Giáo án Sinh học lớp 6 - Chương VI: Hoa và sinh sản hữu tính - Bài 30: Thụ phấn - Bùi Đình Đương - Trường THCS Liêng Trang

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

- Giải thích được tác dụng của những đặc điểm thường có ở hoa thụ phấn nhờ gió.

- Phân biệt được đặc điểm chủ yếu của hoa thụ phấn nhờ gió và hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.

- Nêu được một số ứng dụng những hiểu biết về sự thụ phấn của con người để góp phần nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng.

2. Kĩ năng:

- Biết cách thụ phấn bổ sung để tăng năng suất cây trồng.

- Kĩ năng thảo luận nhóm

3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ thiên nhiên. Vận dụng những kiến thức đã học góp phần và nâng cao chất lượng và năng suất cây trồng

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC.

1. Giáo viên:

- Cây ngô có hoa, hoa bí ngô

- Dụng cụ thụ phấn cho hoa

2. Học sinh: Hoa ngô, hoa phi lao, hoa bí ngô

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:

 

doc 2 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1253Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 6 - Chương VI: Hoa và sinh sản hữu tính - Bài 30: Thụ phấn - Bùi Đình Đương - Trường THCS Liêng Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 20 Ngày soạn: 28/12/2014
 Tiết 38 Ngày dạy: /01/2015
BÀI 30 : THỤ PHẤN (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức: 
- Giải thích được tác dụng của những đặc điểm thường có ở hoa thụ phấn nhờ gió.
- Phân biệt được đặc điểm chủ yếu của hoa thụ phấn nhờ gió và hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. 
- Nêu được một số ứng dụng những hiểu biết về sự thụ phấn của con người để góp phần nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng.
2. Kĩ năng: 
- Biết cách thụ phấn bổ sung để tăng năng suất cây trồng. 
- Kĩ năng thảo luận nhóm 
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ thiên nhiên. Vận dụng những kiến thức đã học góp phần và nâng cao chất lượng và năng suất cây trồng 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC. 
1. Giáo viên:
- Cây ngô có hoa, hoa bí ngô 
- Dụng cụ thụ phấn cho hoa 
2. Học sinh: Hoa ngô, hoa phi lao, hoa bí ngô
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:
6A1: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Thụ phấn là gì? Thế nào là hoa tự thụ phấn?
 - Nêu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ?
3. Hoạt động dạy - học:
Mở bài: Để thích nghi với thụ phấn nhờ gió hoa phải có đặc điểm gì? Để cây thụ phấn được thuận lợi con người phải làm gì ? Những thắc mắc đó sẽ được trả lời trong bài hôm nay. 
 Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Yêu cầu HS quan sát mẫu vật, h.30.3.4 trả lời câu hỏi: 
+ Nêu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió?
- GV cho HS đọc thông tin. Làm phiếu học tập:
Đặc điểm của hoa
T/ dụng
- Hoa tập trung ở đầu ngọn 
- Bao hoa thường tiêu giảm 
- Chỉ nhị dài bao phấn treo lủng lẳng 
- Hạt phấn nhiều nhỏ và nhẹ 
- Đầu nhuỵ dài và có nhiều lông 
- GV yêu cầu HS báo cáo, sửa chữa bài tập 
+ So sánh hoa thụ phấn nhờ gió với hoa thụ phấn nhờ sâu bọ ?
+ Học sinh trả lời
- HS đọc thông tin trong SGK 
- HS làm bài tập theo phiếu học tập 
-> thuận lợi cho gió chuyển hạt phấn đi và nhận hạt phấn của hoa khác
-> Dễ tung hạt hạt phấn
-> Gió dễ chuyển đi
-> Giữ hạt phấn tốt
- HS báo cáo câu trả lời 
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung 
+ HS dựa vào bài trước và bài này trả lời
Tiểu kết:
 - Hoa nằm ở ngọn cây, bao hoa thường tiêu giảm -> thuận lợi cho gió chuyển hạt phấn đi và nhận hạt phấn hoa khác
- Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng -> dễ tung hạt phấn
- Hạt phấn nhiều, nhỏ và nhẹ -> gió dễ chuyển đi
- Đầu nhụy thường có lông dính -> giữ hạt phấn tốt
 Hoạt động 2 : Ứng dụng kiến thức về thụ phấn. 
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK 
- GV treo tranh hình 30.5 hướng dẫn học sinh quan sát trả lời câu hỏi
+ Hãy kể tên những ứng dụng về sự thụ phấn của con người ? 
- GV gợi ý ra các câu trả lời 
+ Khi nào hoa cần thụ phấn bổ sung ?
+ Con người (em) đã làm gì để tạo điều kiện cho hoa thụ phấn ? -> liên hệ thực tế
- Chốt lại ứng dụng về sự thụ phấn 
- HS đọc thông tin trong SGK 
- HS quan sát, thu thập thông tin trả lời câu hỏi:
+ Học sinh trả lời dựa vào gợi ý giáo viên
+ Khi thụ phấn tự nhiên gặp khó khăn 
+ Con người nuôi ong, trực tiếp thụ phấn cho hoa 
Tiểu kết: 
- Con người chủ động thụ phấn cho hoa nhằm : Tăng sản lượng hạt và quả
- Tạo điều kiện thuận lợi cho hoa giao phấn để tăng khả năng đậu quả
- Giao phấn giữa những cây khác nhau để tạo ra giống cây mới có phẩm chất tốt và năng suất cao.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ.
1. Củng cố: 
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ sgk. 
- Làm bài tập và trả lời các câu hỏi 1,2,3 SGK 
* Điểm khác biệt giữa hoa thụ phấn nhờ sâu bộ và hoa thụ phấn nhờ gió thường là:
Đặc điểm
Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
Hoa thụ phấn nhờ gió
Bao hoa
Lớn, có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm
Nhỏ, không có màu sắc sặc sỡ, không có hương thơm
Nhị hoa
Hạt phấn to, dính, chỉ nhị ngắn
Hạt phấn nhỏ, nhẹ, chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng
Nhụy hoa
Đầu nhụy có chất dính
Đầu nhụy dài, bề mặt tiếp xúc lớn, nhiều lông dính
2. Dặn dò: 
- Yêu cầu học sinh về nhà học bài theo câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị bài “Thụ Tinh, Kết Hạt Và Tạo Quả”
V. RÚT KINH NGHIỆM.	
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 30. Thụ phấn - Bùi Đình Đương - Trường THCS Liêng Trang.doc