Giáo án Sinh học 11 - Bài 20: Cân bằng nội môi

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này học sinh có thể:

1. Kiến thức

 - Nêu được định nghĩa, ý nghĩa của cân bằng nội môi, hậu quả của mất cân bằng nội môi

 - Vẽ và giải thích được sơ đồ cơ chế duy trì cân bằng nội môi

 - Nêu được vai trò của gan và thận trong cân bằng áp suất thẩm thấu của máu.

 - Nêu được vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH nội môi

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kĩ năng vẽ sơ đồ, làm việc theo nhóm và biết cách vận dụng vào thực tế.

 3. Thái độ

- Có thái độ tích cực trong việc bảo vệ sức khoẻ của bản thân và cộng đồng .

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 20034Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Bài 20: Cân bằng nội môi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 20. CÂN BẰNG NỘI MÔI
Tuần: 
Tiết: 
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh có thể:
Kiến thức
	- Nêu được định nghĩa, ý nghĩa của cân bằng nội môi, hậu quả của mất cân bằng nội môi
	- Vẽ và giải thích được sơ đồ cơ chế duy trì cân bằng nội môi
	- Nêu được vai trò của gan và thận trong cân bằng áp suất thẩm thấu của máu.
	- Nêu được vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH nội môi
Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng vẽ sơ đồ, làm việc theo nhóm và biết cách vận dụng vào thực tế.
 3. Thái độ
- Có thái độ tích cực trong việc bảo vệ sức khoẻ của bản thân và cộng đồng	.
Phương pháp 
Vấn đáp
Diễn giảng
Trực quan
- Hoạt động nhóm.
Phương tiện
 - Giáo viên: 
Tranh vẽ sơ đồ cơ chế duy trì cân bằng nội môi
Sơ đồ cơ chế điều hoà huyết áp
Sơ đồ cơ chế điều hoà glucô trong máu
Sơ đồ cơ chế điều hoà hấp thụ nước ở thận
Sơ đồ cơ chế điều hoà hấp thụ Na+ ở thận
- Học sinh: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.
Tiến trình bài giảng:
 1. Ổn định lớp(1’)
 - Kiểm tra sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ(5’): 
- Huyết áp là gì?Tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch? 
- Trình bày hoạt động của tim.
3.Vào bài mới: 
*Mở bài(1’): Đặt vấn đề: Trong một cơ thể sống luôn có một cơ chế điều chỉnh môi trường bên trong ở trạng thái ổn định nhằm đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển. Quá trình này gọi là : CÂN BẰNG NỘI MÔI.
*Tiến trình bài học
F Hoạt động 1: (5’) I. Khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi. 
 Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể ( duy trì ổn định âp suất thẩm thấu, huyết áp, pH, thân nhiệt,...) đảm bảo cho sự tồn tại, thực hiện các chức năng sinh lí của tế bào → đảm bảo sự tồn tại, phát triển của động vật.
- ? Cân bằng nội môi là gì? Ý nghĩa?
- ? Mất cân bằng nội môi là gì? Cho các ví dụ minh hoạ?
- Nhận xét và kết luận.
- Là duy trì sự cân bằng và ổn định của môi trường bên trong.
- Mất CBNM là trạng thái rối loạn các đặc tính sinh lí hoá sinh trong tế bào sống.
Ví dụ: Cơ thể bị cảm lạnh khi thời tiết thay đổi
F Hoạt động 2: (8’) II. Sơ đồ khái quát cơ chế duy trì cân bằng nội môi.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
II. Sơ đồ khái quát cơ chế duy trì cân bằng nội môi.
- Cơ chế duy trì cân bằng nội môi có sự tham gia của các bộ phận: Bộ phận tiếp nhận kích thích→ Bộ phận điều khiển →Bộ phận thực hiện. Trong có chế này, quá trình liên hệ ngược đóng vai trò quan trọng.
- Cơ chế tham gia cân bằng nội môi có sự tham gia của các hệ cơ quan: tuần hoàn, bài tiết, hô hấp, thần kinh, nội tiết,....
- ? Môi trường trong cơ thể có thể duy trì và ổn định nhờ vào đâu?
- ? Những bộ phận nào tham gia vào cơ chế duy trì cân bằng nội môi? Chức năng của từng bộ phận?
- ? Tại sao cân bằng nội môi lại đầy đủ những các thành phần đó?
- ? Liên hệ ngược là gì?
- Diễn giảng: Vai trò của liên hệ ngược trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi, đó là sự thay đổi tính chất lí hoá môi trường bên trong cơ thể (sau khi bộ phận thực hiện hoạt động) lại được bộ phận tiếp nhận thông báo cho bộ phận điều khiển để bộ phận điều khiển tiếp tục điều chỉnh.
- Yêu cầu Hs quan sát H20.2 trao đổi nhóm thực hiện lệnh trong trang 87 sgk.
- Nhận xét và liên hệ: Ở những người bị suy tim, lượng máu bơm từ tim lên động mạch ít,dẫn đến huyết áp và vận tốc máu giảm.
- ? Cân bằng nội môi có sự tham gia của những hệ cơ quan nào?
- Khẳng định: Cơ chế cân bằng nội môi chỉ có tác dụng trong một phạm vi nhất định. Khi các điều kiện của môi trường bị biến đổi vượt quá khả năng tự điều hoà của cơ thể thì sẽ phát sinh các trục trặc, rối loạn dẫn đến bệnh tật, thậm chí dẫn đến tử vong. 
- Cơ chế duy trì cân bằng nội môi.
- Những bộ phận tham gia vào cơ chế duy trì cân bằng nội môi là: Bộ phận tiếp nhận, Bộ phận điều khiển, bộ phận thực hiện và liên hệ ngược .
- Vì nếu thiếu một trong 3 thành phần đó thì cơ chế cân bằng nội môi không thể thực hiện được.
- Có thể không trả lời được.
- Lắng nghe và liên hệ kiến thức, ghi nhớ kiến thức
- Chú ý lắng nghe.
- Trao đổi và trả lời: Khi huyết áp tăng cao thì thụ thể áp lực ở mạch máu (trên xoang động mạch cảnh và gốc cung động mạch chủ) tiếp nhận và báo về trung khu điều hoà tim mạch ở hành não. Từ trung khu điều hoà tim mạch xung thần kinh theo dây li tâm đến tim và mạch máu, làm tim giảm nhịp, giảm lực co bóp, mạch máu giãn rộng. Kết quả là huyết áp giảm xuống và trở lại bình thường. Sự thay đổi huyết áp ở mạch máu lúc này lại được thụ thể áp lực ở mạch máu tiếp nhận và thông báo về trung khu điều hoà tim mạch ở hành nảo (liên hệ ngược) 
- Chú ý.
- Trả lời được.
- Chú ý lắng nghe.
F Hoạt động 3: (15’) III. Vai trò của thận, gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
III. Vai trò của thận, gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu.
1. Vai trò của thận
- Điều hoà lượng nước: Khi khối lượng nước trong cơ thể giảm → ASTT tăng → huyết áp giảm → vùng dưới đồi tăng tiết ADH → tăng uống nước, giảm tiết nước tiểu. Ngược lại, Khi khối lượng nước trong cơ thể tăng → ASTT giảm → huyết tăng→ tăng bài tiết nước tiểu.
- Điều hoà muối khoáng: Khi Na+ trong máu giảm →tuyến trên thận tăng tiết anđôstêron→ tăng tái hấp thụ Na+ từ các ống thận. Ngược lại, khi thừa Na+ →tăng ASTT, gây cảm giác khát uống nước nhiều muối dư thừa sẽ được thải qua nước tiểu.
2. Vai trò của gan:
- Điều hoà glucôzơ huyết: glucôzơ tăng → hoocmon insulin được tiết ra từ tuyến tuỵ biến đổi glucôzơ thành glicôgen; nếu glucôzơ giảm→ hoocmon glucagon được tiết ra từ tuyến tuỵ biến đổi glicôgen dự trữ thành glucôzơ.
- ? Tầm quan trong của việc duy trì áp suất thẩm thấu của máu?
- ? Áp suất thẩm thấu của máu phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Bổ sung: Tế bào chỉ hoạt động tốt trong điều kiện áp suất thẩm thấu của môi trường thích hợp.Khi áp suất thẩm thấu của máu thay đổi sẽ làm thay đổi hoặc rối loạn hoạt động của tế bào. Ví dụ khi áp suất của máu tăng cao, tế bào hồng cầu sẽ bị mất nước và teo nhỏ lại sẽ ảnh hưởng đến chức năng vận chuyển khí và chất dinh dưỡng của tế bào. 
- ? Thận có những chức năng gì? 
- ? Vì sao thận có chức năng quan trong trong việc duy trì áp suất thẩm thấu của máu? Ví dụ 
- Nhận xét và kết luận
- ? Vai trò của gan trong cơ thể?
- Bổ sung kiến thức: Trong cơ chế ổn định glucozơ trong máu, tuyến tụy đóng vai trò là bộ phận điều khiển, gan là bộ phận thực hiện.
- Tầm quan trong của việc duy trì áp suất thẩm thấu của máu là nhằm đảm bảo cho hoạt động của tế bào và cơ thể được bình thường
- phụ thuộc vào: lượng nước, nồng độ các chất hoà tan trong máu, đặc biệt là nồng độ Na+.
- Chú ý.
- Thận: bài tiết nước tiểu
- Vì thận tham gia điiều hoà nước và các chất hữu cơ hoà tan trong máu.
- Ví dụ: + Khi ăn mặn hoặc cơ thể mất nhiều mồ hôi → áp suất thẩm thấu của máu tăng cao→ thận tăng cường tái hấp thu nước trở về máu , đồng thời động vật uống nuớc( do kích thích cảm giác khát) giúp cân bằng áp suất thẩm thấu của máu. Ngược lại , khi uống quá nhiều nước làm dư thừa nước → thận tăng hoạt tải nước → cân bằng áp suất thẩm thấu của máu. Mặt khác thận thải các chất thải như urê , crêatin qua đó duy trì áp suất thẩm thấu của máu.
HS nghiên cứu SGK,thảo luận và trả lời câu hỏi: 
- Vai trò gan: Điều hoà áp suất thẩm thấu của máu.Vì gan có chức năng chuyển hoá các chất , điều hoà nồng độ glucozơ. điều hoà nồng độ prôtêin huyết tương trong máu. 
- Chú ý lắng nghe.
F Hoạt động 3: (5’) IV. Vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH nội môi.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
IV. Vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH nội môi.
- Hệ đệm có khả năng lấy đi H+ hoặc OH- khi các ion này xuất hiện trong máu.
- Trong máu có một số hệ đệm sau:
+ Hệ đệm bicacbonat : H2CO3 /NaHCO3
+ Hệ đệm phôtphat : NaH2PO4 / NaHPO4-
+ Hệ đệm prôtêinat (prôtêin): là hệ đệm mạnh nhất.
- pH nội môi được duy trì ổn định nhờ hệ đệm, phổi( khả năng thải CO2), thận(khả năng thải H+, tái hấp thu Na+).
- Đặt vấn đề vào mục IV: Các tế bào trong cơ thể đều hoạt động trong môi trường pH nhất định. Sự cân bằng pH nội môi là nhờ hệ đệm( chúng lấy đi H+ hoặc OH- khi các ion này xuất hiện trong máu.
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi sau: 
- ? Có những hệ đệm nào trong máu? Hệ đệm nào mạnh nhất? Vì sao?
- Giải thích cho HS hiểu: Mỗi hệ đệm được cấu tạo từ một loại axit yếu và muối kiềm mạnh của axit đó.Vì thế, khi H+ trong máu tăng, máu có xu hướng chuyển về axit thì muối kiềm của đôi đệm có tác dụng làm giảm H+ trong máu . Khi OH- tăng , máu có xu huớng chuyển về bazơ thì axit của đôi đệm có tác dụng làm giảm OH- trong máu.
- Nghiên cứu SGK,thảo luận và trả lời câu hỏi: 
 → Có các hệ đệm trong máu như: Hệ đệm bicacbonat: H2CO3 /NaHCO3; hệ đệm phôtphat: NaH2PO4 / NaHPO4- ; Hệ đệm prôtêinat - là hệ đệm mạnh nhất.
- Chú ý lắng nghe.
 4. Củng cố( 4’): 
- Yêu cấu HS trả lời trắc nghiệm:
Câu 1: Tụy tiết ra những hoocmôn tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi nào?
Duy trì nồng độ glucôzơ bình thường trong máu.
Điều hòa hấp thụ nước ở thận.
Điều hòa hấp thụ Na+ ở thận.
Điều hòa pH máu.
Câu 2: Ý nào dưới đây không có vai trò chủ yếu đối với sự duy trì ổn định pH máu?
Phổi hấp thu O2
Hệ thống đệm trong máu.
Phổi thải CO2
Thận thải H+, HCO3-
Câu 3: Tụy tiết ra những hoocmôn nào?
Glucagôn, insulin.
Anđôstêron, ADH.
Glucagôn, rênin.
ADH, rênin.
Câu 4: Những hoocmôn nào tham gia cơ chế điều hòa Na+ ở thận?
Anđôstêron, rênin.
Glucagôn, insulin.
ADH, rênin.
Glucagôn, ADH.
Câu 5: Vì sao ta có cảm giác khát nước?
Vì do áp suất thẩm thấu trong máu tăng.
Vì do áp suất thẩm thấu trong máu giảm.
Vì do nồng độ glucôzơ trong máu tăng.
Vì do nồng độ glucôzơ trong máu giảm.
Câu 6: Cân bằng nội môi là
Duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.
Duy trì sự ổn định của môi trường trong tế bào.
Duy trì sự ổn định của môi trường trong mô.
Duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ quan.
5. Dặn dò (1’): 
- Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài 20.
- Đọc trước bài thực hành( bài 21): cách đo huyết áp.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 20 S11CB.doc