Giáo án Tin học 9 - Tiết 23 Bài 6 - Tin học và xã hội (tt)

BÀI 6: TIN HỌC VÀ XÃ HỘI (tt)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhận thức được ngày nay tin học và máy tính là động lực cho sự phát triển xã hội.

- Biết được xã hội tin học hóa là nền tảng cơ bản cho sự phát triển nền kinh tế tri thức.

2. Kĩ năng: Nhận thức được thông tin là tài sản chung của mọi người, của toàn xã hội và mỗi cá nhân trong xã hội tin học hóa cần có trách nhiệm đối với thông tin được đưa lên mạng và Internet.

3. Thái độ: Giáo dục thái độ học tập tự giác, có ý vươn lên, tích cực nghiêm túc.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’)

9A1:

9A2:

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

Câu 1: Kinh tế tri thức là gì? Thế nào là xã hội tin học hóa?

3. Bài mới:

 * Hoạt động khởi động: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 như thế nào?

 

doc 2 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1219Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 9 - Tiết 23 Bài 6 - Tin học và xã hội (tt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/11/2017
Ngày dạy: 08/11/2017
Tuần: 12
Tiết: 23	
BÀI 6: TIN HỌC VÀ XÃ HỘI (tt)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhận thức được ngày nay tin học và máy tính là động lực cho sự phát triển xã hội.
- Biết được xã hội tin học hóa là nền tảng cơ bản cho sự phát triển nền kinh tế tri thức.
2. Kĩ năng: Nhận thức được thông tin là tài sản chung của mọi người, của toàn xã hội và mỗi cá nhân trong xã hội tin học hóa cần có trách nhiệm đối với thông tin được đưa lên mạng và Internet.
3. Thái độ: Giáo dục thái độ học tập tự giác, có ý vươn lên, tích cực nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
1. Ổn định lớp: (1’)
9A1:
9A2:
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu 1: Kinh tế tri thức là gì? Thế nào là xã hội tin học hóa?
3. Bài mới:
	* Hoạt động khởi động: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 như thế nào?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (20’) Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
+ GV: Cho HS tìm hiểu thông tin SGK thảo luận nhóm trình bày.
+ GV: Dựa và kiến thức Lịch sử em hãy cho biết các cuộc cách mạng công nghiệp đã trải qua.
+ GV: Em hãy cho biết cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 ra đời gắn với sự ra đời của thiết bị nào?
+ GV: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 có gì khác so với 2 cuộc cách mạng công nghiệp còn lại.
+ GV: Quan sát quá trình thảo luận của các nhóm, hướng dẫn các nhóm thực hiện.
+ GV: Ngày nay tin học và máy tính phát triển như thế nào? Có những tác động nào đến đời sống xã hội và kinh tế toàn cầu.
+ GV: Vậy theo em đâu là sự khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
+ GV: Xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là như thế nào?
+ GV: Viễn cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là như thế nào?
+ GV: Cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận của mình.
+ GV: Nhận xét hiệu quả hoạt động của các nhóm.
+ GV: Tổng kết lại các ý kiến và đưa nhận xét cuối cùng.
+ HS: Đọc tìm hiểu thông tin SGK và thảo luận trình bày.
+ HS: Dựa vào kiến thức đã học trình bày theo sự hiểu biết của các em đã được học.
+ HS: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 ra đời gắn với sự ra đời của máy tính điện tử.
+ HS: Hai cuộc cách mạng đầu tiên gắn với sự ra đời của đầu máy hơi nước và máy phát điện để hỗ trợ sức lao động bằng cơ bắp. Còn cuộc cách mạng lần thức 3 thì thay thế một phần của lao động trí óc.
+ HS: Sự phát triển của phần cứng máy tính, phần mềm, các hệ thống mạng và internet những năm gần đây đã làm biến đổi sâu sắc đời sống xã hội cũng như nền kinh tế toàn cầu.
+ HS: Đó là sự phát triển của tin học, máy tính điện tử, các hệ thống mạng và internet.
+ HS: Đó là kết hợp giữa thế giới ảo và các thực thể, vạn vật kết nối internet (IoT) và các hệ thống kết nối internet (IoS).
+ HS: Các nhà máy thông minh trong đó các máy móc được kết nối Internet và liên kết với nhau qua 1 hệ thông trí tuệ nhân tạo.
+ HS: Đại diện từng nhóm lên trình bày.
+ HS: Tập trung, chú ý lắng nghe nhận xét.
+ HS: Chú ý các kiến thức trọng tâm, ghi nhớ bài học.
3. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
- Sự phát triển của phần cứng máy tính, phần mềm, các hệ thống mạng và internet những năm gần đây đã làm biến đổi sâu sắc đời sống xã hội cũng như nền kinh tế toàn cầu. Là sự khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Hoạt động 2: (18’) Con người trong xã hội tin học hóa.
+ GV: Sự ra đời của Internet đã tạo ra không gian mới đó là gì?
 + GV: Không gian điện tử là gì?
+ GV: Yêu cầu HS lấy dẫn chứng minh họa cho nội dung trên.
+ GV: Việc sử dụng không gian điện tử có tác dụng gì đối với nền kinh tế tri thức?
+ GV: Yêu cầu các nhóm đưa ra các ví dụ để thấy được nội dung trên.
+ GV: Để bảo vệ an toàn cho nền tin học đang phát triển chúng ta phải làm như thế nào?
+ GV: Cho HS đưa ra các dẫn chứng minh họa cho nội dung trên.
+ GV: Em hãy nêu mặt trái của tin học và máy tính.
+ GV: Nhận xét chốt nội dung nội dung.
+ HS: Sự ra đời của Internet đã tạo ra không gian mới đó là không gian điện tử.
+ HS: Không gian điện tử ra đời dựa trên mạng máy tính, đặc biệt là Internet.
+ HS: Trao đổi thông tin trên mạng máy tính, thư điện tử, mua bán trực tuyến
+ HS: Nhờ có không gian điện tử mà sự lưu chuyển các loại hàng hóa cơ bản của nền kinh tế tri thức như vốn, thông tin, tri thức có thể diễn ra trên phạm vi toàn cầu.
+ HS: 
- Có ý thức bảo vệ thông tin.
- Có trách nhiệm với mỗi thông tin đưa lên mạng Internet.
- Xây dựng phong cách sống khoa học,
+ HS: Tội phạm công nghệ cao, có nhiều thông tin không chính thống,
+ HS: Thực hiện ghi bài vào vở học.
4. Con người trong xã hội tin học hóa. 
- Sự ra đời của internet đã tạo ra không gian mới đó là không gian điện tử.
- Mỗi cá nhân khi tham gia vào internet cần:
+ Có ý thức bảo vệ thông tin và các nguồn tài nguyên thông tin.
+ Có trách nhiệm với thông tin đưa lên mạng internet.
+ Xây dựng phong cách sống có khoa học, có tổ chức, đạo đức và văn hóa ứng xử.
+ Phải ý thức được rằng không phải mọi thông tin trên Internet đều đúng và chính xác.
4. Củng cố: 
- Củng cố trong nội dung bài học.
5. Dặn dò: (1’)
 	- Học bài theo nội dung đã tìm hiểu. Chuẩn bị nội dung bài học tiếp theo.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 12 tiet 23_12173856.doc