Giáo án Tin học 8 - Bài 6: Câu lệnh điều kiện

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

 - Biết sự cần thiết của cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình

 - Biết cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các thao tác phụ thuộc vào điều kiện.

 - Hiểu cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng: Dạng thiếu và dạng đủ.

- Biết mọi ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh.

- Hiểu cú pháp, hoạt động của các câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ trong Pascal.

 

doc 5 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 7228Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Bài 6: Câu lệnh điều kiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: / /2009 Tại lớp 8A
Ngày dạy: / /2009 Tại lớp 8B
Ngày dạy: / /2009 Tại lớp 8C
Ngày dạy: / /2009 Tại lớp 8D
 Tiết 29:
Bài 6: 	CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
	- Biết sự cần thiết của cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình
	- Biết cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các thao tác phụ thuộc vào điều kiện.
	- Hiểu cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng: Dạng thiếu và dạng đủ.
- Biết mọi ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh.
- Hiểu cú pháp, hoạt động của các câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ trong Pascal.
2. Về kỹ năng
	Bước đầu viết được câu lệnh điều kiện trong Pascal.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV:- SGK, SGV, Bảng phụ
2. Chuẩn bị của HS:	- SGK, vở ghi
	- Đọc trước nội dung của bài.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
2. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
HĐ1: (20’) Tìm hiểu về điều kiện
GV: Trong cuộc sông hàng ngày, chúng ta thực hiện phần lớn các hoạt động một cách tuần tự theo thói quen hoặc theo kế hoạch
GV: Đưa ra ví dụ
GV: Hoạt động của con người thường bị tác động bởi hoàn cảnh cụ thể.
GV: Đưa ra ví dụ
? Từ nếu trong các câu trên được dùng để làm gì?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét - Kết luận
? Em hãy lấy thêm một vài ví dụ? Cho biết điều kiện trong các ví dụ đó là gì?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét
GV: Mỗi điều kiện trên được mô tả dưới dạng một phát biểu. Hoạt động tiếp theo phụ thuộc vào kết quả đúng hay sai.
GV: Đưa ra bảng kiểm tra điều kiện, kết quả và hoạt động.
HS: Quan sát.
GV: Giải thích cho học sinh hiểu.
? Khi kết quả kiểm tra là đúng hoặc sai thì ta kết luận điều gì?
? Em hãy lấy ví dụ về điều kiện trong môn Tin học?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, kết luận.
HĐ2: (20’)Tìm hiểu điều kiện và phép so sánh.
GV: Để so sánh hai giá trị số hoặc hai biểu thức có giá trị số ta sử dụng các phép so sánh để có kết quả đúng hoặc sai.
? Phép so sánh có vai trò như thế nào?
GV: Đưa ra nội dung ví dụ 1- SGK.
? Hãy đưa ra điều kiện để in giá trị của a hoặc b ra màn hình?
? Hãy lấy thêm các ví dụ?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét.
1. Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện
Ví dụ1:
- Buổi sáng thức dậy, vệ sinh cá nhân, ăn sáng, đến trường...
- Sáng chủ nhật hàng tuần Ngọc đi học Tiếng Anh.
Ví dụ 2: 
- Nếu em bị ốm, em không tập thể ducj nữa.
- Nếu trời không mưa, Hoàng sẽ đi đá bóng cùng các bạn.
à Từ “nếu” được dùng để chỉ một điều kiện. Hoạt động tiếp theo có xảy ra hay không phụ thuộc vào điều kiện.
2. Tính đúng hoặc sai của điều kiện
àKhi kết quả kiểm tra là đúng thì điều kiện được thoả mãn. Còn khi kết quả sai thì điều kiện không thoả mãn.
Ví dụ:
- Nếu x > 5, in giá trị của x ra màn hình.
- Nếu nháy nút Close ở góc trên bên phải cửa sổ, cửa sổ đóng lại.
3. Điều kiện và phép so sánh.
Phép so sánh được dùng để biểu diễn các điều kiện.
Ví dụ 1: Cho 2 số a, b. In ra màn hình giá trị lớn hơn.
Nếu a>b, in giá trị của biến a ra màn hình.Ngược lại, in gia trị của biến b ra màn hình.
à Điều kiện là phép so sánh a>b
3. Củng cố (3’)
	- Điều kiện
	- Phép so sánh và điều kiện.
4. Hướng dẫn về nhà (2’)
	- Học thuộc bài.
	- Chuẩn bị mục 4, 5 của bài.
Ngày dạy: / /2009 Tại lớp 8A
Ngày dạy: / /2009 Tại lớp 8B
Ngày dạy: / /2009 Tại lớp 8C
Ngày dạy: / /2009 Tại lớp 8D
 Tiết 30- Bài 6: 	CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN (Tiếp)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
	- Biết sự cần thiết của cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình
	- Biết cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các thao tác phụ thuộc vào điều kiện.
	- Hiểu cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng: Dạng thiếu và dạng đủ.
- Biết mọi ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh.
- Hiểu cú pháp, hoạt động của các câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ trong Pascal.
2. Về kỹ năng
	Bước đầu viết được câu lệnh điều kiện trong Pascal.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV:- SGK, SGV, Bảng phụ
2. Chuẩn bị của HS:	- SGK, vở ghi
	- Đọc trước nội dung của bài.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
2. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
HĐ1: (15’) Tìm hiểu cấu trúc rẽ nhánh
GV: Khi thực hiện một chương trình, máy tính thực hiện tuần tự các câu lệnh từ đầu đến cuối. Nếu điều kiện thoả mãn, máy tính sẽ thực hiện 1 câu lệnh ngược lại bỏ qua câu lệnh.
GV: Đưa ra ví dụ 2- SGK
? Hãy mô tả các bước tính tiền cho khách hàng?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét - Kết luận
 GV: Đưa ra ví dụ 3- SGK
? Hãy mô tả các bước tính tiền cho khách hàng?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét - Kết luận
? Từ hai ví dụ trên em hãy đưa ra cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ?
HS: Đưa ra cấu trúc.
GV: Nhận xét, kết luận
GV: Mọi ngôn ngữ lập trình đều có các câu lệnh để thực hiện các cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ. Cấu trúc rẽ nhánh giúp cho viẹc lập trình được đơn giản hơn.
GV: Đưa ra ví dụ
HĐ2: (20’)Tìm hiểu câu lệnh điều kiện 
GV: Trong các ngôn ngữ lập trình cấu trúc rẽ nhánh được thể hiện bằng câu lệnh điều kiện.
? Trong Pascal câu lệnh điều kiện dạng thiếu được viết như thế nào?
GV: Giải thích về câu lệnh cho HS.
? Hãy viết câu lệnh điều kiện hiển thị số lớn hơn trong 2 số a, b trong ví dụ ở mục 3?
GV: Đưa ra ví dụ 5 – SGK.
? Hãy mô tả thuật toán cho ví dụ trên?
(B1: Nhập số a; 
 B2: Nếu a> 5 thì thông báo lỗi)
? Đưa ra câu lệnh điều kiện dạng thiếu của ví dụ?
GV: Đưa ra ví dụ 6
? Hãy đưa ra câu lệnh Pascal thể hiện cấu trúc rẽ nhánh dạng đầy đủ?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét - Kết luận 
 GV: Đưa ra cú pháp cấu trúc rẽ nhánh dạng đầy đủ.
GV: Giải thích thêm về cú pháp cho HS hiểu.
4. Cấu trúc rẽ nhánh
Ví dụ2- SGK:
Hoạt động tính tiền cho khách hàng.
B1: Tính tổng số tiền T khách hàng đã mua sách.
B2: Nếu T>=100000, số tiền thanh toán là 70% x T.
B3: In hoá đơn
à Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu
Ví dụ 3- SGK: 
B1: Tính tổng số tiền T khách hàng đã mua sách.
B2: Nếu T>=100000, số tiền thanh toán là 70% x T. Ngược lại số tiền phải thanh toán là 90% x T
B3: In hoá đơn
à Cấu trúc rẽ nhánh dạng đầy đủ.
* Cấu trúc rẽ nhánh
Điều kiện
Câu lệnh
 Sai
 Đúng
Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu
Điều kiện
Câu lệnh 1
Câu lệnh 2
 Sai
 Đúng
Mọi ngôn ngữ lập trình đều có các câu lệnh để thực hiện các cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ.
5. Câu lệnh điều kiện
* Câu lệnh điều kiện dạng thiếu.
If then ;
Ví dụ 4: If a> b then write (a);
Ví dụ 5:
Readln (a);
If a> 5 then write (‘ số đã nhập không hợp lệ’)
Ví dụ 6: Nếu b ≠ 0 thì tính kết quả, ngược lại thì thông báo lỗi.
If (b0) then x: = a/b
Else write (‘Mẫu số bằng không, không chia được’)
* Câu lệnh điều kiện dạng thiếu.
If then 
Else ;
3. Củng cố (5’)	- Cấu trúc rẽ nhánh.
	- Câu lệnh điều kiện.
	- HS đọc ghi nhớ SGK – T50.
4. Hướng dẫn về nhà (5’)
	- Học thuộc bài, Làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 SGK.
	- Chuẩn bị bài thực hành 4.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 6. Câu lệnh điều kiện.doc