Giáo án Sinh học 6 - Chủ đề 4: Tế bào

1. Thực hiện mục tiêu của bài

 - CTHĐTQ cho các nhóm thực hiện mục tiêu của bài, sau đó chia sẻ các nhóm.

 - Tiến hành chia sẻ cá nhân trong nhóm.

2. Hoạt động khởi động

* Hoạt động nhóm

- CTHĐTQ yêu cầu các nhóm trưởng lên lấy mẫu vật về thực hiện trò chơi xếp hình

- Các nhóm tiến hành trò chơi xếp hình, ghép ngôi nhà theo ý tưởng.

 

doc 7 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2152Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 6 - Chủ đề 4: Tế bào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 4: TẾ BÀO (7 tiết)
Bài 7: TẾ BÀO – ĐƠN VỊ CƠ BẢN CỦA SỰ SỐNG (3 tiết)
NS: 25/09/2015
NG: 6A1, 3, 4: 03/10/2015 6A2 : 02/10/2015 
Tiết 15: Hoạt động khởi động
1. Thực hiện mục tiêu của bài
	- CTHĐTQ cho các nhóm thực hiện mục tiêu của bài, sau đó chia sẻ các nhóm.
	- Tiến hành chia sẻ cá nhân trong nhóm.
2. Hoạt động khởi động
* Hoạt động nhóm
- CTHĐTQ yêu cầu các nhóm trưởng lên lấy mẫu vật về thực hiện trò chơi xếp hình
- Các nhóm tiến hành trò chơi xếp hình, ghép ngôi nhà theo ý tưởng.
- Thảo luận và trả lời câu hỏi:
	+ Để tạo được ngôi nhà đó, em đã dùng đến nhiều mảnh ghép.
	+ Mỗi mảnh ghép đó có vai trò để tạo cho ngôi nhà được kín đáo.
	+ Liệu các sinh vật sống có được “xây” nên theo nguyên tắc tương tự như vậy. Muốn chứng minh được chúng ta sẽ đi tìm hiểu ở các tiết tiếp theo.
Chú ý: Tế bào thì sẽ lớn lên được còn ngôi nhà chúng ta xếp nó không lớn lên được. Ngôi nhà được xây dựng từ những viên gạch, mỗi viên gạch là một đơn vị cấu tạo.
* Lưu ý: hoạt động này kết thúc đồng loạt.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy – Điều chỉnh: 
...
..
....	*******************************************
Bài 7: TẾ BÀO – ĐƠN VỊ CƠ BẢN CỦA SỰ SỐNG(3 tiết)
NS: 02/10/2015
NG: 6A1: 07/10/2015 6A2,3 : 05/10/2015 6A4: 06/10/2015 
Tiết 16: Hoạt động hình thành kiến thức
* Hoạt động cá nhân
1. Quan sát biểu bì vảy hành dưới kính hiển vi (hoặc quan sát hình vẽ biểu bì vảy hành).
a) Quan sát biểu bì vảy hành và vẽ vào vở thực hành hình quan sát thấy.
Mỗi ô nhỏ trong tiêu bản quan sát được chính là một tế bào biểu bì vảy hành.
 Tế bào biểu bì vảy hành 
b) Liên hệ vai trò của tế bào vảy hành đối với cây hành và vai trò của viên gạch đối với nhôi nhà: Tế bào biểu bì vảy hành là những khoang hình đa giác, xếp sát nhau. Có rất nhiều tế bào biểu bì vảy hành mới tạo nên được cây hành cũng giống như vai trò của viên gạch đối với ngôi nhà.
2. Đọc thông tin và ghi tóm tắt vào vở 
- Quan sát tế bào tép bưởi là tế bào có kích thước lớn có thể nhìn bằng mắt thường.
- Tóm tắt thông tin ghi vào vở.
* Hoạt động cặp đôi
3. Quan sát và đọc thông tin trong hình 7.2 và 7.3
a) Các thành phần có cả ở tế bào thực vật và tế bào động vật: màng sinh chất, tế bào chất và nhân.
b) Vẽ hình tế bào động vật, tế bào động vật và chú thích vào vở.
* Hoạt động cá nhân
4. Đọc thông tin dưới đây: 
* Lưu ý: hoạt động này kết thúc đồng loạt.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy – Điều chỉnh: 
...
..
....	*******************************************
Bài 7: TẾ BÀO – ĐƠN VỊ CƠ BẢN CỦA SỰ SỐNG(3 tiết)
NS: 02/10/2015
NG: 6A1: 08/10/2015 6A2 : 07/10/2015 6A3,4: 09/10/2015 
Tiết 17: Hoạt động luyện tập
* Hoạt động cặp đôi
1. Làm bài tập: 
- Bạn HS này chú thích hình chưa chính xác. 
- Chỉnh sửa lại cho đúng:
1. Màng sinh chất; 2. Lục lạp; 3. Tế bào chất; 4. Nhân
* Hoạt động cá nhân:
2. Điền vào chữ (Đ) đúnghoặc (S) sai vào các ô tương ứng.
Đúng
Sai
Tất cả các sinh vật sống đều được cấu tạo nên từ tế bào.
Đ
Tế bào chỉ được phát hiện thấy ở thân cây còn ở lá cây không có tế bào.
S
Phần lớn các tế bào có thể được quan sát thấy bằng mắt thường.
S
- GV yêu cầu HS về hoàn thiện hoạt động vận dụng và hoạt động tìm tòi mở rộng.
- Gợi ý: 
+ Những sinh vật được cấu tạo nên chỉ từ một tế bào: Vi khuẩn 
+ Tế bào lớn nhất trong cơ thể người: tế bào trứng
+ Tế bào lớn nhất mà em biết: tế bào tép bưởi.
* Lưu ý: hoạt động này kết thúc đồng loạt.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy – Điều chỉnh: 
...
..
....	*******************************************
Bài 8: CÁC LOẠI TẾ BÀO ( Tiết 18, 19)
NS: 02/10/2015
NG: 6A1,3,4: 10/10/2015 6A2: 09/10/2015 
Tiết 18: Hoạt động khởi động và hoạt động hình thành kiến thức
1. Thực hiện mục tiêu của bài
	- CTHĐTQ cho các nhóm thực hiện mục tiêu của bài, sau đó chia sẻ các nhóm.
	- Tiến hành chia sẻ cá nhân trong nhóm với nhau.
2. Hoạt động khởi động
* Hoạt động nhóm
- Chuẩn bị các đồ dùng ở trên bàn: thước, bút, giấy, vở, túi đụng bút,.... Thực hiện phân đôi theo nguyên tắc “lưỡng phân”.
- Đưa ra lý do câu trả lời của mình với bạn. Ví dụ: Tại sao bạn lại phân đôi như vậy? Bạn căn cứ vào đâu để phân chia?....
- Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các khái niệm và thuật ngữ sau:
Tế bào là đơn vị của cơ thể ( Cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào, vi khuẩn, nguyên sinh thực vật, nguyên sinh động vật, nấm)
- Màng sinh chất
- Chất tế bào
- Nhân
Tế bào động vật
Tế bào thực vật
 Động vật Thực vật 
3. Hoạt động hình thành kiến thức
* Hoạt động nhóm
- Quan sát hình 8.1, thảo luận nhóm.
- Tìm điểm khác nhau ở 3 loại tế bào dựa vào tiêu chuẩn;
+ Có hay chưa có màng nhân: Tế bào nhân sơ chưa có màng nhân, tế bào động vật và tế bào thực vật đã có màng nhân.
+ Có hay không có thành tế bào: Ở tế bào động vật không có thành tế bào
+ Có hay không có không bào: Ở tế bào thực vật có không bào lớn.
* Lưu ý: hoạt động này kết thúc đồng loạt.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy – Điều chỉnh: 
...
..
..	*******************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docKHTN_6_Ke_hoach_bai_hoc_chu_de_4.doc