Giáo án Sinh học lớp 6 - Chương VI: Hoa và sinh sản hữu tính - Bài 30: Thụ phấn - Trần Thị Ngọc Hiếu - Trường THCS Liêng Trang (2)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

- Nêu được thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.

- Phân biệt được giao phấn và thụ phấn.

2. Kĩ năng:

- Làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.

- Kĩ năng quan sát mẫu vật và tranh mẫu.

- Kĩ năng sử dụng các thao tác tư duy.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức yêu thiên nhiên và biết bảo vệ thiên nhiên.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC.

 1. Giáo viên:

 - Mẫu hoa tự thụ phấn , hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.

 - Tranh vẽ cấu tạo hoa bí.

 - Tranh ảnh 1 số hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.

 2. Học sinh:

 - 1 hoa tự thụ phấn nhờ sâu bọ

 - 1 hoa tự thụ phấn

III TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1283Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 6 - Chương VI: Hoa và sinh sản hữu tính - Bài 30: Thụ phấn - Trần Thị Ngọc Hiếu - Trường THCS Liêng Trang (2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 20 Ngày soạn: 26/12/2014
 Tiết 37 Ngày dạy: 31/12/2014
Bài 30: THỤ PHẤN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức: 
- Nêu được thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. 
- Phân biệt được giao phấn và thụ phấn. 
2. Kĩ năng: 
- Làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. 
- Kĩ năng quan sát mẫu vật và tranh mẫu. 
- Kĩ năng sử dụng các thao tác tư duy. 
3. Thái độ: 
- Giáo dục ý thức yêu thiên nhiên và biết bảo vệ thiên nhiên. 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC.
 1. Giáo viên: 
 - Mẫu hoa tự thụ phấn , hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. 
 - Tranh vẽ cấu tạo hoa bí. 
 - Tranh ảnh 1 số hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. 
 2. Học sinh: 
 - 1 hoa tự thụ phấn nhờ sâu bọ 
 - 1 hoa tự thụ phấn 
III TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:(1’)
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
6A2
..
6A3
..
6A4
..
6A5
..
2. Hoạt động dạy - học:
Mở bài: (1’)Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. Các loài hoa muốn thụ phấn dược phải có điều kiện nào ?
 Hoạt động 1 : TÌM HIỂU HOA TỰ THỤ PHẤN VÀ HOA GIAO PHẤN (20’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
a/ Hoa tự thụ phấn
- GV cho HS quan sát h 30.1 SGK Gv tổ chức cho Hs thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi 
+ Hiện tượng thụ phấn là gì ?
+ Thế nào là hiện tượng tự thụ phấn ?
- Yêu cầu học sinh hoàn thành lệnh sgk trang 99.
- Gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi
b/ Hoa giao phấn
+ Hoa giao phấn ?
- GV cho HS đọc thông tin trong SGK 
+ Hoa giao phấn khác hoa tự thụ phấn ở điểm nào ? 
+ Hiện tượng giao phấn của hoa được thực hiện nhờ những yếu tố nào ?
- GV chốt lại các ý kiến 
- HS quan sát hình, HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi 
+ Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ 
+ Hoa tự thụ phấn là hoa có hạt phấn tự rơi vào đầu nhuỵ của chính hoa đó 
- HS hoàn thành lệnh sgk (đặc điểm của hoa tự thụ phấn: hoa lưỡng tính, nhị và nhụy chín đồng thời)
- Đại diện nhóm trả lời 
+ Hoa giao phấn là những hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác 
- HS đọc thông tin trong SGK 
+ Hoa đơn tính hoặc lưỡng tính có nhị và nhụy không chín cùng một lúc
+ Hoa giao phấn thực hiện được nhờ nhiều yếu tố: sâu bọ, gió, con người
- Học sinh nhận xét và bổ sung 
* Tiểu kết: 
 a/ Hoa tự thụ phấn
- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ 
- Hoa tự thụ phấn là hoa có hạt phấn tự rơi vào đầu nhuỵ của chính hoa đó 
 b/ Hoa giao phấn
- Hoa giao phấn là những hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác nhờ gió, sâu bọ, con người
 Hoạt động 2: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CỦA HOA THỤ PHẤN NHỜ SÂU BỌ (15’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV hướng dẫn cho HS quan sát hình 30.2 các tranh ảnh khác trả lời câu hỏi 
+ Tràng hoa có đặc điểm gì để làm cho sâu bọ muốn lấy mật hoặc lấy phấn thường phải chui vào trong hoa?
+ Nhị hoa có đặc điểm gì khiến cho sâu bọ khi đến lấy mật hoặc phấn hoa thường mang theo hạt phấn sang hoa khác ?
+ Nhụy hoa có đặc điểm gì khiến sâu bọ khi đến thì hạt phấn của hoa khác thường bị dính vào đầu nhụy? 
+ Tóm tắt các đặc điểm chủ yếu của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ?
- Gọi đại diện báo cáo câu trả lời, nhấn mạnh đặc điểm chính -> kết luận
- HS quan sát hình, thu thập thông tin trả lời câu hỏi. Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có những đặc điểm thích nghi là : 
+ Có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, có đĩa mật 
+ Hạt phấn to và có gai. 
+ Đầu nhụy có chất dính. 
+ Có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, có đĩa mật. Hạt phấn to và có gai. Đầu nhụy có chất dính. 
- HS lắng nghe. 
* Tiểu kết:
 Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có những đặc điểm thích nghi là: 
+ Có màu sắc sặc sỡ + Có hương thơm 
+ Có đĩa mật + Hạt phấn to và có gai 
+ Đầu nhụy có chất dính 
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ.
1. Củng cố:(6’)
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Những cây có hoa nở về ban đêm như nhài, quỳnh, dạ hương  có đặc điểm gì thu hút sâu bọ? - > Thường là hoa màu trắng khiến cho sâu bọ dễ phát hiện; có mùi thơm đặc biệt quyến rũ sâu bọ)
2. Dặn dò:(2’) Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK 
 Tìm 1 số hoa thụ phấn nhờ gió: cây ngô có hoa, hoa phi lao , thông 
V. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 30. Thụ phấn - Trần Thị Ngọc Hiếu - Trường THCS Liêng Trang (2).doc