Giáo án Sinh học 8 - Học kỳ II - Lê Thị Yến

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết: Nêu được khái niệm “Thân nhiệt” và các cơ chế điều hòa thân nhiệt.

- Hiểu: Phân tích được những thay đổi của đai diện phát biểu, mạch máu khi thời tiết thay đổi liên quan đến thân nhiệt.

- Vận dụng: giải thích được cơ sở khoa học một số hiện tượng liên quan đến thân nhiệt và có những ứng dụng trong đời sống bằng cách chống nóng,lạnh cho cơ thể.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tư duy tổng hợp, khái quát hóa, hoạt động nhóm, vận dụng kiến thức vào thực tế.

II. CHUẨN BỊ Tranh phóng to về: Trồng cây xanh bảo vệ môi trường, xây hồ nước; tư liệu về trao đổi chất,

 

doc 79 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1301Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 8 - Học kỳ II - Lê Thị Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảng : Lớp 8b.................. Tiết theo TKB............. Sĩ số ................
 Lớp 8b.................. Tiết theo TKB............. Sĩ số ................
BÀI 50. VỆ SINH MẮT
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức
- Biết: Nêu được nguyên nhân các tật, bệnh của mắt và cách khắc phục. 
- Hiểu: Giải thích được cơ sở khoa học cách khắc phục các tật, bệnh về mắt. 
- Vận dụng: giải thích được ý nghĩa các biện pháp bảo vệ mắt. 
2. Kỹ năng: Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, thảo luận nhóm. 
3. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ vệ sinh phòng tránh các bệnh, tật về mắt. 
II. CHUẨN BỊ Tranh vẽ phóng to hình 50-1 – 4 (sgk). 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ:	 
- Vẽ sơ đồ cấu tạo cầu mắt ? Cấu tạo cầu mắt như thế nào ? 
- Sự tạo ảnh ở màng lưới như thế nào ? Tại sao ảnh của vật hiện lên điểm vàng lại nhìn rõ vật ? 
2. Bài mới: 
Mở bài: Hãy nêu các bệnh, tật của mắt mà em biết ? Cách phòng các bệnh tật này như thế nào ? 
Hoạt động 1: Tìm hiểu các tật của mắt và cách khắc phục
Hoạt động của GV
H.đ. của HS
Nội dung
Thế nào là tật cận thị và viễn thị ? 
Treo tranh, hướng dẫn hs rút ra kết luận về nguyên nhân và cách khắc phục 2 tật này . 
Yêu cầu học sinh hoàn thành bảng so sánh tật cận với viễn thị. 
Cá nhân đọc thông tin qs tranh, t.luận nhóm 
Đại diện phát biểu, nghe giáo viên bổ sung, h.chỉnh nội dung trên tranh, 
I. Cung phản xạ sinh dưỡng: 
Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần. 
Viễn thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa. 
Các tật của mắt
Nguyên nhân 
Cách khắc phục
Cận thị
Bẩm sinh cầu mắt dài, 
Không giữ khoảng cách đúng trong vệ sinh học đường 
Đeo kính cận (kinh lõm, kính mặt lõm)
Viễn thị 
Bẩm sinh cầu mắt ngắn, 
Thể thủy tinh bị lão hóa (người già) mất khả năng điều tiết. 
Đeo kính viễn (kính hội tụ, kính mặt lồi)
Làm thế nào để phòng tật cận thị ? 
Cá nhân đại diện phát biểu. 
* Phòng tật cận thị: 
Đọc sách nơi đủ ánh sáng, 
Ngồi đúng tư thế khi học tập  
Hoạt động2:Tìm hiểu các bệnh về mắt
Hoạt động của GV
H.đ. của HS
Nội dung
Yêu cầu học sinh đọc thông tin ô ð, 
+ Hãy nêu nguyên nhân của bệnh đau mắt hột ? 
Yêu cầu học sinh đại diện p.biểu, b.sung. 
Để phòng tránh các bệnh về mắt chúng ta cần làm gì ? 
Cá nhân đọc thông tin theo hướng dẫn, 
Đại diện phát biểu, bổ sung. 
Nghe giáo viên thuyết trình hoàn chỉnh ndung. 
II. Bệnh về mắt: 
* Bệnh đau mắt hột: 
Nguyên nhân: Do virut gây nên 
Đường lây: dùng chung khăn, chậu với người bệnh hoặc tắm rữa trong nước ao tù. 
Hậu quả: mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên, khi hột vỡ thành sẹo làm lông mi quặm làm đục màng giác dẫn đến mù lòa. 
Phòng bệnh: khôgn dùng chung khăn, chậu với người bệnh 
* Các bệnh khác: đau mắt đỏ, viêm kết mạc, khô mắt,  
² Phòng bệnh: 
Rữa mắt thường xuyên bằng nước muối loãng 
Không dùng chung khăn , 
Ăn uống đủ vitamin  
3. Củng cố : Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi sách giáo khoa. 
4. Dặn dò: 
- Xem trước nội dung bài 51 
- Đọc mục “Em có biết”
DUYỆT CỦA BGH
..
Phú bình , ngày ..tháng ..năm 20.
DUYỆT CỦA TCM
Tiết :53
Ngày soạn:...................
 Ngày giảng : Lớp 8b.................. Tiết theo TKB............. Sĩ số ................
 Lớp 8b.................. Tiết theo TKB............. Sĩ số ................
BÀI 51. CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức
- Biết: Xác định được các thành phần của cơ quan phân tích thính giác, 
- Hiểu: Mô tả được cấu tạo các bộ phận của tai, cơ quan Coocti, trình bày được quá trình thu nhận cảm giác âm thanh. 
- Vận dụng: Giải thích được cơ sở khoa học các bệnh về tai. 
2. Kỹ năng: Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, thảo luận nhóm. 
3. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ vệ sinh tai. 
II. CHUẨN BỊ Tranh vẽ phóng to hình 51-1, 2 (sgk). 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ:	 
- Phân biệt cận thị với viễn thị về nguyên nhân, cách khắc phục ? 
- Nêu nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục bệnh đau mắt hột ? Muốn phòng các bệnh về mắt cần phải có những biện pháp nào ? 
2. Bài mới: 
Mở bài: Chúng ta nhận biết được âm thanh nhờ cơ quan phân tích thính giác. Cấu tạo cơ quan phân tích thính giác gồm những bộ phận nào ? Cơ quan Coocti có vai trò quan trọng trong việc thu nhận âm thanh. 
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo tai
Hoạt động của GV
H.đ. của HS
Nội dung
Yêu cầu học sinh quan sát hình 51-1, đọc thông tin, thảo luận nhóm chọn các chú thích phù hợp hoàn thành vào bài tập mục Ñ để hoàn thành Về các thành phần cấu tạo của tai và chức năng của chúng. 
Treo tranh, hướng dẫn hs rút ra kết luận về cấu tạo của tai. 
Yêu cầu học sinh kết hợp quan sát hình 51-2 với đọc thông tin nêu cấu tạo và chức năng của ốc tai. 
Cá nhân đọc thông tin qs tranh, t.luận nhóm 
Đại diện phát biểu, nghe giáo viên bổ sung, h.chỉnh nội dung trên tranh, 
Quan sát tranh, đọc thông tin, đại diện phát biểu, bổ sung. 
I. Cấu tạo của tai: Gồm: 
Tai ngoài: 
 + Vành tai: Hứng sóng âm, 
 + Ống tai: Hướng sóng âm 
 + Màng nhĩ: Khuếch tán âm thanh. 
Tai giữa: 
 + Chuỗi xương tai: truyền sóng âm, 
 + Vòi nhĩ: Cân bằng áp suất 2 bên màng nhĩ, 
Tai trong: 
+ Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên: thu nhận thông tin về sự chuyển động và vị trí của cơ thể trong không gian, 
 + Ốc tai: Thu nhận các kích thích của sóng âm. 
* Cấu tạo của ốc tai: gồm 
+ Ốc tai xương (ngoài) xoắn 2, 5 vòng. 
 + Ốc tai màng (lót trong) 
Màng tiền đình(trên) 
Màng cơ sở (dưới): Có cơ quan Coocti chứa các tế bào thụ cảm thính giác. 
Hoạt động 2:Tìm hiểu chức năng thu nhận sóng âm.
Hoạt động của GV
H.đ. của HS
Nội dung
Y.cầu học sinh đọc thông tin ô ð, mục II
+ Hãy nêu quá trình thu nhận sóng âm ở tai ? 
Yêu cầu học sinh đại diện p.biểu, b.sung. 
Hướng dẫn học sinh nhận biết trên tranh phóng to. 
Cá nhân đọc thông tin theo hướng dẫn, 
Đại diện phát biểu, bổ sung. 
Nghe giáo viên thuyết trình hoàn chỉnh ndung trên tranh. 
II. Chức năng thu nhận sóng âm; 
Sóng âm vào tai làm run màng nhĩ tác động lên chuỗi xương tai rồi lên cửa bầu dục làm chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch làm run màng cơ sở kích thích tế bào TCTG ở cơ quan Coocti xuất hiện xung thần kinh lên vùng thính giác giúp ta nhận biết âm thanh. 
Hoạt động 3:Tìm hiểu các biện pháp vệ sinh tai
Hoạt động của GV
H.đ. của HS
Nội dung
Y.cầu học sinh đọc thông tin ô ð, mục III
+ Hãy nêu bảo vệ tai ? 
Yêu cầu học sinh đại diện p.biểu, b.sung. 
Cá nhân đọc thông tin theo hướng dẫn, 
Đại diện phát biểu, bổ sung. 
III. Vệ sinh tai: 
Dùng tăm bông để lấy ráy tai, không dùng những vật nhọn làm tổn thương màng nhĩ. 
Trẻ em tránh để viêm họng (sẽ dẫn đến viêm tai giữa) 
Có biện pháp làm giảm tiếng ồn để bảo vệ màng nhĩ. 
3. Củng cố : Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi sách giáo khoa. 
4. Dặn dò: 
- Xem lại khái niệm “Phản xạ cở bài 6”, coi trước nội dung bài 52 
- Đọc mục “Em có biết”
Tiết :54
Ngày soạn:...................
 Ngày giảng : Lớp 8b.................. Tiết theo TKB............. Sĩ số ................
 Lớp 8b.................. Tiết theo TKB............. Sĩ số ................
BÀI 52. PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức
- Biết: Phát biểu được khái niệm PXKĐK và PXCĐK, ý nghĩa PXCĐK với đời sống. 
- Hiểu: Phân biệt và cho được ví dụ PXKĐK và PXCĐK, nêu được điều kiện thành lập PXCĐK. 
- Vận dụng: Nêu được ví dụ về quá trình hình thành PXCĐK. 
2. Kỹ năng: Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, liên hệ thực tế 
II. CHUẨN BỊ Tranh vẽ phóng to hình 52-1, 2, 3, 4 (sgk). 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ:	 
- Nêu cấu tạo của tai ? 
- Nêu cấu tạo của ốc tai ? Quá trình thu nhận sóng âm diễn ra như thế nào ? 
2. Bài mới: 
Mở bài: Phản xạ là gì ? Có những loại phản xạ nào ? 
Hoạt động 1: Phân biệt PXCĐK và PXKĐK
Hoạt động của GV
H.đ. của HS
Nội dung
Yêu cầu học sinh đọc thông tin, thảo luận nhóm hoàn thành bài tập mục Ñ: xác định PXKĐK và PXCĐK trong bảng 52-1, tìm thêm VD. 
Hướng dẫn hs rút ra kết luận về PXKĐK và PXCĐK. 
Cá nhân đọc thông tin t.luận nhóm . 
Đại diện phát biểu, nghe giáo viên bổ sung, h.chỉnh nội dung. 
I. Phân biệt PXCĐK và PXKĐK: 
PXKĐK: là phản xạ sinh ra đã có, không cần học tập. VD: Đi nắng, mặt đỏ, đổ mồ hôi,  
PXCĐK: là phản xạ được hình thành trong đời sống qua một quá trình học tập, rèn luyện. VD: Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe, 
Hoạt động 2:Tìm hiểu sự hình thành PXCĐK
Hoạt động của GV
H.đ. của HS
Nội dung
Hướng dẫn học sinh quan sát tranh phóng to hình 52-1 ® 52-3 Sự hình thành phản xạ có điều kiện của Nhà sinh lí học người Nga. 
Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm lấy vd khác và nêu điều kiện của PX. 
Hướng dẫn học sinh lấy Vd ngược lại để đi đến ức chế PXCĐK . 
Cá nhân quan sát tranh theo hướng dẫn sự hình thành PXCĐK. 
Thảo luận nhóm. Đại diện phát biểu, bổ sung. 
Nghe giáo viên thuyết trình hoàn chỉnh ndung. 
II. Sự hình thành PXCĐK: 
Hình thành PXCĐK: 
* Điều kiện: 
Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện, 
Quá trình kết hợp phải lặp lại nhiều lần và thường xuyên được củng cố. 
* Ví dụ: Kết hợp cho cá ăn khi có tiếng kẻng 
Ức chế PXCĐK: 
PXCĐK sẽ mất dần nếu không được thường xuyên củng cố, 
Ý nghĩa: 
 + Đảm bảo thích nghi với điều kiện môi trường sống luôn thay đổi, 
 + Hình thành các thói quen và tập quán tốt ở người. 
Hoạt động 3:So sánh tính chất của PXCĐK và PXKĐK
Hoạt động của GV
H.đ. của HS
Nội dung
Y.cầu học sinh đọc thông tin bảng 52-2, mục III hướng dẫn học sinh hoàn thành bảng, rút ra điểm khác nhau. 
Cá nhân đọc thông tin hoàn thành theo hướng dẫn,Đ.diện phát biểu, bổ sung. 
III. So sánh các tính chất của PXKĐK và PXCĐK: 
Tính chất của phản xạ không điều kiện
Tính chất của phản xạ không điều kiện
Trả lời các kt KĐK 
Bẩm sinh 
Bền vững 
Có tính di truyền, mang tính chủng loại 
Số lượng hạn chế 
Cung px đơn giản 
Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống 
Trả lời kt CĐK 
Hình thành qua rèn luyện, học tập trong đ.s. 
Dể mất khi không được củng cố 
Có t/c cá thể không di truyền 
Số lượng không hạn định 
Hình thành đường liên hệ tạm thời 
Trung ương chủ yếu ở vỏ não. 
Yêu cấu học sinh đọc thông tin ô ð, 
Giữa chúng có mối liên hệ gì với nhau ? 
Cá nhân đọc thông tin, đại diện phát biểu. 
* Mối liên hệ: 
PXKĐK là cơ sở để hình thành PXCĐK, 
Kết hợp kích thích có điều kiện trước kích thích không điều kiện một thời gian ngắn. 
3. Củng cố : Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi sách giáo khoa. 
4. Dặn dò: Xem trước nội dung các bài 38, 46, 47, 49, 50, 52 chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết. 
Tiết :55 
Ngày soạn:...................
 Ngày giảng : Lớp 8b.................. Tiết theo TKB............. Sĩ số ................
 Lớp 8b.................. Tiết theo TKB............. Sĩ số ................
KIỂM TRA GIỮA KỲ II
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức
- Biết: những kiến thức cơ bản của chương VI - IX
- Hiểu: những nội dung cơ bản của từng chương bài
-Vận dụng: trả lời những câu hỏi trong bài kiểm tra
2. Kỹ năng : vận dụng làm bài kiểm tra
II. CHUẨN BỊ GV: đề bài + đáp án + thang điểm
III. MA TRẬN 
Chủ đề (Nội dung, chương )
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng (Ở cấp độ thấp )
Vận dụng (Ở cấp độ cao )
Chương VII : Bài tiết .
Hệ bài tiết
20% = 2 điểm
100 % =2 điểm
Chương VIII: Da
Cấu tạo và chức năng của da
Phòng chống bệnh ngoài da
40 % = 4 điểm
50% = 2,5 điểm
50% = 1,5 điểm
Chương IX: Thần kinh và giác quan 
Cấu tạo của tủy sống 
 Chức năng của tủy sống
40 % = 4 điểm
 62,5 % = 2,5 điểm
37,5% = 1,5 điểm
Tổng số câu
Số điểm
2 câu
= 4,5 điểm
2 câu
= 3,5 điểm
1 câu 
= 2 điểm
VI. ĐỀ BÀI
Câu 1: (2 điểm) Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì? Việc bài tiết chúng do các cơ quan nào đảm nhận?
Câu 2: (4 điểm) 
a) Những đặc điểm cấu tạo nào của da giúp da thực hiện chức năng bảo vệ và điều hòa thân nhiệt?
b) Muốn phòng bệnh lang ben, các em phải làm gì?
Câu 3: (4 điểm) Nêu cấu tạo và chức năng của tủy sống.
V. ĐÁP ÁN:
Câu 1: * Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể: CO2, mồ hôi, nước tiểu (1 đ)
 * Các cơ quan bài tiết các sản phẩm trên: 
- Hệ hô hấp thải CO2 (0,25đ)
- Da thải mồ hôi (0,25 đ)
- Hệ bài tiết nước tiểu thải nước tiểu (0,5 đ)
Câu 2: 
* Đặc điểm cấu tạo của da thực hiện chức năng bảo vệ: (1,5 đ)
 - Tầng sừng gồm các TB xếp sít nhau, đã chết và hóa sừng, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn (0,5 đ)
 - Tuyến nhờn tiết chất nhờn làm cho da mềm mại và tránh thấm nước làm hạn chế vi khuẩn và các chất độc hại thấm qua da. (0,5 đ)
 - Lớp bì gồm các các sợi liên kết bền chặt làm giảm bớt sự va chạm của các tác nhân cơ học. (0,5 đ)
* Đặc điểm cấu tạo của da thực hiện chức năng điều hòa thân nhiệt: (1 đ)
 - Có hệ thống mao mạch ở lớp bì. (0,5 đ)
 - Tuyến mồ hôi, cơ co chân lông, lớp mỡ... (0,5 đ)
b) Muốn phòng bệnh lang ben ta phải: (1,5 đ)
 - Giữ da sạch, khô ráo (0,75 đ)
 - Không mặc quần áo ẩm ướt, rửa mặt phải dùng khăn sạch lau khô, không dùng chung khăn, quần áo với người bệnh. (0,75 đ)
Câu 3:
* Cấu tạo ngoài (1 đ):
 - Nằm trong cột sống từ đốt cổ I đến đốt thắt lưng II (0,25 đ)
 - Hình trụ, dài 50 cm, đường kính 1cm, màu trắng, mềm. (0,25 đ)
 - Có hai chỗ phình ở cổ và thắt lưng. (0,25 đ)
 - Có rãnh trước, rãnh sau và rãnh bên...(0,25 đ)
* Cấu tạo trong: (1,5 đ)
 - Màng não tủy gồm 3 lớp... (0,25 đ)
 - Chất trắng nằm ngoài... (0,5 đ)
 - Chất xám hình chữ H nằm trong... (0,75 đ)
* Chức năng tủy sống: (1,5 đ)
 - Chất xám là căn cứ của các phản xạ không điều kiện (0,75 đ)
 - Chất trắng là các đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tủy sống với nhau và với bộ não. (0,75 đ)
 3. Củng cố : thu bài nhân xét , đánh giá tinh thần thái độ làm bài tập của học sinh
Dặn dò : về nhà nghiên cứu nội dung bài 53
Tiết :56 
 Ngày soạn:...................
 Ngày giảng : Lớp 8b.................. Tiết theo TKB............. Sĩ số ................
 Lớp 8b.................. Tiết theo TKB............. Sĩ số ................
BÀI 53. HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO Ở NGƯỜI
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức
- Biết: Nêu được vai trò của tiếng nói và chữ viết, tư duy trừu tượng ở con người. 
- Hiểu: Phân tích được đặc điểm giống và khác nhau giữa các PXCĐK ở người với động vật nói chung và ở thú nói riêng. 
- Vận dụng: Xác định được các hoạt động thần kinh cấp cao ở người. 
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tư duy, suy luận. 
II. CHUẨN BỊ 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ:	 
2. Bài mới: 
Mở bài: Sự thành lập và ức chế các PXCĐK có ý nghĩa rất lớn trong đời sống cũng như trong học tập. Như vậy có gì giống và khác nhau giữa các PXCĐK ở người với động vật. 
Hoạt động 1:Tìm hiểu sự thành lập và ức chế các PXCĐK ở người
Hoạt động của GV
H.đ. của HS
Nội dung
Yêu cầu học sinh đọc thông tin, 
Phân tích: điểm giống về điều kiện hình thành, ức chế, ý nghĩa với đời sống, Điểm khác: Số lượng và mức độ phức tạp của các phản xạ. 
Hướng dẫn hs lấy VD và rút ra kết luận về ý nghiã của sự thành lập và ức chế các PXCĐK. 
Cá nhân đọc thông tin, nghe gv phân tích. 
Đại diện phát biểu lấy ví dụ, nghe giáo viên bổ sung, h.chỉnh nội dung. 
I. Sự thành lập và ức chế các PXCĐK ở người: 
Sự hình thành và ức chế các PXCĐK là 2 quá trình thuận nghịch quan hệ mật thiết với nhau, là cơ sở để hình thành các thói quen và tập quán, nếp sống có văn hóa ở người. 
Hoạt động 2:Tìm hiểu vai trò của tiếng nói và chữ viết ở người.
Hoạt động của GV
H.đ. của HS
Nội dung
Hướng dẫn học sinh đọc thông tin mục II. 1 và 2. thuyết trình cho học sinh thấy được vai trò của tiếng nói và chữ viết. 
Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm lấy vd khác. 
Cá nhân đọc thông tin hướng dẫn về vai trò của tiếng nói và chữ viết. 
Thảo luận nhóm. Đại diện phát biểu, bs. 
Nghe giáo viên thuyết trình hoàn chỉnh ndung. 
II. Vai trò của tiếng nói và chữ viết:
* Sự hình thành tiếng nói và chữ viết ở người cũng là kết quả của một quá trình học tập, là quá trình hình thành các PXCĐK cấp cao. 
Tiếng nói và chữ viết là cơ sở để gây ra các PXCĐK cấp cao. Ví dụ: Người có thể xúc động (vui, buồn, phẫn nộ) khi đọc những thông tin trên sách báo 
Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp giúp con người hiểu nhau. Ví dụ: Kinh nghiệm sản xuất,  của con người truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm tư duy trừu tượng.
Hoạt động của GV
H.đ. của HS
Nội dung
Thuyết trình thông tin theo mục III sách giáo khoa và minh họa bằng các ví dụ cụ thể: 
Dùng các từ, ngữ để diễn đạt sự vật, hiện tượng ® khái niệm ® đọc (nghe) ® hiểu. 
Cá nhân nghe giáo viên hướng dẫn thông tin. 
III. Tư duy trừu tượng: 
Nhờ ngôn ngữ mà từ những tính chất của sự vật hiện tượng con người khái quát hóa bằng các khai niệm. 
Khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa là cơ sở của tư duy trừu tượng (chỉ có ở người) 
3. Củng cố : Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi sách giáo khoa. 
4. Dặn dò: Xem trước nội dung bài 54
Tiết :57
 Ngày soạn:...................
 Ngày giảng : Lớp 8b.................. Tiết theo TKB............. Sĩ số ................
 Lớp 8b.................. Tiết theo TKB............. Sĩ số ................
BÀI 54. VỆ SINH HỆ THẦN KINH
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức
- Biết: Nêu được ý nghĩa của giấc ngủ với sức khỏe, tác hại của matúy với sức khỏe và với hệ thần kinh. 
- Hiểu: Phân tích được ý nghĩa của giấc ngủ, lao động và nghỉ ngơi hợp lí với sức khỏe con người. 
- Vận dụng: Xác định được cho bản thân một kế hoạch học tập, nghỉ ngơi hợp lí để bảo vệ sức khỏe học tập. 
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tư duy, liên hệ thực tế. 
3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn sức khỏe, có thái độ tránh xa matúy. 
II. CHUẨN BỊ Tranh phóng to về tác hại của các chất gây nghiện: rượu, thuốc lá, ma túy
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ:	 
Sự thành lập và ức chế các PXCĐK có ý nghĩa như thế nào trong đời sống con người ? Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì ? 
2. Bài mới: 
Mở bài: Hệ thần kinh có vai trò điều khiển, điều hòa hoạt động các cơ quan trong cơ thể. Làm thế nào để bảo vệ hệ thần kinh ? 
Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của giấc ngủ đối với sức khỏe
Hoạt động của GV
H.đ. của HS
Nội dung
Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trả lời 2 câu hỏi mục Ñ. 
Bổ sung: Muốn có giấc ngủ tốt, sâu: px trước khi ngủ (rửa mặt, đánh răng, ngủ đúng giờ, hít thở sâu), tránh những yếu tố ảnh hưởng: ăn quá no, dùng chất kích thích; đảm bảo không khí yên tĩnh, không để dèn sáng 
Thảo luận nhóm, đại diện phát biểu, bổ sung. 
Nghe gv bổ sung. 
I. Ý nghĩa của giấc ngủ đối với sức khỏe: 
 Ngủ là nhu cầu sinh lí của cơ thể. 
Bản chất của giấc ngủ là 1 quá trình ức chế tự nhiên của bộ não có tác dụng bảo vệ, phục hồi khả năng làm viêc của hệ thần kinh. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của lao động và nghỉ ngơi hợp lí.
Hoạt động của GV
H.đ. của HS
Nội dung
Tại sao không nên làm việc quá sức và thức quá khuya ? 
Hướng dẫn học sinh rút ra kết luận . 
Học sinh dựa vào kiến thức thực tiễn, trả lời và rút ra kết luận. 
II. Lao động và nghỉ ngơi hợp lí: 
Lao động và nghỉ ngơi hợp lí để giữ gìn và bảo vệ hệ thần kinh. 
Biện pháp: 
 + Đảm bảo giấc ngủ hàng ngày dầy đủ, 
 + Sống thanh thản, tránh lo âu phiền muộn, 
 + Làm việc và nghỉ ngơi hợp lí. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu các chất có ảnh hưởng xấu đến hoạt động của hệ thần kinh.
Hoạt động của GV
H.đ. của HS
Nội dung
Treo tranh, hướng dẫn học sinh nhận biết tác hại các chất gây nghiện. 
Giáo dục học sinh ý thức tránh các chất: ma túy, rượu, thuốc lá 
Cá nhân nghe giáo viên hướng dẫn thông tin. 
III. Tránh lạm dụng các chất kính thích và ức chế với hệ thần kinh: 
Chất kích thích: trà, cà phê,  gây mất ngủ 
Chất gây nghiện: rượu, thuốc lá, 
Chất làm suy giảm chức năng hệ thần kinh: moocphin, hêroin, 
3. Củng cố : Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi sách giáo khoa. 
4. Dặn dò: Xem trước nội dung bài 55 
Tiết :58 
Ngày soạn:...................
 Ngày giảng : Lớp 8b.................. Tiết theo TKB............. Sĩ số ................
 Lớp 8b.................. Tiết theo TKB............. Sĩ số ................
CHƯỠNG. NỘI TIẾT
BÀI 55. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ NỘI TIẾT
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức
- Biết: nêu được đặc điểm của tuyến nội tiết, phân biết với tuyến ngoại tiết. 
- Hiểu: Kể tên và xác định được vị trí các tuyến nội tiết chính. 
- Vận dụng: Từ vai trò, tính chất của hoocmon, học sinh xác định được tầm quan trọng của các tuyến nội tiết trong đời sống. 
2. Kỹ năng: Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình, hoạt động nhóm. 
II. CHUẨN BỊ Tranh vẽ phóng to hình 55-1, 55-2. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ:	 
Giấc ngủ có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể ? Làm thế nào để có giấc ngủ tốt
2. Bài mới: 
Mở bài: Cùng với hệ thần kinh, hệ nội tiết cũng có vai trò quan trọng trong việc điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể. vậy tuyến nội tiết là gì ? Có những tuyến nội tiết nào ? 
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc diểm của hệ nội tiết
Hoạt động của GV
H.đ. của HS
Nội dung
Yêu cầu học sinh đọc thông tin ô ð. 
Hãy nêu đặc điểm của hệ nội tiết ? 
Cá nhân đọc thông tin, đại diện phát biểu, bổ sung, 
I. Đặc điểm hệ nội tiết: Tuyến nội tiết sản xuất hoocmon theo đường máu đến cơ quan tác động. 
Hoạt động 2:Tìm hiểu đặc điểm khác nhau giữa tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết. 
Hoạt động của GV
H.đ. của HS
Nội dung
Treo tranh phóng to hình 43-2, yêu cầu học sinh trả lời 2 câu hỏi mục Ñ trong 5’. 
Yêu cầu học sinh đại diện phát biểu, bổ sung. 
Thông báo đáp án đúng 
Q.sát tranh, đọc thông tin theo hướng dẫn, 
Thảo luận nhóm, đại diện phát biểu, bổ sung. 
II. Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết: 
Tuyến nội tiết: chất tiết (hoocmon) ngấm thẳng vào máu đến thẳng cơ quan phản ứng. Ví dụ: tuyến yên, tụy, trên thận, 
Tuyến ngoại tiết: Chất tiết theo ống dẫn đến cơ quan tác động. Ví dụ: Tuyến mồ hôi, tuyến gan, tuyến nhờn, 
Hoạt động 3:Tìm hiểu tính chất và vai trò của hoocmon
Hoạt động của GV
H.đ. của HS
Nội dung
Hoocmon có những tính chất nào ? 
Yêu cầu học sinh đại diện phát biểu, bổ sung. 
Hướng dẫn học sinh lấy ví dụ minh họa. 
Thuyết trình những vai trò của hoocmon. 
Cá nhân đọc thông tin theo hướng dẫn,
Đại diện phát biểu, bổ sung. 
III. Hoocmon: 
 1) Tính chất của hoocmon: 
Tính đặc hiệu của hoocmon: Mỗi hoocmon chỉ ảnh hưởng đến

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh học 8 kỳ II - Lê Thị Yến.doc