Giáo án Toán 3 - Tuần 12 - Luyện tập

TOÁN

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

Sau tiết học, học sinh có khả năng:

1.1. Kiến thức:

- Củng cố về bảng chia 8.

- Trình bày được phép chia 8

1.2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng tính toán và trình bày bài giải.

- Biết sử vận dụng được trong giải toán ( có một phép chia 8 ).

1.3. Thái độ:

 Yêu thích Toán vì nhận thức rõ Toán học gần gũi với đời sống hơn

II. CHUẨN BỊ:

2.1. Cá nhân: đồng hồ.

2.2. Nhóm: Bảng nhóm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

1. Ổn định tổ chức: 1’: Ổn định tổ chức lớp.

 

doc 5 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 635Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 3 - Tuần 12 - Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu ngày 24 tháng 11 năm 2017
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Sau tiết học, học sinh có khả năng:
1.1. Kiến thức:
- Củng cố về bảng chia 8.
- Trình bày được phép chia 8
1.2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tính toán và trình bày bài giải.
- Biết sử vận dụng được trong giải toán ( có một phép chia 8 ). 
1.3. Thái độ:
 	Yêu thích Toán vì nhận thức rõ Toán học gần gũi với đời sống hơn 
II. CHUẨN BỊ:
2.1. Cá nhân: đồng hồ. 
2.2. Nhóm: Bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Ổn định tổ chức: 1’: Ổn định tổ chức lớp.
Tiến trình giờ dạy:
Thời gian
Nội dung kiến thức và kĩ năng cơ bản
Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3’
1. KTBC
- GV mời HS lên chia sẻ với cả lớp phép chia.
- Nhận xét
- HS lên chia sẻ
ND: Phép chia 8
- 1 HS lên bảng làm, lớp trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét. 
30’
2. Luyện tập
2.1. HĐ 1: Củng cố về bảng chia 8. 
2.2. HĐ 2:
Củng cố tìm một trong các phần bằng nhau của một số
Bài 1: 
- HS nêu y/c của bài . 
- Y/c HS suy nghĩ và làm miệng bài tập. 
- GV nhân xét, nêu kết quả đúng
- HS cũng thi nói nhanh kết quả.
- Hỏi: 16: 8 = 2, vậy ta có thể nói ngay kết quả 16 : 2 được không tại sao?
Bài 2: 
- HS nêu y/c của bài 
- Y/c HS tự làm bài.
- Nhận xét chữa bài 
*GV chốt kiến thức.
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài. 
+ Người đó nuôi bao nhiêu con thỏ? 
+ Sau khi bán đi 10 con, số thỏ còn lại nhốt trong bao nhiêu chuồng?
+ Tìm số thỏ trong một chuồng ta làm như thế nào? 
- Y/c HS trình bày bài giải.
- HD lớp nhận xét chữa bài.
 Bài 4:
- Bài tập y/c chúng ta làm gì ?
- Hình a) có tất cả bao nhiêu ô vuông ?
- Muốn tìm 1/8 số ô vuông có trong hình a ta phải làm như thế nào?
- Hướng dẫn HS tô màu vào ô vuông trong hình a.
 - Tiến hành tương tự với phần b.
Kết luận : Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số, ta lấy số đó chia cho số phần.
* Nhận xét, chữa bài, khắc sâu KT về tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- 2HS.
- HS thi nêu nhanh kết quả.
- Có thể ghi ngay 16:8 vì nếu lấy số bị chia cho thương thì sẽ được số chia
- HS làm bài vào vở.
- 2 HS nêu 
- Vài HS làm bài trên bảng,lớp làm bảng con.
- HS cả lớp nhận xét.
- 2-3 HS đọc đề, lớp đọc thầm.
- HS phân tích bài toán .
+ Có 42 con thỏ .
+ Còn lại: 42-10 = 32 (con thỏ)
 + Chia đều vào 8 chuồng 
- 1HS lên bảng làm, HS lớp làm vào vở, nhận xét.
- Tìm 1/ 8 số ô vuông có trong mỗi hình .
- 16 ô vuông.
 - Lấy 16 : 8 = 2 ( ô vuông ).
- HS nhắc lại .
5’
1’
3. Kiểm tra, đánh giá (Đánh giá sản phẩm học tập)
4. Định hướng học tập tiếp theo
- GV thu một số vở để kiểm tra.
- Khen HS, nhóm HS.
- Chuẩn bị bảng con, bảng nhóm cho tiết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
- Các nhóm KT chéo vở
Trong nhóm mình.
- Báo cáo trước lớp.
- HS nhận nhiệm vụ HT
TẬP LÀM VĂN
NÓI, VIẾT VỀ CẢNH ĐẸP ĐẤT NƯỚC
I. MỤC TIÊU:
Sau tiết học, học sinh có khả năng:
1. Kiến thức:
- Nói được những điều em biết về một cảnh đẹp ở nước ta dựa vào một bức tranh ( hoặc một tấm ảnh ) theo gợi ý ( BT1) .
- Viết được những điều nói ở BT1 thành một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu ) 
2. Kỹ năng:
	- Nói, viết được đoạn văn về một cảnh đẹp ở nước ta.
3. Thái độ: 
- Thận trọng trong ứng xử nói, viết
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
2.1. Cá nhân: Tranh
2.2. Nhóm: Tranh, phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:1’.
2. Tiến trình giờ dạy:
Thời gian
Nội dung kiến thức và kĩ năng cơ bản
Phương pháp và hình tổ chức dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3’
34’
3’
A.Kiểm tra bài cũ:
B. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn kể:
Bài 1:
Bài tâp 2:
C. Củng cố dặn dò:
- 1 HS lên chia sẻ với cả lớp.
- GV nhận xét đánh giá
- Nêu mục tiêu bài học
- Mời HS đọc yêu cầu của bài tập và các gợi ý 
- Yêu cầu đặt ảnh đã chuẩn bị trước mặt 
- Nhắc HS không chuẩn bị được ảnh có thể nói về ảnh chụp bãi biển Phan Thiết trang 102 SGK.có thể nói tự do không theo gợi ý 
- Treo bảng phụ có viết các gợi ý và yêu cầu cả lớp quan sát bức ảnh chụp bãi biển Phan Thiết.
- Gọi HS khá nói mẫu về bãi biển Phan Thiết theo các câu hỏi .
- Yêu cầu HS quan sát tranh ảnh của mình và giới thiệu với bạn bên cạnh những điều em biết về cảnh đẹp đó.
- GV nhận xét, sửa lỗi chưa thành câu, cách dùng từ và gợi ý cho HS phát hiện thêm những vẻ đẹp mà bức tranh, ảnh thể hiện.
- Tuyên dương những HS nói tốt.
*MT: Qua các bức tranh, ta thấy phong cảnh quê hương Việt Nam như thế nào ?
- Giáo dục tình cảm yêu mến cảnh đẹp và môi trường Việt Nam. 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài trong SGK.
- Yêu cầu HS tự làm bài, chú ý nhắc HS viết phải thành câu.
- Gọi một số HS đọc bài làm của mình trước lớp.
- Nhận xét, sửa lỗi cho từng HS.
- Khen ngợi những HS có bài viết khá.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về viết lại đoạn văn về một cảnh đẹp cho hoàn chỉnh, chuẩn bị bài sau.
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
- Học sinh lắng nghe
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Trình bày tranh ảnh đã chuẩn bị.
- Quan sát hình.
- HS có thể nói: Đây là bãi biển Phan Thiết, một cảnh đẹp nổi tiếng ở nước ta. Đến Phan Thiết, bạn sẽ gặp một không gian xanh rộng lớn, mênh mông. Biển xanh, trời xanh, núi xanh, rừng dừa xanh.. Nổi bật lên giữa điệp trùng xanh ấy là bãi biển với dải cát vàng nhạt, tròn như giọt nước. Thật là một cảnh đẹp hiếm thấy.
- Làm việc theo cặp.
- Một số HS lên trước lớp, cho cả lớp quan sát tranh, ảnh của mình và giới thiệu với cả lớp về cảnh đẹp đó.
- HS cả lớp theo dõi và bổ sung những cảnh đẹp mà mình cảm nhận được qua tranh, ảnh của bạn.
-HS nêu 
- 2 HS đọc trước lớp.
- Làm bài vào vở theo yêu cầu.
- Khoảng 3 HS đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét bài viết của bạn.

Tài liệu đính kèm:

  • docMon Toan Tuan 12 Lop 3_12194771.doc