Giáo án Toán 10 - Bài 3: Phương trình và hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn

BÀI 3: PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT NHIỀU ẨN (tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: Giúp học sinh

 Nắm vững khái niệm phương trình, hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn và tập nghiệm của chúng.

 Nắm vững phương pháp và công thức giải phương trình và hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn.

2. Kĩ năng: Giúp học sinh

 Giải thành thạo phương trình bậc nhất 2 ẩn và hệ 2 phương trình bậc nhất 2 ẩn với hệ số hằng.

 Thành thạo các phương pháp giải hệ 2 phương trình bậc nhất 2 ẩn

 Biết cách giải và biện luận hệ 2 phương trình bậc nhất 2 ẩn có chứa tham số. Tính được D,D_x,D_y từ hệ 2 phương trình bậc nhất 2 ẩn.

 Giải được hệ phương trình bậc nhất ba ẩn đơn giản.

 Giải được một số phương trình thực tế đưa về lập hệ phương trình bậc nhất hai ẩn và ba ẩn.

 

docx 5 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 644Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 10 - Bài 3: Phương trình và hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
Tiết:
Ngày soạn:03/11/2017
Giáo viên hướng dẫn: Thầy Lê Văn Năm
Người soạn: Giáo sinh Cao Thanh Phúc
BÀI 3: PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT NHIỀU ẨN (tiết 2)
I. MỤC TIÊU 
1. Về kiến thức: Giúp học sinh
Nắm vững khái niệm phương trình, hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn và tập nghiệm của chúng.
Nắm vững phương pháp và công thức giải phương trình và hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn.
2. Kĩ năng: Giúp học sinh
Giải thành thạo phương trình bậc nhất 2 ẩn và hệ 2 phương trình bậc nhất 2 ẩn với hệ số hằng. 
Thành thạo các phương pháp giải hệ 2 phương trình bậc nhất 2 ẩn
Biết cách giải và biện luận hệ 2 phương trình bậc nhất 2 ẩn có chứa tham số. Tính được D, Dx, Dy từ hệ 2 phương trình bậc nhất 2 ẩn.
Giải được hệ phương trình bậc nhất ba ẩn đơn giản.
Giải được một số phương trình thực tế đưa về lập hệ phương trình bậc nhất hai ẩn và ba ẩn.
3. Thái độ, tư duy: Giúp học sinh
Hiểu được phương pháp tổng quát để giải hệ phương trình là phương pháp khử dần ẩn số.
Phát triển tư duy logic toán học, suy luận và sáng tạo.
Rèn luyện thái độ học tập tích cực. Tích cực hoạt động, trả lời các câu hỏi.
Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, lập luận chặt chẽ, trình bày khoa học.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: SKG, Giáo án, thước kẻ, các công cụ hỗ trợ và các tài liệu tham khảo. Cần ôn lại một số kiến thức đã học ở lớp dưới, về hệ phương trình bậc nhất hai ẩn và các phương pháp giải.
Học sinh: SGK, vở ghi, bút, thước kẻ, máy tính. Đọc trước bài mới. Ôn lại một số kiến thức đã học ở lớp dưới về phương trình và hệ phương trình bậc nhất hai ẩn và các phương pháp giải.
III. PHƯƠNG PHÁP
Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, vấn đáp.
IV. TIẾN TRÌNH BÀY GIẢNG
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: 
Giải hệ phương trình sau bằng phương pháp định thức:
 dung bài mới: 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách giải của hệ phương trình bậc nhất ba ẩn
10 phút
H1: Hướng dẫn tìm nghiệm của hệ phương trình:
Đ1: 
(3) 
(2) 
(1) 
II. Hệ phương trình bậc nhất 3 ẩn.
Phương trình bậc nhất ba ẩn có dạng:
 trong đó .
Hệ ba phương trình bậc nhất ba ẩn có dạng:
Mỗi bộ số nghiệm đúng của cả ba phương trình của hệ được gọi là nghiệm của hệ (4).
Phương pháp Gauss: Mọi hệ phương trình bậc nhất ba ẩn đều biến đổi được về dạng tam giác bằng phương pháp khử dần ẩn số. 
Hoạt động 2: Luyện tập giải hệ phương trình bậc nhất ba ẩn
10 phút
H1: Giáo viên hướng dẫn cách vận dụng phương pháp Gauss để làm VD1.
H2:Hướng dẫn học sinh dùng phương pháp Gauss để giải.
Đ1:
Đ2:Đáp án A.
VD1: Giải hệ phương trình 
VD2: Cho hệ phương trình Xác địnhđể hệ phương trình sau có nghiệm.
Hoạt động 3: Luyện tập giải toán bằng cách lập hệ phương trình
10 phút
H1: Nhắc lại các bước giải toán bằng cách lập hệ phương trình?
H2: Hướng dẫn học sinh giải bài toán trên.
Đ1:
-Chọn ẩn, điều kiện của ẩn.
- Biểu diễn các đại lượng liên quan theo ẩn.
- Lập phương trình, hệ phương trình.
- Giải phương trình, hệ phương trình.
- Đối chiếu điều kiện để chọn nghiệm thích hợp.
Đ2:
-Gọi (đồng), : giá tiền một quả quýt. 
-Gọi (đồng), : giá tiền một quả cam.
- Theo đề, ta có hệ phương trình sau:
VD2: Hai bạn Vân và Lan đến cửa hàng mua trái cây. Bạn Vân mua 10 quả quýt, 7 quả cam với giá tiền 17800(đồng). Bạn Lan mua 12 quả quýt, 6 quả cam hết 18000(đồng). Hỏi giá tiền mỗi quả quýt và mỗi quả cam là bao nhiêu?
Hoạt động 3: Hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi để giải hệ phương trình
10 phút
H1:Hướng dẫn học sinh sử dụng máy tính bỏ túi để giải hệ phương trình để giải VD3.
H2: Hướng dẫn học sinh sử dụng máy tính bỏ túi để giải hệ phương trình để giải VD4:
Đ1: học sinh lấy máy tính thực hành.
Đ2: học sinh lấy máy tính thực hành.
VD3: Giải hệ phương trình sau:
Giải hệ phương trình 
VD4: Cho ba đường thẳng Tìm để ba đồng qui.
Hoạt động 5: Củng cố
3 phút
Nhấn mạnh phương pháp giải bằng phương pháp Gauss.
Bài tập về nhà
Làm bài số 5,6,7 trang 68/SGK.
V. NHẬN XÉT VÀ GÓP Ý CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Tài liệu đính kèm:

  • docxChuong III 3 Phuong trinh va he phuong trinh bac nhat nhieu an_12172840.docx