Giáo án Sinh học 7 - Bài 21 - Thực hành mổ và quan sát tôm sông

BÀI 21. THỰC HÀNH

MỔ VÀ QUAN SÁT TÔM SÔNG

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

- HS mổ và quan sát cấu tạo mang: nhận biết phần gốc chân ngực và các lá mang.

- Nhận biết một số nội quan của tôm như: hệ tiêu hoá, hệ thần kinh.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng mổ động vật không xương sống.

- Biết sử dụng các dụng cụ mổ.

3. Thái độ: Giáo dục thái độ nghiêm túc, cẩn thận.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.

1. Giáo viên:

- Mẫu vật: Tôm còn sống 2 con

- Dụng cụ: Chậu mổ, bộ đồ mổ, đinh ghim, kính lúp, khăn lau, chậu nước sạch

- Tranh phóng to H23.1, H23.2

2. Học sinh:

- Tôm sông còn sống: Mỗi nhóm 2 con tôm sông.

- Đọc bài trước ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:(1’)

7A1 .

7A2 .

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

 ? Trình bày các phần phụ của Tôm sông?

3. Hoạt động dạy học:

*Mở bài : Trong lớp giác xác nói riêng và ngành chân khớp nói chung thường chọn con tôm làm đại diện (tôm sông). Vì nó dễ mổ, dễ quan sát và có cấu tạo rất tiêu biểu. Để củng cố và làm rõ hơn về các kiến thức đã học chúng ta sẽ tiến hành mổ và quan sát con tôm sông.

 

doc 3 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 625Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 7 - Bài 21 - Thực hành mổ và quan sát tôm sông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12	Ngày soạn: 09/11/2017
Tiết 24 	Ngày dạy: 11/11/2017
BÀI 21. THỰC HÀNH
MỔ VÀ QUAN SÁT TÔM SÔNG
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức: 
- HS mổ và quan sát cấu tạo mang: nhận biết phần gốc chân ngực và các lá mang.
- Nhận biết một số nội quan của tôm như: hệ tiêu hoá, hệ thần kinh.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng mổ động vật không xương sống.
- Biết sử dụng các dụng cụ mổ.
3. Thái độ: Giáo dục thái độ nghiêm túc, cẩn thận.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
1. Giáo viên:
- Mẫu vật: Tôm còn sống 2 con
- Dụng cụ: Chậu mổ, bộ đồ mổ, đinh ghim, kính lúp, khăn lau, chậu nước sạch
- Tranh phóng to H23.1, H23.2
2. Học sinh:
- Tôm sông còn sống: Mỗi nhóm 2 con tôm sông.
- Đọc bài trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:(1’)
7A1........................................ 
7A2........................................ 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 ? Trình bày các phần phụ của Tôm sông?
3. Hoạt động dạy học:
*Mở bài : Trong lớp giác xác nói riêng và ngành chân khớp nói chung thường chọn con tôm làm đại diện (tôm sông). Vì nó dễ mổ, dễ quan sát và có cấu tạo rất tiêu biểu. Để củng cố và làm rõ hơn về các kiến thức đã học chúng ta sẽ tiến hành mổ và quan sát con tôm sông.
Hoạt động 1. Mổ và quan sát mang tôm(10’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Phân chia nhóm thực hành và kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
- GV nêu yêu cầu của tiết thực hành như SGK.
- Cho HS quan sát H23.1, hướng dẫn cách mổ trên mẫu vật:
Các bước mổ:
-Bước 1: Dùng kẹp nâng và dùng kéo cắt theo đường chấm gạch
-Bước 2: Khẽ gỡ một chân ngực kèm lá mang gốc
-Bước 3: Dùng kính lúp quan sát lá mang ở gốc à nhận biết các bộ phận
- Chú thích vào hình 23.1 A,B (Cụm từ chú thích: Đốt gốc chân ngực, lá mang, bó cơ)
- lưu ý HS: cách gỡ chân ngực: kẹp chắc rút
- Cho HS thảo luận ý nghĩa đặc điểm cúa lá mang với chức năng hô hấp
- Có thể kết luận gì về đặc điểm hô hấp của tôm.?
- HS chia nhóm. Nhận đồ dùng, dụng cụ thực hành.
- Nghe yêu cầu giờ thực hành
- HS quan sát tranh và GV làm mẫu, ghi nhớ các bước
- Mổ theo hướng dẫn ở hình 23.1 A (sgk)
-Dùng kính lúp quan sát 1 chân ngực kèm theo lá mang ® nhận biết các bộ phận ® chú thích vào hình 23.1 A,B thay số 1, 2, 3, 4
- Thảo luận nhóm hoàn thành bảng
Ý nghĩa đặc điểm của lá mang
Đặc điểm lá mang
ý nghĩa
- Bám vào gốc chân ngực
- Thành túi mang mỏng
- Có lông phủ
-Tạo dòng nước đem theo oxi
- Trao đổi khí dễ dàng
- Tạo dòng nước
 - Tôm hô hấp bằng mang
Hoạt động 2. Mổ và quan sát cấu tạo trong của tôm(10’)	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV hướng dẫn:
*Cách mổ tôm:
-Bước 1: Găm con tôm nằm sấp trong khay mổ bằng 4 đinh ghim (2 ở gốc râu, 2 ở tấm lái)
-Bước 2: Dùng kẹp nâng, dùng kéo cắt 2 đường AB và A’B’; đếngốc 2 mắt kép thì cắt đường BB’
-Bước 3: Cắt hai đường AC và A’C’ xuống phía dưới
-Bước 4: Đổ nước ngập cơ thể tôm
-Bước 5: Dùng kẹp khẽ nâng tấm lưng vừa cắt bỏ ra ngoài 
* Quan sát các hệ cơ quan
a. Hệ tiêu hoá: Thực quản ngắn, dạ dày có màu tối. Cuối dạ dày có tuyến gan, ruột mảnh, hậu môn ở cuối đuôi tôm
-Thực hiện lệnh 2/b: chú thích tranh câm 23.3 B thay các số 3, 4, 6
-Hệ tiêu hóa của tôm có đặc điểm gì?
b. hệ thần kinh:
Dùng kéo và kẹp gỡ toàn bộ hệ cơ, nội tạng phần ngực và phần bụng ra (hoặc găm ngửa con tôm) à Quan sát, nhận biết, phân biệt 2 hạch não lớn ở giữa 2 mắtà vòng thần kinh hầuà chuỗi thần kinh ngựcà chuỗi thần kinh bụng 
-Thực hiện lệnh 2/c: chú thích tranh câm 23.3 C thay các số 1, 2, 5,7
-Hệ thần kinh của tôm có đặc điểm gì?
- HS thực hành theo nhóm, tiến hành mổ tôm lần lượt theo các thao tác 
chú ý: đổ ngập nước vào cơ thể tômà dùng kẹp nâng tấm lưng vừa cắt bỏ ra
- Dùng kính lúp quan sát các hệ cơ quan
- HS đọc TTSGK đối chiếu mẫu hoàn thành chú thích H23.3B
-Ống tiêu hóa: Miệng àThực quản à Dạ dày à Ruột à Hậu môn
+Tuyến tiêu hóa: Tuyến gan (vàng nhạt)
- Mổ theo hướng dẫn của lệnh mục 2 sgk
- Quan sát, nhận biết, phân biệt 2 hạch não lớn ở giữa 2 mắt, vòng thần kinh hầu, chuỗi thần kinh ngực, chuỗi thần kinh bụng
- thảo luận nhóm hoàn thành các chú thích H23.3C
-1Hạch não,2.Vòng thần kinh hầu.5.Khối hạch ngực,7.Chuỗi hạch bụng.
- Dạng chuỗi hạch, sát bụng
+Gồm 2 hạch não, vòng thần kinh hầu, khối hạch ngực, chuỗi hạch bụng
Hoạt động 4. Viết thu hoạch(15’)
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Hướng dẫn các nhóm viết thu hoạch
+ Hoàn thành bảng ý nghĩa đặc điểm của lá mang
+ Chú thích các hình 23.1B, 23.3B, C thay cho các chữ số
à nộp lấy điểm 15 phút thực hành
- HS lắng nghe, ghi nhớ yêu cầu. cách làm bài thu hoạch
à nộp lấy điểm 15 phút thực hành vào tiết sau
Đáp án:
Ý nghĩa đặc điểm của lá mang
Đặc điểm lá mang
ý nghĩa
- Bám vào gốc chân ngực
- Thành túi mang mỏng
- Có lông phủ
-Tạo dòng nước đem theo oxi
- Trao đổi khí dễ dàng
- Tạo dòng nước
Đáp án chú thích hình
H23.1	1. lá mang;	2. cấu tạo hình lông chim của lá mang
	3. bó cơ	4. đốt gốc chân ngực
H23.3B	3 dạ dày	4. tuyến gan	6. ruột
H23.3.C	1Hạch não	2.Vòng thần kinh hầu	
5.chuỗi thần kinh ngực	7.Chuỗi thần kinh bụng
IV. NHẬN XÉT, DẶN DÒ:
1. Nhận xét: (3’)
- Nhận xét tinh thần thái độ của các nhóm trong giờ học thực hành.
- Đánh giá mẫu mổ của các nhóm.
- GV căn cứ vào kĩ thuật mổ cho điểm các nhóm thực hiện tốt
- Các nhóm thu dọn vệ sinh.
2. Dặn dò: (1’)
- Hoàn thành bài thu hoạch nộp lấy điểm 15 phút thực hành
- Sưu tầm tranh ảnh một số đại diện của giáp xác.
- Kẻ phiếu học tập và bảng trang 81 SGK vào vở.
V. RÚT KINH NGHIỆM.
................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 12 tiet 24_12175872.doc