Giáo án Sinh học 6 - Chương III: Thân - Bài 18: Biến dạng của thân

I. MỤC TIÊU:

 Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:

1. Kiến thức:

- Nhận biết được những đặc điểm chủ yếu về hình thái phù hợp với chức năng của một số loại thân biến dạng qua quan sát vật mẫu thật, tranh ảnh.

- Nhận dạng được một số loại thân biến dạng trong thiên nhiên

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh.

3. Thái độ:

 - Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:

 1.Chuẩn bị của giáo viên:

- Tranh phóng to H. 18.1, H.18.2 SGK( nếu có).

- Vật mẫu: 1 số thân biến dạng

2.Chuẩn bị của học sinh:

- Xem trước bài ở nhà.

- Chuẩn bị 1 số củ đã dặn ở bài trước, que nhọn, giấy thấm, kẻ bảng như trang 59.SGK

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 4993Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 6 - Chương III: Thân - Bài 18: Biến dạng của thân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần : 10 Ngày soạn: 
 Tiết: 19 Ngày dạy: 
Bài 18: BIẾN DẠNG CỦA THÂN
MỤC TIÊU:
	 Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được những đặc điểm chủ yếu về hình thái phù hợp với chức năng của một số loại thân biến dạng qua quan sát vật mẫu thật, tranh ảnh.
- Nhận dạng được một số loại thân biến dạng trong thiên nhiên
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh.
3. Thái độ:
 - Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
THIẾT BỊ DẠY HỌC:
	1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh phóng to H. 18.1, H.18.2 SGK( nếu có).
- Vật mẫu: 1 số thân biến dạng
2.Chuẩn bị của học sinh:
- Xem trước bài ở nhà.
- Chuẩn bị 1 số củ đã dặn ở bài trước, que nhọn, giấy thấm, kẻ bảng như trang 59.SGK 
III.	HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định lớp ( 1’)
Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
 Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước và muối khoáng.
Yêu cầu:
Cắm cành hoa vào bình nước màu, để ra chỗ thoáng. Sau 1 thời gian quan sát, nhận xét sự thay đổi màu sắc của cánh hoa.
3. Bài mới: BIẾN DẠNG CỦA THÂN
 * Mở bài: Như SGK.
Hoạt động 1: Quan sát một số thân biến dạng (11')
Mục tiêu: Quan sát được hình dạng và bước đầu phân nhóm các loại thân biến dạng, thấy được chức năng đối với cây
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
- Hướng dẫn HS mang các loại mẫu đã chuẩn bị đặt trên bàn.
- Yêu cầu HS quan sát các loại củ xem có đặc điểm gì để chứng minh chúng là thân.( có chồi ngọn, chồi nách, lá không?)
- Yêu cầu HS phân chia các loại củ thành nhóm dựa trên vị trí của nó so với mặt đất và hình dạng củ, chức năng. 
- Yêu cầu HS đọc phần thông báo trong SGK, thảo luận và báo cáo trước lớp
- Nhận xét, tổng kết: một số loại thân biến dạng làm chức năng khác của cây như thân củ( khoai tây, su hào), thân rễ( dong, nghệ, gừng, riềng) chứa chất dự trữ dùng khi ra hoa, kết quả.
- Đặt mẫu lên bàn quan sát xem có chồi, lá không?
- Quan sát các loại củ: dong ta, su hào, gừng, khoai tây
+ Giống nhau: có chồi ngọn, chồi nách, láà là thân. Đều phình to chứa chất dự trữ.
+ Khác nhau: 
 Củ dong ta, củ gừng: hình dạng giống rễ. Vị trí: dưới mặt đấtàthân rễ
 Củ su hào: hình dạng to, tròn, trên mặt đấtàthân củ
 Củ khoai tây: hình dạng to, tròn, dưới mặt đấtàthân củ.
- Mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung
1. Quan sát và ghi lại những thông tin về một số loại thân biến dạng
Hoạt động 2: Tìm hiểu thân mọng nước: thân cây xương rồng. ( 7')
Mục tiêu: Biết được những đặc điểm thích nghi của cây xương rồng trong điều kiện sống khô hạn.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Hướng dẫn các nhóm mang cành xương rồng để lên bàn. Quan sát thân, gai, chồi ngọn
- Các nhóm thảo luận:
+ Thân cây xương rồng chứa nhiều nước có tác dụng gì?
+ Sống trong điều kiện nào lá xương rồng biến thành gai?
+ Cây xương rồng thường sống ở đâu?
+Kể tên một số cây mọng nước?
- Yêu cầu HS đọc phần thông tin trong SGK.
( Lưu ý: Nước ở đây cần hiểu theo nghĩa rộng gồm các dung dịch có chứa nước và các chất hữu cơ hoặc vô cơ, có màu hoặc không màu). 
- Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm, chức năng của một số loại thân biến dạng
( 15')
Mục tiêu: Tự rút ra đặc điểm, chức năng của một số loại thân biến dạng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Yêu cầu HS hoạt động độc lập theo yêu cầuqcủa tr.59 SGK.
- Treo bảng đã hoàn thành kiến thức để HS theo dõi sửa bài cho nhau.
- yêu cầu HS đọc phần kết luận cuối bài trong SGK.
- Hoàn thành bảng.
- 1 HS đọc to toàn bộ nội dung trong bảng của GV cho cả lớp nghe để ghi nhớ kiến thức.
2. Đặc điểm, chức năng của một số loại thân biến dạng
Như nội dung bảng tr.59 SGK.
BẢNG THÔNG TIN
STT
Tên vật mẫu
Đặc điểm của thân biến dạng
Chức năng đối với cây
Tên thân biến dạng
1
Củ su hào
Thân củ nằm trên mặt đất
Dự trữ chất dinh dưỡng
Thân củ
2
Củ khoai tây
Thân củ nằm dưới mặt đất
Dự trữ chất dinh dưỡng
Thân củ
3
Củ gừng
Thân rễ nằm trong đất
Dự trữ chất dinh dưỡng
Thân rễ
4
Củ dong ta
( hoàng tinh)
Thân rễ nằm trong đất
Dự trữ chất dinh dưỡng
Thân rễ
5
Xương rồng
Thân mọng nước, mọc trên mặt đất
Dự trữ nước. Quang hợp
Thân mọng nước
IV.	ÑAÙNH GIAÙ : ( 4')
 -Trả lời câu hỏi SGK
 - Cho HS làm bài tập cuối bài.
DAËN DOØ: (2')
 - Học bài
 - Xem trước bài tiếp theo
 - Đọc mục Em có biết 
 - Chuẩn bị: Một số loại lá như tr 61-62 SGK, một số loại cành: rau đay, hoa hồng, dâm bụt, ổi, trúc đào, hoa sữa.
 VI. RÚT KINH NGHIỆM:
.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 18. Biến dạng của thân (3).doc