Giáo án Sinh học 7 - Tiết 26 Bài 25 - Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện

LỚP HÌNH NHỆN

BÀI 25 : NHỆN VÀ SỰ ĐA DẠNG CỦA LỚP HÌNH NHỆN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được khái niệm, các đặc tính về hình thái và hoạt động của lớp hình nhện.

- Mô tả được đặc điểm hình thái và hoạt động sống của nhện.

- Nêu được một số tập tính của lớp hình nhện.

- Trình bày được sự đạng của hình nhện và ý nghĩa thực tiễn của chúng.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát tranh, mẫu vật, phân tích.

- Kĩ năng hoạt động nhóm

3. Thái độ: có ý thức bảo vệ các loài hình nhện có lợi trong tự nhiên.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

- Một số hình ảnh đại diện lớp hình nhện; vai trò.

- Phiếu học tập, bảng phụ ghi nội dung phiếu học tập.

- Tranh câm H25.1 SGK; kính lúp;mẫu vật con nhện

 

doc 3 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 544Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 7 - Tiết 26 Bài 25 - Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13	Ngày soạn: 16/11/2017
Tiết 26 	Ngày dạy: 18/11/2017
LỚP HÌNH NHỆN
BÀI 25 : NHỆN VÀ SỰ ĐA DẠNG CỦA LỚP HÌNH NHỆN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nêu được khái niệm, các đặc tính về hình thái và hoạt động của lớp hình nhện.
- Mô tả được đặc điểm hình thái và hoạt động sống của nhện.
- Nêu được một số tập tính của lớp hình nhện.
- Trình bày được sự đạng của hình nhện và ý nghĩa thực tiễn của chúng.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát tranh, mẫu vật, phân tích.
- Kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ: có ý thức bảo vệ các loài hình nhện có lợi trong tự nhiên.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Một số hình ảnh đại diện lớp hình nhện; vai trò.
- Phiếu học tập, bảng phụ ghi nội dung phiếu học tập.
- Tranh câm H25.1 SGK; kính lúp;mẫu vật con nhện
2. Học sinh: 
- con nhện vườn
- Kẻ sẵn bảng 1,2 vào vở.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:(1’)
7A1........................................ 
7A2........................................ 
2. Kiểm tra bài cũ: (6’)
Trình bày sự đa dạng của giáp xác và vài trò của giáp xác?
3. Hoạt động dạy học:
* Mở bài: GV giới thiệu lớp hình nhện: là động vật có kìm, là chân khớp ở cạn đầu tiên với sự xuất hiện của phổi và ống khí, hoạt động chủ yếu về đêm.
Giới thiệu đại diện của lớp là con nhện.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhện(18’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv phát kính lúp cho các nhóm. Yêu cầu HS đọc hướng dẫn quan sát mẫu con nhện, đối chiếu với hình 25.1 SGK -> trả lời.
+ Cơ thể nhện chia thành mấy phần. Xác định giới hạn mỗi phần.
+ Mỗi phần có những bộ phận nào?
- GV yêu cầu HS quan sát tiếp hình 25.1, hoàn thành bài tập bảng 1 trang 82.
- GV treo bảng 1 đã kẻ sẵn, gọi HS lên bảng điền.
- GV chốt lại bằng bảng kiến thức chuẩn.
? cấu tạo ngoài của nhện và tôm khác nhau như thế nào?
- Căn cứ vào sự phân chia các phần cơ thể, số lượng chân bò, cơ quan hô hấp của nhện. Nêu khái niệm lớp hình nhện?
- Chăng lưới GV yêu cầu HS quan sát H25.2 SGK, đọc chú thích và sắp xếp quá trình chăng lưới theo thứ tự đúng.
- GV chốt lại đáp án đúng:
- Bắt mồi GV yêu cầu HS đọc thông tin về tập tính săn mồi của nhện và sắp xếp lại theo thứ tự đúng.
- GV cung cấp đáp án đúng: 
- GV có thể cung cấp thêm thông tin: có 2 loại lưới:+ Hình phễu (thảm): chăng ở mặt đất+ Hình tấm: Chăng ở trên không
+ tập tính ôm trứng (nhện cái)
a. Đặc điểm cấu tạo:
- HS quan sát hình 25.1 trang 82, đọc chú thích, xác định các bộ phận trên mẫu con nhện.
- Cơ thể gồm 2 phần:
+ Đầu ngực: đôi kìm, đôi chân xúc giác, 4 đôi chân bò.
Bụng: khe thở, lỗ sinh dục, núm tuyến tơ.
- HS làm rõ chức năng từng bộ phận, điền vào bảng1.
- HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung
b. khái niệm
- HS rút ra khái niệm lớp hình nhện dựa vào các đặc điểm tiêu biểu của nhện
c. Tập tính
- Đại diện nhóm trình bày đáp án, các nhóm khác bổ sung.
- 1 HS nhắc lại thao tác chăng lưới đúng. 1c - 2b – 3d – 4a
- thao tác săn mồi:4, 1, 2,3 (kết quả đúng từ trên xuống dưới)
- Thống kê số nhóm làm đúng.
- Lắng nghe GV giảng.
Tiểu kết: a.Đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện.
Các phần cơ thể
Tên bộ phận quan sát
Chức năng
Đầu – ngực
- Đôi kìm có tuyến độc.
- Đôi chân x/giác phủ đầy lông
- 4 đôi chân bò
- Bắt mồi và tự vệ
-Cảm giác về khứu giác,x/ giác
- Di chuyển chăng lưới
Bụng
- Đôi khe thở
- 1 lỗ sinh dục
- Các núm tuyến tơ
- Hô hấp
- Sinh sản
- Sinh ra tơ nhện
 b. Tập tính: Chăng lưới, săn bắt mồi sống, ôm trứng (nhện cái).Hoạt động chủ yếu vào ban đêm.
* Khái niệm lớp hình nhện: cơ thể gồm 2 phần: đầu-ngực; bụng với 4 đôi chân bò, hô hấp bằng phổi
Hoạt động 2. Sự đa dạng của lớp hình Nhện(17’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và H25.3, H25.4,H25.5 SGK, nhận biết một số đại diện của hình nhện.
- GV thông báo thêm 1 số hình nhện: nhện đỏ hại bông, ve, mò, bọ mạt, nhện lông, 
- GV treo bảng phụ, gọi đại diện nhóm lên hoàn thành
- GV nhận xét, chốt đáp án
- Từ bảng 2, yêu cầu HS nhận xét:
+ Sự đa dạng của lớp hình nhện?
+ Nêu ý nghĩa thực tiễn của hình nhện?
Tích hợp Làm thế nào để bảo vệ sự đa dạng của lớp hình nhện?
- HS quan sát hình, đọc chú thích, ghi nhớ thông tin, thảo luận nhóm hoàn thành bảng 2 SGK vào vở 
- Đại diện nhóm lên làm, nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS rút ra nhận xét sự đa dạng về: Số lượng loài, môi trường sống 
+ Mọi người đều phải có ý giữ gìn nhất là những loài có lợi
Tiểu kết:
- Lớp hình nhện đa dạng số lượng loài ( khoảng 36000 loài), môi trường sống, có tập tính phong phú.
- Đa số có lợi, một số gây hại cho người, động vật và thực vật.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
1. Củng cố: (2’)
- Yêu cầu HS làm bài tập trắc nghiệm: Đánh dấu X vào câu trả lời đúng
Câu 1: Để thích nghi với lối săn mồi, nhện có các tập tính:
 a. Chăng lưới b. Bắt mồi c. Cả a và b
Câu 2: Bọ cạp, ve bò, nhện đỏ hại bông xếp vào lớp hình nhện vì?
 a. Cơ thể có 2 phần đầu ngực và bụng b. Có 4 đôi chân bò c. Cả a và b
2. Dặn dò: (1’)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Chuẩn bị 1 con châu chấu.
V. RÚT KINH NGHIỆM.
................

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 13 TIET 26_12188152.doc