Giáo án Sinh học 10 năm 2017 - Bài 9 + 10: Tế bào nhân thực

Tuần 9 Ngày soạn: 5/11/2017. Tiết PPCT:

BÀI: 9 + 10: TẾ BÀO NHÂN THỰC (tt)

I. Mục tiêu

1 Kiến thức:

- Phân biệt được tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực; tế bào thực vật với tế bào động vật.

- Mô tả được cấu trúc và chức năng của nhân tế bào, các bào quan (ribôxôm, ti thể, lạp thể, lưới nội chất.), tế bào chất, màng sinh chất.

2 Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát tranh hình nhận biết kiến thức.

- Phân tích, so sánh, khái quát.

- Hoạt động nhóm.

3 Thái độ:

- Thấy được tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của tế bào.

- Nhận thấy vai trò của TV trong hệ sinh thái, có ý thức bảo vệ môi trường, cải tạo môi trường.

- Có tính cẩn thận, tỉ mỉ trong nghiên cứu khoa học.

4. Xác định nội dung trọng tâm của bài:

- Đặc điểm chung của tế bào, tb nhân thực.

- Các bào quan trong tế bào.

 

doc 9 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1118Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 10 năm 2017 - Bài 9 + 10: Tế bào nhân thực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Ngày soạn: 5/11/2017. Tiết PPCT:
BÀI: 9 + 10: TẾ BÀO NHÂN THỰC (tt)
I. Mục tiêu
1 Kiến thức:
- Phân biệt được tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực; tế bào thực vật với tế bào động vật.
- Mô tả được cấu trúc và chức năng của nhân tế bào, các bào quan (ribôxôm, ti thể, lạp thể, lưới nội chất...), tế bào chất, màng sinh chất.
2 Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát tranh hình nhận biết kiến thức.
- Phân tích, so sánh, khái quát.
- Hoạt động nhóm.
3 Thái độ:
- Thấy được tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của tế bào.
- Nhận thấy vai trò của TV trong hệ sinh thái, có ý thức bảo vệ môi trường, cải tạo môi trường.
- Có tính cẩn thận, tỉ mỉ trong nghiên cứu khoa học.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài:
- Đặc điểm chung của tế bào, tb nhân thực.
- Các bào quan trong tế bào.
5. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung
Nhóm năng lực
Năng lực thành phần
Năng lực tự học
- Tự nghiên cứu thông tin về cấu trúc của tế bào.
- HS biết lập kế hoạch học tập.
Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- Xác định được các bào quan tham gia cấu tạo nên tế bào và vai trò của chúng trong tế bào.
Năng lực tư duy
- Phát triển năng lực tư duy thông qua so sánh được sự khác nhau giữa các bào quan. Qua quan sát tranh về các thành phần cấu tạo tế bào từ đó phân loại được chúng.
Năng lực giao tiếp hợp tác
Hs phát triển ngôn ngữ nói, viết thông qua quá trình trao đổi chung trong nhóm về các vấn đề: Cấu trúc chức năng của các bào quan
NL quản lí
Biết cách quản lí nhóm, quản lí bản thân.
Năng lực sử dụng CNTT
Hs biết sử dụng phần mềm pp, word.
- Năng lực chuyên biệt:.
+ Hình thành năng lực nhóm và nghiên cứu liên quan đến tế bào nhân thực.
+ Năng lực cá thể: tự đưa ra những đánh giá của bản thân sau quá trình tiếp thu những kiến thức trong bài.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
 1. Phương pháp : 
 - Vấn đáp gợi mở, quan sát, phiếu học tập. Hoạt động nhóm.
 2. Phương tiện
 - Máy chiếu. Tế bào động vật, thực vật.
 - Tranh vẽ phóng hình ti thể, lục lạp và phiếu học tập
 III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1. Ổn định tổ chức lớp 
 - Kiểm tra sĩ số lớp.
- Phân nhóm: Mỗi bàn là một nhóm
 2. Kiểm tra bài cũ
	Câu 1: Trình bày cấu trúc và chức năng của lục lạp và ti thể ?
 Câu 2: Trình bày cấu trúc và chức năng của lizôxôm và các bào quan khác ? 
 3. Nội dung bài mới
3.1.Hoạt động khởi động.
Như chúng ta đã biết mỗi bào quan trong tế bào đảm nhận một chức năng khác nhau. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu cấu trúc và chức năng của một số bào quan trong tế bào nhân thực như ti thể, ribôxom, lạp thể, không bào, lizôxôm.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức chuẩn
Kiến thức trên chuẩn
Hoạt động 1: Tìm hiểu ti thể và lục lạp.
GV chia lớp thành 4 tổ: Yêu cầu học sinh quan sát hình 9.1, 9.2 và trang 40, 41 SGK
 1. Tổ 1 và 3 nghiên cứu ti thể và trả lời câu hỏi:
- Cấu trúc và chức năng của ti thể
- Màng nào của ti thể có diện tích lớn hơn, vì sao?
- Tại sao ví ti thể như một nhà máy điện?
2. Tổ 2 và 4 nghiên cứu lạp thể và trả lời câu hỏi:
- Cấu trúc và chức năng của lạp thể
- Màng của lục lạp có gì khác so với màng của ti thể?
- Tại sao lá cây có màu xanh?
HS trả lời câu hỏi các nhóm nhận xét và bổ sung
GV: Kết luận và chốt lại kiến thức
Câu hỏi ứng dụng
- Vì sao tế bào cơ tim cần nhiều ti thể? 
TL : Vì ti thể chứa nhiều enzim tham gia vào quá trình hô hấp, chuyển hóa các chất hữu cơ thành năng lượng dạng ATP, cung cấp cho hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
- Vì sao ti thể có thể tự tổng hợp được một số prôtêin cho riêng mình? 
- Tại sao lá cây có màu xanh? 
TL: Vì lá cây có lục lạp, trong lục lạp có diệp lục; diệp lục không hấp thụ tia xanh lục nên những tia sáng xanh lục phản xạ trở lại vào mắt ta làm cho ta nhìn thấy lá có màu xanh và không liên quan đến chức năng quang hợp
- Trong sản xuất nông nghiệp, làm thế nào để lá cây nhận được nhiều ánh sáng? TL:Trồng cây ở mật độ phù hợp, trồng các loài cây có lá nằm chếch so với cành
GV: Nhận xét, đánh giá và bổ sung cho hoàn chỉnh.
HS KHÁ GIỎI: nên cho HS tự nghiên cứu lục lạp và ti thể qua phiếu học tập so sánh 2 bào quan.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu các bào quan: Không bào, lizôxôm
GV: Trình bày cấu trúc và chức năng của không bào?
HS: Nghiên cứu và trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh kiến thức về không bào 
GV: Trình bày cấu trúc và chức năng của lizôxôm?
- Tế bào cơ, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tế bào thần kinh, loại tế bào nào có nhiểu lizôxôm nhất, vì sao?
- Điều gì xảy ra nếu vì một lí do nào đó là lizôxôm của tế bào bị vỡ ra?
- Tại sao các enzim trong lizôxôm lại không phá vỡ lizôxôm của tế bào?
HS: Bạch cầu có chức năng tiêu diệt vi khuẩn, tế bào già, bệnh lý bằng thực bào nên cần nhiều lizôxôm. 
- Bình thường các enzim trong lizôxôm ở trạng thái bất hoạt, khi cẩn chúng mới được hoạt hóa bằng cách thay đổi độ pH trong lizôxôm và các enzim chuyển sang trạng thái hoạt động.
V. Ti thể.
a. Cấu trúc
- Bên ngoài bao bọc bởi màng kép: màng ngoài trơn, màng trong gấp nếp tạo thành các mào ăn sâu vào chất nền. Trên các mào có đính các enzim hô hấp
- Bên trong chất nền chứa ADN và ribôxôm
b. Chức năng
- Cung cấp năng lượng chủ yếu của tế bào dưới dạng các phân tử ATP
VI. Lục lạp
- Là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật 
a. Cấu trúc
- Bên ngoài được bao bọc bởi 2 lớp màng (màng kép) đều trơn nhẵn
- Bên trong: chứa chất nền gồm các túi dẹt gọi là tilacôit, các tilacôit xếp chồng lên nhau tạo thành hạt grana, các grana nói với nhau bằng hệ thống màng.
+ Trên màng tilacôit chứa các diệp lục và enzim quang hợp
+ Trong chất nền chứa ADN và ribôxôm
b. Chức năng
- Lục lạp chứa diệp lục có khả năng chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học
- Là nơi diễn ra quá trình quang hợp
.
VII. Một số bào quan khác
a. Không bào
*Cấu trúc: Bên ngoài có 1 lớp màng bao bọc, bên trong chứa dịch bào (chất hữu cơ, ion khoáng)
*Chức năng: Dự trữ chất dinh dưỡng, chứa chất phế thải, giúp tế bào hút nước, chứa sắc tố thu hút côn trùng
- Ở động vật nguyên sinh có không bào co bóp và không bào tiêu hóa
b. Lizôxôm: chỉ có ở tế bào động vật
*Cấu trúc: Dạng túi nhỏ, có 1 lớp màng bao bọc, bên trong chứa enzim thủy phân 
*Chức năng: Phân huỷ các tế bào già, các tế bào bị tổn thương không phục hồi được, các bào quan đã già trong tế bào.
Điểm phân biệt
Ti thể
Lục lạp
Hình dạng
Hình cầu, hình sợi
Hình bầu dục
Kích thước
2- 5µm
4 - 10µm
Sự tồn tại
Có mặt ở mọi tế bào nhân thực
 Chỉ có mặt ở tế bào nhân thực quang hợp
Cấu trúc
- Màng ngoài trơn, màng trong gấp nếp tạo thành các mào (crista), nơi định vị các enzim tổng hợp ATP.
- Không có tilacoit
- Màng trong và ngoài đều trơn
- Chứa nhiều tilacoit xếp chồng lên nhau gọi là grana. Trên màng tilacoit có chứa các enzim tổng hợp ATP
Chức năng
Thực hiện quá trình hô hấp, chuyển hoá năng lượng trong các hợp chất hữu cơ thành ATP cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào
Thực hiện quá trình quang hợp, chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành hoá năng trong các hợp chất hữu cơ.
- Các enzim trong lizôxôm không
 phá vỡ lizôxôm vì ở trong lizôxôm có
 độ PH thấp nên các enzim này bị bất hoạt.
 Chỉ khi màng lizôxôm bị vỡ ra thì độ PH 
tăng lên, khi đó các enzim này mới có 
hoạt tính thủy phân
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức chuẩn
Kiến thức trên chuẩn
Hoạt động 3: Tìm hiểu về khung xương tế bào.
GV: Khung xương tế bào là cấu trúc chỉ có ở tế bào nhân thực.
(?) Hãy quan sát hình vẽ và cho biết khung xương tế bào có cấu trúc như thê nào ?
HS: gồm hệ thống vi ống, vi sợi
(?) Dựa vào cấu trúc thì khung xương tế bào có chức năng gì ?
Nếu tế bào không có khung xương thì sẽ như thế nào ?
HS: Khung xương tế bào có chức năng như một giá đỡ cơ học cho tế bào và nó tạo cho tế bào động vật có được hình dạng nhất định. Ngoài ra, khung xương tế bào cũng là nơi neo đậu của các bào quan và còn giúp tế bào di chuyển.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về cấu trúc màng sinh chất.
GV: Treo tranh hình 10.2 – SGK và cho HS thảo luận nhóm
- Mô tả cấu trúc của màng sinh chất?
- Tại sao mô hình cấu tạo màng sinh chất được gọi là mô hình khảm-động
HS: Vì các phân tử cấu tạo nên màng có khả năng cử động một cách linh hoạt.
GV: Nếu màng không có cấu trúc khảm động điều gì sẽ xảy ra?
HS: Thì màng sẽ không linh hoạt được trong việc vận chuyển và trao đổi các chất với môi trường.
GV: Tại sao màng tế bào nhân thực và nhân sơ có cấu trúc tương tự nhau mặc dù tế bào nhân sơ có cấu tạo rất đơn giản?
HS: Vì mỗi tế bào đều có cấu tạo gần giống nhau, đều do các phân tử prôtêin, phôtpholipit cấu tạo nên
GV: Màng sinh chất giữ các chức năng gì? Do các thành phần nào đảm nhận?
- Trả lời câu lệnh trang 46 
HS: Do sự nhận biết cơ quan lạ và đào thải cơ quan lạ của “dấu chuẩn” là glicôprôtêin trên màng tế bào.
Hoạt động 5: Tìm hiểu các thành phần bên ngoài màng sinh chất.
GV: Nghiên cứu SGK và hình 10.2 
- Nêu cấu trúc bên ngoài màng sinh chất và chức năng của chúng?
- Thành tế bào có ở những đối tượng sinh vật nào?
HS: Quan sát hình, thảo luận nhóm và trả lời
GV: Nhận xét, bổ sung và hoàn chỉnh kiến thức.
VIII. Khung xương tế bào:
1. Cấu trúc: gồm prôtein, hệ thống vi ống, vi sợi và sợi trung gian.
- Vi ống là những ống hình trụ dài.
- Vi sợi là sợi dì mảnh.
2. Chức năng: 
- Là giá đỡ cơ học cho tế bào.
- Tạo hình dạng của tế bào.
- Neo giữ các bào quan và giúp tế bào di chuyển.
IX. Màng sinh chất
a. Cấu tạo màng sinh chất
Theo mô hình của Singơ và Nicôsơn
- Gồm 2 thành phần chính: phôtpholipit và prôtêin 
+ phôtpholipit gồm 2 lớp quay đầu kị nước vào nhau và 2 đầu ưa nước quay ra ngoài. 
+ Prôtêin có 2 loại: prôtêin xuyên màng và prôtêin bám màng →vận chuyển các chất ra vào tế bào, tiếp nhận thông tin từ bên ngoài
+ Các tế bào động vật có côlesterôn làm tăng sự ổn định của màng sinh chất.
+ Bên ngoài có các sợi của chất nền ngoại bào, prôtêin liên kết với lipid tạo licoprotein hay liên kết với cacbohidrat tạo glicôprôtêin.
b. Chức năng của màng sinh chất
- Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc (bán thấm).
- Prôtêin thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào.
- Glicôprôtêin – “dấu chuẩn” giữ chức năng nhận biết nhau và các tế bào “lạ” (tế bào của các cơ thể khác). 
X. Cấu trúc bên ngoài màng sinh chất
a. Thành tế bào
- Tế bào thực vật: xenlulôzơ 
- Nấm là kitin.
- Chức năng: quy định hình dạng tế bào và bảo vệ tế bào.
b. Chất nền ngoại bào
- Cấu tạo: chủ yếu bằng các loại sợi glicôprôtêin (cacbohydrat liên kết với chuỗi polipepetit kết hợp với các chất vô cơ và hữu cơ khác).
- Chức năng: giúp các tế bào liên kết với nhau và thu nhận thông tin.
- Màng sinh chất có cấu trúc khảm - động: 
- Màng sinh chất khảm thể hiện ở chỗ: Thành phần chính của màng là lớp photpho lipit kép tạo nên một cái khung liên tục của màng, ngoài ra còn các phân tử prôtêin phân bố ( khảm) rải rác trong khung (lớp photpho lipit); hoặc xuyên qua khung hoặc bám màng trong và rìa màng ngoài.
- Tính động của màng thể hiện ở chỗ: Các phân tử cấu trúc không đứng yên mà có khả năng di chuyển trong lớp photpho lipit( P-L). Nhờ có tính động này mà màng sinh chất có thể dễ dàng thay đổi hình dạng để xuất bào hay nhập bào...
3. Hoạt động luyện tập 
Câu 1. Trong những bào quan có ở tế bào nhân thực, hãy cho biết:
a. Những bào quan nào chứa đồng thời cả prôtêin và axit nuclêic?
b. Những bào quan nào thực hiện chức năng chuyển hóa năng lượng cho tế bào?
c. Những bào quan nào có màng đơn?
Giải:
a. Những bào quan chứa đồng thời cả prôtêin và axit nuclêic: gồm có nhân tế bào, ti thể, lục lạp, ribôxôm
- Nhân tế bào có chứa axit nuclêic vì nhân có AND (nhiễm sắc thể), ARN
- Ti thể có chứa axit nuclêic là vì ti thể có AND dạng vòng
- Lục lạp có chứa axit nuclêic là vì lục lạp có AND dạng vòng
- Ribôxôm có chứa axit nuclêic là vì Ribôxôm được cấu tạo từ rARN và prôtêin
b. Có 2 bào quan có chức năng chuyển hóa năng lượng là ti thể và lục lạp
c. Các bào quan có màng đơn: Lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn, bộ máy gôngi, lizôxôm, perôxixôm, gliôxixôm, không bào.
Câu 2. Tính động của màng được quyết định bởi những yếu tố: (HSG)
Tính động của màng là khả năng chuyển động của các phân tử protein và photpholipit quanh vị trí của nó ở trên màng tế bào. Tính động (lỏng) của màng được quyết định bởi: 
- Sự chuyển động kiểu flip –flop của các phân tử photpholipit trong màng
- Sự chuyển động của một số protein trong màng
- Tỉ lệ giữa các loại photpholipit chứa axit béo no/không no
- Tỉ lệ photpholipit/colesteron
4. Hoạt động vận dung.
 1. Giải thích tại sao ở người, các tế bào gan có mạng LNC phát triển?
Vì: Gan là nơi tổng hợp hầu hết các loại prôtêin của máu nên có mạng LNC hạt phát triển 
 - Gan là nơi khử các độc tố do quá trình trao đổi chất sinh ra hoặc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể nên có mạng LNC trơn phát triển
 2. Nguồn gốc sinh ra và đặc điểm của ribôxôm?
- Nguồn gốc ribôxôm: Các rARN được tổng hợp và tích lũy trong hạch nhân, ở đây rARN được liên kết với prôtêin ribôxôm để hình thành các tiểu đơn vị nhờ mối liên kết hdro và ion Mg+. Các tiểu đơn vị sẽ đi vào tế bào chất và tạo thành ribôxôm khi tổng hợp prôtêin
- Đặc tính của ribôxôm:
+ Ribôxôm hoạt động theo cơ chế “hoạt động – nghỉ”. Vì vậy ribôxôm có khả năng hoạt động liên tục trong thời gian dài
+ Hoạt động theo nhóm (pôliribôxôm) và không có tính đặc trưng cho TB

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 9 Te bao nhan thuc tiep theo_12193953.doc