Giáo án Tin học khối 7, kì II - Trường THCS Búng Tàu

BÀI 6: ĐỊNH DẠNG TRANG TÍNH

I . MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Định dạng trang tính. Thực hiện định dạng phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và tô màu chữ. Căn lề trong ô tính.

- Biết tăng hoặc giảm số chữ thập phân của dữ liệu số.

- Biết kẻ đường biên và tô màu nền cho ô tính.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện thao tác định dạng trang tính với kiến thức đã học ở Microsoft Word vận dụng vào bảng tính Excel.

- Học sinh dễ liên tưởng về ý nghĩa các nút lệnh định dạng của Excel hoàn toàn giống với các nút lệnh tương ứng trong Word.

3. Thái độ

- Hình thành phong cách học tập nghiêm túc, tập trung cao độ.

 

docx 51 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 588Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học khối 7, kì II - Trường THCS Búng Tàu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình bảng tính, sử dụn công thức.
3. Thái Độ
- Nghiêm túc, trung thực trong khi làm bài kiểm tra.
II . CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: đề bài fôtô
2. Học sinh: Ôn nội dung từ bài 1 đến bài 8.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp
2. Bài mới	
2.1.THIẾT KẾ ĐỀ MA TRẬN
Tên chủ đề
Cấp độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL/TH
TN
TL/TH
TN
TL/TH
TN
TL/TH
Các thành phần chính ttrên trang tính
1
1
1
1
Sử dụng các hàm để tính toán
1
1
1
2
2
3
Định dạng trang tính
1
1
1
2
2
3
Trình bày và in trang tính
1
1
1
1
Sắp xếp và lọc dữ liệu
1
2
1
2
Tổng
3
3
3
5
1
2
0
0
7
10
2.2. ĐỀ BÀI KIỂM TRA
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất
1. Để xem trang tính trước khi in em nháy chuột vào nút lệnh.
a. (Save)	b. (Open)	c. (Print)	d. (Print Preview)
2. Ô là giao điểm của một cột và một hàng, tên ô nào sau đây đúng:
a. AB	b. A3	c. A1:B3	d. Câu b và c đúng
3. Để tính trung bình cộng của khối A5:B10 em sử dụng công thức:
a. =AVERAGE(A5,B10)	c. =AVERAGE(A5:B10)
b. AVERAGE(A5:B10)	d. =AVERAGE(A5:B10)/6
4. Để chọn chữ nghiêng sau khi đã chọn ô (hoặc các ô) cần định dạng em nháy chuột vào nút lệnh:
a. (Italic)	b. (Bold)	c. (Underline)	 d. Tất cả đều đúng
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1. a. Trình bày các bước sắp xếp dữ liệu?
 	 b. Trình bày các bước lọc dữ liệu?
Câu 2. Hãy liệt kê ý nghĩa của các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng (Formatting):
 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
Câu 3. Cho bảng tính sau:
a. Hãy trình bày cách sử dụng hàm hoặc công thức thích hợp tính tổng cộng vào cột G (G4 đến G8) 
b. Hãy sử dụng hàm thích hợp xác định xã có tổng cộng thấp nhất vào ô D10 và xã có tổng cộng cao nhất vào ô D11
2.3. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Phần trắc nghiệm- 4 điểm
Mỗi câu đúng được 1 điểm
1. d	
2. b
3. c
4. a	 
II. Phần tự luận – 6 điểm
Mỗi câu đúng được 2 điểm
Câu 1. (2 điểm)
a. Các bước sắp xếp dữ liệu:
Chọn một ô trong cột cần sắp xếp dữ liệu
Nháy chuột vào nút lệnh (Sort Ascending) để sắp xếp theo thứ tự tăng dần hoặc nút (Sort Descending) để sắp xếp theo thứ tự giảm dần.
b. Các bước lọc dữ liệu
Bước 1: Chuẩn bị
Nháy chuột chọn 1 ô trong vùng có dữ liệu cần lọc
Mở bảng chọn Data -> trỏ chuột vào Filter và chọn Autofilter -> Các mủi tên xuất hiện cạnh các tiêu đề cột.
Bước 2: Lọc
Nháy chuột vào mũi tên bên phải các tiêu đề cột và chọn giá trị cần lọc.
Câu 2. (2 điểm) Ý nghĩa của các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng (Formatting):
1: Định dạng phông chữ
6: Tăng thêm chữ số thập phân
2: Định dạng cở chữ
7: Giảm bớt chữ số thập phân
3: Định dạng kiểu chữ
8: Kẻ đường biên
4: Định dạng căn lề
9: Tô màu nền
5: Nhập các ô và căn giữa các ô
10: Chọn màu phông
Câu 3. (2 điểm). Trình bày cách thực hiện
a. Tính tổng cộng
- Tại ô G4 gõ vào hàm : = SUM(C4: F4) Enter
- Sao chép công thức từ ô G4 tới các ô G5 đến G8.
b. Xác định xã có tổng cộng thấp nhất
Tại ô D10 gõ hàm:
	= MIN (G4:G8) Enter
* Xác định xã có tổng cộng cao nhất
Tại ô D11 gõ hàm:
	= MAX (G4:G8) Enter
Duyệt của BGH hoặc TTCM Búng Tàu, Ngày....ThángNăm  
. GVBM
.
.
..
 Trần Thị Thu Hồng
Tuần: 
Tiết: 
Ngày soạn:
BÀI 9: TRÌNH BÀY DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được ích lợi của việc tạo biểu đồ, các dạng biểu đồ và cách tạo biểu đồ trên chương trình bảng tính Excel.
2. Kỹ năng
- Vận dụng sự hiểu biết đó vào thực hiện trên máy một cách chính xác và nhanh chóng.
3. Thái Độ
- Rèn luyện tính kiên trì ham học hỏi hiểu biết.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo trình, phòng máy.
2. Học sinh: Nghiên cứu bài trước khi đến lớp.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
NỘI DUNG
GV hướng dẫn HS quan sát ví dụ SGK để biết sự cần thiết phải biểu diễn dữ liệu trong bảng thành biểu đồ.
Vậy biểu đồ là gì?
Suy nghĩ, thảo luận 
GV: Theo em biết thì có những dạng biểu đồ nào?
Biểu đồ hình tròn, biểu đồ hình cột, biểu đồ đường gấp khúc,
Quán sát sgk, suy nghĩ, thảo luận -> trả lời:
Với chương trình bảng tính có thể tạo các biểu đồ có hình dạng khác nhau để biểu diễn dữ liệu.
GV: Vậy với chương trình bảng tính có thể tạo được những dạng biểu đồ nào?
Để tạo biểu đồ em thực hiện những bước nào?
Để chọn dạng biểu đồ ta làm thế nào?
Hướng dẫn hs quan sát hình 103, 104 SGK và cho nhận xét về 2 dạng biểu đồ.
Để xác định miền dữ liệu em làm thế nào?
Trình bày ví dụ để HS hiểu hơn về việc xác định miền dữ liệu.
1. Minh hoạ số liệu bằng biểu đồ
Biểu đồ là cách minh hoạ dữ liệu trực quan, giúp em dễ so sánh số liệu hơn, nhất là dễ dự đoán xu thế tăng hay giảm của số liệu.
2. Một số dạng biểu đồ
Một số dạng biểu đồ phổ biến
- Biểu đồ hình cột: Rất thích hợp để so sánh dữ liệu có trong nhiều cột.
- Biểu đồ đường gấp khúc: Dùng để so sánh dữ liệu và dự đoán xu thế tăng hay giảm của dliệu.
- Biểu đồ hình tròn: thích hợp để mô tả tỷ lệ của giá trị dữ liệu so với tổng thể.
3.Tạo biểu đồ
- Chọn một ô trong miền có dữ liệu cần tạo biểu đồ.
- Nháy nút Chart Wizard trên thanh công cụ -> Hộp thoại Chart Wizard (Chart Type) xuất hiện.
-Thực hiện các lựa chọn để tạo biểu đồ. Sau khi lựa chọn xong từng bước em nháy nút next để tiếp tục.
a. Chọn dạng biểu đồ
Trên hộp thoại Chart Type em thực hiện:
- Tại Chart Type em chọn nhóm biểu đồ
- Tại Chart Sub-Type em chọn dạng biểu đồ trong nhóm.
- Nháy vào nút Next để chuyển sang Bước 2.
b. Xác định miền dữ liệu
Trên hộp thoại Chart Source Data thực hiện
- Tại Data Range kiểm tra miền dữ liệu và sửa đổi nếu cần.
- Tại Series in chọn dãy dữ liệu cần minh hoạ theo cột hoặc theo hàng.
Nếu chọn Rows: dãy dữ liệu minh hoạ theo hàng
Nếu chọn Columsn: dãy dữ liệu minh hoạ theo cột
- Nháy vào nút Next để chuyển sang Bước 3.
4. Củng cố
	- Hệ thống lại nội dung lý thuyết cần nhớ sau bài học.
	- Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi 1 - 3 SGK.
5. Hướng dẫn về nhà 
	- Yêu cầu học sinh về nhà học lý thuyết
	- Đọc nội dung phần còn lại chuẩn bị cho tiết học sau.
Duyệt của BGH hoặc TTCM Búng Tàu, Ngày....ThángNăm  
. GVBM
.
.
..
 Trần Thị Thu Hồng
Tuần: 
Tiết: 
Ngày soạn:
Bài 9: TRÌNH BÀY DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ (Tiếp)
Bài thực hành 9: TẠO BIỂU ĐỒ ĐỂ MINH HỌA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
 - Biết được ích lợi của việc tạo biểu đồ, các dạng biểu đồ và cách tạo biểu đồ trên chương trình bảng tính Excel.
2. Kỹ năng
- Biết nhập công thức và hàm vào ô tính, thực hiện được các thao tác tạo biểu đồ đơn giản.
- Rèn luyện kỹ năng làm việc với máy tính một cách linh hoạt, sáng tạo.
 3. Thái độ
 - Học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy tính.
2. Học sinh: Nghiên cứu bài trước khi đến lớp.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Nêu công dụng của lệnh Simplify và lệnh Plot trong phần mềm Toolkit Math?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
NỘI DUNG
GV: Để lựa chọn các thông tin giải thích biểu đồ em làm thế nào?
HS: Nghiên cứu SGK, suy nghĩ, thảo luận -> trả lời
GV: Kết luận
GV: Trình bày lưu ý về các trang còn lại để HS biết.
HS: Lắng nghe, ghi nhớ.
GV: Để chọn vị trí đặt biểu đồ em làm thế nào?
HS: nghiên cứu SGK
GV: Yêu cầu HS đọc lưu ý và giải thích để HS hiểu.
GV: Để thay đổi vị trí của biểu đồ em làm thế nào?
GV: Để thay đổi dạng biểu đồ em làm thế nào?
HS: suy nghĩ, trả lời
GV: kết luận
GV: Để xoá biểu đồ em làm thế nào?
GV: Để sao chép biểu đồ vào văn bản Word em làm thế nào?
GV trình bày mục đích yêu cầu của bài thực hành để HS biết để thực hành đạt mục đích yêu cầu đó.
GV: Để khởi động Excel ta làm thế nào?
GV: Để nhập dữ liệu vào trang tính như hình 113 (SGK) em làm thế nào?
GV: ể tính số liệu vào cột tổng cộng em làm thế nào?
GV hướng dẫn HS định dạng theo mẫu SGK
GV: Để tạo biểu đồ trên cơ sở dliệu của khối A4:D9 em làm thế nào?
Suy nghĩ, thảo luận -> trả lời
Làm thế nào để có trang tính như hình 114 từ trang tính hình 113?
GV: chia nhóm và yêu cầu HS thực hành theo nội dung đề ra, chỗ nào học sinh chưa hiểu, vướng mắc giáo viên hướng dẫn.
Chấm điểm khoảng 3 HS 
Tiết 1- Bài 9: Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ
3.Tạo biểu đồ (Tiếp)
c. Các thông tin giải thích biểu đồ
Trên trang Title của hộp thoại Chart Options thực hiện:
- Tại ô Chart Title: cho tiêu đề biểu đồ
- Tại Category (X) axis: Cho chú giải trục ngang.
- Tại Category (Y) axis: Cho chú giải trục đứng.
- Nháy nút Next để chuyển sang bước 4.
Lưu ý: Với các trang khác các lựa chọn cũng tương tự.
- Trang Axes: hiển thị hay ẩn các trục
- Trang Gridlines: hiển thị hay ẩn các đường lưới.
- Trang Legend: Hiển thị hay ẩn chú thích, chọn vị trí cho chú thích.
d. Vị trí đặt biểu đồ
Trên hộp thoại Chart Location thực hiện:
- Chọn As new sheet để lưu biểu đồ trên trang tính mới.
- Chọn As object in để tạo biểu đồ trên trang tính chứa dữ liệu.
- Nháy Finish để kết thúc.
Lưu ý: 
- Trên các hộp thoại có vùng minh hoạ biểu đồ, xem minh hoạ để biết thông tin đưa vào có hợp lý không.
- Tại mỗi bước nếu em nháy nút Finish khi chưa ở bước cuối cùng thì biểu đồ cũng được tạo. Khi đó các nội dung hay tính chất bị bỏ qua sẽ được đặt theo ngầm định.
- Trên từng hộp thoại em có thể nháy nút Back để quay lại bước trước đó.
4. Chỉnh sửa biểu đồ
a. Thay đổi vị trí của biểu đồ
Để thay đổi vị trí của biểu đồ em nháy chuột lên biểu đồ và kéo thả chuột đến vị trí mới.
b. Thay đổi dạng biểu đồ.
- Nháy chuột chọn biểu đồ trên thanh công cụ Chart (biểu đồ) xuất hiện.
- Nháy vào mũi tên để mở bảng chọn các dạng biểu đồ.
- Chọn kiểu biểu đồ thích hợp.
c. Xoá biểu đồ
Để xoá biểu đồ, chọn biểu đồ, nhấn phím Delete trên bàn phím.
d. Sao chép biểu đồ vào văn bản Word
- Nháy chuột lên biểu đồ và chọn lệnh Copy.
- Mở văn bản Word và chọn lệnh Paste.
Tiết 2- Bài thực hành 9: Tạo biểu đồ để minh họa
1. Mục đích yêu cầu
- Biết nhập công thức và hàm vào ô tính
- Thực hiện được các thao tác tạo biểu đồ đơn giản.
2. Nội dung
Bài tập 1: Lập trang tính và tạo biểu đồ
a. Khởi động chương trình bảng tính Excel và nhập dữ liệu vào trang tính như hình 113. SGK
- Nhập dữ liệu
Tại ô D5 gõ vào công thức =sum(B5:D5), di chuyển con trỏ chuột xuống góc dưới bên phải ô D5 cho tới khi xuất hiện dấu cộng màu đen thì kéo thả chuột xuống ô D9
- Định dạng
b. Tạo Biểu đồ cột trên cơ sở dữ liệu của khối A4:D9.
- Chọn một ô trong miền có dữ liệu cần tạo biểu đồ (chẳng hạn ô B6).
- Nháy chuột vào nút lệnh Chart Wizard trên thanh công cụ.
- Nháy nút Next liên tiếp -> nháy nút Finish
c. Thực hiện các thao tác cần thiết để có trang tính như hình 114 (SGK)
Nháy chuột chọn cột B -> vào bảng chọn Edit và chọn lệnh Delete.
d. Tạo biểu đồ cột trên cơ sở dữ liệu của khối A4:C9.
Thực hiện tương tự như mục b.
4. Củng cố
- GV hệ thống lại những nội dug lý thuyết HS cần phải nhớ sau tiết học.
- Nhận xét chung về giờ thực hành, động viên khích lệ những học sinh thực hành tốt đồng thời cũng nhắc nhở một số học sinh thực hành còn yếu cần khắc phục.
5. Hướng dẫn về nhà 
- Dặn dò học sinh về nhà ôn lại những kiến thức cũ.
- Đọc bài tập 2, 3 (SGK) chuẩn bị cho tiết học sau.
- Đọc trước “Học vẽ hình học động với GeoGebra”
- Thực hành thêm (nếu có máy).
6. Vệ sinh phòng máy
Duyệt của BGH hoặc TTCM Búng Tàu, Ngày....ThángNăm  
. GVBM
.
.
..
 Trần Thị Thu Hồng
Tuần: 
Tiết: 
Ngày soạn:
Bài thực hành 9: TẠO BIỂU ĐỒ ĐỂ MINH HỌA (tiếp)
HỌC VẼ HÌNH HỌC ĐỘNG VỚI GEOGEBRA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết nhập công thức và hàm vào ô tính, thực hiện được các thao tác tạo biểu đồ đơn giản.
- Học sinh biết và phân biệt được các thành phần chính trên màn hình Geogebra. Biết cách khởi động. Biết được khả năng của phần mềm Geogebra, làm quen với màn hình làm việc của phần mềm, biết cách vẽ hình tam giác.
2. Kỹ năng
- Thực hiện thành thạo thao tác trên.
3. Thái độ
- Học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy tính.
2. Học sinh: Nghiên cứu bài trước khi đến lớp.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
NỘI DUNG
Để tạo biểu đồ đường gấp khúc trên cơ sở dữ liệu của khối A4:C9 ta làm thế nào?
HS: Suy nghĩ, thảo luận -> trả lời
Trình bày cách chuyển dạng biểu đồ hình cột thành dạng biểu đồ đường gấp khúc?
So sánh hai dạng biểu trên?
Trên biểu đồ chỉ có số học sinh nữ được biểu diễn -> rút ra nhận xét?
Để có trang tính như hình 117 em làm thế nào?
GV: Hướng dẫn HS cách thực hiện.
Hướng dẫn HS cách thực hiện: học sinh về nhà thực hành bài 3.
Geogebra là phần mềm dùng để làm gì? hãy cho biết khả năng của phần mềm này?
Để khởi động phần mềm em làm thế nào?
Hãy nêu các thành phần chính trên màn hình của phần mềm Geogebra?
Để vẽ hình em làm thế nào?
Giới thiệu cho HS cách tìm các công cụ.
Để lưu tệp hình vẽ em làm thế nào?
Để mở tệp hình vẽ em làm thế nào?
Để thoát khỏi phần mềm em làm thế nào?
Để vẽ tam giác ta làm thế nào?
GV: Hướng dẫn hs cách vẽ hình tam giác.
HS: vChú ý quan sát, lắng nghe -> thực hiện.
A
C
B
Để di chuyển các điểm A, B, C ta làm thế nào?
Để lưu tệp vào đĩa với tên tamgiac.ggb ta làm thế nào?
GV: Yêu cầu HS thực hành làm tạo tam giác từ các đoạn thẳng, chỗ nào HS còn lúng túng chưa hiểu -> giáo viên hướng dẫn lại.
Tiết 1- Tạo biểu đồ để minh họa (tiếp)
2. Nội dung (tiếp)
Bài tập 2. Tạo và thay đổi dạng biểu đồ
a. Tạo mới một biểu đồ đường gấp khúc trên cơ sở dữ liệu của khối A4:C9.
- Chọn một ô trong miền có dữ liệu cần tạo biểu đồ (chẳng hạn ô B6).
- Nháy chuột vào nút lệnh Chart Wizard trên thanh công cụ.
- Nháy chuột chọn dạng biểu đồ đường gấp khúc -> thực hiện các lựa chọn để tạo biểu đồ.
b. Nháy chọn lại biểu đồ cột đã tạo trong mục d của bài tập 1 và đổi thành dạng biểu đồ đường gấp khúc. So sánh với kết quả nhận được ở câu a.
c. Đổi dạng biểu đồ vừa nhận được ở câu b thanh biểu đồ hình tròn bằng cách nháy nút trên thanh công cụ Chart và chọn biểu tượng (hình 15).
Biểu đồ hình tròn chỉ có thể biểu diễn được một cột (một hàng) dữ liệu.
d. Thực hiện thao tác xoá cột để có trang tính như hình 117 SGK
e. Tạo biểu đồ hình tròn trên cơ sở dữ liệu của khối A4:B9. Kết quả sẽ tương tự như hình 118. Đổi biểu đồ nhận được thành biểu đồ đường gấp khúc và sau đó thành biểu đồ cột.
g. Lưu bảng tính với tên Hoc sinh gioi khoi 7.
Bài tập 3: Xử lý dữ liệu và tạo biểu đồ. 
Mở bảng tính Bang diem lop em đã lưu trong bài thực hành 7.
a. Sử dụng hàm thích hợp, hãy tính điểm trung bình theo từng môn học của cả lớp vào hàng dưới cùng của danh sách dữ liệu.
b. Tạo biểu đồ cột để minh hoạ điểm trung bình các môn học của cả lớp.
c. Hãy sao chép biểu đồ tạo được trên trang tính vào văn bản Word.
Tiết 2- Học vẽ hình học động với GeoGebra
1. Giới thiệu phần mềm
Geogebra là phần mềm cho phép vẽ và thiết kế các hình dùng để học tập hình học trong chương trình toán ở phổ thông. Phần mềm không những có khả năng tạo được các hình vẽ chính xác mà còn có chức năng làm cho các hình này chuyển động trên màn hình.
2. Làm quen với GeoGebra
a. Khởi động
Nháy đúp vào biểu tượng của phần mềm trên màn hình nền.
b. Giới thiệu màn hình
Các thành phần chính: thanh bảng chọn, thanh công cụ, khu vực trung tâm là nơi thể hiện các hình học.
c. Các công cụ vẽ và điều khiển hình
- Để vẽ hình chúng ta cần các công cụ, các công cụ vẽ được thể hiện như những biểu tượng trên thanh công cụ. Để chọn một công cụ hãy nháy chuột lên công cụ đó.
- Tương ứng với mỗi biểu tượng trên thanh công cụ sẽ có nhiều công cụ. Nháy chuột vào nút nhỏ hình tam giác phía dưới các biểu tượng sẽ làm xuất hiện các công cụ khác nữa.
Ví dụ: Khi nháy chuột vào mũi tên hình tam giác dưới nút lệnh sẽ xuất hiện một danh sách bao gồm 3 công cụ liên quan đến khởi tạo điểm là: (tạo điểm tự do), (tạo giao điểm), (tạo trung điểm).
Công cụ dùng để di chuyển hình, với công cụ này khi nháy chuột lên đối tượng (điểm, đoạn, đường,...) sẽ làm cho nó chuyển động trên màn hình.
d. Mở và ghi tệp hình vẽ
Mỗi hình vẽ sẽ được ghi lại trong một tệp có phần mở rộng là .ggb
- Để ghi tệp đang vẽ em chọn lệnh Save trong bảng chọn File (Ctrl + S) -> hộp thoại Save xuất hiện.
Tại Save in chọn thư mục lưu tệp
Tại File name gõ tên tệp cần lưu -> chọn Save.
- Để mở tệp có sẵn: Chọn lệnh Open trong bảng chọn File (Ctrl + O) -> hộp thoại Open xuất hiện.
Tại Look in chọn thư mục lưu tệp
Chọn tệp cần mở -> chọn Open.
e. Thoát khỏi phần mềm
- Cách 1: Nháy chuột vào nút lệnh Close trên góc màn hình.
- Cách 2: Vào File chọn Close
- Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Alt + F4
3. Vẽ hình đầu tiên: tam giác ABC
Để vẽ tam giác em dùng công cụ đoạn thẳng để vẽ từng cạnh của tam giác.
- Nháy chọn công cụ tạo đoạn thẳng 
- Nháy chuột tại vị trí trống bất kỳ trên màn hình (em sẽ thấy hiện điểm A), di chuyển đến vị trí thứ hai và nháy chuột. Như vậy ta vừa tạo xong đoạn thẳng AB.
- Vẫn giữ nguyên trạng thái sử dụng công cụ đoạn thẳng. Nháy chuột tại điểm B, di chuyển đến vị trí mới và nháy chuột. Chúng ta vừa tạo xong đoạn BC.
- Nháy chuôt tại điểm C, di chuyển đến điểm A và nháy chuột, em sẽ vẽ được đoạn thẳng AC. Như vậy chúng ta vừa hoàn thành việc vẽ tam giác ABC trên mặt phẳng.
- Để di chuyển các điểm A, B, C: Dùng chuột nháy vào biểu tượng để chuyển sang công cụ chọn. Bây giờ chúng ta có thể thực hiện thao tác di chuyển các điểm A, B, C bằng cách nháy chuột tại các điểm này và kéo thả chuột.
- Lưu tệp vào đĩa với tên tamgiac.ggb
*Thực hành
Tạo tam giác từ các đoạn thẳng
4. Củng cố
	- Hệ thống lại nội dung lý thuyết cần nhớ sau tiết học.
- Nhận xét chung về giờ thực hành, động viên khích lệ những học sinh thực hành tốt đồng thời nhắc nhở những lỗi thường mắc phải của học sinh -> học sinh khắc phục.
5. Hướng dẫn về nhà 
	- Yêu cầu học sinh về nhà học lý thuyết.
	- Thực hành thêm (nếu có máy).
- Xem trước nội dung phần 4. quan hệ giữa các đối tượng hình học và phần 5. Một số lệnh hay dùng chuẩn bị cho buổi học sau.
6. Vệ sinh phòng máy
Duyệt của BGH hoặc TTCM Búng Tàu, Ngày....ThángNăm  
. GVBM
.
.
..
 Trần Thị Thu Hồng
Tuần: 
Tiết: 
Ngày soạn:
HỌC VẼ HÌNH HỌC ĐỘNG VỚI GEOGEBRA (tiếp)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết nhập công thức và hàm vào ô tính, thực hiện được các thao tác tạo biểu đồ đơn giản.
- Học sinh biết và phân biệt được các thành phần chính trên màn hình Geogebra. Biết cách khởi động. Biết được khả năng của phần mềm Geogebra, làm quen với màn hình làm việc của phần mềm, biết cách vẽ hình tam giác.
2. Kỹ năng
- Thực hiện thành thạo thao tác trên.
3. Thái độ
- Học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy tính.
2. Học sinh: Nghiên cứu bài trước khi đến lớp.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
	Hãy cho biết các thành phần chính trên màn hình làm việc của Geogebra?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
NỘI DUNG
Các đối tượng hình học trong phần mềm Geogebra có quan hệ với nhau như thế nào? lấy ví dụ cụ thể?
Hãy cho biết đặc tính quan trọng của phần mềm?
Nghiên cứu SGK, suy nghĩ, thảo luận, trả lời
Hãy trình bày một số quan hệ giữa các đối tượng hình học trong phần mềm Geogebra? Để tạo các mối quan hệ đó em sử dụng công cụ nào và thao tác ra sao?
Yêu cầu học sinh vẽ các đường thẳng, đoạn thẳng -> xác định các mối quan hệ đồng thời quan sát theo dõi quá trình thực hành của học sinh chỗ nào HS chưa hiểu -> giáo viên hướng dẫn lại.
Hãy cho biết mục đích của việc dịch chuyển nhãn của đối tượng?
Để dịch chuyển nhản của đối tượng em làm thế nào?
Hướng dẫn HS quan sát hình 155 SGK để hiểu rõ hơn về cách di chuyển nhãn của đối tượng.
Hãy trình bày cách thực hiện làm ẩn một đối tượng hình học?
HS: Suy nghĩ, thảo luận, trả lời.
Để làm ẩn/ hiện nhãn của đối tượng em làm thế nào?
Để xoá đối tượng em làm thế nào?
Thay đổi tên của đ/t nhằm mục đích gì?
Hãy trình bày cách thực hiện đổi tên của đối tượng?
Cho biết mục đích của việc phóng to, thu nhỏ?
Trình bày cách phóng to, thu nhỏ các đ/t trên màn hình.
Hãy trình bày cách dịch chuyển toàn bộ các đối tượng hình học trên màn hình?
Tiết thứ nhất
4. Quan hệ giữa các đối tượng hình học
Các đối tượng hình học trong phần mềm Geogebra có quan hệ chặt chẽ.
Ví dụ: nếu điểm M là trung điểm của đoạn thẳng a thì ta nói giữa a và M đã có quan hệ
Một đặc tính quan trọng của phần mềm là quan hệ giữa các đối tượng hình học nếu đã được thiết lập thì sẽ không bao giờ thay đổi.
- Điểm nằm trên đoạn thẳng, đường thẳng: 
Dùng công cụ . Thao tác: nháy chuột lên đoạn thẳng hoặc đường thẳng để tạo điểm.
- Giao điểm của hai đường thẳng: Dùng công cụ . Thao tác: dùng chuột nháy chọn hai đối tượng trên màn hình.
- Trung điểm của đoạn thẳng: Dùng công cụ để tạo trung điểm của đoạn thẳng. Thao tác: nháy chọn đoạn thẳng, hoặc nháy chọn 2 điểm.
- Đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng khác: dùng công cụ . Thao tác: nháy chọn điểm và đường thẳng, thứ tự điểm và đường thẳng không quan trọng.
- Đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng khác. Dùng công cụ . Thao tác: nháy chọn điểm và đường thẳng, thứ tự điểm và đường thẳng không quan trọng.
- Đường phân giác của một góc: Dùng công cụ . Thao tác: nháy chuột chọn 3 điểm, trong đó đỉnh góc là điểm thứ hai được chọn.
Tiết thứ hai
5. Một số lệnh hay dùng
a. Dịch chuyển nhãn của đối tượng
Dịch chuyển nhãn xung quanh đối tượng để hiển thị rõ hơn.
Dùng công cụ , nháy chuột tại nhãn và kéo thả chuột xung quanh đối tượng đến vị trí mới.
b. Làm ẩn một đối tượng hình học.
Làm ẩn một đối tượng hình học trên màn hình. Khi tạo hình học có thể em cần tạo nhiều hình trung gian, các hình này chỉ đóng vai trò trợ giúp mà không cần hiển thị.
Nháy chuột phải lên đối tượng -> bảng chọn hiện ra -> nháy chuột bỏ đánh dấu ở mục chọn Show Object.
c. Làm ẩn/ hiện nhãn của đối tượng
Nháy chuột phải lên đối tượng -> bảng chọn hiện ra, nháy chuột vào tuỳ chọn Show lable.
d. Xoá đối tượng
Cách 1: Nháy chuột lên đối tượng rồi nhấn phím Delete trên bàn phím.
Cách 2: Nháy chuột phải lên đ/t và chọn Delete
e. Thay đổi tên, nhãn của đối tượng
Mục đích: Đổi tên của đối tượng.
Nháy chuột phải lên đối tượng và nháy chuột tạ

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an hoc ki 2_12259943.docx