 2: Học sinh phát biểu cảm nghĩ của mình dựa vào những kiến thức đã học và cảm xúc của bản thân (5 điểm)
3. Bài mới: 
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
Hoạt động 2. HD tìm hiểu bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu văn bản.
- Cách đọc: rõ ràng, mạch lạc, đọc đúng các số liệu, các từ phiên âm tiếng nước ngoài.
- Nhận xét, uốn nắn cách đọc cho học sinh.
? Văn bản “Tuyên bố..... trẻ em” ra đời trong hoàn cảnh nào?
- GV: Gợi lại một vài nét chính về bối cảnh thế giới những năm cuối thế kỉ XX liên quan đến vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
? Văn bản trên thuộc loại văn bản nào? Được viết theo phương thức biểu đạt nào?
? VB trên được chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần.
Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết về văn bản.
- Nhắc lại nội dung phần mở đầu: nêu lí do của bản tuyên bố.
GV: Yêu cầu học sinh xem tranh và thảo luận chung cả lớp nội dung phần II
HS: Thảo luận trong 3 phút và trình bày.
- Yêu cầu học sinh đọc lại phần II và cho biết nội dung chính nói về vấn đề gì?
? Theo nhận xét của tác giả thì hiện nay trên thế giới đang gặp phải những hiểm họa gì?
? Em hiểu gì về chế độ A- pác- thai?
- GV: Nhận xét và giải thích thêm
? Em có nhận xét gì về những dẫn chứng trên? Qua đó gợi cho em suy nghĩ gì?
- GV kết luận: Những dẫn chứng cụ thể, đủ sức thuyết phục và làm rõ cuộc sống của trẻ em hiện nay trên thế giới. Đưa ra một số dẫn chứng cụ thể để minh họa.
Chuyển tiết
- Yêu cầu HS đọc lại phần III và cho biết nội dung chính nói về vấn đề gì?
? Theo báo cáo, em thấy việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay có những điều kiện thuận lợi gì?
? Em hiểu “công ước” là gì? Trẻ em có những quyền nào?
- Giúp HS nhớ lại các quyền: chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng, đến trường, vui chơi .
? Theo em, điều kiện trên có thực hiện được chưa? Nêu dẫn chứng cụ thể.
? Ngoài điều kiện trên còn có điều kiện nào khác.
? Em hiểu thế nào là “giải trừ quân bị”.
? Hiện nay nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em?
- GV liên hệ thực tế, lấy dẫn chứng và làm rõ thêm về:
+ Hoàn cảnh đất nước
+ Thành tựu khoa học, kỹ thuật
+ Quan hệ quốc tế
+ Nền kinh tế
+ Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước
? Theo em, những điều kiện trên có ý nghĩa gì.
- Yêu cầu 1 HS đọc phần IV và cho biết nội dung chính.
? Theo em có mấy nhiệm vụ cấp thiết của cộng đồng quốc tế và từng quốc gia, đó là những nhiệm vụ nào?
- GV liên hệ với thực tế địa phương giải thích, phân tích làm rõ từng nhiệm vụ; qua đó giáo dục HS vấn đề đến lớp học và tuyên truyền mọi người dân kế hoạch hóa gia đình.
? Em có nhận xét gì về các nhiệm vụ được nêu ra trong đoạn này?
? Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, theo tác giả cần phải làm gì?
- Đòi hỏi tất cả các nước cần phải có những nỗ lực liên tục và phối hợp với nhau trong hành động của từng nước cũng như trong hợp tác quốc tế.
- Em hiểu “nỗ lực”, “liên tục” và “phối hợp với nhau trong hành động” là gì? 
- Nghĩa là các nước phải cùng chung tay, giúp sức để giải quyết các nhiệm vụ trên làm sao để đạt hiệu quả tốt nhất.
Hướng dẫn tổng kết
? Qua văn bản trên tác giả muốn thể hiện điều gì?
? Văn bản trên thuyết phục người đọc nhờ những biện pháp nào? (cách bố cục, đưa ra các tiêu chí, lời văn giàu sức thuyết phục, lý lẽ sắc bén).
- GV khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ. 
Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Nêu yêu cầu bài tập và hướng dẫn HS cách làm.
- Yêu cầu HS phát biểu ý kiến theo sự chuẩn bị sẵn ở nhà.
- GV nhận xét, bổ sung thêm.
I. Tìm hiểu chung:
1. Đọc, từ khó.
2. Hoàn cảnh ra đời:
 Ngày 30/9/1990, trích từ bản tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em.
3. Thể loại:
- Văn bản nhật dụng
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận chính trị, xã hội
4. Bố cục:
- Phần I: Mục 1-2: Lí do của bản tuyên bố.
- Phần II: mục 3-7: thực trạng cuộc sống và những hiểm họa của trẻ em nghèo trên thế giới.
- Phần III: mục 8,9: những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh việc chăm sóc trẻ em.
- Phần IV: mục 10-17: những nhiệm vụ cụ thể.
II. Phân tích:
1. Thực trạng cuộc sống và những hiểm họa đối với trẻ em:
- Là nạn nhân của chiến tranh, bạo lực, phân biệt chủng tộc, xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài.
- Đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh.
- Chết do suy dinh dưỡng.
→ Là những thách thức lớn nhất đối với toàn nhân loại.
2. Những điều kiện thuận lợi để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em:
- Sự liên kết của các quốc gia cùng ý thức cao của cộng đồng quốc tế trên cơ sở Công ước về quyền trẻ em.
- Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế trên nhiều lĩnh vực.
→ Tạo cơ hội khả quan và điều kiện thực hiện nhiệm vụ một cách dễ dàng.
3. Nhiệm vụ cấp thiết của cộng đồng quốc tế và từng quốc gia:
- Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng.
- Quan tâm trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
- Vai trò người phụ nữ và quyền bình đẳng.
- Phát triển giáo dục.
- Vấn đề kế hoạch hóa gia đình.
- Khuyến khích trẻ em tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội.
→ Nêu ra rất cụ thể, rõ ràng, mạch lạc.
III. Tổng kết:
1.Nghệ thuật:
- Gồm có 17 mục, được chia thành 4 phần, cách trình bày rõ ràng, hợp lí. Kết cấu chặt chẽ.
-Sử dụng phương pháp nêu số liệu, phân tích khoa học.
2.Ý nghĩa:
 Văn bản nêu lên nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
* Ghi nhớ: SGK/ 35
IV. Luyện tập, củng cố:
Phát biểu ý kiến về sự quan tâm, chăm sóc của chính quyền địa phương, của các tổ chức xã hội nơi em ở hiện nay đối với trẻ em.
4. Hướng dẫn tự học: 
- Học bài, hoàn chỉnh bài tập vào vở.
- Soạn bài “ Các phương châm hội thoại” – tiếp theo:
+ Đọc các ví dụ và trả lời câu hỏi. 
+ Làm bài tập phần Luyện tập.
-----------------------------------------------------------------------------------
Tuần 3
Tiết 13
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
 Tiếng Việt
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI( TT)
A. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Hiểu được mối quan hệ giữa các phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
- Đánh giá được hiệu quả diễn đạt ở những trường hợp tuân thủ các phương châm hội thoại trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
- Mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
- Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
2. Kĩ năng:
- Lựa chọn đúng phương châm hội thoại trong quá trình giao tiếp.
- Hiểu đúng nguyên nhân của việc không tuân thủ các phương châm hội thoại.
KĨ NĂNG SỐNG :
- Tự nhận thức: Nhận thức đúng các phương châm hội thoại trong giao tiếp rất quan trọng.
- Làm chủ bản thân: Lựa chọn cách vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp của bản thân.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách giao tiếp đảm bảo các phương châm hội thoại.
3. Thái độ: 
Nhận biết đúng các phương châm trong hội thoại và sử dụng các phương châm trong hội thoại sao cho đúng trong quan hệ giao tiếp.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Một số ví dụ và tình huống liên quan đến các phương châm hội thoại, bảng phụ.
PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phân tích một số tình huống để hiểu các phương châm hội thoại cần đảm bảo trong giao tiếp.
2. Thực hành có hướng dẫn: Đóng vai luyện tập các tình huống giao tiếp theo các vai để đảm bảo các phương châm hội thoại trong giao tiếp.
3. Động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách giao tiếp đúng phương châm hội thoại.
- HS: Tìm các tình huống có liên quan đến các phương châm hội thoại.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 
Điền vào chỗ trống các phương châm hội thoại đã học sao cho phù hợp với các câu sau ?
a/ Khi giao tiếp, nói lạc đề là vi phạm phương châm .............................
b/ Khi giao tiếp, không tế nhị và không tôn trọng người khác là vi phạm phương châm
c/ Khi giao tiếp, nói dài dòng, rườm rà là vi phạm phương châm.........
đ/Tục ngữ: Ăn nên đọi, nói nên lời phù hợp với phương châm........
e/ Tục ngữ: Một câu nhịn chín câu lành phù hợp với phương châm........ 
Trả lời, ghi điểm:
a/ Khi giao tiếp, nói lạc đề là vi phạm phương châm quan hệ.
b/ Khi giao tiếp, không tế nhị và không tôn trọng người khác là vi phạm phương châm lịch sự.
c/ Khi giao tiếp, nói dài dòng, rườm rà là vi phạm phương châm cách thức.
đ/Tục ngữ: Ăn nên đọi, nói nên lời phù hợp với phương châm cách thức.
e/ Tục ngữ: Một câu nhịn chín câu lành phù hợp với phương châm lịch sự.
* Mỗi ý đúng được 2 điểm.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
Hoạt động 2. HD TH nội dung bài
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
HDHS tìm hiểu mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
- Gọi 1 HS đọc truyện cười SGK.
? Em có nhận xét gì về hành động hỏi của chàng rể?
- Hành động hỏi của anh không tuân thủ phương châm nào? Vì sao em nhận xét như vậy?
? Trường hợp nào được coi là lịch sự.
- HS có thể nêu cách ứng xử của chàng rể nọ trong tình huống trên.
? Em rút ra bài học gì qua câu chuyện trên.
- GV giải thích cụm từ “đặc điểm của tình huống giao tiếp”.
- Lưu ý: một câu nói có thể phù hợp trong tình huống này nhưng không thích hợp trong tình huống khác.
- GV khái quát lại và gọi HS đọc ghi nhớ. 
HDHS nắm được những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
- Yêu cầu HS đọc lại các ví dụ đã phân tích về các phương châm hội thoại đã học. 
? Trong những tình huống nào phương châm hội thoại không được tuân thủ?
- Nhận xét, kết luận.
- Yêu cầu HS đọc ví dụ 2.
? Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin đúng như An mong muốn không?
? Có phương châm hội thoại nào không được tuân thủ? Vì sao người nói không tuân thủ phương châm hội thoại ấy ?
? Khi bác sĩ nói với một người mắc bệnh nan y về tình trạng sức khỏe của họ thì phương châm nào không được tuân thủ?
? Vì sao bác sĩ phải làm như vậy.
? Hãy tìm thêm những tình huống giao tiếp khác mà phương châm đó cũng không được tuân thủ.
? Khi nói “ tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng hay không?
? Phải hiểu ý nghĩa câu này như thế nào.
- Dẫn thêm một số cách nói tương tự: chiến tranh là chiến tranh; phụ nữ bao giờ cũng là phụ nữ.
? Qua ví dụ, hãy cho biết: việc không tuân thủ các phương châm hội thoại bắt nguồn từ những nguyên nhân nào? 
HS: Thảo luận nhóm trong 3 phút và trình bày.
- GV nhắc lại 3 nguyên nhân chính và gọi HS đọc ghi nhớ.
Hướng dẫn HS làm bài tập.
- GV treo bảng phụ ghi yêu cầu BT1.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
? Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm hội thoại nào. Hãy phân tích để làm rõ sự vi phạm ấy.
 Các phương châm hội thoại là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp. Đúng hay sai ? Vì sao ?
GV: Yêu cầu lớp chia thành 4 nhóm thảo luận tình huống tuân thủ hoặc không tuân thủ các phương châm hội thoại đã học, sau đó trình bày, nhóm khác nhận xét tình huống.
GV: Nhận xét, bổ sung.
I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp:
1. Ví dụ: ( sgk/ 36)
- Phương châm lịch sự không được tuân thủ, vì việc chào hỏi của anh trong trường hợp trên làm mất thời gian làm việc của người khác.
=> Vận dụng phương châm hội thoại phải phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp.
2 .Ghi nhớ : SGK/ 36
II.Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại:
1. Ví dụ:
VD 1: những t/huống trong:
- P/C về lượng 
- P/C về chất 
- P/C cách thức 
- P/C quan hệ 
Không tuân thủ phương châm hội thoại 
VD 2: đọc đoạn đối thoại
 Người nói không tuân thủ phương châm về lượng, vì để tuân thủ p/châm về chất.
VD 3: 
 Người nói không tuân thủ phương châm về chất, do yêu cầu khác quan trọng hơn.
VD 4: Tiền bạc chỉ là tiền bạc
 Người nói muốn người nghe hiểu theo một hàm ý nào đó.
2. Ghi nhớ: SGK/37.
III. Luyện tập:
1. Phát hiện lời nói vi phạm phương châm hội thoại và phân tích.
- Câu trả lời của ông bố không tuân thủ p/châm cách thức.
2. Lí giải nguyên nhân của việc vi phạm phương châm hội thoại trong một đoạn văn cụ thể.
4. Củng cố:
 Nguyên nhân vi phạm các phương châm hội thoại trong giao tiếp?
5. Dặn dò:
- Học bài, làm bài tập còn lại 2/38.
- Chuẩn bị tiết “Viết bài tập làm văn số 1”.
- Xem lại văn thuyết minh và việc kết hợp một số biện pháp nghệ thuật và miêu tả trong bài viết.
- Tham khảo các đề trong SGK và đọc kĩ phần “yêu cầu”.
----------------------------------------------------------------------------------
Tuần 3
Tiết 14,15
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 
A. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Viết được bài văn thuyết minh có sử dụng các biện pháp nghệ thuật và miêu tả một cách hợp lý và có hiệu quả. (cốt yếu)
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng làm bài và ý thức làm bài độc lập.
3. Thái độ:
- Tự ý thức việc làm bài cẩn thận theo yêu cầu của đề không coi cóp.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: đề, đáp án, biểu điểm.
- HS: xem lại bài cũ, dụng cụ làm bài.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Tiến hành kiểm tra:
	3. Phát đề.
4. Thu bài, nhận xét
5. Dặn dò:
- Soạn bài : “Chuyện người con gái Nam xương”
+ Đọc văn bản, tóm tắt những nội dung chính.
+ Đọc các chú thích và tìm bố cục.
+ Trả lời các câu hỏi trong SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_3_Tuyen_bo_the_gioi_ve_su_song_con_quyen_duoc_bao_ve_va_phat_trien_cua_tre_em.doc