Giáo án Sinh học lớp 6 - Mở đầu sinh học - Bài 4: Có phải tất cả thực vật đều có hoa - Trần Vũ Yên Trang - Trường THCS Thạnh Bình

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- HS biết: phân biệt được đặc điểm của thực vật có hoa và thực vật không có hoa dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản.

- HS biết: Phân biệt được cây một năm và cây lâu năm.

1.2. Kỹ năng:

+ HS thực hiện được:

- Kĩ năng giải quyết vấn đề để trả lời câu hỏi: Có phải tất cả thực vật đều có hoa?

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về cây có hoa và cây không có hoa. Phân biệt được cây một năm và cây lâu năm.

+ HS thực hiện thành thạo:

- Kĩ năng tự tin trong trình bày, kĩ năng hợp tác trong giải quyết vấn đề.

- Nêu các ví dụ cây có hoa và cây không có hoa.

1.3. Thái độ: Giáo dục ý thức chăm sóc, bảo vệ thực vật.(mục 1)

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1963Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 6 - Mở đầu sinh học - Bài 4: Có phải tất cả thực vật đều có hoa - Trần Vũ Yên Trang - Trường THCS Thạnh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CÓ PHẢI TẤT CẢ CÁC THỰC VẬT ĐỀU CÓ HOA 
Bài 4 - Tiết 4 
Tuần dạy: 2
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- HS biết: phân biệt được đặc điểm của thực vật có hoa và thực vật không có hoa dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản.
- HS biết: Phân biệt được cây một năm và cây lâu năm.
1.2. Kỹ năng: 
+ HS thực hiện được:
- Kĩ năng giải quyết vấn đề để trả lời câu hỏi: Có phải tất cả thực vật đều có hoa?
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về cây có hoa và cây không có hoa. Phân biệt được cây một năm và cây lâu năm.
+ HS thực hiện thành thạo:
- Kĩ năng tự tin trong trình bày, kĩ năng hợp tác trong giải quyết vấn đề.
- Nêu các ví dụ cây có hoa và cây không có hoa.
1.3. Thái độ: Giáo dục ý thức chăm sóc, bảo vệ thực vật.(mục 1)
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Cây một năm và cây lâu năm.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: 
- Cây ớt, cây dương xỉ
3.2. Học sinh: 
- Cây ớt.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số HS.
4.2. Kiểm tra miệng:
1. Thực vật sống ở những nơi nào trên Trái Đất? Đặc điểm chung của thực vật? (5đ).
Trả lời: + Đồng bằng, đồi núi, (2đ).
- Đặc điểm chung của thực vật:( 3đ)
+ Thực vật có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ( quang hợp)
+ Phần lớn thực vật không có khả năng di chuyển.
+ Cảm ứng: Khả năng phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.
2. Thực vật ở nước ta rất phong phú nhưng vì sao chúng ta còn cần phải trồng thêm cây và bảo vệ chúng? (3đ).
Trả lời:
+ Vì dân số tăng nhanh, khai thác rừng bừa bãi nên phải trồng thêm cây xanh (3đ).
3. Thực vật được chia thành mấy nhóm, kể tên? (2đ)
Trả lời: -Thực vật có 2 nhóm: Thực vật có hoa và thực vật không có hoa.
4.3. Tiến trình bài học: 
* Vào bài:
Thực vật có một số đặc điểm chung nhưng nếu quan sát kỹ sẽ nhận ra sự khác nhau giữa chúng.
* Hoạt động 1: Thực vật có hoa và thực vật không có hoa. (22’)
1. Mục tiêu:
* Kiến thức:
- HS biết: phân biệt được đặc điểm của thực vật có hoa và thực vật không có hoa dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản.
* Kỹ năng: 
+ HS thực hiện được:
- Kĩ năng giải quyết vấn đề để trả lời câu hỏi: Có phải tất cả thực vật đều có hoa?
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về cây có hoa và cây không có hoa. 
+ HS thực hiện thành thạo:
- Kĩ năng tự tin trong trình bày, kĩ năng hợp tác trong giải quyết vấn đề.
- Nêu các ví dụ cây có hoa và cây không có hoa.
2. Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp, thảo luận.
- Phương tiện dạy học: mẫu vật một số cây có hoa.
3. Các bước của hoạt động:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài học
Thực vật có hoa và thực vật không có hoa
-GV: Yêu cầu HS hoạt động độc lập: Quan sát hình 4.1, đối chiếu bảng 1, ghi nhớ kiến thức về các cơ quan của cây cải.
-GV: Cây cải có những cơ quan nào? Chức năng của từng cơ quan?
-GV hỏi, HS trả lời nối tiếp theo sau câu hỏi của GV:
+ Rễ, thân, lá là..
+ Hoa, quả, hạt là.
+ Chức năng của cơ quan sinh dưỡng là.
+ Chức năng của cơ quan sinh sản là.
* Liên hệ: Thực vật đa dạng về cấu tạo và chức năng nhưng có quan hệ mật thiết vơí nhau giữa các cơ quan trong tổ chức cơ thể, giữa cơ thể với môi trường → Giáo dục HS có ý thức chăm sóc và bảo vệ thực vật. 
-GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm: Phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa trong 3’.
-HS: Quan sát hình 4.2 và mẫu vật (Chú ý cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản), hoàn thành bảng 2.
-GV: Theo dõi, hướng dẫn, gợi ý.
-GV: Treo bảng kẽ nội dung bảng SGK/ trang 13, gọi HS lên điền vào bảng.
-GV: Cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV: Dựa vào đặc điểm nào của thực vật để chia thực vật thành 2 nhóm?
-HS: Dựa vào đặc điểm có hoa hoặc không có hoa của thực vật.
-GV: Yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 SGK.
-GV: Hướng dẫn HS làm nhanh bài tập trang 14 SGK.
I.Thực vật có hoa và thực vật không có hoa:
- Rễ, thân, lá là cơ quan sinh dưỡng giúp nuôi cây.
- Hoa, quả, hạt là cơ quan sinh sản giúp duy trì và phát triển nòi giống.
-Thực vật có 2 nhóm: Thực vật có hoa và thực vật không có hoa.
- Phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa dựa trên:
+ Đặc điểm của cơ quan sinh sản: thực vật có hoa thì phải có cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt.
+ Ví dụ: Câykhông có hoa: Dương xỉ, rêu.
Cây có hoa: bầu, bí..
* Hoạt động 2: Phân biệt cây một năm và cây lâu năm.(13’)
1. Mục tiêu:
* Kiến thức:
- HS biết: Phân biệt được cây một năm và cây lâu năm.
* Kỹ năng: 
+ HS thực hiện được:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin phân biệt được cây 1 năm và cây lâu năm.
+ HS thực hiện thành thạo:
- Kĩ năng tự tin trong trình bày, kĩ năng hợp tác trong giải quyết vấn đề.
2. Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: thảo luận, vấn đáp.
- Phương tiện dạy học: không.
3. Các bước của hoạt động:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài học
Cây một năm và cây lâu năm
-GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. Tại sao người ta lại nói:
+ Cây lúa, ngô, mướp là cây một năm.
+ Cây mít, nhãn, xoài là cây lâu năm.
-GV: Gợi ý HS chú ý tới việc các thực vật đó ra hoa, kết quả bao nhiêu lần trong đời sống?
-GV: Hãy phân biệt cây một năm và cây lâu năm?
-HS: Cây một năm ra hoa tạo quả một lần trong đời sống, cây lâu năm ra hoa tạo quả nhiều lần trong đời sống.
-GV: Cho HS kể thêm một số cây lâu năm và cây một năm
II. Cây một năm và cây lâu năm:
- Cây một năm và cây lâu năm phân biệt nhau qua các dấu hiệu:
+ Thời gian sống
+ Số lần ra hoa kết quả trong đời.
- Cây một năm ra hoa kết quả một lần trong vòng đời. Ví dụ: lúa, ngô..
- Cây lâu năm ra hoa tạo quả nhiều lần trong vòng đời. Ví dụ: mít, nhãn
5.TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP :
5.1. Tổng kết:
-GV: Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết thực vật có hoa và thực vật không có hoa?
-HS: Dựa vào khả năng ra hoa kết quả của thực vật.
-GV: Kể vài cây có hoa và cây không có hoa?
-HS: + Cây có hoa: Lúa, ngô, xoài
 + Cây không có hoa: Dương xỉ, rau bợ
5.2 . Hướng dẫn học tập :
* Đối với bài tiết học này:
- Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3, làm bài tập trang 15 SGK.
- Đọc phần “Em có biết”.
* Đối với bài tiết học sau:
- Chuẩn bị hoa bưởi, hoa nhãn.
6. PHỤ LỤC:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 4. Có phải tất cả thực vật đều có hoa - Trần Vũ Yên Trang - Trường THCS Thạnh Bình.doc