Giáo án Sinh học lớp 6 - Chương X: Vi khuẩn, nấm, địa y - Bài 51: Nấm - Nguyễn Văn Lực

I/ MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

- Nêu được đặc điểm của nấm nói chung là gì ( về cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản, )

- Phân biệt được các loại nấm.

 2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích.

- KNS: Giáo dục kỹ năng gìn giữ, phát triễn và bảo vệ môi trường sống.

 3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.

 

doc 5 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 3325Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 6 - Chương X: Vi khuẩn, nấm, địa y - Bài 51: Nấm - Nguyễn Văn Lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32. Tiết 62
Ngày soạn: 05/4/2014
Ngày dạy: 12/4/2014
Bài 51: NẤM (tiết 1)
I/ MỤC TIÊU
 1. Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm của nấm nói chung là gì ( về cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản,)
- Phân biệt được các loại nấm.
 2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích.
- KNS: Giáo dục kỹ năng gìn giữ, phát triễn và bảo vệ môi trường sống.
 3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP – DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG.
 - Sử dụng phương pháp hợp tác nhóm nhỏ, tạo các cuộc đàm thoại trực tiếp giữa giáo viên với học sinh và học sinh với học sinh.
III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 1. Chuẩn bị của giáo viên: 
-	Tranh phóng to hình 51.1, 51.2, 51.3 SGK 
-	Mẫu: mốc trắng, nấm rơm.
-	Kính hiển vi, phiến kính, kim mũi nhọn. 
 2. Chuẩn bị của học sinh:
- 	Đọc bài trước ở nhà.
-	Mẫu: mốc trắng, nấm rơm
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
KIỂM TRA 15 PHÚT
KIỂM TRA 15 PHÚT
ĐỀ
ĐÁP ÁN
1. Hãy cho biết những tác dụng của thực vật trong việc điều hòa khí hậu? (3 điểm)
2. Hãy nêu những tác dụng của thực vật trong vấn đề làm giảm ô nhiễm môi trường?
( 3 điểm)	
3. Bằng thực tế, em hãy cho biết những tác hại khi thực vật ngày càng bị tàn phá?
(4 điểm)
1. Tác dụng của TV trong việc điều hòa khí hậu:
+ Làm không khí trong lành, mát mẽ. (1đ)
+ Cản bớt ánh sáng và tốc độ gió. (1đ)
+ Làm tăng lượng mưa trong khu vực. (1đ)
2. Tác dụng của thực vật trong vấn đề làm giảm ô nhiễm môi trường:
+ Lá cây ngăn bụi, cản gió. (1đ)
+ Một số cây tiết chất diệt vi khuẩn gây bệnh. (1đ)
+ Tán lá cây có tác dụng giảm nhiệt độ môi trường. (1đ)
3. Những tác hại khi thực vật ngày càng bị tàn phá:
+ Làm mất cân bằng hàm lượng khí cacbonic va oxi àlượng khí cacbonic tăng lên. (1đ)
+ Gây hạn hán, ngập lụt. (1đ)
+ Làm mất nơi ở, nơi sinh sản của động vật.
 (1đ)
+ Làm giảm nguồn thức ăn cho người và động vật (1đ)
 3. Bài mới : 	
 Khám phá: Đồ đạc hoặc quần áo để lâu nơi ẩm thấy xuất hiện những chấm đen, đó là do một số mốc gây nên, nấm mốc là tên gọi chung của nhiều loại mốc mà cơ thể rất nhỏ bé, chúng thuộc nhóm nấm. Nấm cũng còn gồm cả những loại lớn hơn, thường sống trên đất ẩm, rơm rạ, thân cây gỗ mục.
A. MỐC TRẮNG VÀ NẤM RƠM
Hoạt động1 Mốc trắng
A. MỐC TRẮNG VÀ NẤM RƠM
Hoạt động1 Mốc trắng
Mục tiêu: Quan sát được hình dạng của mốc trắng với túi bào tử và bào tử.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
a. Quan sát hình dạng và cấu tạo của mốc trắng:
- GV nhắc lại thao tác xem kính hiển vi.
- GV hướng dẫn HS cách lấy mẫu mốc và yêu cầu quan sát về hình dạng, màu sắc, cấu tạo sợi mốc, hình dạng, vị trí túi bào tử.
(Nếu không có điều kiện có thể dùng tranh)
- GV tổ chức thảo luận cả lớp
- GV nhận xét
- GV cung cấp thêm thông tin về dinh dưỡng và sinh sản của mốc trắng -> gọi 1 -2 HS đọc thông tin mục q SGK tr.165.
b. Một vài loại mốc khác:
- GV dùng tranh giới thiệu mốc tương, mốc xanh, mốc rượu -> phân biệt các loại mốc này với mốc trắng.
- GV cung cấp:
+ Mốc rượu: có cấu tạo đơn bào, mỗi tế bào có hình bầu dục hay thuôn dài, sinh sản sinh dưỡng bằng cách nảy chồi và các tế bào mới được hình thành vẫn dính liền với tế bào cũ thành một chuỗi phân nhánh.
+ Mốc tương và mốc xanh: sợi mốc có vách ngăn giữa các tế bào và các bào tử không nằm trong túi bào tử như mốc trắng mà xếp thành dãy ở đầu một cuống dài, nhưng cách sắp xếp các dãy này cũng khác nhau
+ Môi trường phát triển của mốc trắng, mốc tương, mốc xanh nhiều khi chung nhau, thường là môi trường tinh bột như cơm, xôi, bánh mì, cũng có thể là trên vỏ cam, bưởi (nhất là mốc xanh). 
- HS lắng nghe
- HS tiến hành quan sát
+ Quan sát vật thật
+ So sánh với tranh vẽ.
-> nhận xét hình dạng, cấu tạo.
- Đại điện phát biểu nhận xét, lớp bổ sung.
- 1 – 2 HS đọc thông tin
- HS lắng nghe -> nhận biết các loại mốc xanh, mốc rượu, mốc tương:
+ Mốc tương: màu vàng hoa cau, dùng để làm tương 
+ Mốc rượu: màu trắng, dùng để làm rượu
+ Mốc xanh: màu xanh hay gặp ở vỏ cam, bưởi 
- HS lắng nghe.
- Mốc trắng có cấu tạo dạng sợi phân nhánh rất nhiều, bên trong có chất tế bào và nhiều nhân, nhưng không có vách ngăn giữa các tế bào. Sợi mốc trong suốt, không màu, không có chất diệp lục và cũng không có chất màu nào khác.
- Mốc trắng dinh dưỡng bằng hình thức hoại sinh: các sợi mốc bám chặt vào bánh mì hoặc cơm thiu hút lấy nước và chất hữu cơ để sống.
- Mốc sinh sản bằng bào tử. Đó là hình thức sinh sản vô tính. 
- Mốc tương: màu vàng hoa cau, dùng để làm tương 
- Mốc rượu: màu trắng, dùng để làm rượu
- Mốc xanh: màu xanh hay gặp ở vỏ cam, bưởi 
Hoạt động2 Nấm rơm
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu vật thật, đối chiếu với tranh hình -> phân biệt các phần của nấm.
- Gọi HS chỉ trên tranh các phần của nấm.
- Hướng dẫn HS lấy một phiến mỏng dưới mũ nấm -> đặt lên phiến kính -> dầm nhẹ -> quan sát bào tử.
- GV yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo của nấm mũ .
- GV bổ sung -> gọi 1 – 2 HS đọc thông tin mục q SGK tr. 167.
- HS quan sát mẫu vật thật, đối chiếu với tranh hình -> phân biệt các phần của nấm:
+ Mũ nấm, cuống nấm, sợi nấm
+ Các phiến mỏng dưới mũ nấm.
- Tiến hành quan sát bào tử của nấm -> mô tả hình dạng.
- HS nhắc lại cấu tạo của nấm mũ .
- 1 – 2 HS đọc thông tin mục q SGK tr. 167
 Cấu tạo nấm rơm (hay các loại nấm mũ khác) gồm hai phần: phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng và phần mũ nấm là cơ quan sinh sản, mũ nấm nằm trên cuống nấm. Dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa rất nhiều bào tử. Sợi nấm gồm nhiều tế bào phân biệt nhau bởi vách ngăn, mỗi tế bào đều có 2 nhân và không có chất diệp lục. 	
4. Củng cố đánh giá: 
* Thực hành – luyện tập:
Sử dụng câu hỏi SGK tr.167.
 Trả lời câu 3: Nấm giống và khác tảo ở điểm nào?
+ Giống: cơ thể cùng không có dạng thân, rễ, lá, cũng không có hoa, quả và chưa có mạch dẫn bên trong.
+ Khác: nấm không có chất diệp lục như tảo nên dinh dưỡng bằng cách hoại sinh hoặc kí sinh. 
* Vận dụng.
- Vận dụng kiến thức để ứng dụng thực tế, hiểu được cấu tạo của nấm, phân biệt được cơ quan sinh sản và cơ quan sinh dưỡng của nấm.
5. Dặn dò:
Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK.
Chuẩn bị tiết thứ 2 của bài Nấm.
Rút kinh nghiệm – Bổ xung kiến thức sau tiết dậy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 51. Nấm - Nguyễn Văn Lực.doc