Giáo án ôn tập hè môn: Ngữ văn 8

A. Mục tiêu cần đạt

Giúp HS:

Kiến thức: - Hệ thống, nắm chắc nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm truyện, kí Việt nam 1930- 1945 đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 8

Kĩ năng: - Khái quát, phân tích , tóm tắt các TP đã học, luyện tập giải đề

 Thái độ: - Giáo dục lòng nhân ái, niềm đồng cảm đối với con người

B. Chuẩn bị

- GV: Soạn bài, 1 số đề bài

- HS: Tóm tắt các TPVH ở giại đoạn này và phân tích

 

doc 91 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1351Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án ôn tập hè môn: Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ái xốn xang bối rối rất nghệ sĩ của Bác được thể hiện ở lời tự hỏi « nại nhược hà » ( biết làm thế nào). Dịch là « khó hững hờ » thì thấy nhân vật trữ tình có vẻ bình thản, hững hờ chứ không rung cảm mạnh mẽ như trong thơ chữ Hán. Đây là một tâm hồn nghệ sĩ đích thực nên mới bối rối vì « trong tù không rượu cũng không hoa » để đón trăng bởi Người rất yêu trăng, và hơn thế nữa, còn coi trăng như người bạn tri âm tri kỉ ? Đón một người bạn như thế mà không có rưọu và hoa theo phong cách tao nhã của thi nhân muôn đời Phương Đông thì coi sao tiện ? Trong tù, thiếu thốn mọi bề, làm sao có rưọu, có hoa được ? Người thừa biết điều ấy nhưng vẫn nhắc đến trong câu thơ với hai lần nhấn mạnh chữ « không » như một lời tạ lỗi với trăng, với người bạn tâm tình mà Người rất yêu quý và trân trọng. Đó là cái bối rối, băn khoăn rất nghệ sĩ của nhà thơ Hồ Chí Minh mà không phải ai cũng có được như Bác- nhất là trong hoàn cảnh thưởng trăng đặc biệt ở chốn ngục tù. Bởi chỉ có tâm hồn nghệ sĩ, biết yêu thương, biết xúc cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên thì trước « cảnh đẹp đêm trăng trong tù mới có niềm xúc động ấy, mới có nỗi băn khoăn ấy. Và ta hiểu, người nghệ sĩ ấy, sau này trong hoàn cảnh tự do, lại thả hồn trong ánh « trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa » hay đắm mình vào cảnh « khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền » Ở bài thơ này, bên cạnh cái hiện thực trơ trụi của nhà tù thì niềm băn khoăn nghệ sĩ ấy càng bộc lộ một bản lĩnh vững vàng của con người, bất chấp cái gian khổ của đời sống ngục tù để giữ nguyên vẹn một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, luôn biết yêu và rung động với mọi cái đẹp trong thiên nhiên và trong cuộc đời.
2. Sau cái phút băn khoăn bối rối ban đầu là một mối giao hoà tuyệt đẹp giữa người với trăng, giữa thi nhân với bạn tâm tình :
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
Đây là một mối giao hoà thầm lặng mà thiết tha sâu lắng biết bao giữa Người và trăng. Rượu, hoa không có, chỉ có tấm lòng của đôi bạn tâm giao thu vào một chữ « ngắm » : họ nhìn nhau đăm đắm qua chấn song sắt nhà tù. Và chính tấm lòng của họ đã chiến thắng cái song sắt nhà tù thô bạo và ghê tởm kia. Tấm lòng ấy, sự chiến thắng ấy được thể hiện tài tình trong nghệ thuật đối rất sáng tạo của câu thơ chữ Hán :
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia
Ở đây có đối giữa hai câu trên, dưới theo luật thơ Đường (nhân hướng>< thi gia) ; lại đối ở chữ đầu và cuối của mỗi câu thơ ( nhân- nguyệt , nguyệt - thi gia) khiến cho trăng và người quấn quýt với nhau trong một mối tâm giao tri kỉ. Kết cấu đó tạo một hiệu quả nghệ thuật riêng. Hai câu thơ dịch làm mất đi cấu trúc đó, giảm đi phần nào sức truyền cảm. Ngoài ra 2 từ « nhân », « ngắm » chưa cô đúc và nhất là chữ « nhòm » e chưa được nhã.
Hình thức và cấu trúc câu thơ chữ Hán đã thể hiện mối giao hoà đặc biệt giữa người và trăng. Hình thức và cấu trúc câu thơ đã hiện rõ cảnh ngắm trăng trong tù ; hai đầu là Người và Trăng, giữa là song sắt nhà tù nổi lên thô bạo như chướng ngại vật ngăn cách. Song người đã thả hồn ra ngoài cửa sắt để ngắm trăng sáng, giao hoà với vầng trăng tự do đang toả mộng giữa trời và vầng trăng cũng vượt qua song sắt nhà tù để tìm đến ngắm nhà thơ trong tù. Cả trăng và người đều chủ động tìm đến, giao hoà cùng nhau, ngắm nhau say đắm. Cấu trúc đối của hai câu thơ chữ Hán làm nổi bật tình cảm song phương giữa người và trăng. Nghệ thuật nhân hoá đã khiến trăng trở nên như con người, có gương mặt, có linh hồn, có ánh mắt. Trăng trở thành người bạn tri âm tri kỉ của người tù khiến cho phút giao hoà thầm lặng ấy thêm thấm thía. Hai câu thơ của Bác cho thấy trăng yêu người cũng ngang với người yêu trăng. Không chỉ Người hướng tới cái đẹp của trăng mà mà trăng cũng phát hiện ra cái đẹp ở cõi Người, thấy ở người tù một nhà thơ. Phút giao cảm ấy khiến mọi đau thương, gian khổ, tăm tối của cuộc sống ngục tù, cả cái song sắt nhà tù kia như biến mất, tâm hồn con người trở nên thanh thản, nhẹ nhõm, thăng hoa :tù nhân thoắt biến thi nhân. Không còn tù ngục, không còn tù nhân, chỉ có nhà thơ và vầng trăng tri kỉ. Hoàn cảnh là trói buộc, giam cầm, nhưng sức sống của con người là vô hạn. Bởi thế, « ngắm trăng » không chỉ là bài thơ nói lên lòng yêu thiên nhiên, yêu trăng của Bác, mà còn cho thấy một cuộc vượt ngục về tinh thần của người tù cách mạng HCM. Và trong chốn ngục tù, Người hướng đến ánh trăng sáng phải chăng cũng là hướng tới tự do như nỗi khát khao cháy bỏng của Người 
Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc mạnh mẽ, một biểu hiện nổi bật của tâm hồn nghệ sĩ ở Bác Hồ, vừa cho thấy sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ vĩ đại đó. Đằng sau những câu thơ rất thơ đó lại là một tinh thần thép mà biểu hiện ở đây là sự tự do nội tại, phong thái ung dung vượt lên ngục tù tàn bạo. 
Bài 2 : TỨC CẢNH PÁC BÓ
1. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ được viết ra trong một hoàn cảnh đặc biệt : tháng 2/1941, sau 30 năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài tìm đường giải phóng dân tộc, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Người sống và làm việc trong những điều kiện hết sức gian khổ ở hang Pắc Bó Cao Bằng sát biên giới Việt Trung. Nhưng với một tinh thần lạc quan cách mạng, một nụ cười hóm hỉnh, tươi vui, Bác đã làm thơ về những ngày gian khổ đó.
2. Cảm nhận chung về bài thơ
Bài thơ với bốn câu, có giọng đùa vui hóm hỉnh, đã toát lên một cảm giác vui thích, thoải mái. Đằng sau niềm vui đó là vẻ đẹp của một tâm hồn bình dị mà thanh cao hồn nhiên mà đầy bản lĩnh của Bác Hồ
3. Phân tích bài thơ
Theo cấu trúc, có thể thấy bài tứ tuyệt này gồm hai phần : 
- Ba câu đầu là phần tả cảnh và kể sự việc ở Pắc Bó
- Câu cuối nói lên cảm nghĩ về cuộc sống ở Pắc Bó đồng thời cũng là quan niệm sống của người chiến sĩ cách mạng trong những ngày đầu hết sức gian khổ ?
 -Thực ra, ở ba câu đầu, qua phần kể và tả cũng đã phần nào bộc lộ quan niệm sông của tác giả, để nhà thơ có thể tổng kết lại như một lời khẳng định đầy tự hào : Cuộc đời cách mạng thật là sang. Tình thần của bài thơ, khí chất của người viết, dấu ấn của tác giả được cô đúc và toả sáng trong câu thơ này.
a. Thú lâm tuyền :
- Câu mở đầu bài thơ có giọng điệu phơi phới, thoải mái, đọc lên ta có cảm tưởng như Bác Hồ sống thật ung dung, hoà hợp nhịp nhàng với điệu sống của núi rừng :
Sáng ra bờ suối, tối vào hang.
Câu thơ ngắt nhịp ở giữa tạo thành hai vế sóng đôi, toát lên cảm giác nhip nhàng, nề nếp : sáng ra, tối vào... 
- Câu thứ hai là một nét cười đùa, cho biết thức ăn của con người sống ở suối, ở hang ấy thật đầy đủ, đầy đủ đến dư thừa : 
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
Có người hiểu là : dù chỉ có cháo bẹ rau măng nhưng tinh thần cách mạng vẫn sẵn sàng. Cách hiểu ấy không sai về mặt ngữ pháp nhưng e không thích hợp lắm với giọng thơ đùa vui, thoải mái của cả bài thơ. Có lẽ nên hiểu là : Thức ăn ( cháo bẹ, rau măng) thì lúc nào cũng có sẵn.
- Câu thơ thứ nhất nói về ở,câu thơ thứ hai nói về ăn, câu thơ thứ ba nói về làm việc, cả 3 câu đều là thuật tả sinh hoạt vật chất, chỉ đến câu kết mới phát biểu cảm xúc, ý nghĩ. 
Hiểu như vậy, sx phù hợp với mạch thơ, với kết cấu chặt chẽ của bài thơ hơn. Hai câu thơ này còn làm gợi nhớ cảm xúc thơ của bài « Cảnh rừng Việt Bắc » (1947) của Bác cũng diễn tả niềm vui thích tới sảng khoái trong cảnh sống của Người ở núi rừng :
Khách đến thì mời ngô nếp nướng
Săn về thường chén thịt rừng quay
Non xanh nước biếc tha hồ dạo
Rượu ngọt chè tươi mặc sức say
Với Bác Hồ, ở Việt Bắc, « non xanh nước biết » , « rượu ngọt chè tươi » cũng « vẫn sẵn sàng » muồn gì có nấy, cứ « tha hồ », « mặc sức » hưởng thụ, giống như « cháo bẹ rau măng » ở Pắc Bó vậy. 
- Nhưng sự thực, những câu thơ trên đây kể về cảnh sống của Bác Hồ ở PBó là hoàn toàn nói đúng sự thật, cái sự thật đầy gian khổ, song lại trở thành cái thực giàu có, sang trọng. Như vậy, câu thơ như một nụ cười hồn nhiên vượt lên trên gian khổ khó khăn. Mà không phải ai cũng có được nụ cười ấy trong hoàn cảnh ấy. Nụ cười của Bác Hồ dường như đã xua tan tất cả những gì là gian khỏ của cuộc sống cách mạng, không những thế còn bộc lộ niềm vui sâu kín : được hoà mình với thiên nhiên phóng khoáng trong một phong thái ung dung, nhàn nhã, tự chù. Đó là thú lâm tuyền của Bác, in đậm bản sắc HCM như Bác đã trả lời các nhà báo tháng 1 năm 1946 : «  Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột độ là làm sao cho nước ta được độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc, để câu cá, trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu không dính líu gì với vòng danh lợi », như Bác đã tự bộc lộ và khẳng định trong nhiều bài thơ khác của Người. 
Sự hoà hợp gần gũi với thiên nhiên trong một cuộc sống giản dị, thanh đạm là một nét đặc thù làm nên thế giới tâm hồn phong phú của Bác, khiến cho Người mang phong thái một nhà hiền triết phương Đông, như một ẩn sĩ, một đạo sĩ. Thì ra trong con người chiến sĩ cách mạng vĩ đại ấy vẫn có một « khách lâm tuyền ». Thú lâm tuyền là một tình cảm cao khiết, có truyền thống từ xa xưa. 
Vui thú lâm tuyền cũng là vui với cái nghèo. Cảm hứng vui với cái nghèo cũng để lại cả một mạch sáng tác trong văn thơ truyền thống :
Nguyễn Bỉnh Khiêm viết : Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
	Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Cuộc sống của Bác chẳng khác gì với cuộc sống đạm bạc mà thanh cao giữa thiên nhiên cùa người xưa đó.
Nguyễn Trãi viết trong « Côn Sơn ca » :
Nửa đời vùi mãi trong lâm đục
Muôn chung chín vạc để làm gì ?
Nước lã cơm rau hãy tri túc
Nghèo mà lại cảm thấy là « hào », là « phong lưu rất mực », là « tri túc ». Vì chính cái vị đạm bạc của cảnh nghèo ấy lại là biểu hiện cúa giàu sang về đạo lý, về tinh thần, là một thái độ sống thanh cao. Do đó mà có cảm giác rất thoả mãn, tự hào với cái nghèo, cảm thấy « nghèo mà sang ».
Và cái bàn đá thiên tạo của Bác gợi nhớ đến phiến đá Côn Sơn của Nguyễn Trãi : Côn Sơn có đá rêu phong
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm
Nhưng giống mà lại khác các bậc tiền nhân xưa thì đó mới là Bác Hồ. Giống ở phong thái ung dung, ở tư cacsh tiên phong đạo cốt, ở niềm vui thú sống hòa hợp giữa thiên nhiên, ở sự vượt lên coi thường gian khổ. Khác ở chỗ người xưa lui về chốn lâm tuyền là để xa lánh cõi đời nhơ bẩn, là sự quay lưng với hiện thực, dù sao cũng mang ít nhiều khí vị thoát li ; còn Bác là người cách mạng, không phải là ẩn sĩ mà là một chiến sĩ, cho nên dù có ở núi rừng nhưng vẫn là đang dấn thân vào hiện thực xã hội, dù có sống trong thú lâm tuyền thì vẫn làm việc cho cách mạng, cho đất nước, cho nhân dân. Cho nên giữa chốn non xanh nước biếc ấy, người lại dịch sử Đảng, dịch cuốn «Lịch sử Đảng cộng sản Liên Xô » làm tài liệu huấn luyện cán bộ cách mạng Việt Nam. Đây là câu thơ nói rõ sự khác nhau cơ bản giữa nhà cách mạng HCM với người xưa : « Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng »
Cứ ngỡ cái bàn đá thiên tạo bên bờ suối ấy phải là nơi các tao nhân mặc khách ngồi đánh cờ, uống rượu làm tho nhưng ở đây nhà thơ hiền triết HCM lại ngồi dịch sử Đảng, bởi nhà hiền triết ấy là một chiến sĩ cách mạng đang lo toan, nhen nhóm cho phong trào cách mạng bùng lên từ cái hang đầu nguồn Pắc Bó này. Nhiều người đã bình cái hay của câu thơ trong sự tương phản ý giữa « bàn đá chông chênh » và « dịch sử Đảng ». Nếu hình ảnh « bàn đá chông chênh » của thiên nhiên gợi lên cái thế chưa ổn định, vững vàng cảu cách mạng trong những ngày đầu trứng nước thì cụm từ « dịch sử Đảng » rắn đúc lại đã làm cho cái bàn đá kia không còn chông chênh nữa. Con người đã vượt lên hoàn cảnh, thể hiện bản lĩnh tự chủ, tin tưởng vào mình. Đó không phải là một ẩn sĩ. Và ba chữ « dịch sử Đảng » đã ngời sáng một hồn thơ chiến sĩ của người cộng sản HCM gợi nhớ đến 3 chữ « đàm quân sự » trong câu « yên ba thâm sứ đàm quân sự » Người viết 7 năm sau trong một đêm « nguyên tiêu » trăng sáng đầy trời giữa nơi khói súng.
	b. Cuộc đời cách mạng thật là sang
Câu kết như một lời tổng kết hóm hỉnh, đồng thời lại là một lời khẳng định đầy tự hào về cuộc sống cách mạng của mình. Thật là kì diệu bởi nó đem đến một quan niệm sống thật mới mẻ và cao đẹp của người cộng sản HM. Người ta có thể nói cuộc đời cách mạng thật là vẻ vang, thật là vinh quang, thật là cao đẹp... nhưng chưa ai tự nhận « cuộc đời cách mạng thật là sang » như Bác. Ba câu trên đã đã được tổng kết lại và nâng cao lên thành một nhân sinh quan mới in đậm bản sắc HCM : cuộc đời CM, một cuộc đời phải sống trong bí mật, chịu đựng gian khổ thiếu thốn vô ngần, nhưng khi con người đã sống vì một lý tưởng cao đẹp thì cuộc đời ấy vẫn mang một phong vị đặc biệt, một cái thú riêng, một giá trị mà những cuộc đời khác không thể có được : Thật là Sang ! Từ Sang vừa có nghĩa là sang trọng, giàu có, lại diễn tả một phong thái vượt lên trên vật chất tầm thường vươn tới một đời sống tinh thần cao cả, đậm phong vị truyền thống. Tự nhận như vậy là phải yêu cuộc sống ấy lắm, phải đánh giá rất cao cuộc sống ấy, phải tự hào mãnh liệt về cuộc sống ấy. Điều này không phải ai cũng cảm nhận và ý thức được như Bác. Viết ra được một câu thơ như vậy phải là của một cách nhìn mới mẻ, một tầm tư tưởng cao, một nhân cách đáng trọng. Nhưng cái sâu sắc, lớn lao của câu thơ lại được viết ra một cách vui tươi, hóm hỉnh thì đó mới là BHồ của chúng ta. Câu thơ như một tiếng cười vui hồn nhiên của người chiến sĩ trước cuộc sống gian truân, vất vả mà không cần phải suy nghĩ gì cả. Bởi đó chính là bản chất con người Bác, máu thịt và tâm hồn Bác mà hoá thành thơ. Câu thơ đã nâng bài thơ dậy, từng câu trên đã đẹp, đến câu cuối này thì bài thơ toả sáng. chữ SANG kết thúc bài thơ như một nhãn tự, ngân vang mãi một lạc quan cách mạng trong một quan niệm sống cao cả tuyệt vời của Bác. 
	Bởi lẽ, Bác là người hơn ai hết hiểu gian khổ, thiếu thốn, nghèo nàn là hiện tại, còn sang giầu là tương lai ; hay nói đúng hơn, nghèo là điều kiện vật chất hôm nay, còn sang chính là xu thế tất thắng của cách mạng ngày mai.
* Thơ Bác Hồ vừa rất mực giản dị, song lại rất hàm súc, gợi lên bao ý nghĩa sâu xa ; vừa đậm đà màu sắc cổ điển, vừa thể hiện đầy đủ tinh thần thời đại. Bài « tức cảnh Pắc Bó » là điển hình của hồn thơ, phong cách thơ đó.
Bài 3 : ĐI ĐƯỜNG
Câu 1: - Điệp ngữ ''tẩu lộ'' khẳng định nỗi gian lao của người đi đường. Giọng thơ suy ngẫm, rút ra qua những trải nghiệm của người tù bị giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác.
 Câu 2: Trùng san chi ngoại hựu trùng san
+ Điệp ngữ ''trùng san'': hết lớp núi này lại đến ngay lớp núi khác, khó khăn chồng chất liên miên Đường đời, đường CM: gian lao triền miên.
 Câu 3: Hình tượng ý thơ vút lên bất ngờ lan chuyển mạch thơ: Mọi gian lao đã kết thúc, lùi lại phía sau khi người đi lên tới đỉnh cao chót. Nỗi gian lao không phải là bất tận, càng nhiều gian lao thì thắng lợi càng lớn.
Câu 4:- Từ đỉnh cao, người du khách ung dung say xưa ngắm cảnh đẹp. Đó cũng là niềm vui sướng đặc biệt của người chiến sĩ CM khi đứng trên đỉnh cao thắng lợi.
=> Bài thơ thiên về suy nghĩ, triết lí nhưng giọng thơ giống người tâm tình, kể chuyện giàu sức thuyết phục. Lời thơ cô đọng, bình dị chứa đựng tư tưởng sâu xa.
- Bài thơ có 2 lớp nghĩa: nghĩa đen nói về việc đi đường núi, nghĩa bóng ngụ ý về con đường CM là gian khổ nếu kiên trì nhất định sẽ đạt tới thắng lợi.
II. VĂN BẢN: NGHỊ LUẬN
TT
Tên văn bản
Tác giả
Thể loại
Giá trị nội dung, tư tưởng
Giá trị nghệ thuật
Ghi chú
1
Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)
1010
Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ: 974-1028)
Chiếu Chữ Hán Nghị luận trung đại
Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
Kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục, hài hoà giữa lí và tình: trên vâng mệnh trời dưới theo ý dân
Vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho quan dân
2
Hịch tướng sĩ (Dụ chư tì tướng hịch văn) 1285
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn(1231- 1300)
Hịch Chữ Hán
Nghị luận trung đại
Tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược (TK XIII), thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng, trên cơ sở đó tác giả phê phán những suy nghĩ sai lệch của các tì tướng, khuyên bảo họ phải ra sức học tập binh thư, rèn quân chuẩn bị chiến đấu chống giặc. Bừng bừng hào khí Đông A
¸ng văn chính luận xuất sắc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ hùng hồn, đanh thép, nhiệt huyết, chứa chan, tình cảm thống thiết, rung động lòng người sâu xa; đánh vào lòng người, lời hịch trở thành mệnh lệnh của lương tâm, người nghe được sáng trí, sáng lòng
Quan hệ thần- chủ vừa nghiêm khắc vừa bao dung, vừa tâm sự vừa phê phán, vừa khuyên răn, khơi đậy lương tâm danh dự.
3
Nước Đại Việt ta (Trích Bình Ngô Đại cáo)1428
ức Trai Nguyễn Trãi (1380-1442
Cáo
Chữ Hán
Nghị luận trung đại
ý thức dân tộc và chủ quyền đã phát triển tới trình độ cao, ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử. Kẻ xâm lược phản nhân nghĩa, nhất định sẽ thất bại.
Lập luận chặt chẽ , chứng cứ hùng hồn, xác thực, ý tứ rõ ràng, sáng sủa và hàm súc, kết tinh cao độ tinh thần và ý thức dân tộc trong thời kì lịch sử dân tộc thật sự lớn mạnh; đặt tiền đề, cơ sở lí luận cho toàn bài; xứng đáng là áng thiên cổ hùng văn
Nguyễn TRãi thay lời vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) viết để công bố cho toàn dân biết sự kiện lịch sử trọng đại.
4
Bàn luận về phép học (Luận pháp học;1971)
La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp
1723-1804
Tấu 
Chữ Hán
Nghị luận trung đại
Quan niệm tiến bộ của tác giả về mục đích và tác dụng của việc học tập: Học để làm người có đạo đức, có tri thức góp phần làm hưng thịnh đất nước. Muốn học tốt phải có phương pháp, phải theo điều học mà làm (hành)
Lập luận chặt chẽ, luận cứ rõ ràng: sau khi phê phán những biểu hiện sai trái, lệch lạc trongviệchọc, tác giả khẳng định quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn. 
Tấu (khải, sớ): văn bản của quan, tướng, dân...viết đệ trình lên vua chúa.
5
Thuế máu (Trích chươngI, Bản án chế độ thực dân Pháp)
1925
Nguyễn ái Quốc
1890-1969
Phóng sự - chính luận
Nghị luận hiện đại
Chữ Pháp
Bộ mặt giả nhân giả nghĩa, thủ đoạn tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp trong việc sử dụng người dân thuộc địa nghèo khổ làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa, tàn khốc (1914-1918)
Tư liệu phong phú, xác thực, tính chiến đấu rất cao, nghệ thuật trào phúng sắc sảo và hiện đại: mâu thuẫn trào phúng, giọng điệu giễu nhại . 
Lần đầu tiên trên thế giới, chế độ thuộc địa bị kết án một cách có hệ thống cụ thể và chính xác
6
Đi bộ ngao du (Trích Ê-min hay về giáo dục) 1762
J. Ru xô (1712-1778)
Nghị luận nước ngoài (Chữ Pháp)
Đi bộ ngao du tốt hơn đi ngựa. Đi bộ ngao du ích lợi nhiều mặt. Tác giả là một con người giản dị, rất quý trọng tự do và rất yêu thiên nhiên
Lí lẽ và dẫn chứng được rút từ ngay kinh nghiệm và cuộc sống của nhân vật, từ thực tiễn sinh động, thay đổi các đại từ nhân xưng một cách linh hoạt sinh động.
Nghị luận trong tiểu thuyết ; Thấy được bóng dáng tinh thần tác giả.
Đề bài: 
1. Chiếu dời đô:
Câu 1: Hãy nêu đặc điểm của thể Chiếu
Câu 2: Vì sao nói văn bản "Chiếu dời đô" phản ánh ý chí tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc?
2. Hịch tướng sỹ:
Câu 1: Hãy nêu đặc điểm của thể Hịch
Câu 2: Nỗi lòng của người chủ tướng được thể hiện đoạn văn nào? Em hãy phân tích đoạn văn đó.
3. Nước Đại Việt ta:
Câu 1: Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện như thế nào trong đoạn trích?
Câu 2: Vì sao nói đây là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc?
4. Bàn luận về phép học:
* Tác giả bàn như thế nào về cách học?
5. Thuế máu:
Câu 1: Em hãy hình dung ra số phận bi thảm của những người bị bóc lột ''thuế máu'' theo trình tự miêu tả của tác giả.
Câu 2: Em hãy tìm hiểu tấm lòng của tác giả qua đoạn trích ?
MỘT SỐ GỢI Ý.
1. Chiếu dời đô:
Câu 2: ý chí tự cường của một dân tộc đang trên đà lớn mạnh. Dời đô từ Hoa Lư ra vùng đồng băng chứng tỏ triều đình đủ sức chấm dứt nạn PK cát cứ, thế và lực sánh ngang phương Bắc. Định đô ở Thăng Long là thực hiện nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về một mối, xây dựng đất nước độc lập tự cường.
2. Hịch tướng sỹ:
Câu 2: “Ta thường tới bữa.... ta cũng vui lòng”
-Ta thường: +quên ăn...vỗ gối, Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìaẩn dụ, so sánhThể hiện sự lo lắng đau xót đến tột độ.
-Căm tức +xả thịt, lột da, Nuốt gan, uống máuđộng từ mạnhlòng căm thù tột độ.
- Dẫu cho trăm thân này ... vui lòng. phóng đại, điển cố Sẵn sàng hi sinh vì nước, vì nghĩa lớn mà coi thường xương tan, thịt nát.
Giọng văn tha thiết, đanh thép, hùng hồn.
Lòng yêu nước thiết tha của tác giả.
Khơi dậy lòng yêu nước và tinh thần xả thân của các tướng sỹ
* Có thể nói đây là đoạn văn đậm chất trữ tình trong bài chính luận. Mỗi chữ mỗi dòng trong đoạn văn như máu chảy như nước mắt. Đó là gan ruột, là tấc lòng, là tâm huyết của vị tổng chỉ huy đang bày tỏ tâm sự. Chính tâm sự ấy đã tiếp thêm sức mạnh, hun đúc thêm tinh thần của các tướng sỹ.
3. Nước Đại Việt ta:
Câu 1:- Hai nội dung: Yên dân và điếu phạt.
+ Yên dân: là làm cho dân được hưởng thái bình hạnh phúc.
+ Điếu phạt: thương dân đánh kẻ có tội.
- Người dân mà mà tác giả nói tới là người dân Đại Việt đang bị xâm lược, còn kẻ bạo tàn chính là giặc Minh cướp nước.
 trừ giặc Minh bạo ngược để giữ yên cuộc sống cho dân.
- Nhân nghĩa theo quan niệm trước đó (nho giáo) là quan hệ giữa người với người giờ đây nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược, thể hiện trong mối quan hệ giữa dân tộc với dân tộc. Đó là nét mới, là sự phát triển của tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi.
- Đây là cuộc khởi nghĩa chính nghĩa
- Nguyễn Trãi, Lê Lợi là người thương dân, tiến bộ, lấy dân làm gốc, vì dân mà đánh giặc.
Câu 2: - Nhân nghĩa gắn liền với chủ quyền dân tộc, vì có bảo vệ được đất nước thì mới bảo vệ được dân, mới thực hiện được mục đích cao cả là ''Yên dân''
 - Nền văn hiến lâu đời, có cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng ''Núi sông ...''; ''phong tục''; ''Từ Triệu ... ''; ''Cửa ...''
 Nguyễn Trãi đã phát biểu một cách

Tài liệu đính kèm:

  • docgiáo án ôn tập hè môn Ngữ văn 8- 3015.doc