Giáo án Sinh học lớp 6 - Chương IX: Vai trò của thực vật - Bài 46: Thực vật góp phần điều hóa khí hậu - Nguyễn Văn Lực

I/ MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

 - Nêu được vai trò của thực vật đối với động vật và người.

2. Kĩ năng:

 - Nêu được ví dụ về vai trò của cây xanh đối với đời sống con người về nền kinh tế.

 - KNS: Phát triển kỷ năng đánh giá vấn đề dựa trên thực tế, biết tổng hợp vấn đề và khái quát đưa ra kết luận, hiểu và biết cách ứng xử với môi trường sống.

 3. Thái độ:

 - Hiểu được giá trị của thực vật đối với môi trường sống, và có cách ứng xử tích cực với môi trường.

II/ PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG.

 Sử dụng phương pháp hợp tác nhóm nhỏ, vấn đáp tìm tòi, phương pháp tư duy độc lập. Quan sát trực quan, kết hợp liên hệ thực tế để nắm bắt vấn đề một cách hiệu quả nhất.

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 4572Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 6 - Chương IX: Vai trò của thực vật - Bài 46: Thực vật góp phần điều hóa khí hậu - Nguyễn Văn Lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29. Tiết 56
Ngày soạn: 14/03/2014
Ngày dạy: 21/03/2014
Chương IX: VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT
Bài 46: THỰC VẬT GÓP PHẦN ĐIỀU HÒA KHÍ HẬU 
I/ MỤC TIÊU
 1. Kiến thức:
 - Nêu được vai trò của thực vật đối với động vật và người.
2. Kĩ năng:
 - Nêu được ví dụ về vai trò của cây xanh đối với đời sống con người về nền kinh tế.
 - KNS: Phát triển kỷ năng đánh giá vấn đề dựa trên thực tế, biết tổng hợp vấn đề và khái quát đưa ra kết luận, hiểu và biết cách ứng xử với môi trường sống.
 3. Thái độ:
 - Hiểu được giá trị của thực vật đối với môi trường sống, và có cách ứng xử tích cực với môi trường.
II/ PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG.
 Sử dụng phương pháp hợp tác nhóm nhỏ, vấn đáp tìm tòi, phương pháp tư duy độc lập. Quan sát trực quan, kết hợp liên hệ thực tế để nắm bắt vấn đề một cách hiệu quả nhất.
III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	1. Giáo viên:
-	Tranh Sơ đồ trao đổi khí (hình 46.1 SGK tr.146)
-	Sưu tầm một số tin và ảnh chụp về nạn ô nhiễm môi trường.
2. Học sinh:
- 	Đọc bài trước ở nhà.
-	Tìm hiểu thông tin về vai trò của thực vật trong tự nhiên.
-	Sưu tầm một số tin và ảnh chụp về nạn ô nhiễm môi trường
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Tại sao lại có cây trồng? Nguồn gốc của cây trồng có từ đâu?
- Cây trồng khác cây dại như thế nào? Do đâu có sự khác nhau đó? Nêu một vài biện pháp cải tạo cây trồng.
3. Bài mới : 
Hoạt động1: Nhờ đâu hàm lượng khí cacbonic và ôxi trong không khí được ổn định?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV cho HS quan sát hình 46.1 -> tìm hiểu việc điều hoà CO2 và O2 đã được thực hiện như thế nào -> trả lời câu hỏi: 
1. Nếu không có thực vật thì điều gì sẽ xảy ra ?
2. Nhờ đâu hàm lượng khí CO2 và O2 được ổn định? 
- GV nhận xét, cho HS ghi bài.
- GV cung cấp: Mỗi năm một ha rừng đã nhả vào không khí 16 – 30 tấn oxi. Oxi thoát ra được gió phát tán vào khoảng không gian rộng lớn, duy trì sự sống ở mọi nơi. 
- HS quan sát hình -> tìm hiểu việc điều hoà CO2 và O2 đã được thực hiện như thế nào -> trả lời câu hỏi đạt:
1. Chỉ có hô hấp của động vật và các sinh vật khác -> lượng CO2 tăng lên và lượng O2 giảm đi -> Các sinh vật sẽ không tồn tại được. 
2. Nhờ thực vật.
- HS ghi bài.
- HS lắng nghe.
 Thực vật ổn định lượng khí CO2 và O2 trong không khí.
Hoạt động1: Thực vật giúp điều hòa khí hậu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV hướng dẫn HS tìm thông tin trong SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi:
1. Tại sao trong rừng rậm mát còn trong bãi trống nóng và nắng gắt ?
2. Tại sao bãi trống khô, gió mạnh còn trong rừng ẩm gió yếu?
- GV bổ sung nếu cần.
- GV yêu cầu HS tiếp tục trả lời câu hỏi:
3. Lượng mưa ở ngoài chỗ trống và lượng mưa ở rừng rậm khác nhau như thế nào?
4. Nguyên nhân nào khiến cho khí hậu ở ngoài chỗ trống và khí hậu trong rừng rậm khác nhau?
5. Từ đó, em rút ra kết luận gì?
- GV hoàn chỉnh kiến thức
- HS tìm thông tin trong SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi đạt:
1. Trong rừng, tán lá rậm -> ánh sáng khó lọt xuống dưới -> râm mát, còn bãi trống không có đặc điểm này.
2. Trong rừng, cây cản gió và lá cây thoát hơi nước -> rừng ẩm và gió yếu. Còn bãi trống thì ngược lại.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận, trả lời đạt:
3. Lượng mưa ở rừng cao hơn.
4. Sự có mặt của thực vật làm ảnh hưởng đến khí hậu.
5.Thực vật giúp điều hoà khí hậu.
- HS ghi bài
 Thực vật giúp điều hoà khí hậu, làm không khí trong lành, mát mẽ, cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, làm tăng lượng mưa trong khu vực.
Hoạt động3: Thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS nêu ví dụ về ô nhiễm môi trường.
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận: Hiện tượng ô nhiễm môi trường là do đâu ?
- GV tiếp tục yêu cầu HS suy nghĩ xem có thể dùng biện pháp sinh học gì để giảm bớt ô nhiễm môi trường.
- GV cho HS trả lời câu hỏi, lớp bổ sung -> nhận xét, hoàn chỉnh đáp án.
- HS nêu ví dụ về ô nhiễm môi trường.
- HS rút ra kết luận đạt: Hiện tượng ô nhiễm môi trường không khí là do hoạt động sống của con người như khí thải sinh hoạt, công nghiệp, giao thông....có nhiều khí cacbonic và bụi.
- HS đọc thông tin -> thấy được sự cần thiết của việc cần trồng nhiều cây xanh.
 Lá cây ngăn bụi, cản gió, một số cây tiết chất diệt vi khuẩn. 
4. Củng cố đánh giá: 
* Thực hành – luyện tập:
Sử dụng câu hỏi SGK tr.148. 
Câu 4: Vì sao cần phải tích cực trồng cây gây rừng?
Đáp: Vì cây xanh giúp cân bằng lượng oxi và cacbonic, giúp điều hòa khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường. 
* Vận dụng.
 Trồng nhiều cây xanh có lợi ích gì? Hãy nêu biện pháp để bảo vệ cây xanh ở địa phương, và ở những nơi công cộng? Em phải làm gì để mọi người hiểu tác dụng của cây xanh và tích cực bảo vệ cây xanh?
5. Dặn dò:
-	Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK
-	Sưu tầm một số tranh ảnh về hiện tượng lũ lụt và hạn hán.
Rút kinh nghiệm – Bổ xung kiến thức sau tiết dậy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 46. Thực vật góp phần điều hóa khí hậu - Nguyễn Văn Lực.doc