Giáo án Tin học 8 - Bài 5: Từ bài toán đến chương trình

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết các bước giải bài toán trên máy tính;

- Biết chương trình là thể hiện của thuật toán trên một ngôn ngữ cụ thể.

- Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước.

- Hiểu thuật toán tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên, tìm số lớn nhất của một dãy số.

2. Kỹ năng

- Biết hướng lập trình từ một ý tưởng tính tốn.

- Lập trình đơn giản

3. Thái độ

- Nghiêm túc khi thực hành

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1408Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Bài 5: Từ bài toán đến chương trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 22
Ngày dạy: 30/10/2009
BÀI 5: TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH (tt)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Biết các bước giải bài toán trên máy tính;
Biết chương trình là thể hiện của thuật toán trên một ngôn ngữ cụ thể.
Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước.
Hiểu thuật toán tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên, tìm số lớn nhất của một dãy số.
2. Kỹ năng
Biết hướng lập trình từ một ý tưởng tính tốn.
Lập trình đơn giản
3. Thái độ
Nghiêm túc khi thực hành
II. Chuẩn bị
Thầy giáo
Phòng máy tính
Máy chiếu
Học sinh
Đọc bài trước ở nhà
Trả lời trước các câu hỏi trong sách giáo khoa
III. Phương pháp dạy học
Thuyết trinh, diễn giải.
Thực hành trực tuyến
IV. Tiến trình dạy học
Ổn định
Kiểm diện học sinh
Kiểm tra bài cũ
Không 
Bài mới
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung ghi của trò
* Nội dung 1: Giới thiệu bài học mới
Trong những tiết học trước chúng ta được làm quen với việc viết một vài chương trình đơn giản. Trong việc viết chương trình không phải chúng ta thuộc lệnh là viết được mà phải có sự hình dung các bước đi của chúng sao cho đạt được kết quả đúng và nhanh nhất.
Giả sử ta có một bài toán đã giải hoàn tất nhưng chưa viết thành chương trình. Vậy từ bài toán cụ thể làm sao để viết được chương trình. Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu sẽ giải quyết được vấn đề này. 
* Nội dung 2: Một số ví dụ về thuật toán.
Yêu cầu học sinh đọc đề bài ví dụ 1 như đã ghi bảng.
Học sinh đọc đề bài.
Yêu cầu các em xác định các đại lượng vào, ra của bài toán.
Yêu cầu các em mô tả thuật toán để giải bài toán trên.
Các nhóm thảo luận và trả lời.
Giáo viên nhận xét và gọi các em lên làm mẫu.
Gọi các nhóm nhận xét.
Thu nhận kết quả và chốt kiến thức.
Yêu cầu học sinh đọc đề bài ví dụ 2 như đã ghi bảng.
Học sinh đọc đề bài.
Yêu cầu các em xác định các đại lượng vào, ra của bài toán.
Yêu cầu các em mô tả thuật toán để giải bài toán trên.
Các nhóm thảo luận và trả lời.
Giáo viên nhận xét và gọi các em lên làm mẫu.
Gọi các nhóm nhận xét.
Thu nhận kết quả và chốt kiến thức.
Yêu cầu học sinh đọc đề bài ví dụ 3 như đã ghi bảng.
Học sinh đọc đề bài.
Yêu cầu các em xác định các đại lượng vào, ra của bài toán.
Yêu cầu các em mô tả thuật toán để giải bài toán trên.
Các nhóm thảo luận và trả lời.
Giáo viên nhận xét và gọi các em lên làm mẫu.
Gọi các nhóm nhận xét.
Thu nhận kết quả và chốt kiến thức.
TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH (tt)
4. Một số ví dụ về thuật toán
a. Ví dụ 1: Một hình A được ghép từ một hình chữ nhật với chiều rộng 2a, chiều dài b và một hình bán nguyệt bán kính a như hình. 
Xác định bài toán:
INPUT: Số a là chiều rộng của hình chữ nhật và là bán kính của hình bán nguyệt, b là chiều dài của hình chữ nhật.
OUTPUT: Diện tích của hình A.
Thuật toán đơn giản để tính diện tích hình A gồm các bước sau:
Bước 1: S1 ß 2ab {Tính diện tích hình chữ nhật}
Bước 2: S2 ß {Tính diện tích hình bán nguyệt}
Bước 3: S ß S1+S2 và kết thúc.
 b. Ví dụ 2 : Tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên.
Xác định bài toán: 
INPUT: Dãy 100 số tự nhiên đầu tiên (từ 1 đến 100).
OUTPUT: Giá trị tổng 1 + 2 + ...+ 100
* Mô tả thuật toán :
Bước 1: Gán SUM ¬ 0; i ¬ 0.
Bước 2: Gán i ¬ i + 1.
Bước 3: Nếu i ‚ 100, thì SUM ¬ SUM + i và quay lại bước 2. Thông báo kết quả và kết thúc thuật toán.
c. Ví dụ 3 : Cho hai số thực a và b. Hãy ghi kết quả so sánh hai số đó dưới dạng “a lớn hơn b”, “a nhỏ hơn b”, hoặc “a bằng b”.
Xác định bài toán: 
INPUT: Hai số thực a và b
OUTPUT: Kết quả so sánh
* Mô tả thuật toán :
Bước 1: Nếu a > b, kết quả là “a lớn hơn b” và chuyển đến bước 3.
Bước 2: Nếu a < b, kết quả là “a nhỏ hơn b”; Ngược lại, kết quả là “a bằng b”.
Bước 3: Kết thúc thuật toán.
Củng cố và luyện tập
Nhắc lại khái niệm về bài toán, thế nào là đầu vào và đầu ra của bài toán.
Thế nào là xác định bài toán.
Hướng dẫn học ở nhà
Xác định đầu vào và đầu ra của bài toán.
Tự đưa ra một bài toán rồi xác định đầu vào và đầu ra của bài toán đó.
Xem lại các ví dụ trong bài đã học.
Làm tiếp các ví dụ còn lại trong bài.
V. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 5. Từ bài toán đến chương trình (7).doc