Giáo án Tin học 8 - Bài 5: Từ bài toán đến chương trình - Phan Thanh Minh

I. Mục tiêu:

- Biết các bước giải bài toán trên máy tính, nắm được cấu trúc của một chương trình.

- Xác định được Input, Output của một bài toán đơn giản

- Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV

- HS: Học bài cũ

III. Phương pháp

 Giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, phân tích, suy diễn, tự luận, vấn đáp

IV. Tiến trình:

1. ổn định lớp: 1

2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày các bước mô tả thuật toán?

3. Bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1806Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Bài 5: Từ bài toán đến chương trình - Phan Thanh Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 23. 	Ngày dạy:
Bài tập
I. Mục tiêu:
- Biết các bước giải bài toán trên máy tính, nắm được cấu trúc của một chương trình.
- Xác định được Input, Output của một bài toán đơn giản
- Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV
- HS: Học bài cũ
III. Phương pháp
	Giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, phân tích, suy diễn, tự luận, vấn đáp
IV. Tiến trình:
1. ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày các bước mô tả thuật toán? 	
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV đưa ra đề bài
- HS suy nghĩ các bước cần lam
? cần biến nào?
- HS thảo luận và đưa ra thuật toán
- GV chữa
- GV đưa thuật toán để HS so sánh
- HS mô tả thuật toán bằng lời
- GV? để viết chương trình ta sử dụng những câu lệnh nào
- Gv gợi ý cho HS từng câu lệnh cần sử dụng trong bài
- HS thảo luận lên viết chương trình
- HS đọc đề bài trong sách 
- ? điều kiện nào để a, b, c là 3 cạnh của tam giác?
- HS suy nghĩ 
- ? Mô tả thuật toán gồm những bước nào
- GV hướng dẫn HS cách mô tả thuật toán
- GV yêu cầu HS mô tả bằng lời
- HS thảo luận theo nhóm 
1. Bài tập
a. Hãy mô tả thuật toán nhập 2 số nguyên dương a, b từ bàn phím và tính tổng 2 số đó 
- INPUT: 2 số nguyên dương a, b
- OUTPUT: Tổng T của 2 số 
B1: Nhập 2 số a, b từ bàn phím
B2: T ơ a+b
B3: Thông báo T và két thúc
b. Viết chương trình 
Program ct;
 uses crt;
 var a,b :interger;
 T:real;
Begin
clrscr
 write('nhập a='); readln(a);
 write('nhập a='); readln(a);
 T:=a+b;
 writeln('Tổng là :',T);
 Readln;
End.
2. Bài 3/SGK/45
Cho trước 3 số dương a, b, và c. hãy mô tả thuật toán cho biết ba số đó có thể là độ dài 3 cạnh của một tam giác hay không?
- INPUT: 3 số dương a>0, b>0, c>0
- OUTPUT: Thông báo "a, b và c có thể là độ dài 3 cạnh của tam giác" hoặc Thông báo "a, b và c không thể là độ dài 3 cạnh của tam giác"
B1: Nếu a+b Ê c, chuyển b5
B2: Nếu b+c Ê a, chuyển b5
B3: Nếu a+c Ê b, chuyển b5
B4: Thông báo "a, b và c có thể là độ dài 3 cạnh của tam giác"
B5: Thông báo "a, b và c không thể là độ dài 3 cạnh của tam giác"
4.Củng cố: 
- Qua đây các em nắm được thuật toán tính tổng 2 số nhập vào từ bàn phím, kiểm tra xem 3 số a, b, c có phải là 3 cạnh của tam giác hay không 
5. BTVN: 
- Học bài cũ, hoàn thiện bài tập 
- Gõ bài 1 vào máy và chạy thử
Tiết 24. 	Ngày dạy:
Bài tập (t2)
I. Mục tiêu:
- Biết các bước giải bài toán trên máy tính, nắm được cấu trúc của một chương trình.
- Xác định được Input, Output của một bài toán đơn giản
- Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV
- HS: Học bài cũ
III. Phương pháp
	Giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, phân tích, suy diễn, tự luận, vấn đáp
IV. Tiến trình:
1. ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày các bước mô tả thuật toán tính tổng các số trong dãy? 
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV ý tưởng: Muốn tính tổng ta phải sử dụng 1 biến để lưu giá trị của tổng và đầu tiên tổng luôn = 0 lên ta gán biến tổng đó = 0 và sử dụng 1 biến i (i Ên) sau đó so sánh nếu ai > 0 ta cộng ai lần lượt cộng liên tiếp cvào S
- HS mô tả thuật toán chạy bằng lời
- Thảo luận theo nhóm
- GV đưa ra đề bài
- HS suy nghĩ các bước cần làm
? cần biến nào?
- Gv đưa ra ý tưởng bài toán
- HS thảo luận và đưa ra thuật toán
- GV chữa
- GV đưa thuật toán để HS so sánh
- HS mô tả thuật toán bằng lời với số liệu cụ thể.
- GV gợi ý 
- HS suy nghĩ cùng làm với GV
- GV đưa ra thuật toán
3. Bài 6/SGK/45
Hãy mô tả thuật toán giải bài toán tình tổng các số dương trong dãy số A={a1, a2, ...,an} cho trước.
- INPUT: n và dãy n số a1, a2, ...,an
- OUTPUT: S= Tổng các số ai>0 trong dãy a1, a2, ...,an
B1: S ơ 0; iơ0;
B2: i ơ i+1;
B3: Nếu ai > 0, S ơ S + ai
B4: Nếu i Ê n, quay lại B2
B5: Thông báo S và kết thúc
4. Bài tập:
Hãy mô tả thuật toán tìm số lớn nhất trong ba số a, b, c
- INPUT: 3 số a, b, c
- OUTPUT: Số lớn nhất Max trong 3 số a, b, c là = max{a, b,c}
B1: Nhập 3 số a, b, c
B2: Gán Max ơ a
B3: Nếu b > Max, gán Max ơ b
B4: Nếu c > max; gán Max ơ c
B5: Thông báo Max và kết thúc
5.Bài 5.16/SBT/44
Hàng tháng các hộ dân trong thành phố đều nhận được hoá đơn tiền điện. Tiền điện tiêu dùng của mỗi hộ gia đình được tính như sau:
- 100 số đầu tiên; mỗi tháng phải trả 550 đồng
- Từ 100 đến 150 số mỗi số phải trả 1000đ
- Trên 150 số mỗi số phải trả 1500 đồng
Số tiền phải trả là tổng số tiền tính được cộng thêm 10% thuế VAT
- INPUT: a số điện tiêu thụ và bảng quy định giá
- OUTPUT: S tổng số tièn tiền trong tháng
B1: Nếu a Ê 100; S ơ a*550
B2: Nếu 100 < a < 150; S ơ 100*550 + (a-100)*1000
B3: Nếu a > 150; S ơ 100*550 + 50*1000+(a-150)*1500
B4: Gán S ơ S *10% (S ơ S *1.1) 
B5: in S và kết thúc
4.Củng cố: 
- Qua đây các em nắm được thuật toán, tính tổng dãy số, và tìm giá trị lớn nhất trong 3 số nhập vào từ bàn phím, cách tính tiền điện. 
5. BTVN: 
- Học bài cũ, hoàn thiện bài tập 
- Gõ bài tập vào máy và chạy thử

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 5. Từ bài toán đến chương trình - Phan Thanh Minh.doc