Giáo án Sinh học - Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ

I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học này, học sinh cần phải :

1. Kiến thức

- Trình bày được cấu tạo của bắp cơ và tế bào cơ.

- Nêu được tính chất của cơ.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng tư duy, phân tích và khái quát vấn đề.

3. Thái độ

- Hình thành thái độ yêu thích môn học.

- Có trách nhiệm thực hiện các biện pháp giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe cho bản thân, cộng đồng .

II. Chuẩn bị của thầy – trò.

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Sách giáo khoa Sinh học 8

- Hình vẽ 9 -1, 9.2 sách giáo khoa trang 32.

- Tài liệu tham khảo có liên quan.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Sách giáo khoa Sinh học 8

- Học bài cũ và chuẩn bị tài liệu, tìm hiểu bài mới về cấu tạo và tính chất của cơ.

3. Phương pháp

- Dạy học nhóm, hoạt động nhóm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh để lĩnh hội kiến thức.

- Vấn đáp – gợi mở ; tìm tòi.

 

doc 7 trang Người đăng giaoan Lượt xem 7864Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học - Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ
Mục tiêu
Sau khi học xong bài học này, học sinh cần phải :
Kiến thức
Trình bày được cấu tạo của bắp cơ và tế bào cơ.
Nêu được tính chất của cơ.
Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng tư duy, phân tích và khái quát vấn đề.
Thái độ
Hình thành thái độ yêu thích môn học.
Có trách nhiệm thực hiện các biện pháp giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe cho bản thân, cộng đồng .
Chuẩn bị của thầy – trò.
Chuẩn bị của giáo viên
Sách giáo khoa Sinh học 8
Hình vẽ 9 -1, 9.2 sách giáo khoa trang 32.
Tài liệu tham khảo có liên quan.
Chuẩn bị của học sinh
Sách giáo khoa Sinh học 8
Học bài cũ và chuẩn bị tài liệu, tìm hiểu bài mới về cấu tạo và tính chất của cơ.
Phương pháp
Dạy học nhóm, hoạt động nhóm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh để lĩnh hội kiến thức.
Vấn đáp – gợi mở ; tìm tòi.
Tiến trình bài dạy
Ổn định tổ chức lớp : kiểm tra sĩ số, ổn định lớp ( 2 phút ).
Kiểm tra bài cũ ( 5 phút ).
Câu hỏi : 
- Xương được chia ra làm mấy loại?
Trình bày cấu tạo và chức năng của Xương dài.
Đặt vấn đề vào bài mới :
Bộ xương là bộ phận nâng đỡ,bảo vệ cơ thể, là nơi bám của các cơ. Ở những bài trước, chúng ta đã được học về cấu tạo, và chức năng của Xương. Bài hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cấu tạo cũng như những tính chất của cơ, xem các cơ trong cơ thể chúng ta có đặc điểm gì để nó có thể phối hợp với Xương và đảm bảo được hoạt động của hệ vận động.
Hoạt động dạy và học 
 Hoạt động 1 : Tìm hiểu cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ.
Mục tiêu : Sau khi học xong nội dung này, học sinh cần phải :
Trình bày được đặc điểm cấu tạo của một bắp cơ.
Rèn luyện được kĩ năng quan sát hình ảnh, khái quát vấn đề và liên hệ thực tế.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung chính
Giáo viên nói : 
Cơ bám vào xương, cơ co là xương cử động, vì vậy người ta gọi là cơ xương, hay cơ vân.
Mỗi loại cơ khác nhau người ta có cấu tạo và chức năng khác nhau. Có khoảng 600 cơ tạo thành hệ cơ, điển hình nhất là bắp cơ có hình thon dài.
Giáo viên : dùng hình 9.1 phóng to và yêu cầu học sinh quan sát, sau đó trình bày cấu tạo của một bắp cơ.
Câu hỏi tình huống :
 Tiết cơ là gì?
Giáo viên : yêu cầu các học sinh khác tham khảo nội dung sách giáo khoa mục I, trả lời câu hỏi.
Học sinh : lắng nghe phần bổ sung bài mới, tiếp thu kiến thức và ghi nhớ.
Học sinh : Quan sát hình vẽ, dựa vào thông tin sách giáo khoa mục I, trình bày cấu tạo của bắp cơ.
Yêu cầu nêu được :
Hai đầu bắp cơ có gân bám vào các xương qua khớp, phần giữa phình to là bụng cơ.
Bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó gồm rất nhiều sợi cơ, mỗi sợi cơ là một tế bào cơ, được bọc trong 1 màng liên kết. Mỗi tế bào cơ có rất nhiều nhân, và gồm nhiều tơ cơ. Tơ cơ lại được chia thành tơ cơ dày và tơ cơ mảnh, hai loại tơ cơ này xếp xen kẽ với nhau. Tơ cơ dày có mấu sinh chất, tơ cơ mảnh trơn. Đơn vị cấu trúc của tế bào cơ được ngăn cách với nhau bằng đĩa Z.
Học sinh : chú ý lắng nghe và ghi chép bài.
Học sinh : tham khảo nội dung mục I sách giáo khoa trả lời.
Yêu cầu nêu được: Tiết cơ là đơn vị cấu trúc của tế bào cơ, hai tiết cơ được ngăn cách với nhau bởi đĩa Z.
Hệ cơ xương ( cơ vân ) gồm 600 cơ tạo thành hệ cơ.
Mỗi loại cơ trên cơ thể có cấu tạo và chức năng khác nhau.
- Hai đầu bắp cơ có gân bám vào các xương qua khớp, phần giữa phình to là bụng cơ.
- Đơn vị cấu tạo nên tế bào cơ là tiết cơ, hai tiết cơ được ngăn với nhau bởi tấm Z, trên mỗi tiết cơ có đĩa sáng, đĩa tối xen kẽ nhau. Các tơ cơ tập trung thành tế bào cơ, nhiều sợi cơ tạo thành bó cơ, và nhiều bó cơ tạo thành bắp cơ.
- Chú ý : tế bào cơ là tế bào đa nhân.
-Tiết cơ là đơn vị cấu trúc của tế bào cơ. Được giới hạn bởi hai đĩa Z hai đầu.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất của cơ.
Mục tiêu : 
Sau khi học xong nội dung này, học sinh cần :
Trình bày được tính chất của cơ.
Rèn luyện khả năng tư duy, liên tưởng các vấn đề trực quan mô tả.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung chính
Giáo viên : 
Treo tranh phóng to hình 9.2, mô tả thí nghiệm.
Dụng cụ : 1 con ếch đã được làm bất động, nguồn điện kích thích, và dụng cụ đo nhịp co cơ có cấu tạo như hình vẽ.
Cách làm : rạch lớp da phần cẳng chân con ếch, để lộ bắp cơ, sau đó dùng nguồn điện kích thích vào phần đùi ếch.
Yêu cầu học sinh dự đoán kết quả và giải thích hiện tượng.
Giáo viên yêu cầu 1 học sinh ngồi trên ghế, thả lỏng chân, sau đó lấy búa y tế gõ nhẹ vào gân xương bánh chè.
Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm, giải thích cơ chế phản xạ của sự co cơ.
Giáo viên đặt ra câu hỏi tình huống :
Nếu gập cẳng tay một góc 120 độ, dùng bàn tay chặt nhanh và mạnh vào bắp cơ ở trước cánh tay, thấy hiện tượng gì xảy ra?
Học sinh : Chú ý theo dõi
Yêu cầu nêu được :
Hiện tượng :
Cẳng chân ếch co lên.
Cơ giãn ra làm cần ghi kéo lên, rồi hạ xuống, đầu kim vẽ ra đồ thị một nhịp co cơ.
Cơ hoạt động nhờ sự chỉ đạo của các dây thần kinh, khi kích thích vào các dây thần kinh này, làm cho tơ co, lúc này tơ mảnh sẽ xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ ngắn lại. Nếu dừng kích thích, cơ trở lại trạng thái bình thường.
Học sinh : liên hệ thực tế, quan sát thí nghiệm, dựa vào sách giáo khoa trả lời.
Yêu cầu nêu được :
Hiện tượng : phần cẳng chân đá về phía trước.
Học sinh nêu được :
Khi kích thích một tác nhân vào dây thần kinh chỉ đạo bắp cơ thì cơ sẽ phản ứng lại bằng cách co lên. Khi cơ co lên, tơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ ngắn lại, xảy ra hiện tượng co cơ, khi dừng kích thích, cơ dần trở lại trạng thái bình thường.
Học sinh có thể làm trực tiếp, sau đó vận dụng kiến thức trả lời.
Yêu cầu nêu được :
Thấy xuất hiện một khúc cuộn ở bắp cơ giống như hình con chuột.
Tính chất của cơ là sự co và dãn cơ.
Khi cơ co, chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh.
Ở trạng thái thả lỏng tối đa, gân xương bánh chè bị tác dụng một lực. Khi đó, ngay lập tức tại bắp cơ đùi xuất hiện một dây thần kinh hướng tâm về trung ương thần kinh tại dây sống, sau đó, lại xuất hiện một dây thần kinh li tâm từ tủy sống về bó cơ, làm cho bắp cơ co lại, gây ra phản xạ đá chân lên.
- Khi tác dụng một lực nhanh và mạnh, các bắp cơ sẽ co một cách tức thời, đồng thời làm xuất hiện một khúc cuộn mà chúng ta vẫn gọi là con chuột.
 Hoạt động 3 : Tìm hiểu ý nghĩa của hoạt động co cơ
Mục tiêu : Sau khi học xong nội dung này, học sinh cần phải :
Trình bày được ý nghĩa của hoạt động co cơ.
Hình thành được ý thức bảo vệ sức khỏe, và ăn uống, ngủ nghỉ hợp lí để có một hệ cơ khỏe mạnh.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung chính
Giáo viên nói : gập cẳng tay vào sát với cánh tay, chúng ta thấy bắp cơ ở trước cánh tay nổi cuộn lên. Vậy, hãy cho biết sự co cơ có tác dụng gì?
Giáo viên nói : Vậy, hàng ngày chúng ta phải tập luyện cơ thương xuyên bằng cách luyện tập thể dục thể thao, ăn uống hợp lý và đầy đủ chất dinh dưỡng để có hệ cơ khỏe mạnh.
Học sinh : quan sát hình 9.4, giải thích.
Yêu cầu nêu được :
Cơ cánh tay co, đồng thời làm khớp khuỷu tay chuyển động, do đó, cơ co giúp chúng ta có thể di chuyển, vận động, giúp chúng ta có thể lao động sản xuất.
Học sinh : lắng nghe và tiếp thu bài.
Ý nghĩa hoạt động co cơ:
- Cơ co giúp xương cử động, cơ thể vận động và giúp con người có thể lao động sản xuất.
- Trong cơ thể luôn có sự phối hợp hoạt động giữa các nhóm cơ.
Giáo dục sức khỏe: Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, rèn luyện hệ cơ để có một hệ cơ khỏe mạnh.
Củng cố :
Hoàn thành sơ đồ sau bằng cách điền vào chỗ còn trống :
 Hệ vận động
 Khớp
 Hệ cơ
X. đầu
X. chi
	B Tơ cơ
 Bó cơ

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 9. Cấu tạo và tính chất của cơ.doc