Giáo án Sinh học lớp 6 - Chương V: Sinh sản dinh dưỡng - Bài 27: Sinh sản dinh dưỡng do người - Trần Thị Lài - Trường THCS Biên Giới

1/ Mục tiêu: HS:

1.1/ Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là giâm cành, chiếc cành và ghép cây, nhân giống vô tính trong ống nghiệm.

- Trình bày được những ứng dụng trong thực tế của hình thức sinh sản do con người tiến hành.

- Phân biệt hình thức giâm, chiết, ghép, Nhân giống trong ống nghiệm.

1.2/ Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết, so sánh.

- Kĩ năng Biết cách giâm, chiếc, ghép.

- Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hình thức sinh sản sinh dưỡng do người.

 - Rèn Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm.

1.3/ Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ham mê tìm hiểu thông tin khoa học.

2.Trọng tâm:

- Các khái niệm: giâm, chiếc, ghép

3/ Chuẩn bị:

3.1/ Giáo viên:

- Một cành sắn có lên mầm, phiếu học tập.

3.2/ Học sinh:

- Nghiên cứu bài 27, trả lời các câu hỏi sau:

+ Thế nào là giâm cành? Giâm cành khác với chiếc cành như thế nào.

+ Ghép cây là gì? Cho ví dụ về 1 số cây được nhân dân ta ghép trong trồng trọt.

 

doc 7 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2017Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 6 - Chương V: Sinh sản dinh dưỡng - Bài 27: Sinh sản dinh dưỡng do người - Trần Thị Lài - Trường THCS Biên Giới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 27 Tiết: 31
 Tuần: 16
Ngày dạy: 06/12/2010 	Bài 27: SINH SẢN SINH DƯỠNG DO NGƯỜI
1/ Mục tiêu: HS:
1.1/ Kiến thức:
Hiểu được thế nào là giâm cành, chiếc cành và ghép cây, nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
Trình bày được những ứng dụng trong thực tế của hình thức sinh sản do con người tiến hành.
Phân biệt hình thức giâm, chiết, ghép, Nhân giống trong ống nghiệm.
1.2/ Kĩ năng:
Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết, so sánh.
Kĩ năng Biết cách giâm, chiếc, ghép.
- Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hình thức sinh sản sinh dưỡng do người. 
 - Rèn Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm.
1.3/ Thái độ:
Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ham mê tìm hiểu thông tin khoa học.
2.Trọng tâm:
- Các khái niệm: giâm, chiếc, ghép
3/ Chuẩn bị:
3.1/ Giáo viên:
Một cành sắn có lên mầm, phiếu học tập.
3.2/ Học sinh:
Nghiên cứu bài 27, trả lời các câu hỏi sau:
+ Thế nào là giâm cành? Giâm cành khác với chiếc cành như thế nào.
+ Ghép cây là gì? Cho ví dụ về 1 số cây được nhân dân ta ghép trong trồng trọt.
4/ Tiến trình:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:
- Kiểm tra sỉ số HS: 	
4.2/ Kiểm tra miệng:
- GV: sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì? Những cây có khả năng sinh sản bằng cách giâm cành là?(10đ)
- HS: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ 1 phần của cơ quan sinh dưỡng. (5đ)
- HS: Rau: bò ngót, muống, lang, ngò ôm (5đ)
4.3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
HĐ1: vào bài: - Giâm cành, chiết cànhh, ghép cây và nhân giống vô tính là cách sinh sản sinh dưỡng do con người chủ động tạo ra, nhằm mục đích nhân giống cây trồng.
HĐ2: tìm hiểu giâm cành.
* Mục tiêu: HS biết giâm cành là tách 1 đoạn thân, cành mẹ cắm xuống đất -> cây con.
* Phương pháp: Thực hành, Trực quan. Vấn đáp.
- GV yêu cầu HS quan sát 1 đoạn mì có đủ mắt, chồi, đối chiếu với hình27.1 và hỏi: Đạn cành có đủ mắt, chồi đem cắm xuống đất ẩm, sau 1 thời gian sẽ có hiện tượng gì?
- HS quan sát vật mẫu, đồi chiếu với hình vẽ, trả lời được: đoạn mì đó sẽ mọc rễ.
- GV: Vậy giâm cành là gì? Kể tên 1 số cây được trồng bằng cách giâm cành?
- HS trả lời, rút ra kết luận.
HĐ3: Tìm hiểu chiếc cành.
* Mục tiêu: HS biết cách chiếc cành và phân biệt được cây có thể chiếc cành.
* Phương pháp: Trực quan. Vấn đáp.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 27.2 và hỏi: chiếc cành là gì?
- HS quan sát hình, trả lời.
- GV: Vì sao ở cành chiếc rễ chỉ có thể mọc ra từ mép vỏ phía trên của vết cắt?
- HS: vì mép vỏ phía dưới mạch rây đã bị bóc ra nên không chuyển chất hữu cơ xuống được
- GV: Kể tên 1 số cây thường trồng bằng cách chiếc cành. Vì sao không trồng bằng phương pháp giâm cành?
- HS: cam, quýt, bưởi vì các loại cây này chậm ra rễ
- GV yêu cầu HS rút ra định nghĩa chiếc cành.
HĐ4: Tìm hiểu về ghép cây.
* Mục tiêu: HS biết các bước ghép mắt ở cây.
* Phương pháp: Trực quan. Vấn đáp.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, quan sát hình 27.3 và trả lời câu hỏi: Em hiểu thế nào là ghép cây? Có mấy cách ghép cây?
- HS nghiên cứu thông tin, quan sát hình, trả lời.
- GV: Ghép mắt gồm những bước nào?
- HS: Dựa vào hình vẽ trả lời được: gồm 4 bước
HĐ5: Nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
* Phương pháp: Trực quan. Vấn đáp.
- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát hình 27.4 và hỏi: nhân giống vô tính là gì?
- HS nghiên cứu thông tin, quan sát hình trả lời.
- GV: Em hãy cho biết thành tựu nhân giống vô tính mà em biết qua phương tiện thông tin?
- HS trả lời.
- GV có thể mở rộng: từ 1 củ khoai tây bằng phương pháp nhân giống vô tính thu được 2000 triệu mầm giống đủ trồng trên 40 ha
1/ Giâm cành.
- Là cắt một đoạn thân hay cành của cây mẹ cắm xuống đất ẩm cho ra rễ -> phát triển thành cây mới.
2/ Chiếc cành.
- Là làm cho cành ra rễ ngay trên cây 
-> cắt đem trồng thành cây mới.
3/ Ghép cây.
- Là dùng mắt, chồi của 1 cây ghép vào cây khác cho tiếp tục phát triển.
4/ Nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
- Là phương pháp tạo nhiều cây mới từ một mô.
4.4/ Câu hỏi, bài tập củng cố:
- GV: Giâm cành là gì? Tại sao cành giâm phải có đủ mắt, chồi?
- HS: -Là cắt một đoạn thân hay cành của cây mẹ cắm xuống đất ẩm cho ra rễ -> phát triển thành cây mới. Vì sau khi cắm xuống đất ẩm, từ các mắt sẽ mọc ra rễ và mầm non mới
- GV: Cách nhân giống nào nhanh nhất và tiết kiệm giống nhất? Vì sao?
- HS: nhân giống vô tính trong ống nghiệm, vì từ 1 mảnh nhỏ của 1 loại mô bất kì của cây thực hiện kĩ thuật nhân giống 1 thời giam ngắn à có thể tạo vô số cây cung cấp cho sản xuất.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
- Học bài
- Trả lời câu hỏi và bài tập SGK/tr91.
- Làm bài tập trang92.- Đọc phần “Em có biết”
- Oân lại tất cả các bài đã học từ: bài 8 đến bài 27 “Tiết sau Oân tập”
5/ Rút kinh nghiệm:
Tiết: 32
Tuần: 16
Ngày dạy: 08/12/2010 ÔN TẬP HKI 
1/ Mục tiêu:
1.1/ Kiến thức:
Ôn và củng cố lại các kiến thức đã học về đặc điểm bên ngoài của lá, cấu tạo trong của lá, quang hợp, ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến quang hợp, ý nghiã của quang hợp, hô hấp của cây, phần lớn nước vào cây đã đi đâu. 
Kiểm tra sự vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng thực tế
1.2/ Kĩ năng:
Rèn kĩ năng ghi nhớ, vận dụng kiến thức.
1.3/ Thái độ:
Tích cực học tập. 
2/ Trọng tâm:
- Chương III - IV
3/ Chuẩn bị:
3.1/ Giáo viên:
Hệ thống các câu hỏi và đáp án.
3.2/ Học sinh:
Ôn lại tất cả các bài đã học. 
4/ Tiến trình:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện::
- Kiểm tra sỉ số HS: 	
4.2/ Kiểm tra miệng:
GV: Tại sao cành giâm phải có đủ mắt, chồi? Cấu tạo trong của thân non gồm những phần nào? (10đ)
HS: - Vì sau khi cắm xuống đất ẩm, từ các mắt sẽ mọc ra rễ và mầm non mới
 - Gồm vỏ và trụ giữa:
+ Vỏ gồm: biểu bì và thịt vỏ.
+ Trụ giữa: gồm mạch gỗ, mạch rây và ruột.
4.3/ Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: GV: giới thiệu sơ lược tiết bài tập.
Hoạt động 2: HS tư duy chọn ý trả lời đúng các câu sau:
1/ có 3 loại thân chính là:
a/ Thân gỗ, thân cỏ, thân leo 
 b/ Thân đứng, thân leo, thân bò 
 c/ Thân gỗ, thân cột, thân cỏ 
d/ Thân đứng, thân cột, thân bò
2/ Thân dài ra do đâu?
a/ Do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn 
 b/ Do chồi ngọn 
 c/ Do sự lớn lên và phân chia của tế bào 
 d/ Do mô phân sinh ngọn.
3/ Lá đơn gồm các bộ phận :
Một cuống (bẹ) lá mang hai phiến lá.
Một cuống (bẹ) lá mang một phiến lá.
Một cuống (bẹ) lá mang ba phiến lá
Một cuống (bẹ) lá mang nhiều phiến lá
4/ Trong các nhóm lá sau, nhóm nào gồm toàn lá có gân song song?
a/ Lá hành, lá nhản, lá bưởi b/ Lá rau muống, lá cải c/ Lá lúa, lá mồng tơi, lá bí đỏ. 
d/ Lá :tre, lúa, cỏ 
5/ Trong những nhóm cây sau, nhóm nào toàn cây có rễ cọc?
a/ cây bưởi, cây cà chua, cây hành, cây cải b/ Cây táo,cây mít , cây cao su, , cây ổi 
c/ Cây nhãn, cây bưởi, cây dừa, cây cam d. Cây dừa, nhãn, khế, ổi
6. Bao bọc phiến lá là một lớp tế bào:
a. Vảy hành b. Thịt lá 
c. Biểu bì d. Khí khổng
7. Có mấy loại gân lá: 
a. 1 loại b. 2 loại c. 3 loại d. 4 loại 
8. Trong quá trình hô hấp cây nhả ra khí:
a. Oxi b. Cacbonic 
 c. cả oxi và cacbonic d. Oxi hoặc khí cacbonic.
9. Lá cây cần chất khí nào trong các chất khí sau để chế tạo tinh bột:
a. Khí ôxi b. Khí cacbonic c. Khí Nitơ d. Khí Lưu huỳnh 
10.Chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng :
a. Khí oxi b. Khí cacbonic 
c. Khí oxi vá tinh bột d. Tinh bột
11. Trong các nhóm lá sau nhóm nào toàn là lá đơn :
a. Lá dâm bụt, lá phượng, lá dâu. b. Lá ổi, lá dâu, lá mít. c. Lá trúc đào, lá hoa hồng, lá lốt.
d. Lá hoa hồng, lá phượng, lá khế.
12: Lá có chức năng :
Vận chuyển các chất. b. Bảo vệ 
c. Hút nước và muối khoáng. 
 d. Chế tạo chất hữu cơ 
Hoạt động 3: HS tư duy trả lời các câu hỏi. 
- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Không có cây xanh thì không có sự sống ngày nay trên trái đất, điều đó đúng hay không vì sao? 
Câu 2: Lỗ khí có chức năng gì? Tại sao đa số các loại lá, lỗ khí thường tập trung ở biểu bì mặt dưới của lá? 
Câu 3: Sự thoát hơi nước qua lá phụ thuộc vào những yếu tố nào? Tại sao trời nắng gắt thì cây bị héo? 
Câu 4: Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa như thế nào? Tại sao trời nắng gắt thì cây bị héo? 
Câu 5: Quá trình quang hợp ở cây xanh diễn ra như thế nào? Cây xương rồng thì quang ở bộ phận nào? Vì sao? 
Câu 6: Vì sao phải trồng cây nơi có đủ ánh sáng ? 
Câu 7/ Quang hợp là gì? Hãy viết phương trình quang hợp ?
Câu 8/ Tại sao khi nuôi cá trong bể kính, người ta thường thả thêm vào bể các loại rong? 
Câu 9/ Tại sao khi đánh (bứng) cây đi trồng ở nơi khác người ta phải chọn ngày râm mát và tỉa bớt lá hoặc cắt ngắn ngọn ?
- HS thảo luận nhóm trả lời hết các câu hỏi trên.
- GV mời đại diện nhóm lần lượt trả lời, cac nhóm khác nhận xét, bổ sung.
1/b
2/a
3/b
4/d
5/b
 6/ c
7/c
8/ a
9/ b
10/ c
11/ b
 12/ d
- Đúng
- Vì : Quá trình quang hợp ở lá cây tạo ra chất hữu cơ cung cấp thức ăn cho sinh vật; và đồng thời thải ra oxi là nguyên liệu cho quá trình hô hấp của mọi sinh vật 
- Lỗ khí có chức năng trao đổi khí và thoát hơi nước
- Tại vì lỗ khí phải thông với khoang chứa khí mà cấu tạo lá thì khoang chứa khí nằm phía dưới, bên cạnh đó nếu lỗ khí nằm phía trên thì anh sánh chiếu thẳng vào lỗ khí cấu tạo của lá bị hỏng.
- Sự thoát hơi nước phụ thuộc vào nắng, gió, độ ẩm.
- Khi trời nắng gắt cây thoát hơi nước nhiều để chống cháy lá nên cây bị héo.
* Ý nghĩa :
+ Tạo sức hút nước và muối khoáng từ rễ lên lá.
+ Giúp lá khỏi bị đốt nóng dưới ánh nắng.
- Khi trời nắng gắt cây thoát hơi nước nhiều để chống cháy lá nên cây bị héo.
- Ở lá cây diễn ra quá trình quang hợp
- Lá cây có diệp lục, lá lấy nước và khí cacbonic dưới ánh sáng mặt trời tạo ra khí oxi và tinh bột. Sau đó tinh bột cùng với muối khoáng tổng hợp nên chất hữu cơ
- Xương rồng quang hợp bằng thân vì không có lá và thân thì có diệp lục.
- Cây xanh sống nhờ vào chất hữu cơ tạo ra từ quá trình quang hợp. Cường độ ánh sáng lại là yếu tố không thể thiếu để chế tạo tinh bột. Tinh bột là nguyên liệu để chế tạo chất hữu cơ. Do đó phải trồng cây nơi có đủ ánh sáng.
Câu 7/ - Là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sữ dụng nước, khí CO2, và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxi. 
- Sơ đồ tóm tắt:
H2O + CO2 -> tinh bột + O2 
Câu 8/ Vì trong quá trình chế tạo tinh bột, cây rong đã nhả khí oxi hoà tan trong nước của bể, tạo điều kiện cho cá thở tốt hơn.
Câu 9/ 
 Nhằm mục đích làm giảm sự thoát hơi nước qua lá khi cây chưa bén rễ. Khi bứng cây, bộ rễ bị tổn thương nên lúc mới trồng rễ chưa thể hút nước để bù vào lượng nước đã mất qua lá. Lúc đó nếu để nhiều lá, cây bị mất quá nhiều nước có thể héo rồi chết. 
4.4/ Câu hỏi, bài tập củng cố:
- GV yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm, tuyên dương các nhóm tích cực, phê bình các nhóm chưa tích cực.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
- Học bài.
- Ôn lại tất cả các nội dung đã ôn từ bài 8 đến bài 27.
- Tiết sau “KIỂM TRA HKI”
5/ Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 27. Sinh sản dinh dưỡng do người - Trần Thị Lài - Trường THCS Biên Giới.doc