Giáo án Sinh học lớp 6 - Chương VII: Quả và hạt - Bài 36: Tổng kết về cây có hoa - Nguyễn Văn Lực

I/ MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

- Nắm được giữa cây xanh và môi trường có mối liên quan chặt chẽ. Khi điều kiện sống thay đổi thì cây xanh biến đổi thích nghi với đời sống

- Nêu được một vài đặc điểm thích nghi của thực vật với các loại môi trường khác nhau (dưới nước, trên cạn, ở sa mạc, bãi lầy ven biển)

- Thấy được sự thống nhất giữa cây xanh với môi trường

2. Kĩ năng:

* Rèn kĩ năng quan sát, so sánh

tiếp tục phát huy khả năng hợp tác nhóm, khả năng làm việc độc lập. Xử lý thông tin và tìm những kiến thức trọng tâm dựa vào yêu cầu của bài học. Áp dụng kiến thức vào cuộc sống.

 * Chú trọng giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh, phát triển cây xanh ở địa phương.

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 3059Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 6 - Chương VII: Quả và hạt - Bài 36: Tổng kết về cây có hoa - Nguyễn Văn Lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24. Tiết 45
Ngày soạn: 04/02/2014
Ngày dạy: 11/02/2014
Bài 36: TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA (Tiếp theo)
I/ MỤC TIÊU
 1. Kiến thức:
- 	Nắm được giữa cây xanh và môi trường có mối liên quan chặt chẽ. Khi điều kiện sống thay đổi thì cây xanh biến đổi thích nghi với đời sống 
-	Nêu được một vài đặc điểm thích nghi của thực vật với các loại môi trường khác nhau (dưới nước, trên cạn, ở sa mạc, bãi lầy ven biển)
-	Thấy được sự thống nhất giữa cây xanh với môi trường 
2. Kĩ năng:
* Rèn kĩ năng quan sát, so sánh
tiếp tục phát huy khả năng hợp tác nhóm, khả năng làm việc độc lập. Xử lý thông tin và tìm những kiến thức trọng tâm dựa vào yêu cầu của bài học. Áp dụng kiến thức vào cuộc sống.
 * Chú trọng giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh, phát triển cây xanh ở địa phương.
3. Thái độ:
-	Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG.
 - Sử dụng phương pháp hợp tác nhóm nhỏ, phương pháp tư duy độc lập, trình bày logic. Quan sát trực quan qua tranh ảnh, thu thập kiến thức từ thực tế.
III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	1. Giáo viên:
- 	Tranh phóng to h. 36.2. Mẫu vật: Cây bèo tây, rong đuôi chó.
2. Học sinh:
- Đọc bài trước ở nhà. 
-	Mỗi nhóm chuẩn bị 1 cây bèo tây, cây rong đuôi chó. 
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Cây có hoa có những loại cơ quan nào? Chúng có chức năng gì?
 - Hãy giải thích vì sao rau trồng trên đất khô cằn, ít được tưới bón thì lá thường không xanh tốt, cây lớn chậm, còi cọc, năng suất thu hoạch sẽ thấp? 
 3. Bài mới:
Khám phá: Cây xanh là 1 thể thống nhất, ngoài ra nó cón có sự thống nhất giữa chúng với môi trường. Vậy chúng thống nhất như thế nào?
Hoạt động 1. Các cây sống dưới nước.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV thông báo những cây sống dưới nước chịu ảnh hưởng của đặc điểm môi trường nước như có sức nâng đỡ, ít oxi, 
- GV yêu cầu HS quan sát hình 36.2, 3 SGK tr.119 kết hợp với mẫu vật (chú ý đến vị trí của lá) trả lời câu hỏi:
1. Nhận xét hình dạng lá ở các vị trí trên mặt nước, chìm trong mặt nước ?
2. Cây bèo tây có cuống lá phình to, xốp có ý nhĩa gì? So sánh cuống lá khi cây sống trôi nổi và khi sống trên cạn?
- GV nhận xét
- HS lắng nghe
- HS quan sát hình 36.2, 3 SGK tr.119 kết hợp với mẫu vật -> trả lời câu hỏi:
1. Lá ở trên mặt nước có phiến lá to, lá chìm trong nước có phiến lá nhỏ, hình kim
2. Chứa không khí giúp lá nhẹ và cây nổi trên mặt nước
- HS ghi bài
 Lá biến đổi để thích nghi với điều kiện sống trong môi trường nước
Hoạt động 2. Các cây sống trên cạn
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS đọc sách tìm thông tin trả lời các câu hỏi sau:
1.Vì sao cây mọc ở những nơi khô cạn rễ lại ăn sâu, lan rộng ?
2. Lá cây ở nơi khô hạn có lông hoặc sáp có tác dụng gì? 
3. Vì sao cây mọc trong rừng rậm hay trong thung lũng thân thường vươn cao, các cành tập trung ở ngọn?
 - GV nhận xét. 
- GV bổ sung vài ví dụ khác:
+ Cây rau dừa nước mọc ở trong nước có các rễ phụ phát triển thành phao xốp như bông, nhưng khi mọc trên cạn thì rễ phụ không như thế
+ Rau muống sống nơi đất khô có thân nhỏ, cứng, sống ở dất bùn, ngập nước thì thân to, mềm
+ Thài lài mọc trong bóng râm, ẩm ướt lá có phiến to hơn so với cây mọc nơi khô hạn .
- HS đọc sách tìm thông tin trả lời các câu hỏi đạt:
1. Rễ ăn sâu: tìm nguồn nước, lan rộng: hút sương đêm
2. Giảm sự thoát hơi nước 
3. Trong rừng rậm, ánh sáng thường khó lọt xuống dưới thấp nên cây thường vươn cao, các cành tập trung ở ngọn để lấy ánh sáng
- HS ghi bài
- HS lắng nghe
- Cây sống ở nơi khô hạn cũng hình thành những đặc điểm thích nghi với môi trường khô hạn.
Hoạt động 3. Cây sống trong những môi trường đặc biệt
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS đọc mục qSGK tr.120 -> trả lời câu hỏi: 
1. Thế nào là môi trường sống đặc biệt ?
2. Kể tên những cây sống ở những môi trường này ?
3. Phân tích đặc điểm phù hợp với môi trường sống ở những cây này.
- GV nhận xét
- GV yêu cầu HS rút ra nhận xét chung về sự thống nhất giữa cơ thể và môi trường.
- GV: Kết luận.
- HS đọc mục qSGK tr.120 
-> trả lời câu hỏi đạt:
1. Là những môi trường có điều kiện sống không thích hợp cho đa số các loại cây. 
2. Đước, sú, vẹt, sống ở đầm lầy ngập mặn; xương rồng sống ở sa mạc 
3. HS liên hệ đến điều kiện môi trường sống để phân tích:
+ Rễ cỏ ăn sâu để hút nước.
+ Các cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc lá biến thành gai để hạn chế thoát hơi nước
-HS rút ra nhận xét. 
- HS: ghi bài!
 Các cây sống ở những môi trường đặc biệt cũng có những cấu tạo giúp thích nghi với môi trường đó.
KL: Cây xanh có thể sống ở khắp mọi nơi trên trái đất là nhờ chúng có các đđ cấu tạo thích nghi với môi trường đó.
4. Củng cố đánh giá: 
* Thực hành – luyện tập:
- Vì sao cây xanh có mặt ở mọi nơi trên trái đất?
 - Sử dụng câu hỏi 1, 2, 3 SGK
* Vận dụng.
- Vận dụng kiến thức để trồng những loại cây thích hợp ở những môi trường thích hợp để phù hợp với cấu tạo của cây.
5. Dặn dò:
Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách.
Đọc phần Em có biết ?
Tìm hiểu thêm sự thích nghi của một số cây xanh quanh nhà.
Xem tiếp bài sau!
Bổ xung kiến thức sau tiết dậy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 36. Tổng kết về cây có hoa - Nguyễn Văn Lực.doc