Giáo án Tin học 6 - Chương 1: Làm quen với Tin học và máy tính - Bài 1: Thông tin và tin học - Phạm Hoài Vinh

I. Mục tiêu cần đạt:

Học xong bài này, HS sẽ biết được:

- Khái niệm về thông tin và hoạt động thông tin của con người

- Biết được máy tình là công cụ hỗ trợ cho con người trong các hoạt động thông tin

- Khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học.

II. Chuẩn bị:

- GV: giáo án, SGK, SGV

- HS: SGK

III. Tổ chức hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.

2. Tiến trình dạy học:

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1335Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 6 - Chương 1: Làm quen với Tin học và máy tính - Bài 1: Thông tin và tin học - Phạm Hoài Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/7/2007
Ngày dạy: 18/8/2007
TUẦN 1
Tiết 1,2
THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
Mục tiêu cần đạt: 
Học xong bài này, HS sẽ biết được:
Khái niệm về thông tin và hoạt động thông tin của con người
Biết được máy tình là công cụ hỗ trợ cho con người trong các hoạt động thông tin
Khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học.
Chuẩn bị:
GV: giáo án, SGK, SGV
HS: SGK
Tổ chức hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG
HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Trong cuộc sống con người, hằng ngày chúng ta đều biết thêm những cái mới, thậm chí cả hằng giờ, hằng phút
VD: Hằng ngày đến lớp, các em học sinh sẽ được thầy, cô truyền thụ thêm kiến thức mới; không những có những kiến thức mà thầy cô truyền đạt cho, các em còn được tiếp nhận những điều hay mới từ bạn bè, người thân. Những hiểu biết mới đó, những điều hay đó được gọi là thông tin. Chính vì hằng ngày con người đều phải tiếp cận với những điều mới đó mà một ngành khoa học có tên là tin học ra đời. Nhiệm vụ của ngành khoa học tin học này là nghiên cứu về thông tin. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về thông tin và tin học
Ghi tựa: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
Hoạt động 2: Thông tin là gì?
Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu xem Thông tin là gì?
Các bản tin thời sự cho chúng ta biết tình hình mới nhất trong nước và quốc tế như: bản tin dự báo thời tiết cho chúng ta biết tình hình thời tiết, bản tin giá cả thị trừơng cho biết tình hình giá cả trong nước, bản tin an toàn giao thông là thông tin. Tiếng kẻng báo hiệu vô học, hết tiết là thông tin. Thông tin này cho chúng ta biết về cái gì?
Vậy tiếng còi xe hay tiến còi hụ của xe ưu tiên có phải là thông tin không? Nó cbáo cho chúng ta điều gì?
Vậy tóm lại thông tin là gì?
Các em hãy cho biết thêm một số ví dụ về thông tin?
Thông tin này cho chúng ta biết về thời gian và giờ học
Tất cả là thông tin, chúng báo cho chúng ta biết là có phương tiện giao thông đó đang lưu thông
Tiếng chim hót, iếng đàn, tiếng nước chảy, các biển báo hiệu giao thông
1/ Thông tin là gì?
Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, hiện tượng, sự kiện) và về chính con người.
Hoạt động 3: Hoạt động thông tin của con người
Thông tin xung quanh chúng ta là rất nhiều. Vậy thì con người sẽ tiếp thu thông tin đó như thế nào và xử lí ra sao? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần 2/ Hoạt động thông tin của con người
Ghi đề mục
Ta có 1 ví dụ sau: có 2 HS đi học, bữa đó, trường có chuyện nên 2 HS phải ở lại. HS A nhà gần và có bạn ở gần nhà nên nhờ bạn báo về nhà được. HS B vì 1 lí do nào đó không báo tin sẽ ở lại trường cho gia đình hay. Kết quả là gia đình của 2 bạn này sẽ như thế nào?
Ta sẽ phân tích tình huống này như sau:
Gia đình của HS A sẽ yên tâm khi biết con mình ở lại trường để tham gia hoạt động do nhà trường tổ chức
Ta có thể biểu diễn như sau: (GV vẽ ở bảng)
Gia đình
A
Yên tâm
Lo lắng
B
Xử lí
TT vào
TT ra
Từ mô hình trên ta rút ra hoạt động thông tin của con người như sau
Quá trình đủ 3 bước trên gọi là hoạt động thông tin
Gia đìnhh của bạn A yên tâm
Gia đình bạn B lo lắng không biết B ra sao
2/ Hoạt động thông tin của con người
Xử lí
TT vào
TT ra
(Lưu giữ)
Việc tiếp nhận thông, xử lí (lưu trữ) thông tin và truyền thông tin được gọi là hoạt động thông tin. Trong đó xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng nhất, nó quyết định loại thông tin ra. 
Việc lưu giữ và truyền thông tin giúp cho thông tin được tích luỹ và nhân rộng.
Hoạt động 4: Hoạt động thông tin và tin học:
Chúng ta đều biết rằng, con người tiếp nhận thông tin bằng các giác quan: mắt, tai mũi, miệng và xử lí thông tin bằng bộ não để giúp chúng ta quyết định điều cần thiết. Ngoài ra, con người có thể ghi nhớ lại các thông tin bằng cách thông tin được ghi lên vỏ não giúp chúng ta sử dụng lại. VD như các em học bài, chúng ta đọc đi đọc lại bài(thông tin) để bài học ghi lên vỏ não. Đó là hoạt động thông tin của con người, nó xảy ra hàng ngày, hàng giờ, hàng phút, xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi giúp con người giao tiếp với nhau. Còn máy tính hoạt động thông tin ra sao, chúng ta tìmhiểu phần 3/ Hoạt động thông tin và tin học
Ghi đề mục
Con người không thể tự mình làm tất cả các việc được trong đó có việc trao đổi thông tin. VD: chúng ta không thể giao tiếp hết với tất cả con người trên thế giới hoặc không thể vận chuyển, tính toán quá sức được nên từ đó, con người nghiên cứu và chế tạo ra những công cụ hỗ trợ cho mình ví dụ như: sử dụng các loại xe để đi lại nhanh hơn, vận chuyển nhiều hơn; sử dụng máy tính để tính toán nhanh hơn, lưu giữ thông tin nhiều hơn
3/ Hoạt độngthông tin và tin học
Hoạt động thông tin diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi. Để việc hoạt động thông tin diễn ra hiệu quả hơn, ngành tin học ra đời và công cụ chính của tin học là máy tính điện tử
VD: Máy tính giúp con người tính toán nhanh hơn, lưu giữ nhiều thông tin hơn, chính xác hơn
Củng cố:
Thông tin là gì? Con người hoạt động thông tin như thế nào?
Trả lời phần 1/
Dặn dò: Các em về nhà học bài và chuẩn bị Bài 2: THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN 
	Ngày  tháng  năm 2007
	Tổ trưởng ký duyệt
	Huỳnh Anh Quang

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 1. Thông tin và tin học - Phạm Hoài Vinh.doc