Giáo án Tin học 6, kì II - Năm học: 2017 - 2018

1. Mục tiêu

a) Về kiến thức:

- HS biết được vai trò của phần mềm soạn thảo văn bản, biết Microsoft Word là phần mềm soạn thảo văn bản.

- HS nhận biết và phân biệt được các thành phần cơ bản của cửa sổ Word: các dải lệnh, các lệnh dưới dạng biểu tượng trực quan trên các dải lệnh,.

- Hiểu được vai trò của các dải lệnh, các nhóm lệnh và các lệnh, biết được tác dụng ngầm định của các lệnh trên dải lệnh,

b) Về kỹ năng:

- Nhận biết được biểu tượng của Word và biết thực hiện thao tác khởi động Word.

- Biết mở các dải lệnh cũng như hộp thoại tương ứng của các nhóm lệnh và chọn các tuỳ chọn trong các hộp thoại.

c) Về thái độ: HS có hứng thú với môn học, tìm hiểu vai trò, ứng dụng của phần mềm.

2. Chuẩn bị của GV và HS

a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, phòng tin học

b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép

3. Phương Pháp giảng dạy

Nêu và giải quyết vấn đề

Vấn đáp, gợi mở

Trực quan

 

docx 33 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 574Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 6, kì II - Năm học: 2017 - 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 39 . BÀI 14. SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN
Ngày soạn: 1/1/2018
Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng.
Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng.
Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng.
Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng.
1. Mục tiêu
a) Về kiến thức:
- Biết được các thành phần cơ bản của một văn bản.
- Nhận biết được con trỏ soạn thảo, vai trò của nó cũng như cách di chuyển con trỏ soạn thảo.
- Biết các quy tắc soạn thảo văn bản bằng Word.
- Biết cách gõ văn bản tiếng Việt.
b) Về kỹ năng:
- Phân biệt các thành phần cơ bản của văn bản
- Phân biệt được con trỏ soạn thảo và con trỏ chuột, biết cách di chuyển con trỏ soạn thảo
c) Về thái độ: HS có ý thức học tập, yêu thích môn học, tích cực trong giờ học
2. Chuẩn bị của GV và HS
a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, phòng tin học
b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép
3. Phương Pháp giảng dạy
Nêu và giải quyết vấn đề
Vấn đáp, gợi mở 
Trực quan
4. Tiến trình bài dạy
a) Ổn định tổ chức lớp học 
b) Kiểm tra bài cũ(5’):
GV: Yêu cầu HS khởi động Word và chỉ ra các thành phần trên cửa sổ word
c) Dạy nội dung bài mới:
KĐ (3’) GV: Chiếu phần khởi động SGK-103
HS: Trả lời câu hỏi: Văn bản của Long chưa đúng quy tắc. Các dấu ngắt câu, dấu cách, dấu mở ngoặc còn trình bày lộn xộn
GV: Trong môn học Ngữ văn các em đã tìm hiểu các thành phần của một văn bản, và các em cũng đã biết cách tạo một văn bản theo cách truyền thống với đầy đủ các thành phần đó. Cách tạo một văn bản sử dụng máy tính điện tử như thế nào, các thành phần của văn bản đó gồm những gì ? và để biết rõ hơn về quy tắc gõ văn bản trong Word thì chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
15’
10’
10’
Hoạt động 1: Tìm hiểu các thành phần của văn bản
? Trong tiếng Việt, các thành phần cơ bản của văn bản là gì?
HS: Trả lời
GV lưu ý HS: Khi soạn thảo văn bản trên máy tính cần phân biệt được: Kí tự, từ soạn thảo, dòng, đoạn văn bản, trang văn bản.
? Nhập các kí tự vào văn bản bằng thiết bị nào ?
HS: Bàn phím
? Các từ soạn thảo được cách nhau bằng những dấu nào?
HS: dấu cách, dấu xuống dòng, dấu phẩy, dấu chấm
? Một dòng được bắt đầu từ đâu đến đâu ?
HS: Trả lời
? Khi gõ văn bản ta thường xuống dòng bằng cách gõ phím nào?
HS: Enter
GV: Chiếu 1 văn bản và yêu cầu HS chỉ rõ các thành phần của văn bản
HS: Chỉ rõ: một dòng, một đoạn, 1 kí tự, 1 từ, một câu
(Như H4.10 SGK-104)
Hoạt động 2: Tìm hiểu con trỏ soạn thảo
? Để nhập nội dung văn bản vào máy tính em sử dụng thiết bị nào?
HS: Bàn phím
GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK-104
HS: Kí tự được gõ vào sẽ ở vị trí sau chữ a trong từ ta (dòng đầu tiên)
GV: Hướng dẫn HS cách phân biệt con trỏ soạn thảo và con trỏ chuột
Con trỏ soạn thảo là một vạch đứng nhấp nháy trên vùng soạn thảo, cho biết vị trí soạn thảo hiện thời. Con trỏ chuột lại có dạng chữ I trên vùng soạn thảo và hình dáng con trỏ chuột có thể thay đổi thành dạng mũi tên hay mũi tên ngược hoặc các dạng khác khi ta di chuyển con trỏ chuột đến những vùng khác nhau trên màn hình. 
Khi gõ văn bản và nhất là khi sửa chữa những lỗi nhỏ trong văn bản, em cần biết rõ vị trí hiện thời của con trỏ soạn thảo. Nếu không để ý đến điều này thì có thể những kí tự được gõ vào không ở vị trí mong muốn, hoặc những kí tự không cần xoá lại bị xoá đi mất.
? Trong khi gõ văn bản thì con trỏ soạn thảo sẽ di chuyển thế nào?
HS: Từ trái sang phải và tự động xuống dòng mới nếu nó đến vị trí cuối dòng.
? Em di chuyển con trỏ soạn thảo bằng những cách nào?
HS: Trả lời
Hoạt động 3: Tìm hiểu quy tắc gõ văn bản
GV: Chiếu một văn bản
HS: Quan sát và trả lời
? Các dấu chấm câu và ngắt câu được đặt như thế nào?
HS: Các dấu ngắt câu phải được đặt sát từ đứng trước nó, tiếp theo là dấu cách nếu sau đó vẫn còn nội dung.
? Với các dấu mở ngoặc và dấu mở nháy, dấu đóng ngoặc và dấu đóng nháy thì đặt ntn?
HS: Các dấu (, [, <, " và ' được đặt sát vào bên trái kí tự đầu tiên của từ tiếp theo.
+ Các dấu ), ], >, " và ' được đặt sát vào bên phải kí tự cuối cùng của từ ngay trước đó.
? Giữa các từ dùng mấy kí tự trống ? dùng phím nào để phân cách ?
HS: Giữa các từ chỉ dùng 1 kí tự trống có dấu phân cách. Gõ phím Spacebar để phân cách.
? Nhấn phím nào để kết thúc 1 đoạn văn bản?
HS: Nhấn phím Enter để kết thúc một đoạn.
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 4.14 SGK-106 và cho biết cách gõ đúng, gõ sai.
1. Các thành phần của văn bản
- Các thành phần cơ bản của văn bản là: từ, câu và đoạn văn.
- Khi soạn thảo văn bản trên máy tính cần phân biệt các thành phần:
+ Kí tự: Là con chữ, số, kí hiệu,...là thành phần cơ bản nhất của văn bản.
+ Từ soạn thảo: Một từ soạn thảo là các kí tự gõ liền nhau.
+ Dòng: Tập hợp các kí tự nằm trên một đường ngang từ lề trái sang lề phải của trang.
+ Đoạn văn bản: Bao gồm một số câu và được kết thúc bằng dấu xuống dòng.
+ Trang văn bản: phần văn bản trên một trang in.
2. Con trỏ soạn thảo
- Con trỏ soạn thảo là một vạch đứng nhấp nháy trên màn hình, cho biết vị trí xuất hiện của kí tự sẽ được gõ vào
- Di chuyển con trỏ soạn thảo bằng cách nháy chuột tại vị trí cần di chuyển hoặc dùng các phím mũi tên, Home, End.. trên bàn phím.
3. Quy tắc gõ văn bản trong Word (SGK/105-106)
d) Củng cố, luyện tập (5’) :
Trả lời câu hỏi SGK:
1. Word phân biệt các từ sau đây: “Ngày”, “naychúng”, “ta”, “thường”, “sử”, “dụng”, “máytính”, “để”, “soạn”, “thảo”, “vănbản”. Lí do là Word xem dãy kí tự đứng giữa hai dấu cách là một từ, cho dù đó có phải là từ theo nghĩa tiếng Việt, tiếng Anh,... hay không.
2.Vì khi Word tự động ngắt dòng các 	dấu cách có	 thể đứng đầu dòng hoặc khoảng cách giữa từ, giữa các đoạn văn không đều nhau, cũng như có thể có các hàng trống đứng ở đầu trang hay cuối trang. Điều này thường hay xảy ra khi ta chỉnh sửa hoặc thêm nội dung văn bản.
e) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’): 
- Ghi nhớ nội dung bài học
- Đọc trước phần tiếp theo
- Tìm hiểu mở rộng
5. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 40 . BÀI 14. SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN (tt)
Ngày soạn: 4/1/2018
Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng.
Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng.
Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng.
Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng.
1. Mục tiêu
a) Về kiến thức:
- Biết các quy tắc soạn thảo văn bản bằng Word.
- Biết cách gõ văn bản tiếng Việt.
b) Về kỹ năng: Rèn kỹ năng gõ văn bản chữ việt trong Word
c) Về thái độ: HS có ý thức học tập, yêu thích môn học, tích cực trong giờ học
2. Chuẩn bị của GV và HS
a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, phòng tin học
b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép
3. Phương Pháp giảng dạy
Nêu và giải quyết vấn đề
Vấn đáp, gợi mở 
Trực quan
4. Tiến trình bài dạy
a) Ổn định tổ chức lớp học 
b) Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình giảng bài.
c) Dạy nội dung bài mới:
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
18’
25’
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách gõ văn bản chữ Việt
GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK-106
? Bạn Trang muốn gõ từ VIỆT NAM vào văn bản. Gõ xong hai kí tự VI, Trang không tìm thấy kí tự Ệ trên bàn phím. Vậy Trang cần dùng cách nào để có thể gõ được?
HS: Trả lời
? Theo em cần có những công cụ nào để soạn thảo được văn bản chữ Việt trên máy tính ?
HS: Trả lời
GV: Nói đến chữ Việt chúng ta quy ước đó là chữ quốc ngữ.
Để gõ và hiển thị chữ Việt:
- Cần có phần mềm gõ chữ Việt và tính năng gõ chữ Việt được chọn;
- Cần có các phông chữ Việt được cài đặt trên máy tính.
? Có những phần mềm gõ chữ Việt nào? Phần mềm nào phổ biến?
HS: Trả lời
GV: Giới thiệu về hai kiểu gõ Telex và VNI
HS: Quan sát
? Bộ phông chữ nào được sử dụng phổ biến hiện nay?
HS: Trả lời
GV: Giới thiệu các phông chữ dùng bảng mã Unicode thông dụng.
HS: Quan sát
GV: Đưa ra các tình huống dẫn đến lưu ý SGK-107
HS: Quan sát và ghi nhớ
Hoạt động 2: Thực hành soạn thảo văn bản trên máy tính
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 3 SGK- 108
HS: Thực hành trên máy tính cá nhân
GV: Chiếu 1 số bài làm tốt, HS cả lớp quan sát và nhận xét.
4. Gõ văn bản chữ Việt
* Muốn soạn thảo được văn bản chữ Việt, phải có thêm các công cụ để có thể:
- Gõ được chữ Việt vào máy tính bằng bàn phím
- Xem được chữ Việt trên màn hình và in trên máy.
*Phần mềm gõ chữ Việt đang được sử dụng phổ biến là Unikey
*Bộ phông chữ chuẩn được sử dụng phổ biến hiện nay là bộ phông chữ dựa trên bảng mã Unicode.
* Lưu ý: SGK-107
d) Củng cố, luyện tập : Kết hợp trong bài giảng
e) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’): 
- Ghi nhớ nội dung bài học
- Tìm hiểu mở rộng
- Luyện gõ phím bằng mười ngón
5. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 41. BÀI THỰC HÀNH 5
VĂN BẢN ĐẦU TIÊN CỦA EM
Ngày soạn: 08/1/2018
Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng.
Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng.
Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng.
Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng.
1. Mục tiêu
a) Về kiến thức:
- Làm quen và tìm hiểu cửa sổ làm việc của Word, các dải lệnh và một số lệnh thường dùng. 
- Làm quen với vị trí các phím trên bàn phím và biết gõ chữ Việt bằng một trong hai cách gõ Telex hay Vni.
b) Về kỹ năng: Bước đầu tạo và lưu một văn bản chữ Việt đơn giản.
c) Về thái độ: HS có ý thức học tập, yêu thích môn học.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, phòng tin học
b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép
3. Phương Pháp giảng dạy
Luyện tập thực hành
Vấn đáp, gợi mở 
Trực quan
4. Tiến trình bài dạy
a) Ổn định tổ chức lớp học 
b) Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình thực hành
c) Dạy nội dung bài mới:
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
3’
10’
30’
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, yêu cầu
GV: Đưa ra mục đích, yêu cầu của tiết học
HS: Lắng nghe, ghi nhớ
Hoạt động 2: Tìm hiểu các thành phần trên cửa sổ Word
GV: Yêu cầu HS khởi động Word
? Quan sát các cửa sổ của Word và cho biết tên các dải lệnh?
HS: Trả lời
GV: Hướng dẫn HS quan sát và tìm hiểu các lệnh trên dải lệnh Home. Đoán nhận các lệnh trên dải lệnh thông qua biểu tượng của chúng. Mở một vài dải lệnh khác và tìm hiểu các lệnh trên các dải lệnh đó.
? Nêu cách mở một văn bản đã có ? Cách lưu một văn bản?
? Cách tạo văn bản mới ?
HS: Trả lời
Hoạt động 3: Soạn một văn bản đơn giản
GV: Yêu cầu HS gõ đoạn văn sau:
(SGK-109)
GV: Lưu ý HS nếu gõ sai chưa cần sửa lỗi. Lưu văn bản với tên:
 Bien dep
HS: Thực hành trên máy tính cá nhân
GV: Nhấn các phím Caps Lock hoặc Insert (Ins) để tắt chế độ gõ chữ hoa hoặc chế độ gõ đè nếu HS vô tình chạm vào các phím này. 
Yêu cầu HS thực hành gõ bằng mười ngón. Thông thường HS có xu hướng thích gõ nhanh. Tuy nhiên, bài thực hành chỉ yêu cầu HS gõ bằng mười ngón và gõ đúng, qua đó ôn luyện lại các thao tác gõ bàn phím đã được thực hành trong chương II.
HS: Giữ đúng tư thế làm việc với máy tính: Ngồi thẳng lưng, tầm mắt ngang màn hình, hai tay để thoải mái,...
Gõ dấu các chữ Việt đúng quy tắc. Hiện nay cách bỏ dấu các	 chữ Việt
chưa được thống nhất. Để đơn giản GV nên yêu cầu HS tuân thủ quy tắc gõ là “chỉ gõ dấu ở cuối từ”.
GV: Chiếu và chấm điểm một số bài làm tốt, HS cả lớp quan sát, nhận xét.
GV: Lưu ý HS lưu bài trong thư mục với tên của em trong ổ đĩa D để giờ thực hành tới sẽ còn dùng lại.
1. Mục đích yêu cầu SGK-109
2. Nội dung
a) Khởi động Word và tìm hiểu các thành phần trên cửa sổ của Word
b) Soạn một văn bản đơn giản
d) Củng cố, luyện tập: Kết hợp trong quá trình thực hành
e) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’): 
- Tiếp tục luyện gõ phím mười ngón
- Xem trước nội dung phần tiếp theo
5. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 42. BÀI THỰC HÀNH 5
VĂN BẢN ĐẦU TIÊN CỦA EM
Ngày soạn: 11/1/2018
Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng.
Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng.
Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng.
Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng.
1. Mục tiêu
a) Về kiến thức:
- Làm quen và tìm hiểu cửa sổ làm việc của Word, các dải lệnh và một số lệnh thường dùng. 
- Làm quen với vị trí các phím trên bàn phím và biết gõ chữ Việt bằng một trong hai cách gõ Telex hay Vni.
b) Về kỹ năng: Bước đầu tạo và lưu một văn bản chữ Việt đơn giản.
c) Về thái độ: HS có ý thức học tập, yêu thích môn học.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, phòng tin học
b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép
3. Phương Pháp giảng dạy
Luyện tập thực hành
Vấn đáp, gợi mở 
Trực quan
4. Tiến trình bài dạy
a) Ổn định tổ chức lớp học 
b) Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình thực hành
c) Dạy nội dung bài mới:
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
18’
25’
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách di chuyển con trỏ soạn thảo và các cách hiển thị văn bản.
GV: Chuẩn bị sẵn 1 văn bản word có nhiều trang. Tổ chức HS thực hành. Hướng dẫn HS làm đúng các thao tác theo đúng thứ tự trình bày trong SGK:
1. Tập di chuyển con trỏ soạn thảo trong văn bản bằng chuột và các phím mũi tên trên bàn phím.
2. Kéo thả con trượt ở góc phải phía dưới cửa sổ soạn thảo văn bản để phóng to, thu nhỏ văn bản. Sử dụng các thanh cuộn để xem các phần khác nhau của văn bản khi được phóng to
3. Nháy chuột lần lượt tại các nút:
ở bên trái thanh trượt để thay đổi chế độ hiển thị văn bản. Quan sát sự thay đổi trên màn hình.
4. Nháy chuột tại nút
ở góc trên bên phải cửa sổ của Word để thu nhỏ cửa sổ bản thành biểu tượng trên thanh công việc và nháy chuột tại biểu tượng của Word trên thanh công việc để hiển thị lại văn bản. 
Nháy chuột tại các nút
Để thu nhỏ hay phóng cực đại cửa sổ của word trên màn hình.
5. Đóng cửa sổ văn bản và thoát khỏi Word
Hoạt động 2: Soạn thảo văn bản đơn giản:
GV: Yêu cầu HS soạn thảo văn bản sau:
HS: Thực hành trên máy tính cá nhân
GV: Lưu ý HS lưu văn bản với tên Pac Bo
GV: Chiếu và chấm điểm một số bài làm tốt
2. Nội dung (tt)
c) Tìm hiểu cách di chuyển con trỏ soạn thảo và các cách hiển thị văn bản.
d) Củng cố, luyện tập: Kết hợp trong quá trình thực hành
e) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’): 
- Tiếp tục luyện gõ phím bằng mười ngón
- Thực hành soạn thảo một số văn bản đơn giản trên máy tính ở nhà
5. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 43. BÀI 15. CHỈNH SỬA VĂN BẢN
Ngày soạn: 
Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng.
Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng.
Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng.
Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng.
1. Mục tiêu
a) Về kiến thức:
- Hiểu mục đích và thực hiện được thao tác chọn phần văn bản.
- Biết ưu điểm của việc sao chép hoặc di chuyển và thực hiện sao chép hoặc di chuyển nội dung trong văn bản.
b) Về kỹ năng: Biết các thao tác biên tập văn bản đơn giản: chèn thêm nội dung vào vị trí thích hợp trong văn bản, xoá, sao chép và di chuyển các phần văn bản.
c) Về thái độ: HS có ý thức học tập, yêu thích môn học
2. Chuẩn bị của GV và HS
a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, phòng tin học
b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép
3. Phương Pháp giảng dạy
Nêu và giải quyết vấn đề
Vấn đáp, gợi mở 
Trực quan
4. Tiến trình bài dạy
a) Ổn định tổ chức lớp học 
b) Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình giảng bài mới
c) Dạy nội dung bài mới:
KĐ (3’) GV: Thông thường khi gõ nội dung văn bản chúng ta không thể tránh khỏi những lỗi gõ nhầm hay bỏ sót nội dung, lỗi chính tả. 
GV: Đưa ra đoạn văn bản lỗi viết trên giấy
Boi tôi ănuống đieeeu độ và lèmviệc chóng lón lắm. Chảng bao lâu toi đã trỏ thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
? Để sửa những lỗi đó em phải làm gì? Để văn bản dễ đọc và rõ ràng, có cần viết lại toàn bộ nội dung không?
Theo em khi soạn thảo văn bản trên máy tính, có công cụ nào giúp em dễ dàng sửa nội dung gõ sai không?
GV: Một trong những ưu điểm của soạn thảo văn bản trên máy tính là có thể sửa đổi những nội dung gõ sai mà không phải gõ lại toàn bộ văn bản. Ngoài ra còn có các ưu điểm khác như: 
- Có nhiều kiểu chữ đẹp
- Trình bày theo nhiều cách khác nhau.
- Chèn thêm hình ảnh minh hoạ
- Lưu trữ và phổ biến
- Có nhiều công cụ hỗ trợ
Vậy để chỉnh sửa một văn bản trên máy tính ta phải làm thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
10’
10’
15’
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách xóa, chèn thêm nội dung 
GV: lưu ý HS nhận biết vị trí của con trỏ soạn thảo, sau đó giới thiệu tác dụng của việc nhấn các phím Delete và Backspace. 
HS: Tự thao tác và rút ra kết luận
GV: Lưu ý HS phân biệt tác dụng của hai phím này trong việc xoá một kí tự.
GV: Xoá là một thao tác loại bỏ dữ liệu. Đôi khi do nhầm lẫn hay vội vàng, chúng ta thường xoá đi những dữ liệu có ích vì vậy các em hãy suy nghĩ cẩn thận trước khi thực hiện thao tác xoá bất kì đối tượng nào, kể cả tệp hoặc thư mục. (Đó là nội dung của phần lưu ý SGK)
Trường hợp xóa nhầm dữ liệu có ích ta có thể cần đến một ưu điểm nữa của soạn thảo văn bản trên máy tính đó là khả năng “khôi phục hiện trạng” :
Sau khi thực hiện sai một thao tác, hoặc thao tác không mang lại kêt quả mong muôn, bằng lệnh Undo 
Trong mục “Tìm hiểu mở rộng” ở cuối bài sẽ giúp ta khôi phục liên tiếp các trạng thái trước đó của văn bản.
GV: Thực hiện mẫu khôi phục văn bản bằng lệnh Undo 
HS: Quan sát, ghi nhớ
? Muốn chèn thêm nội dung văn bản em làm thế nào?
HS: Trả lời
? Một lần nhấn phím Delete hoặc Backspace em thấy xoá được mấy kí tự?
HS: 1 kí tự
? Muốn xoá đoạn văn gồm 100 kí tự em cần nhấn phím Delete hoặc phím Backspace bao nhiêu lần?
HS:100 lần
*GV: Để xóa những phần văn bản lớn hơn, nếu sử dụng các phím Backspace hoặc Delete sẽ rất mất thời gian. Khi đó nên chọn (còn gọi là đánh dấu) phần văn bản cần xóa và nhấn phím Backspace hoặc Delete. Vậy đánh dấu văn bản như thế nào. Ta tìm hiểu trong mục tiếp theo.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách đánh dấu văn bản
GV: Khi muốn thực hiện một thao tác (VD như xóa, di chuyển vị trí, thay đổi cách trình bày) tác động đến một phần văn bản hay đối tượng nào đó, trước hết cần chọn phần văn bản hay đối tượng đó (còn gọi là đánh dấu)
? Nêu lại cách chọn tệp văn bản hay thư mục đã học? Để chọn nhiều tệp hay nhiều thư mục cùng một lúc em làm thế nào?
HS: trả lời
? Nhắc lại các thao tác chính với chuột?
HS: Di chuyển chuột, nháy chuột, nháy đúp chuột, nháy nút phải chuột, kéo thả chuột, xoay nút cuộn.
GV: Để chọn phần văn bản em cần đưa con chuột đến vị trí bắt đầu, kéo thả chuột đến vị trí cuối của văn bản cần chọn.
GV: Thực hiện mẫu
HS: Quan sát, ghi nhớ
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách sao chép và di chuyển nội dung văn bản
GV: Đưa 2 đoạn thơ trong bài thơ “Trăng ơi” của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Câu đầu của cả hai khổ thơ đều như nhau, tuy nhiên đoạn thơ thứ nhất lại đứng sau đoạn thơ thứ hai.
Trăng ơi... từ đâu đến? 
Hay biển xanh diệu kỳ 
Trăng tròn như mắt cá 
Chẳng bao giờ chớp mi
Trăng ơi... từ đâu đến? 
Hay từ cánh rừng xa 
Trăng hồng như quả chín 
Lửng lơ lên trước nhà 
? Theo em để có các khổ thơ theo đúng thứ tự của chúng, em sẽ xóa một đoạn thơ và gõ lại theo đúng thứ tự hay sẽ chỉnh sửa theo cách khác?
HS: Trả lời
GV: Soạn thảo trên máy tính em có thể chỉnh sửa văn bản nhanh và dễ dàng bằng các công cụ Sao chép và di chuyển. (GV Thực hành mẫu)
HS: Quan sát và ghi nhớ
? Phân biệt 2 cách Sao chép và di chuyển phần văn bản?
HS: Trả lời
GV: Giải thích thêm chức năng của Clipboard: là vùng nhớ tạm thời dùng chung cho các ứng dụng của Windows.
Chúng ta có thể sử dụng clipboard để sao chép các đối tượng giữa những ứng dụng khác nhau hoặc trong cùng một ứng dụng như sao chép các đối tượng trong cùng một văn bản hoặc trong những văn bản Word khác nhau. Tuy nhiên, cần nhớ rằng clipboard chỉ là vùng nhớ tạm thời và nên lưu ý rằng bộ nhớ đệm chỉ lưu trữ phần nội dung được sao chép hay cắt lần cuối cùng.
Từ phiên bản Office 2000 trở đi, bộ nhớ đệm của Windows, các ứng dụng như Word còn sử dụng chung bộ nhớ đệm chung của Office (khác với bộ nhớ đệm của Windows). Bộ nhớ đệm này có thể lưu lại 24 nội dung sao chép khác nhau, nhờ vậy ta có thể dán 24 nội dung khác nhau vào văn bản.
GV: Có thể giới thiệu việc sử dụng

Tài liệu đính kèm:

  • docxGA TIN 6 HK II MOI dang cap nhat.docx