Giáo án Phụ đạo - Ngữ văn 7

A .MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:

 Hiểu và nắm được nội dung, ý nghĩa của 3 văn bản đã học.

 Rèn kĩ năng cảm thụ và viết đoạn văn, bài văn nêu cảm nhận của bản thân sau khi học xong VB.

B TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Vở bài tập HS.

Nâng cao N. văn 7.

Kiểm tra, đánh giá N. văn 7.

C.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

• GV kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của HS.

• Nội dung ôn tập:

 

doc 64 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2709Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Phụ đạo - Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 được bản lĩnh khí phách dân tộc Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giọng thơ dỏng dạc,đanh thép, “sông núi nước Nam” là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược .
II . Tụng giá hoàn kinh sư ( Phò giá về kinh – Trần Quang Khải)
1 . Giới thiệu.
- Trần Quang Khải ( 1241 _ 1294 ) con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông là người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên.
- Bài thơ viết theo thể thơ ngũ ngôn từ tuyệt đường luật (1285 ) .Gồm 4 câu,mỗi câu 5 chữ,được gieo vần ở cuối câu 1,2,4.
_ “Phò giá về kinh” được sáng tác lúc ông đi đón Thái Thượng Hoàng về Thăng Long.
2 . Tìm hiểu bài:
- Bài thơ thiên về biểu ý:
+Hai câu đầu : thể hiện hào khí chiến thắng của dân tộc đối với giặc Nguyên – Mông.
+ Hai câu cuối : lời động viên xây dựng phát triển đất nước trong thời bình và niềm tin sắt đá vào sự phát triển bền vững muôn đời của đất nước.
- Bài thơ dùng cách diễn đạt chắc nịch súc tích,cô động không hình ảnh,không hoa mỹ,cảm xúc được nén trong ý tưởng.
Với hình thức diễn đạt cô đúc,dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng,bài thơ “phò giá về kinh” đã thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình,thịnh trị của dân tộc ta ỡ thời đại nhà Trần.
III . Thiên Trường vãn vọng ( Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra - Trần Nhân Tông )
1 . Giới thiệu.
- Trần Nhân Tông ( 1258 _ 1308 ) tên thật là Trần Khâm là một ông vua yêu nước.Ông cùng vua cha lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống Mông _ Nguyên thắng lợi .Ông là vị tổ thứ nhất của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.
- Bài thơ được sáng tác trong dịp về thăm quê cũ ở Thiên Trường.
2 . Tìm hiểu bài:
-Tác giả quan sát cảnh Thiên Trường là lúc về chiều sắp tối :
 Cảnh chung ở phủ Thiên Trường là vào dịp thu đông,có bóng chiều,sắc chiều man mác ,chập chờn “nữa như có nữa như không” vào lúc giao thời giữa ban ngày và ban đêm ở chốn thôn quê dân dã.
àMột cảnh chiều ở thôn quê được phác họa rất đơn sơ nhưng vẫn đậm đà sắc quê ,hồn quê.
Cảnh tượng buổi chiều ở phủ Thiên Trường là cảnh tượng vùng quê trầm lặng mà không đùi hui.Ở đây vẫn ánh lên sự sống của con người trong sự hòa hợp với cảnh vật thiên nhiên một cách nên thơ,chứng tỏ tác giả là người tuy có địa vị tối cao nhưng tâm hồn vẫn gắng bó máu thịt với quê hương thôn dã.
IV . Côn Sơn ca ( Bài ca Côn Sơn – Nguyễn Trãi )
1. Giới thiệu.
- Nguyễn Trãi ( 1380_ 1442 ) hiệu là Ức Trai.Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn.Nguyễn Trải đã trở thành một nhân vật lịch sử lỗi lạc,toàn tài hiếm có.
- Bài ca Côn Sơn được sáng tác trong thời gian ở ẩn.
- Bài thơ được sáng tác theo thể thơ lục bát.
2 . Tìm hiểu bài:
- Từ “ta” có mặt 5 lầnàNguyễn Trãi đang sống trong những giây phút thãnh thơi,đang thả hồn vào cảnh trí Côn Sơn.
- Côn Sơn là một cảnh trí thiên nhiên khoáng đạt,thanh tĩnh nên thơàtạo khung cảnh cho thi nhân ngồi ngâm thơ nhàn một cách thú vị.
àĐoạn thơ có giọng điệu nhẹ nhàng .thảnh thơi,êm tai.Các từ “Côn Sơn ,ta trong”góp phần tạo nên giọng đ iệu đó
Với hình ảnh nhân vật “ta”giữa cảnh tượng Côn Sơn nên thơ ,hấp dẫn ,đoạn thơ cho thấy sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cac,tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi .
V . Bánh trôi nước ( Hồ Xuân Hương )
1 . Giới thiệu.
- Hồ Xuân Hương quê làng Quỳnh Đôi,huyện Huỳnh Lưu tỉnh Nghệ An.Bà được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm.
- Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.Bài thơ gồm 4 câu ,mỗi câu 7 chữ,hiệp vần ở chữ cuối 1,2,3.
2 . Tìm hiểu bài:
*Bài thơ được hiểu theo hai nghĩa:
- Bánh trôi nước là bánh làm từ bột nếp,được nhào nặn và viên tròn,có nhân đừơng phên,được luộc chín bằng cách cho vào nồi nước đun sôi.
- Phẩm chất thân phận người phụ nữ.
+ Hình thức : xinh đẹp.
+ Phẩm chất : trong trắng dù gặp cảnh ngộ nào cũng giữ được sự son sắt,thủy chung tình nghĩa,mặc dù thân phận chìm nỗi bấp bênh giữ cuộc đời.
 àNghĩa sau quyết định giá trị cho bài thơ.
Với ngôn ngữ bình dị,bài thơ bánh trôi nước cho thấy Hồ Xuân Hương rất trân trọng vẻ đẹp,phẩm chất trong trắng sâu sắc của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa,vừa cảm thương sâu sắc cho thân phận chím nổi của họ.
IV . C ủng c ố : 
* GV củng cố , khái quát cho HS nội dung cơ bản về “Thơ trung đại Việt Nam và thơ Đường” để HS khắc sâu kiến thức đã học .
V . Hướng dẫn HS về nhà : 
* Đọc và hệ thống các kiến thức đã học chuẩn bị cho buổi 12.
Ngày soạn: /2014
Buổi10,11: ÔN TẬP THƠ HCM ( VB: CẢNH KHUYA, RẰM THÁNG GIÊNG.)
 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
- Hệ thống lại nội dung và nghệ thuật cơ bản của 2 VB đã học.
- Biết cách trình bày đoạn văn biểu cảm về 2 tác phẩm thơ đó.
 B. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Chuẩn kiến thức kĩ năng văn 7.
2. Nâng cao N. văn 7.
3. Một số kiến thức kĩ năng và bài tập nâng cao N. văn 7.
 C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. ổn định tổ chức lớp.
2. ND ôn tập.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
-HS đọc lại 2 VB.
- Nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ Cảnh khuya?
- Nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ RẰM THÁNG GIÊNG?
- Ý nghĩa của cả 2 bài thơ? 
 I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
1. VB: Cảnh khuya.
a) ND:
- Cảnh núi rừng VB trong một đêm trăng: Có âm thanh của tiếng suối trong như tiếng hát xa, có ánh trăng lồng cổ thụ, có bóng lồng hoa.Cảnh vật sống động, có đường nét, có hình khối với 2 mảng màu sáng tối.
- Con người: Tinh tế, cảm nhận vẻ đẹp của đêm trăng rừng VB bằng cả tâm hồn, đồng thời vẫn canh cánh một nỗi niềm lo cho dân cho nước.
b) Nghệ thuật:
- Thể thơ TNTT.
- Sử dụng nhiều hình ảnh lung linh, huyền ảo.
- Các biện pháp: so sánh, điệp ngữ, miêu tả hình ảnh thực của âm thanh, vẻ đẹp của đêm trăng rừng VB.
2. VB: Rằm tháng giêng.
a) ND:
- Cảnh bầu trời lồng lộng sáng rõ, tràn ngập ánh trăng đêm rằm, không gian bát ngát, cao rộng, sắc xuân hoà quyện trong từng sự vật, trong dòng nước, trong bầu trời.
- Hiện thực về cuộc kháng chiến chống TDP: BH và những người lãnh đạo Đảng đang “ bàn bạc việc quân “ tại chiến khu VB.
b) Nghệ thuật:
-Nguyên tác: Thể thơ TNTTĐL.
- Bản dịch: Thơ lục bát.
- Sửdụng điệp ngữ.
- Từ ngữ gợi hình, gợi cảm xúc.
3. ý nghĩa của hai bài thơ:
- Bài thơ Cảnh khuya: thể hiện một đặc điẻm nổi bật của thơ HCM: Sự gắn bó, hoà hợp giữa TN và con người.
- Bài thơ” Rằm tháng giêng”: Thể hiện tâm hồn nghệ sĩ_ HCM, cảm nhận dược vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của đêm rằm VB trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp còn nhiều gian khổ nhưng hé lộ một niềm tin tất thắng.
 III. VB: Tiếng gà trưa:
 Câu hỏi: 
Vì sao tiếng gà trưa được ác gảI lấy làm nha đề cho bài thơ? Nhà thơ muốn thể hiện điều gì qua bài thơ trên?
Hình ảnh người bà hiện lên như thế nào trong bài thơ trên? Qua các hình ảnh đó em cảm nhận được gì về bà?
Tiếng gà trưa dã đánh thức những tình cảm, kỉ niệm nào trong lòng tác giả? Tại sao có 4 câu thơ 3 chữ “ tiếng gà trưa” mở đầu các dòng thơ trong khi các câu khác là 5 chữ.
 Bài thơ đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? MQH giữa các phương thức biểu đạt đó?
* Gợi ý:
1. Tiếng gà trưa được tác giả lấy làm nhan đề bài thơ, bởi vì:
- Trước hết, tiếng gà là âm thanh quen thuộc, gần gũi của xóm làng.
- Tiếng gà trưa còn là âm thanh , là tín hiệu nối mạch cảm xúc, liên tưởng giữa hiện tại và quá khứ, gợi lên trong tâm trí người chiến sĩ rất nhiều những kỉ niệm về tuổi thơ của mình. Đó là
 + Hình ảnh những con gà máo mơ, mái vàng và những quả trứng hồng.
 + Hình ảnh người bà tần tảo, chăm lo cho cháu.
 + Niềm vui và ước mơ tuổi thơ khi được quần áo mới.
Những kỉ niệm bình dị, gần gũi nhưng thiêng liêng.
Tiếng gà trưa gợi lại những kỉ niệm êm đềm thời thơ ấu sóng với bà, bên xóm làng thân thuộc. Từ đó khẳng định cuộc chiến đấu hom nay chính là để giữ gìn những kỉ niệm ấu thơ giản dị mà rất đỗi thân thương, giữ gìn tình cảm gia đình, xóm làng thân yêu. Với tác giả, tình yêu nước được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị, gần gũi và đời thường đó.
2. Hình ảnh người bà trong bài thơ hiện lên qua những chi tiết thơ như:
- Có tiếng bà vẫn mắng
 Gà đẻ mà mày nhìn
 Rồi sau này lang mặt.
- Tay bà khum soi trứng
 Dành từng quả chắt chiu
 Cho con gà máI ấp.
- Bà lo đàn gà toi
 Mong trời đừng sương muối
 Để cuối năm bán gà
 Cháu được quần áo mới.
Hình ảnh người bà hiện lên ết sức cụ thể; bà chắt chiu, dành dụm trong cảnh nghèo, bà yêu thương, chăm lo cho cháu; bà lo toan, chăm sóc cháu, có mắng cháu nhưng là để bảo ban, yêu thương cháu.
Tình cảm đó thật sâu đậm và thắm thiết.
3. Tiếng gà trưa đánh thức rất nhiều những kỉ niệm, tình cảm đẹp trong lòng tác giả. Đó là:
 + Hình ảnh những con gà máo mơ, máI vàng và những quả trứng hồng.
 + Hình ảnh người bà tần tảo, chắt chiu, dành dụm, yêu thương, chăm lo cho cháu.
 + Niềm vui và ước mơ tuổi thơ khi được quần áo mới.
 + Niềm hạnh phúc của tuổi thơ trong từng giấc mơ.
Câu thơ 3 chữ” Tiếng gà trưa đứng đầu những khổ thơ xen giữa là những câu thơ 5 chữ là dụng ý nghệ thuật của tác giả, đó vừa là chìa khoá mở vào kí ức tuổi thơ, đồng thời là chìa khoá để giữ nhịp cảm xúc của toàn bộ bài thơ; vừa có tác dụng liên kết hàng loạt những kỉ niệm thời thơ ấu của tác giả.
Tiếng gà trưa” xuyên suốt toàn bộ bài thơ như một niềm thương nhớ.
4. Trong bài thơ tác giả sử dụng phương thức biểu cảm kết hợp với phương thức miêu tả và tự sự. Hỗu như toàn bộ bài thơ biểu cảm được biểu hiện gián tiếp qua miêu tả và tự sự. Riêng khổ thơ cuối, tác giả trực tiếp biểu lộ những tình cảm, suy tư của mình.
 II. BÀI TẬP:
1. PBCN về bài thơ cảnh khuya.
*Gợi ý:
 Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là nhà thơ lớn, là danh nhân văn hóa thế giới. Bác đã để lại cho đời những bài thơ kiệt xuất về tình yêu đất nước, con người và thiên nhiên. Bài thơ “Cảnh khuya” được Bác viết ở chiến khu Việt Bắc trong thời kì kháng chiến chống Pháp là một trong số đó.
 “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
Tiếng suối đêm êm đềm, trong vắt được Bác ví như “tiếng hát xa” văng vẳng trong không gian tĩnh lặng của núi rừng Việt Bắc tạo cho người đọc một cảm giác nhẹ nhàng, thư thái. Ngày xưa Nguyễn Trãi đã ví tiếng suối với tiếng đàn để miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên:
 “ Côn Sơn suối chảy rì rầm
 Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”
Hai nhà thơ lớn, hai tâm hồn lớn đều dùng cái “động” của tiếng suối để tả cái “tĩnh “ đẹp đẽ của thiên nhiên. Thế nhưng, nếu “tiếng suối” trong thơ của Nguyễn Trãi chỉ gợi tả vẻ đẹp thanh cao của một tâm hồn lớn đã lui về ở ẩn, bầu bạn với không gian tĩnh lặng của núi rừng thì “ tiếng suối” trong thơ của Bác là tiếng hát êm ái ngọt ngào của con người, làm cho cảnh khuya chiến khu trở nên ấm áp hơn, mang hơi thở của cuộc sống hơn.
Trong âm điệu ấm áp đó, ánh trăng vàng hiền hòa ôm lấy những cây cổ thụ vững chãi, rồi tất cả quyện lấy những đóa hoa rừng.
 “ Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”
Âm điệu, màu sắc sáng tối, tầng tầng, lớp lớp tạo nên một bức tranh thiên nhiên lung linh, huyền ảo tuyệt đẹp. Chỉ với hai câu thơ, bằng cách sử dụng phương pháp so sánh tinh tế cùng cách dùng điệp ngữ “lồng” một cách tài tình, Bác đã nhân hóa các sự vật để vẽ lên một bức tranh sống động về cảnh đẹp dưới trăng của núi rừng Việt Bắc.Trên nền tranh sống động ấy, thấp thoáng bóng hình tầm hồn một thi sĩ đang thao thức, rung động trước cảnh đẹp hữu tình của thiên nhiên.
 “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ”
Tiếng suối, ánh trăng, cổ thụ, hoa rừng và bóng người đã tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh về vẻ đẹp của chiến khu Việt Bắc, một vẻ đẹp mang hơi ấm và sức sống của quân dân kháng chiến.
Tâm hồn thi sĩ trong Bác rung động, thao thức trước vẻ đẹp của thiên nhiên, nhưng cao hơn, sâu xa hơn chính là sự thao thức của chất chiến sĩ trong tâm hồn Bác.
 “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Hai tiếng “chưa ngủ” được điệp lại hai lần làm cho âm điệu vần thơ nhịp nhàng, triền miên như dòng suối chảy của cảm xúc, của tâm tình. Bác thao thức, lo lắng vì công cuộc kháng chiến của quân và dân ta, vì độc lập tự do của tổ quốc. Cuộc kháng chiến chống Pháp đang trong thời kì khó khăn, ác liệt chính là nỗi niềm thao thức trong lòng Bác.
 Tóm lại, bài thơ “Cảnh khuya” đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên tha thiết, phong thái lạc quan, yêu đời của Bác,và cao hơn hết là tình yêu đất nước vô cùng sâu sắc của người.
Càng đọc, càng ngẫm nghĩ em càng khâm phục tâm hồn và con người của Bác.Ở Bác hội tụ đầy đủ mọi phẩm chất và tính cách của một bậc vĩ nhân. Bác là tấm gương sáng cho mọi thế hệ Việt Nam noi theo, là kim chỉ nam cho sự phấn đấu và rèn luyện của bản thân em.
2. PBCN về bài thơ Rằm tháng giêng.
 * Dàn ý
Mở bài:
Khi nhắc đến đất nước Việt Nam, không ai có thể quên được công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người không những là một lãnh tụ vĩ đại mà còn là một nhà thơ nổi tiếng, một danh nhân thế giới. Người tuy đã mất nhưng trong tâm trí của mỗi người thì Người vẫn còn sống không bao giờ mất, Người đã để lại một kho tàng thơ nổi tiếng gần xa, trong số đó, Nguyên tiêu là bài thơ đã gây ấn tượng mạnh đối với em khi đọc bài ấy. 
Thân bài:
Nguyên tiêu là bài thơ được Bác sáng tác ở chiến khu Việt Bắc oanh liệt, lúc ấy trời đã tối, Bác cùng Trung ương Đảng mở cuộc họp về tình hình quân sự kháng chiến chống Pháp (1947-1948). Lúc về thì trời đã khuya, ánh trăng ngày rằm đầu năm kết hợp vơi không gian yên tĩnh của đêm khuya vắng lặng đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng.
Trước những cảnh đẹp tuyệt vời ấy, Bác đã diễn tả bằng một bài thơ tứ tuyệt.
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên
Hai câu thơ này đã diễn tả một bức tranh xuân của trời, sông hòa quyện với nước xuân vào ngày rằm đầu năm cùng lẫn lộn với ánh trăng tròn rực rỡ ở rừng núi chiến khu Việt Bắc đã vẽ nên một bức tranh bồng lai thiên cảnh, như thể nói rằng cả thế giới này đều tràn ngập sắc xuân, mọi thứ đều tuyệt vời. Một không gian bao la, bát ngát tràn đầy ánh trăng rằm sức sống của mùa xuân. Mỗi khi tôi đọc qua hai câu này, lòng tôi tràn đầy sức sống của một mùa xuân, tôi cảm thấy yêu thiên nhiên hơn, tâm hồn vui vẻ hơn.
Kết hợp với điệp ngữ “xuân”, Bác Hồ đã tô điểm bức tranh thêm hữu tình và thơ mộng, tràn đầy sức sống và tình yêu chuộng thiên nhiên của Bác qua hai câu thơ trên và Bác đã xem trăng như một người bạn thân, một người anh em chia sẻ những tâm sự, giải tỏa những ưu sầu, buồn bực của Bác, quên đi những vất vả, khó khăn trong những kháng chiến quyết liệt, gay go đang diễn ra trước mắt.
Nếu ta chỉ đọc hai câu đầu thì ta cứ tưởng Bác đang an nhàn ngắm trăng một mình trong đêm trăng rằm yên tĩnh, hòa nhập mình vào thiên nhiên. Nhưng khi ta đọc đến câu thứ ba thì thật bất ngờ vì Bác trong tư thế là một cán bộ chiến sĩ đang lo việc quân, việc nước vào lúc nửa đêm hiện ra trong tâm trí ta:
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Một hoàn cảnh khó khăn do chiến tranh gây ra, tình thế đất nước như ngàn cân treo sợi tóc nên Bác phải bàn việc quân trên một chiếc thuyền nhỏ ở giữa sông trong một màn đêm thanh tĩnh. Nhưng trước tình thế ấy Bác vẫn lạc quan có một tâm trí để vẻ nên một bức tranh thiên nhiên sống động ở rừng núi Việt Bắc, cho ta thấy được, trong tâm hồn của người chiến sĩ kiên cường này vẫn nổi dậy một tâm hồn thi sĩ rung động trước cảnh đẹp thiên nhiên tuyệt vời. Bác Hồ thật lạc quan và thẳng thắn, ngay cả những lúc khó khăn nhất cũng chẳng hề rung sợ mà thật thà khi thấy một cảnh đẹp tuyệt vời đã diễn tả bằng một bài thơ tứ tuyệt.
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền
Khi kết thúc cuộc họp thì trời lúc ấy đã khuya, chiếc thuyền nhỏ lướt trên dòng sông, ánh trăng ngày xuân lai láng lòng thuyền, một không gian trời nước bao la cũng như ngập tràn ánh trăng và sự sống của những ngày đầu xuân ấm áp, như một hình ảnh tươi sáng trước sự tất thắng của cuộc kháng chiến, một món quà của thiên nhiên dành tặng cho người chiến sĩ anh dũng, lạc quan, yêu chuộng thiên nhiên và luôn hết lòng tận tụy vì dân vì nước. Câu thơ đã tỏa sáng tinh thần lạc quan của Bác Hồ, tuy trong tình thế khó khăn nhất nhưng Bác vẫn lạc quan, yêu đời qua đó khẳng định được giá trị của bài thơ.
Giọng thơ trẻ trung, yêu đời. Nghệ thuật thơ vừa cổ điển vừa hiện đại và xen vào đó những cảm xúc của Bác Hồ trước những cảnh đẹp thơ mộng, trữ tình tuyệt vời như thế này. Bác quả là một nhà thơ tuyệt vời.
Kết bài:
Qua bài thơ, chúng ta đã biết thêm được một danh lam thắng cảnh tuyệt vời của đất nước.
Bài thơ đã làm em thêm yêu thiên nhiên đất nước Việt Nam.
Qua bài thơ còn thể hiện tình cảm yêu chuộng thiên nhiên, tinh thần lạc quan và phong thái ung dung của Bác Hồ. Bác luôn lo cho vận dân, vận nước nhưng Bác vẫn dành thời gian để hòa nhập cùng thiên nhiên, chúng ta phải biết kính trọng và học tập những điều hay, lẽ phải của Bác.
Nếu được nói chuyện với Bác, em sẽ nói: “Bác ơi! Bác đã ra đi mấy mươi năm để tìm đường cứu nước, Bác đã lo lắng từng li từng tí, chịu nhiều cực khổ để đem lại độc lập cho đất nước, nay đất nước độc lập, Bác đã mong cho chúng cháu học tập thật tốt để xây dựng đất nước, Bác ơi! Bác cứ yên tâm ngủ cháu sẽ hứa với Bác sẽ cố gắng chăm học xây dựng đất nước vững mạnh để Bác yên lòng
4. Hướng dẫn tự học:
- Hoàn chỉnh 2 bài tập trên.
- Chuẩn bị: Ôn tập thành ngữ.
............................................................................................................................................
Ngày soạn: 
Buổi 13: ÔN TẬP NGHĨA CỦA TỪ, THÀNH NGỮ , CHƠI CHỮ.
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
- Hệ thống lại nội dung đã học về nghĩa của từ, thành ngữ, chơi chữ.
- Luyện tập một số bài tập TV về nghĩa của từ, thành ngữ, chơi chữ.
 B. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Chuẩn kiến thức kĩ năng văn 7.
2. Nâng cao N. văn 7.
3. Một số kiến thức kĩ năng và bài tập nâng cao N. văn 7.
 C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. ổn định tổ chức lớp.
2. ND ôn tập.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho VD.
- HS làm BT.
Thế nào là từ trái nghĩa? Cho VD.
Thế nào là từ đồng âm? Cho VD.
- Thành ngữ là gì? Sử dụng thành ngữ như thế nào? 
Thế nào là từ điệp ngữ ? Cho VD.
Thế nào là từ chơi chữ? Cho VD.
I.Từ đồng nghĩa: 
1. Thế nào là từ đồng nghĩa ? Sgk
2. Các loại từ đồng nghĩa :	
 a. Đồng nghĩa hoàn toàn
 - Ví dụ : + cha, bố, bọ, ba
 + máy bay, tàu bay, phi cơ
b.Từ đồng nghĩa không hoàn toàn
 - Ví dụ : hi sinh,từ trần,tạ thế,chết -> Khác nhau về sắc thái biểu cảm
 Chạy ,phi ,lồng,lao -> Khác nhau về sắc thái ý nghĩa
3. Sử dụng từ đồng nghĩa
 - Để câu văn thoáng,tránh nặng nề,nhàm chán
 - Làm cho ý câu nói được phong phú,đầy đủ.
4.. Bài tập
Bài tập 1: Xếp các từ sau vào các nhóm từ đồng nghĩa.
	Chết, nhìn, cho, kêu, chăm chỉ, mong, hi sinh, cần cù, nhòm, ca thán, siêng năng, tạ thế, nhó biếu, cần mẫn, thiệt mạng, liếc, than, ngóng, tặng, dòm, trông mong, chịu khó, than vãn.
Bài tập 2: Cho đoạn thơ:
" Trên đường cát mịn một đô
Yếm đỏ khăn thâm trẩy hội chùa
Gậy trúc dát bà già tóc bạc
Tay lần tràn hạt miệng nam mô"
	(Nguyễn Bính)
a) Tìm từ đồng nghĩa với các từ in đậm.
b) Đặt câu với các từ em vừa tìm được.
II.Từ trái nghĩa
 1.Thế nào là từ trái nghĩa ?
2. Sử dụng từ trái nghĩa 
 Được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
Bài tập 1: Tìm các từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ sau:
	a) Thân em như củ ấu gai
	Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
	b) Anh em như chân với tay
	Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
	c) Người khôn nói ít hiểu nhiều
	Không như người dại lắm điều rườm tai
	d) Chuột chù chê khỉ rằng " Hôi!"
	Khỉ mới trả lời: "cả họ mầy thơm!"
Bài tập 2: Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các câu tục ngữ sau:
	a) Một miếng khi đói bằng một gói khi
	b) Chết.còn hơn sống đục
	c) Làm khi lành để dành khi
	d) Ai .ai khó ba đời
	e) Thắm lắm.nhiều
	g) Xấu đều hơnlỏi
	h) Nói thì.làm thì khó
	k) Trước lạ sau.
Bài tập 3: Cho đoạn văn:
	" khi đi từ khung cửa hẹp của ngôi nhà nhỏ, tôi ngơ ngác nhìn ra vùng đất rộng bên ngoài với đôi mắt khù khờ. Khi về, ánh sáng mặt trời những miền đất lạ bao la soi sáng mỗi bước tôi đi. Tôi nhìn rõ quê hương hơn, thấy được xứ sở của mình đẹp hơn ngày khởi cuộc hành trình".
	( Theo ngữ văn 7)
a) Tìm các cặp từ trái nghĩa có trong đoạn văn trên.
b) Nêu tác dụng của các cặp từ trái nghĩa đó trong việc thể hiện nội dung của đoạn văn.
Bài 4 : Em hãy kể một số cặp từ trái nghĩa có điểm trung gian.
Bài 5 : Trong hai câu sau đây mỗi câu có cặp từ trái nghĩa nào không ? Vì sao ?
Ngôi nhà này to nhưng không đẹp.
Khúc sông này hẹp nhưng mà sâu.
Bài 6 : Tìm những cặp từ trái nghĩa biểu thị khái niệm tương phản về : Thời gian, không gian , kích thước , dung lượng, hiện tượng xã hội.
Bài 7 : Tìm những cặp từ trái nghĩa trong đó mỗi cặp đều có từ mở.
Bài 8: Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các câu thơ sau và cho biết tác dụng của cách sử dụng các cặp từ trái nghĩa đó ?
 Ngắn ngày thôi có dài lời làm chi....
 Bây giờ đất thấp trời cao
 ăn làm sao ,nói làm sao bây giờ.
III. TỪ ĐỒNG ÂM:
 a. Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
 b. Sử dụng từ đồng âm: Cần:
 - Chú ý đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa
 - Tránh dùng từ với nghĩa nước đôi
 VD: Đem cá về kho
 = > Có hai cách hiểu:
 + Đem cá về cất giữ trong kho
 + Đem cá về chế biến thành món cá kho
IV.THÀNH NGỮ:
a. Khái niệm: Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
 b. Nghĩa của thành ngữ: Có thể bắt nguồntrực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh,
 c. Sử dụng thành ngữ:
 - Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,
 - Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.
 VD:
 a) Thân em vừa trắng lại vừa tròn
 Bảy nổi ba chìm với nước non. 
V. ĐIỆP NGỮ:
a. Khái niệm: Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ ( hoặc cả một câu ) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cánh lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
 b. Các dạng điệp ngữ:
 * Điệp ngữ cách quãng
* Điệp ngữ nối tiếp:
Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sác

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_phj_dao_van_7.doc