Giáo án Sinh học 11 - Bài 18: Tuần hoàn máu

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này học sinh có thể:

1. Kiến thức

 -Nêu được các hệ thống tuần hoàn ở giới động vật.

 - Trình bày đặc điểm tuần hoàn của hệ tuần hoàn hở và của tuần hoàn kín.

 - Phân tích ưu thế của tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở.

 - Nêu được sự khác biệt về tuần hoàn máu của lưỡng cư, bò sát, chim, thú.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kĩ năng so sánh giữa các vấn đề, so sánh về đặc điểm cấu tạo thông qua phân tích tranh vẽ và nghiên cứu SGK.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học, thích tìm tòi nghiên cứu khoa học

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 9947Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Bài 18: Tuần hoàn máu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 18. TUẦN HOÀN MÁU
Tuần: 21
Tiết: 21
Ngày soạn: 31/01/12
Ngày dạy: 07/01/13
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh có thể:
Kiến thức
	-Nêu được các hệ thống tuần hoàn ở giới động vật.
	- Trình bày đặc điểm tuần hoàn của hệ tuần hoàn hở và của tuần hoàn kín.
	- Phân tích ưu thế của tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở.
	- Nêu được sự khác biệt về tuần hoàn máu của lưỡng cư, bò sát, chim, thú.
Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng so sánh giữa các vấn đề, so sánh về đặc điểm cấu tạo thông qua phân tích tranh vẽ và nghiên cứu SGK.
3. Thái độ
- Yêu thích môn học, thích tìm tòi nghiên cứu khoa học.
Phương pháp 
Vấn đáp
Diễn giảng
Trực quan
- Hoạt động nhóm.
Phương tiện
 - Giáo viên: Tranh vẽ các hệ tuần hoàn hở và kín H18.1, 18.2 và 18.3 SGK.
 - Học sinh: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.
Tiến trình bài giảng:
 1. Ổn định lớp(1’)
 - Kiểm tra sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ(8’): Trình bày các hình thức hô hấp của động vật ở nước và ở cạn. Sự tiến hoá của các cơ quan hô hấp ở động vật từ đơn bào đến đa bào như thế nào?
 3.Vào bài mới: 
*Mở bài(1’): Đặt vấn đề: Ở hầu hết các động vật đa bào thì vật chất lấy từ ngoài vào qua quá trình tiêu hóa tạo thành các chất dinh dưỡng được đưa tới các tế bào là nhờ máu và dịch mô luôn vận chuyển trong cơ thể. Vậy cơ quan nào thực hiện chức năng vận chuyển máu và dịch mô ? Quá trình tiến hoá của cơ quan này diễn ra như thế nào?
*Tiến trình bài học
F Hoạt động 1: (8’) I. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn. 
1. Cấu tạo chung
- Hệ tuần hoàn gồm:
+ Dịch tuần hoàn: máu - dịch mô.
+ Tim. 
+ Hệ thống mạch máu.
2. Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn: 
 Dịch tuần hoàn (máu và dịch mô) vận chuyển các chất dinh dưỡng và ôxi cho tế bào, đồng thời nhận các chất thải từ các tế bào đến cơ quan bài tiết nhờ hoạt động của tim và hệ mạch. 
- ? Hệ tuần hoàn ở động vật có cấu tạo như thế nào? 
- ? Tim có chức năng như thế nào trong hệ tuần hoàn? 
- Yêu cầu HS quan sát Hình 18.3b. Chỉ ra động mạch? tĩnh mạch, mao mạch ?
- ? Chức năng của dịch tuần hoàn là gì?
- Nhận xét và kết luận chức năng chính của hệ tuần hoàn.
- Cấu tạo của hệ tuần hoàn bao gồm:
+ Dịch tuần hoàn: máu và hỗn hợp máu-dịch mô.
+ Tim 
+ Hệ thống mạch máu.
- Tim: là một cái máy bơm hút và đẩy máu chảy trong mạch máu.
- Tổ chức hoạt động hoàn thành yêu cầu.
- Vận chuyển các chất dinh dưỡng và ôxi cho tế bào, đồng thời nhận các chất thải từ các tế bào đến cơ quan bài tiết.
- Chú ý lắng nghe.
F Hoạt động 2: (22’) II. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
II. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật.
- Động vật đơn bào và nhiều loại động vật đa bào bậc thấp không có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể.
- Giun đốt, các động vật đa bào bậc cao có hệ tuần hoàn.
- Hệ tuần hoàn gồm các dạng sau :
+ Hệ tuần hoàn hở.
+ Hệ tuần hoàn kín : Hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép.
 1. Hệ tuần hoàn hở :Có một đoạn mạch máu đi ra khỏi mạch máu và trộn lẫn với dịch mô, máu lưu thông với tốc độ chậm.
2. Hệ tuần hoàn kín: 
- Máu lưu thông trong mạch kín với tốc độ cao, khả năng điều hòa phân phối máu nhanh.
- Hệ tuần hoàn kín có 2 loại : Hệ tuần hoàn đơn ( 1 vòng tuần hoàn) và hệ tuần hoàn kép ( 2vòng tuần hoàn).
- Hệ tuần hoàn kép có ưu điểm hơn hệ tuần hoàn đơn vì máu sau khi được trao đổi (lấy ôxi) từ cơ quan trao đổi khí trở về tim sau đó mới được tim bơm đi nuôi cơ thể nên áp lực, tốc độ máu lớn hơn, máu đi được xa hơn.
- Yêu cầu HS nghiên cứu sgk và cho biết: ? Hệ tuần hoàn xuất hiện từ nhóm động vật nào? Vì sao?
- ? Căn cứ vào hệ mạch người ta chia hệ tuần hoàn thành những dạng nào ?
- Yêu cầu Hs trao đổi nhóm ( 4 nhóm) : trả lời câu lệnh SGK trang 78, 79 :
+ Hãy chỉ ra đường đi của máu trên sơ đồ hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn hở.
+ Cho biết những ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở.
+ Cho biết vai trò của tim trong hệ tuần hoàn.
+ Hãy chỉ ra đường đi của máu trên sơ đồ hệ tuần hoàn đơn của cá ( xuất phát từ tim) và giải thích tại sao hệ tuần hoàn của cá gọi là hệ tuần hoàn đơn.
+ Hãy chỉ ra đường đi của máu trên sơ đồ hệ tuần hoàn kép của thú và giải thích tại sao hệ tuần hoàn của thú gọi là hệ tuần kép.
+ Cho biết những ưu điểm của hệ tuần hoàn máu trong hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn.
- Nhận xét và hoàn thiện kiến thức.
- ? Hãy nhận xét sự khác nhau về cấu tạo của tim ở các loài: cá, ếch nhái, bò sát, chim và thú. ( Máu ở tim có pha trộn không? Các loài khác nhau có khác nhau không?)
- Nhận xét và khái quát kiến thức.
- Động vật đa bào lớn mới xuất hiện hệ tuần hoàn vì cơ thể chúng phức tạp, việc trao đổi chất qua bề mặt cơ thể không đáp ứng đựơc nhu cầu của cơ thể.
- Hệ tuần hoàn gồm các dạng sau :
+ Hệ tuần hoàn hở.
+ Hệ tuần hoàn kín : Hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép.
- Trao đổi nhóm và trả lời.
+ Quan sát hình và trả lời.
+ Máu lưu thông trong mạch kín với tốc độ cao, khả năng điều hòa phân phối máu nhanh.
+ Tim là động lực chính đẩy máu chảy tuần hoàn trong các mách máu.
+ Quan sát hình và trả lời.
+ Máu sau khi được trao đổi (lấy ôxi) từ cơ quan trao đổi khí trở về tim sau đó mới được tim bơm đi nuôi cơ thể nên áp lực, tốc độ máu lớn hơn, máu đi được xa hơn.
- Chú ý lắng nghe.
- Ở cá là HTH đơn (Tim có hai ngăn: 1 TT và 1TN ). Còn ở lưỡng cư (ếch nhái - tim có 3 ngăn, có một tâm thất); bò sát(tim có 4 ngăn- vách ngăn hụt); chim và thú (tim có 4 ngăn - có vách ngăn hoàn toàn): có hệ tuần hoàn kép. 
 4. Củng cố( 4’): 
- Yêu cấu HS khái quát xu hướng tiến hoá hệ tuần hoàn của động vật.
- Yêu cấu HS trả lời trắc nghiệm:
Câu 1. Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở như thế no?
	A. máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm
	B. máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh
	C. máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh
	D. máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm
Câu 2. Diễn biến của hệ tuần hoàn kín diễn ra theo trận tự nào?
	A. tim -> động mạch -> mao mạch -> tĩnh mạch -> tim
	B. tim -> động mạch -> tĩnh mạch -> mao mạch -> tim
	C. tim -> mao mạch -> động mạch -> tĩnh mạch -> tim
	D. tim -> tĩnh mạch -> mao mạch -> động mạch -> tim
Câu 3. Tĩnh mạch là
A. những mạch máu từ mao mạch về tim có chức năng thu máu từ mao mạch đưa về tim
B. những mạch máu từ mao mạch về tim có chức năng thu máu từ động mạch đưa về tim.
C. những mạch máu từ động mạch về tim có chức năng thu máu từ mao mạch đưa về tim
D. những mạch máu từ mao mạch về tim có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim
5. Dặn dò (1’): 
- Đọc khung tổng kết cuối bài và “mục em có biết”.
- Học bài và soạn bài tiếp theo ( xem lại cấu tạo của tim, chuẩn bị các câu lệnh SGK bài 19)

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 18 S11CB.doc