Giáo án Sinh học 6 - Chương IV: Lá - Bài 23: Cây có hô hấp không - Lê Thị Kim Nga - Trường THCS Thị Trấn

1.Mục tiêu

 1.1.Kiến thức:

 _ HS biết: HS nhận thấy ở cây xanh có sự hô hấp , vai trò của hô hấp trong cây Biết được khái niệm hô hấp

 _ HS hiểu: HS phân biệt được quá trình hô hấp và quang hợp

 1.2.Kỹ năng :

 _ HS thực hiện được: kỹ năng quan sát và phân tích thu nhận được kiến thức từ hình vẻ , tập làm quen với công việc nghiên cứu và làm thí nghiệm tư duy trên giấy và bút .

 _ HS thực hiện thnh thạo: Việc làm 1 thí nghiệm chứng minh cây hô hấp suốt ngày đêm

 1.3.Thái độ :

 _ Thĩi quen: GD học sinh yêu thích bộ môn , thích lm thí nghiệm chứng minh.

 _ Tính cch:

 + K n¨ng t×m kim vµ sư lÝ th«ng tin khi ®c SGK ®Ĩ t×m hiĨu c¸ch tin hµnh thÝ nghiƯm vµ quan s¸t thÝ nghiƯm.

 +K n¨ng ®¶m nhn tr¸ch nhiƯm theo nhiƯm vơ ®­ỵc ph©n c«ng.

 + K n¨ng tr×nh bµy ý kin c¸ nh©n.

 

doc 6 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1798Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 6 - Chương IV: Lá - Bài 23: Cây có hô hấp không - Lê Thị Kim Nga - Trường THCS Thị Trấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13; Tiết 26
Ngày dạy : 
Bài 23: CÂY CÓ HÔ HẤP KHÔNG ?
 ** & **
 1.Mục tiêu
 1.1.Kiến thức: 
 _ HS biết: HS nhận thấy ở cây xanh có sự hô hấp , vai trò của hô hấp trong cây Biết được khái niệm hô hấp 
 _ HS hiểu: HS phân biệt được quá trình hô hấp và quang hợp
 1.2.Kỹ năng :
 _ HS thực hiện được: kỹ năng quan sát và phân tích thu nhận được kiến thức từ hình vẻ , tập làm quen với công việc nghiên cứu và làm thí nghiệm tư duy trên giấy và bút .
 _ HS thực hiện thành thạo: Việc làm 1 thí nghiệm chứng minh cây hơ hấp suốt ngày đêm
 1.3.Thái độ :
 _ Thĩi quen: GD học sinh yêu thích bộ môn , thích làm thí nghiệm chứng minh.
 _ Tính cách:
 + KÜ n¨ng t×m kiÕm vµ sư lÝ th«ng tin khi ®äc SGK ®Ĩ t×m hiĨu c¸ch tiÕn hµnh thÝ nghiƯm vµ quan s¸t thÝ nghiƯm.
 +KÜ n¨ng ®¶m nhËn tr¸ch nhiƯm theo nhiƯm vơ ®­ỵc ph©n c«ng.
 + KÜ n¨ng tr×nh bµy ý kiÕn c¸ nh©n.
 2. Chuẩn bị:
 - GV : Tranh phóng to H 23.1 . Thí nghiệm 1 của nhóm Lan và Hải 
 Tranh vẽ các dụng cụ của nhóm An và Dũng sử dụng làm thí nghiệm 2 
 Bảng phụ có nội dung gợi ý phân biệt quang hợp với hô hấp 
 - HS : Đọc bài Cây có hô hấp không ? 
 Quan sát hình 243.1, 23.2 
 Tìm hiểu thí nghiệm , dự kiến trả lời các câu hỏi phần thảo luận
 3. . Nội dung bài học:
 Sự hơ hấp của cây, cơ quan hơ hấp của cây
 4. .Tổ chức các hoạt động học tập :
 4. 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 6A1: ; 6A5: ; 6A6:
 4.2. Kiểm tra miệng:
Câu 1:Sơ đồ của quá trình quang hợp ?(2đ)
a. Nước + muối khoáng --> chất hữu cơ
b. Nước + khí cacbonic –ánh sáng -->tinh bột + ôxi 
 Diệp lục
c. Nước + khí cacbonic --> khí ôxi 
Chọn câu trả lời đúng nhất ( b) (2đ)
Câu 2: Hãy nêu ý nghĩa của quá trình quang hợp ?(8đ)
 Chất hữu cơ và khí ôxi do quang hợp của cây xanh tạo ra cần cho sự sống của hầu hết sinh vật trên trái đất kể cả con nguời (8đ)
 Cââu 3: Ngồi quang hợp, cây cĩ hơ hấp được khơng và thời gian hơ hấp như thế nào?
 4. 3 Tiến trình bài học: :
	Giáo viên giới thiệu bài mới : Lá cây thực hiện quang hợp dưới ánh sáng đã nhả ra ôxi . Vậy lá cây có hô hấp không ? trong quá trình hô hấp lá cây lấy vào khí gì và nhả ra khí gì ? để biết được điều đó chúng ta cùng tìm hiểu tiết 26 bài 23 : Cây có hô hấp không ? 
Hoạt động của GV và HSø
Nội dung bài học
Hoạt động 1 : ( 20’) Tìm hiểu thí nghiệm chứng minh hiện tượng hô hấp của cây xanh 
MT :Nhận thấy được cây hô hấp cần khí ôxi và thải ra khí cacbonic 
Phương pháp Đàm thoại , quan sát , thí nghiệm thực hành tư duy trên giấy và bút , hợp tác nhóm nhỏ .
GV : Để trả lời được câu hỏi đầu bài hai nhóm HS lớp 6B đã thực hiện thí nghiệm 1 và 2
Nêu vấn đề : Vì sao cốc nước vôi trong để một thời gian thì có hiện tượng đóng váng trắng đục ? 
HS :Vì trong không khí có khí cacbônic nên đã làm đục cốc nước vôi trong 
GV :Yêu cầu HS tự quan sát hình 23.1 và nghiên cứu thí nghiệm 1 của nhóm Lan và Hải . Hãy mô tả lại thí nghiệm trên 
HS : 1 HS phát biểu mô tả lại thí nghiệm , các HS còn lại sẽ nhận xét bổ sung .
GV : Lưu ý HS để cả hai cây vào trong bóng tối nhằm mục đích không cho cây quang hợp .
Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi SGK : 
 @ Không khí trong hai chuông đều có khí gì ? Vì sao em biết ?
 @Vì sao trên mặt cốc nước vôi chuông A có lớp váng trắng đục dày hơn ?
 @Từ kết quả thí nghiệm 1 ta có thể rút ra kết luận gì ?
Hai bàn là một nhóm , thời gian thảo luận là 3’ 
HS : tiến hành chia nhóm thảo luận trả lời 3 câu hỏi trên . Đại diện nhóm phát biểu các nhóm khác nhận xét bổ sung .
GV : Chỉnh sữa đi đến đáp án đúng . 
HS : Cần nêu được : 
 *Không khí trong cả hai chuông đều có khí cacbonic vì cốc nước vôi trong đã đóng váng trắng đục .
 *Trong chuông A có cây xanh nên cốc nước vôi có lớp váng trắng đục dày hơn 
 *Qua thí nghiệm ta có thể rút ra kết luận : cây xanh đã nhả ra khí cacbônic 
 GV : yêu cầu HS cùng tìm hiểu thí nghiệm 2 của nhóm An và Dũng . Treo tranh hướng dẫn HS quan sát H23.2 , hãy nêu dụng cụ thí nghiệm của nhóm An và Dũng .
HS : 1. túi giấy đen , 2. Cốc thuỷ tinh to , 3. Cây trồng trong cốc , 4. Diêm , 5 .Đóm , 6. Tấm kính 
GV:Nhắc lại thí nghiệm quang hợp : Khi đưa que đóm vào ống nghiệm thì que đóm bừng cháy do có khí ôxi , nếu không có khí ôxi thì không duy trì sự cháy .
Yêu cầu HS hoạt động nhóm ( 2 bạn là một nhóm ) Hãy thảo luận nhóm trả lời câu hỏi : 
 @An và Dũng đã phải bố trí thí nghiệm thế nào và phải thử kết quả của thí nghiệm ra sao để biết được cây đã lấy khí oxi của không khí ?
 @Từ thí nghiệm 1và 2 hãy trả lời câu hỏi đầu bài và giải thích vì sao ? (Thời gian thảo luận nhóm là 3’ )
HS :Tiến hành thảo luận nhóm trả lời câu hỏi . 
GV : Tổ chức thảo luận nhóm . Yêu cầu đại diện nhóm phát biểu các HS còn lại nhận xét bổ sung .
HS : Cần nêu được : 
 * An và Dũng phải bố trí thí nghiệm như sau :Đặt chậu cây lên tấm kính có sẵn ít nước lấy cốc thuỷ tinh to úp lên , dùng túi giấy đen bao lại để từ 4 giờ . Sau đó tháo túi giấy đen ra , dùng diêm đốt que đóm nâng nhẹ cốc thuỷ tinh đưa que đóm vào . Nhận xét : que đóm tắt *. Kết luận : Cây đã hút hết khí ôxi và thải ra nhiều khí cacbonic 
 * Từ thí nghiệm 1và 2 có thể trả lời được câu hỏi đầu bài : cây có hô hấp vì trong quá trình hô hấp cây xanh hút hết khí ôxi và nhả ra nhiều khí cacbonic 
Hoạt động 2(15’) :Tìm hiểu về hô hấp của cây 
MT: Biết được khái niệm hô hấp , Ý nghĩa của quá trình hô hấp . Giải thích được một số hiện tượng thực tế 
Phương pháp đàm thoại , giảng giải .
GV : Yêu cầu HS tự đọc thông tin SGK . Cây hô hấp cũng lấy khí ôxi vào và nhả ra khí cacbonic như người và động vật . Vậy lá cây lấy khí ôxi vào nhằm mục đích gì ? 
HS : Cây lấy khí ôxi để phân giải chất hữu cơ tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cây , đồng thời nhả ra khí cacbonic và hơi nước .
 GV : Hiện tượng đó gọi là hô hấp , Hô hấp là gì ?hãy viết sơ đồ tóm tắt quá trình trên .
HS : Chất hữu cơ + Khí oxi ------> Năng lượng + Khí cacbônic + hơi nước .
 * Hô hấp là quá trình cây lấy khí ôxi để phân giải các chất hữu cơ sản ra năng lượng cần cho các hoạt động sống đồng thời thải ra khí cacbonic và hơi nước .
GV: Hô hấp có ý nghĩa gì đối với cây ?
HS : Hô hấp tạo ra năng lượng cho cây hoạt động , nếu không có hô hấp thì cây sẽ chết 
GV :Treo bảng phụ có nội dung gợi ý so sánh quá trình quang hợp và hô hấp 
Đặc điểm
Quang hợp
Hô hấp
Thời điểm xảy ra 
Bộ phận 
Lấy vào
Nhả ra 
Ban ngày 
Lá , thân non 
Cacbonic, nước 
Tinh bột và Ôxi
Cả ngày , đêm 
Tất cả các bộ phận của cây
Ôâxi , Chất hữu cơ
Cacbonic , Năng lượng , hơi nước 
GV : Quang hợp và hô hấp trái ngược nhau nhưng quan hệ mật thiết với nhau sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu của quá trình kia . Nếu không có quá trình hô hấp thì không có quang hợp và ngược lại 
 Hô hấp của cây không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời nên gặp nhiều khó khăn : Ví dụ đất thiếu không khí hạt không nảy mầm , rễ chết vì sự trao đổi khí ngừng . 
 * GVLHTT: Hãy kể một số biện pháp kĩ thuật làm cho đất thoáng ( trong điều kiện bình thường và khi ngập lụt )
HS : Trong điều kiện bình thường thì cày , bừa , xới cho đất tơi xốp còn khi bị ngập lụt thì phải tháo nước , sục bùn , 
GV : Muốn nâng cao năng suất cây trồng ta phải làm sao ?
HS : Phải làm cho đất thoáng` tạo điều kiện thuận lợi cho hạt mới gieo và rễ hô hấp tốt để góp phần nâng cao năng suất cây trồng 
* GVGDMT HS Chăm sóc cây trồng tạo điều kiện thuận lợi cho cây phát triển , nhất là chăm sóc cây trong sân trường ,vườn nhà ..
* GVHN cho HS: Biết được cây cũng hơ hấp suốt ngày đêm và biết được các bộ phận của cây đều tham gia hơ hấp, nên trong quá trình trồng trọt chúng ta cần làm cho đất luơn tơi xốp, cĩ nhiều khơng khí giúp cây hơ hấp và chăm sĩc cây trồng tốt để cây trồng cho năng suất cao hơn.
1. Các thí nghiệm chứng minh sự hô hấp của cây .
 a. Thí nghiệm 1 của nhóm Lan và Hải 
 - Thí nghiệm : SGK 
 - Nhận xét : 
 Trong chuông A có cây xanh nên cốc nước vôi có lớp váng trắng đục dày hơn
 Kết luận : cây xanh đã nhả ra khí cacbônic 
 b. Thí nghiệm 2 của nhóm An và Dũng 
 * Thiết kế thí nghiệm theo dụng cụ hình 23.2 
 Cho cây vào trong túi giấy bịt kín , cây sẽ hút hết khí ôxi vì khi cho que đóm đang cháy vào thi que đóm tắt 
* Kết luận : Từ thí nghiệm 1và 2 có thể rút ra kết luận : cây có hô hấp , trong quá trình hô hấp cây xanh hút hết khí ôxi và nhả ra nhiều khí cacbonic
2. Hô hấp của cây 
 * Chất hữu cơ + Khí oxi ---> Năng lượng+ Khí cacbônic + hơi nước 
 * Hô hấp là quá trình cây lấy khí ôxi để phân giải các chất hữu cơ sản ra năng lượng cần cho các hoạt động sống đồng thời thải ra khí cacbonic và hơi nước .
 Phải làm cho đất thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho hạt mới gieo và rễ hô hấp tốt để góp phần nâng cao năng suất cây trồng
4.4 Tổng kết:
Câu 1:Tại sao trong thí nghiệm để chứng minh có sự hô hấp người ta thường dùng nước vôi trong
 a. Vì khi hô hấp , khí cacbonic thải ra sẽ phản ứng làm đục nước vôi trong nên dễ nhận biết 	 b. Vì nước vôi dễ tìm , ít tốn kém 
 c. Vì nước vôi sử dụng ít nguy hiểm 
Chọn câu trả lời đúng nhất ( a ) 
Câu 2 : Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng đóng kín cửa ?
 Ban đêm cây không quang hợp , chỉ còn lại hô hấp sẽ hút hết khí ôxi , thải ra nhiều khí cacbonic , đóng kín cửa phòng dễ gây ngạt có thể dẫn đến chết 
4.5. Hướng dẫn học tập
* Đối với bài học ở tiết này:
 -HS: Học bài –trả lời câu hỏi SGK 1,2,3/79 .
 - Đọc phần ghi nhớ SGK
* Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
 -Đọc bài Phần lớn nước vào cây đi đâu ?
 -Quan sát hình và chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi thảo luận 
 -Xem lại phần cấu tạo trong của phiến lá 
5. PHỤ LỤC	

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 23. Cây có hô hấp không - Lê Thị Kim Nga - Trường THCS Thị Trấn.doc