Giáo án Sinh học 11 - Bài 43: Thực hành: nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này học sinh có thể:

1. Kiến thức:

- Giải thích đ¬ược cơ sở sinh học của phư¬ơng pháp nhân giống vô tính: Chiết, giâm, ghép chồi (ghép mắt), ghép cành.

- Thực hiện đ¬ược các phư¬ơng pháp nhân giống: Chiết, giâm cành, ghép chồi(ghép mắt), ghép cành.

- Nêu đư¬ợc lợi ích của phư¬ơng pháp nhân giống sinh d¬ưỡng.

2. Kĩ năng:

- Hình thành kỹ năng tư duy tích cực trong học tập của học sinh.

- Tạo kỹ năng làm việc nhóm cho HS.

- Vận dụng kiến thức trong bài để bảo quản nông sản, tạo quả không hạt  nâng cao lợi nhuận trong sản xuất nông nghiệp.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 7332Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Bài 43: Thực hành: nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 43. THỰC HÀNH: NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT BẰNG GIÂM, CHIẾT, GHÉP.
Tuần: 32
Tiết: 44
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh có thể:
1. Kiến thức:
- Giải thích được cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống vô tính: Chiết, giâm, ghép chồi (ghép mắt), ghép cành.
- Thực hiện được các phương pháp nhân giống: Chiết, giâm cành, ghép chồi(ghép mắt), ghép cành.
- Nêu được lợi ích của phương pháp nhân giống sinh dưỡng.
2. Kĩ năng:
- Hình thành kỹ năng tư duy tích cực trong học tập của học sinh.
- Tạo kỹ năng làm việc nhóm cho HS.
- Vận dụng kiến thức trong bài để bảo quản nông sản, tạo quả không hạt à nâng cao lợi nhuận trong sản xuất nông nghiệp.
3. Thái độ:
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên xung quanh thông qua tìm hiểu về thế giới sinh vật.
- Kích thích khả năng tìm tòi nghiên cứu khoa học của học sinh.
Phương pháp 
- Vấn đáp	- Diễn giảng	
- Trực quan	- Hoạt động nhóm.
Phương tiện
- Giáo viên: 
+ Mẫu thực vật: cây lá bỏng, cây sắn, dây khoai lang, rau muống, rau ngót... Cây xoài, cam, bưởi ...
+ Dụng cụ: dao, kéo cắt cành, rạch vỏ cây, chậu trồng cây hay luống đất ẩm, túi nilông, dây nilông.
- Học sinh: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.
Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp(1’): Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ(7’): 
 Sinh sản vô tính là gì? Có mấy hình thức sinh sản vô tính? Ưu và nhược điểm của hình thức sinh sản vô tính là gì?
3.Vào bài mới: 
*Mở bài(1’): Vậy sinh sản vô tính có nhược điểm là kém đa dạng kiểu gen nên dẫ đến sức chống chịu kém trước môi trường. Vậy thì trong tự nhiên cây xanh đã khăc phục điểm yếu này nhơ vào hình thức sinh sản nào? Vậy sinh sản hữu tính là gì? Gồm những quá trìh chủ yếu nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài 42. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT
*Tiến trình bài học
F Hoạt động 1: (8’) I. Phương pháp nhân giống vô tính
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Phương pháp nhân giống vô tính
a. Ghép cành và ghép chồi
b. Chiết cành và giâm cành
c. Nuôi cấy mô tế bào
Lấy các tế bào từ các phầnkhác nhau của cơ thể thực vật( củ, lá, đỉnh sinh trưởng..)đem nuôi trong môi trường thích hợp (invitro) để tạo thành các cây con.
* Có sở khoa học: Tính toàn năng của tế bào
- GV cho học sinh nhắc lại phương pháp nhân giống vô tính (nhân giống sinh dưỡng)
F Hoạt động 2: (20’) Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. GV nêu nhiệm vụ của bài thực hành: tiến hành làm các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Tập giâm cành (hay lá)
- Thí nghiệm 2: Kĩ thuật ghép cành
- Thí nghiệm 3: Kĩ thuật ghép chồi (mắt)
2. GV hướng dẫn cách làm của từng thí nghiệm:
a. Thí nghiệm 1:
- Cắt cành thành từng đoạn (10 -15cm), có số lượng chồi mắt bằng nhau.
- Cắm nghiêng vào đất ẩm, một phần hom ở trên mặt đất.
- Theo dõi sự nảy chồi và tốc độ sinh trưởng của cây mới sinh từ các hom (theo bảng ở sgk -168)
- Thí nghiệm này chỉ làm tập, học sinh về nhà làm lại và theo dõi để báo cáo kết quả vào lần thực hành sau
b. Thí nghiệm 2: (Treo tranh 43)
- Học sinh xem và nghe giáo viên hướng dẫn
- Dao sắc cắt vát gon, sạch gốc ghép và cành ghép để cho bề mặt tiếp xúc thật áp sát.
- Cắt bỏ lá có trên cành ghép và 1/3 số lá trên gốc ghép
- Buộc chặt cành ghép với gốc ghép.
c. Thí nghiệm 3: 
- Rạch vỏ gốc ghép hình chữ T (ở đoạn thân muốn ghép) dài 2cm
- Chon chồi ngủ làm chồi ghép, dùng dao cắt gon lớp vỏ kèm theo một phần gỗ ở chân mắt ghép đặt mắt ghép vào chỗ đã nạy vỏ (cho vỏ gốc ghép phủ lên vỏ mắt ghép)
- Buộc chặt (chú ý: không buộc đè lên mắt ghép)
- Phân công, tổ chức thực hành:
- Mỗi tổ học tập chia thành 2 nhóm (tổ trưởng và tổ phó làm nhóm trưởng)
- Yêu cầu làm tốt thí nghiệm 2 và 3 tại lớp.Sử dụng dao thật chuẩn xác, cẩn thận, tránh xẫy ra tai nạn
- Học sinh làm bản tường trình về thí nghiệm và báo cáo kết quả trước lớp
- GV thu một số thí nghiệm của các nhóm có kết quả tốt, khá, trung bình và chưa đạt yêu cầu để nhận xét trước lớp và rút kinh nghiệm.
4. Củng cố( 6’): 
- Giáo viên nhận xét đánh giá giờ học.
- Khen nhóm hoạt động tích cực, có hiệu quả.
- Nhắc nhở các nhóm chưa tích cực, hiệu quả chưa cao.
5. Dặn dò (2’): 
- Hoàn thành bài thu hoạch.
- Đọc trước bài 44.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 43 S11.doc