Giáo án Tuần 15 - Khối 4

TOÁN

CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0 (TR 80)

I. MỤC TIÊU: Giúp HS biết thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

GV : Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HĐ1(1'): Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết học

HĐ2(3'): Bước chuẩn bị

-HD HS ôn tập các nội dung sau

a) Chia nhẩm cho 10, 100, 1000, .

b) Quy tắc một số cho một tích.

HĐ3(5'): Giới thiệu trường hợp số bị chia và số chia đều có một chữ số 0 ở tận cùng.320 : 40

a) Tiến hành theo cách một số cho một tích:

-HS thực hiện vào giấy nháp, 1 HS lên bảng thực hiện. Từ đó HS nhận xét để thấy:320 : 40 = 32 : 4

Có thể cùng xoá một chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia và số chia để được phép chia:32 : 4, rồi chia như thường.

b) Thực hành -HD HS đặt tính; HD cùng xoá một chữ số 0 ở tận số chia và số bị chia; HD HS thực hiện phép chia.

 

doc 28 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 573Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 15 - Khối 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biểu truyện nào có những nhân vật nào là đồ chơi ? truyện nào có nhân vật gần gũi với trẻ em ?
-HS nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuỵen của mình, nói rõ nhân vật trong truyện là đồ chơi hay con vật ?
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-GV nhắc HS:+ Kể chuyện phải có đầu có cuối để các bạn hiểu được. Kể hồn nhiên, tự nhiên. Cần kết truyện theo lối mở rộng- nói thêm về tính cách nhân vật và ý nghĩa câu truyện để các bạn cùng trao đổi.
-Từng cặp HS kể truyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-HS KC trước lớp:
+ Mỗi em kể xong phải nói suy nghĩ của mình về tính cách nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện hoặc đối thoại với các bạn về nội dung câu chuyện.
+ Cả lớp và GV nhận xét; bình chọn bạn ham đọc sách, chọn được câu chuyện kể hay nhất.
HĐ4(3')Củng cố, dặn dò
-Nhận xét tiết học, dặn học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân và chuẩn bị bài sau.
KHOA HỌC
TIẾT KIỆM NƯỚC
(Mức độ tích hợp: Toàn phần)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:
- Thực hiện tiết kiệm nước. 
-Tuyên truyền tiết kiệm nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : GV: Hình trang 60, 61SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ1(2')Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài. ghi đầu bài lên bảng.
HĐ2(12’): Tìm hiểu tại sao phải tiết kiệm nước và làm thế nào để tiết kiệm nước.
-MT: +Nêu được những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước.
+ Giải thích được lí do phải tiết kiệm nước.
-Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi trang 60, 61 SGK.
+HS quay lại với nhau, chỉ vào từng hình vẽ nêu những việc nênvà không nên làm để tiết kiệm nước.
+Tiếp theo các em thảo luận về lí do cần tiết kiệm nước dựa vào hình vẽ trang 61 và đọc mục bạn cần biết để trả lời câu hỏi.
Bước 2: Làm việc cả lớp
GV gọi một số HS trình bày kết quả làm việc, nhóm khác nghe và nhận xét. GV chốt câu trả lời đúng và kết luận như SGK.
-Yêu cầu HS liên hệ thực tế với việc sử dụng nước hàng ngày ở gia đình HS.
HĐ3(18’): Đóng vai vận động mọi người trong gia đình tiết kiệm nước.
MT: Bản thân cam kết tiết kiệm nước và tuyên truyền, cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước.
Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
-GV chia nhóm và hướng dẫn HS cách đóng vai để tuyên truyền mọi người trong gia đình tiết kiệm nước.
-Các nhóm tìm nội dung tiểu phẩm để đóng vai tuyên truyền cổ động mọi người trong gia đình cùng tiết kiệm nước.
-Phân công các thành viên trong nhóm đóng các vai của tiểu phẩm.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
Bước3: Trình bày tiểu phẩm.
-GV và HS các nhóm nhận xét.
HĐ4(3’): Tổng kết, dặn dò
-Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà thực hiện việc tiết kiệm nước.
Chiều thứ 3 ngày 11 tháng 12 năm 2017
THỰC HÀNH LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN MRVT: ĐỒ CHƠI - TRÒ CHƠI
I. MỤC TIÊU:
- HS biết thêm tên một số đồ chơi, trò chơi; phân biệt được những đồ chơi có lợi, đồ chơi có hại; nêu được một vài từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Hs : vỞ BÀI TIẾNG VIỆT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ1(5')Kiểm tra bài cũ: Một HS nêu lại nội dung ghi nhớ tiết trước.
HĐ2(2')Giới thiệu bài : GV giới thiệu nêu mục tiêu bài
HĐ3(30')Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT
-GV dán tranh minh hoạ lên bảng, yêu cầu HS quan sát kĩ từng tranh, nói đúng, nói đủ tên những trò chơi ứng với mỗi trò chơi trong tranh.
-HS phát biểu ý kiến nhận xét - GV nhận xét và chốt kết quả đúng.
Bài2: 1HS đọc yêu cầu của bài tập 2
-HS hoạt động cá nhân làm bài vào vở, GV nhắc nhở HS nhớ kể tên các trò chơi dân gian, hiện đại.
-HS phát biểu ý kiến, cả lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt kết quả đúng.
Bài3: 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
-HS trao đổi, thảo luận theo cặp về yêu cầu của BT.
-Cả lớp làm bài vào vở. Cả lớp và GV nhận xét
Bài 4: HS đọc yêu cầu bài tập
-HS tự suy tìm các từ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia trò chơi. HS nối tiếp đọc kết quả của mình.
-HS cả lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng.
HĐ4(3')Củng cố, dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết LT&C sau.
THỰC HÀNH TOÁN
 ÔN : CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
Giúp HS biết đặt tính và thực hiện phép chia cho số có 3 chữ số cho số hai chữ số(chia hết và chia có dư).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : VBTT tập1 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ1(2')Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài, ghi bảng.
HĐ2 (25'): Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1 : Luyện k/n chia cho số có 2 chữ số
Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập
-HS hoạt động cá nhân, 4 HS lên bảng làm bài trên bảng lớp
-HS nhận xét kết quả trên bảng, GV chốt kết quả đúng.
Bài 2 : Luyện k/n giải toán có lời văn
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài toán
-HS suy nghĩ tìm cách giải bài toán. 1HS nêu cách giải,1 số HS nhắc lại cách làm.
-HS tự giải bài toán, 1 HS lên bảng giải bài toán. HS cả lớp nhận xét. GV chốt bài giải đúng.
HĐ5(3')-Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học .
THỂ DỤC
BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
Trò chơi: “Thỏ nhảy”
I. MỤC TIÊU:
- Thực hiện cơ bản đúng các động tác đã học của bài thể dục phát triển chung 
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Chuẩn bị: 1 cái còi, đồ dùng phục vụ trò chơi.
- Vệ sinh sân tập, bảo đảm an toàn khi tập luyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ1: Phần mở đầu(8’):
- GV tập hợp lớp , kiểm tra sĩ số
- GV phổ biến nội dung giờ học: Ôn bài tập thể dục phát triển chung và trò chơi “Thỏ nhảy”
- GV tổ chức kiểm tra bài thể dục phát triển chung 2 em.
- Tổ chức cho HS khởi động các khớp và chạy một vòng quanh sân tập.
HĐ2: Phần cơ bản (20’):
1. Nội dung: Ôn bài tập thể dục phát triển chung(2 – 3 lần, mỗi động tác 2 lần 8 nhịp).
- GV tổ chức cho HS ôn tập bài thể dục vài lần sau đó chia tổ cho tổ trưởng điều khiển các tổ tập luyện. GV theo dõi HD HS sửa sai.
- GV cho từng tổ biểu diễn, cả lớp quan sát nhận xét, GV nhận xét chung.
2. Trò chơi: “Thỏ nhảy”
- GV nêu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi, cả lớp theo dõi để thực hiện được.
- GV cho HS chơi thử 1 lần sau đó cho chơi chính thức. GV điều khiển cho HS chơi chính thức.
HĐ3: Phần kết thúc(7’):
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét kết quả giờ học, dặn HS về luyện tập vận động thân thể.
- GV cho HS tạp các động tác thả lỏng, hít thở sâu.
Thứ 4 ngày 12 tháng 12 năm 2017
TOÁN
CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ ( TIẾP THEO ) (TR 82)
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có hai chữ số(chia hết và chia có dư).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
GV : Bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ1(2') Giới thiệu bài, nêu mục tiêu giờ học
HĐ2(5'): Củng cố kiến thức chia cho số có hai chữ số
456 : 34;	860 : 24
-Gọi hai học sinh lên bảng thực hiện hai phép tính trên ( 2 HS TB )
+ HS TB làm câu a, HS K hoặc G làm câu b
-HS cả lớp nhận xét. GV chốt kết quả đúng.
HĐ3(5'): Trường hợp chia hết
-GV nêu phép chia: 	8192 : 64
-Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính
-HS làm vào giấy nháp, 1 HS lên bảng thực hiện phép chia.
-GV lưu ý HS cách chia: mỗi lần chia cần ước lượng tìm thương chẳng hạn 179 : 64 = ? có thể ước lượng: 17 : 6 = 2 ( dư 5 )
HĐ4(5'): Trường hợp chia có dư
GV tiến hành tương tự như trường hợp trên.
HĐ5(20'): Luyện tập
Bài 1 : Luyện k/n chia cho số có 2 chữ số
-1HS đọc yêu cầu bài tập.
-HS hoạt động cá nhân, 4 HS ( TB - K - G ) lên bảng thực hiện trên bảng. Cả lớp chú ý nhận xét. GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 3a: Luyện k/n tìm thành phần chưa biết của phép tính
- yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu bài tập
-Yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm bài vào vở, 3 HS nối tiép lên bảng thực hiện.
-Cả lớp nhận xét, chữa bài. GV chốt kết đúng.
HĐ6(3'): -Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm lại các bài tập.
TẬP ĐỌC
TUỔI NGỰA
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc với giọng vui, nhẹ nhàng; đọc đúng nhịp thơ, bước đầu biết đọc với đọc biểu cảm một khổ thơ trong bài.
- Hiểu nội dung bài thơ: Cậu bé tuổi ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng cậu rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ về với mẹ.( trả lời được các câu hỏi1,2,3,4)
- HTL khoảng 8 dòng thơ trong bài thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV: tranh minh hoạ bài đọc.
-HS: đọc bài trước ở nhà
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ1(5')Kiểm tra bài cũ; Gọi 2 HS đọc nối tiếp nhau bài Cánh diều tuổi thơ, trả lời câu hỏi SGK. GV nhận xét, đánh giá.
HĐ2(2')Giới thiệu bài: HS quan sát tranh SGK. GV giới thiệu bằng tranh
HĐ3(10')Luyện đọc ; GV chia đoạn ( 4 khổ thơ )
-HS đọc tiếp nhau ( 2, 3 lượt ) từng khổ thơ.
GV theo dõi sửa sai và hdẫn HS luyện đọc các tiếng khó đọc: triền núi, loá màu, ...
+ HS đọc tiếp các lượt tiếp theo.
-GV kết hợp giúp HS hiểu một số từ được chú giải sau bài
+HS đọc mục chú giải; HS luyện đọc theo cặp.+Các nhóm thi đọc với nhau
+HS - GV nhận xét.
-Một HS khá đọc toàn bài - GV đọc mẫu.
HĐ4(12')Tìm hiểu bài
-HS đọc thầm khổ 1 để trả lời câu hỏi:
+ Bạn nhỏ tuổi gì ? + Mẹ bảo tuổi ấy tính nết như thế nào ?
+HS tìm ý chính khổ 1: Giới thiệu bạn nhỏ tuổi ngựa
-HS đọc thầm khổ 2, trả lời các câu hỏi:
+Con ngựa theo ngọn gió rong chơi những đâu ?
+ Đi chơi khắp nơi nhưng ngựa con vẫn nhớ mẹ như thế nào ?
+ Khổ 2 kể lại chuyện gì ? ( Ngựa con đi rong chơi khắp nơi cùng ngọn gió )
-HS đọc thầm khổ 3, trả lời các câu hỏi sau:
+Điều gì hấp dẫn chú ngựa con trên cánh đồng hoa ?
+ Khổ thứ 3 nói gì ? ( Tả cảnh đẹp của cánh đồng hoa mà ngựa con vui chơi )
- HS đọc thầm khổ 4 và trả lời các câu hỏi sau:
+ Ngựa con đã nhắn nhủ với mẹ điều gì ?
+Cậu sé yêu mẹ như thế nào ? ( Cậu bé đi muôn nơi vẫn tìm đường về với mẹ )
Đây chính là ý chính của khổ thơ 4.
-Bài thơ có nội dung như thế nào ? ( như phần 1 )
HĐ5(8')Luyện đọc nâng cao
-GV hướng dẫn luyện đọc giọng toàn bài với giọng: Đọc với giọng dịu dàng, hào hứng, khổ 2, 3 nhanh hơn và trải dài thể hiện ước vọng lãng mạn của cậu bé. Khổ 4 đọc với giọng tình cảm thiết tha, lắng lại ở 2 dòng kết bài.
-Gọi 4 HS đọc truyện theo phân vai.
-GV giới thiệu khổ thơ cần luyện đọc: Khổ 2
+Đối với HS khá, giỏi: luyện đọc hay và thi đọc diễn cảm khổ 2.
+Đối với HS TB luyện đọc để đọc tốt hơn
-GV tổ chức HS luyện đọc thuộc lòng: HS thi đọc thuộc lòng. GV nhận xét.
HĐ6(3')Củng cố, dặn dò: HS Nhắc lại nội dung của bài và liên hệ thực tế
-Nhận xét tiết học. Dặn học sinh về nhà học bài.
ĐỊA LÍ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 
(Mức độ tích hợp: Liên hệ)
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này HS biết:
- Biết đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công truyền thống: dệt lụa, sản xuất đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ,
- Dựa vào ảnh mô tả về cảnh chợ phiên.
- Xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên, dân cư với hoạt động sản xuất.
-Tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động cuả người dân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : GV: Tranh ảnh về nghề thủ công, chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ
HS: sưu tầm tranh ảnh về nghề thủ công, chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ1(2'): Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
1-Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống
HĐ2(10'): Làm việc theo nhóm
Bước 1:HS dựa vào SGK, tranh ảnh và vốn hiểu biết, trả lời câu hỏi sau:
+ Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân đồng bằng Bắc Bộ ?
+ Khi nào một làng trở thành làng nghề ? Kể tên các làng nghề thủ công nổi tiếng mà em biết ?
+ Thế nào là nghệ nhân ?
Bước 2: HS các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
-GV nói về một số làng nghề và sản phẩm thủ công nổi tiếng của đồng bằng Bắc Bộ.
HĐ3(10'): Làm việc cá nhân
Bước 1: HS quan sát các hình về sản xuất gốm ở Bát Tràng và trả lời câu hỏi trong SGK.
Bước 2: HS trình bày kết quả quan sát tranh ảnh.
-GV có thể nói thêm công đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất là gốm là tráng men cho sản phẩm.
-Yêu cầu HS kể lại công việc của một nghề thủ công điển hình ở địa phương em đang sống.
2-Chợ phiên
HĐ4(11'): Làm việc theo nhóm
Bước 1: HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình để thảo luận các câu hỏi sau:
+ Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì ?
+Yêu cầu HS mô tả về chợ theo tranh, ảnh xem chợ phiên nhiều người hay ít người ? Chợ phiên có những loại hàng hoá nào ?
Bước 2: HS các nhóm trình bày lần lượt từng câu hỏi, các nhóm khác bổ sung. GV giúp HS chuẩn xác kiến thức.
HĐ5(2'): Tổng kết, dặn dò: Nhận xét tiết học
KĨ THUẬT
CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN
I. MỤC TIÊU:
- Sử dụng được một số dụng cụ,vật liệucắt, khâu thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học.
- Không bắt buộc HS nam thêu
- Với HS khéo tay: vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù với HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : GV:Tranh quy trình của các bài đã học trong chương, mẫu thêu, mẫu khâu đã học.
III. NỘI DUNG ÔN TẬP
Tiết 1: Ôn các bài đã học trong chương.
Tiết 2: HS cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn và đánh giá sản phẩm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 (Tiết 1: Ôn các bài đã học ở chương1)
HĐ1(2')Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu của tiết học, ghi đầu bài, HS nhắc lại
HĐ2(30'): GV tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương I
- GV yêu cầu HS nhắc lại các mũi thêu, mũi khâu đã học.
- HS nêu quy trình và cắt vải theo đường vạch dấu, khâu thường, khâu ghép 2 mép vải, thêu lướt vặn, thêu móc xích )
Các HS nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét và sử dụng tranh quy trình để củng cố lại những kiến thức cơ bản vế cắt, khâu, thêu đã học.
HĐ3(3')Tổng kết,dặn dò
-Nhận xét tiết học , dặn chuẩn bị bài sau.
THỰC HÀNH LUYỆN VIẾT
Bài 12
I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
 -Viết lại đúng chính tả, trình bày đúng, sạch đẹp bài thực hành luyện viết: bài 12 
- Học sinh luyện viết đúng mẫu chữ đứng nét thanh nét đậm và luyện viết thêm mẫu chữ nghiêng .
- Giáo dục học sinh ý thức viết cẩn thận, sạch đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hs : Vở thực hành luyện viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ 1: (1 phút) Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
-YC 1 HS đọc bài viết.Cả lớp theo dõi và nhận xét, GV nhận xét .
HĐ 2 : (22 phút) HD HS luyện viết :
a-Trao đổi về nội dung bài viết.
- GV nêu câu hỏi- HS trả lời 
- Tổ chức nhận xét
b-Luyện viết chữ hoa :
- GV cho HS tìm và nêu các chữ cần viết hoa.
- HS viết bảng con. Tổ chức nhận xét.
c-Thực hành luyện viết :
- HS luyện viết theo mẫu chữ đứng
- GV theo dõi, uốn nắn nhở học sinh
- GV chấm bài, nhận xét.
(Nếu còn thời gian cho học sinh luyện viết mẫu chữ nghiêng)
HĐ 5: (2 phút) Củng cố dặn dò
 -GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện viết mẫu chữ nghiêng
MĨ THUẬT
 NGÀY TẾT, LỄ HỘI VÀ MÙA XUÂN ( tiết 1/4) 
I.Mục tiêu:
Hiểu và nêu được một số đặc điểm về ngày tết, lễ hội và mùa xuân.
Sáng tạo được sản phẩm mĩ thuật bằng cách vẽ, nặn, tạo hình từ vật liệu tìm được và sắp đặt theo nội dung chủ đề: “Ngày tết, lễ hội và mùa xuân”.
Giới thiệu , nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhón mình, nhóm bạn.
II.Chuẩn Bị:
Giáo Viên:
SGK Mĩ Thuật 4
Tranh ảnh, sản phẩm về chủ đề ngày tết, lể hội và mùa xuân.
Học Sinh:
SGK MĨ Thuật 4
Đất nặn, giấy A4, chì,
III.Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu:
-GV yều cầu học sinh quan sát hình 6.1 SGK thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
+ Em quan sát thấy những hình ảnh gì? Đó là những hoạt động nào? Diễn ra ở đâu? Khi nào?
+ Không khí , cảnh vật, màu sắc trong hình ảnh thế nào?
+ Em hãy kể tên một số lể hội mà em biết.
+ Em hãy kể tên một số hoạt động khác trong dịp tết cổ truyền của dân tộc ngoài những hoạt động em thấy trong hình.
-Em yêu thích hoạt động nào trong ngày tết, lễ hội và mùa xuân.
-GV yều cầu các nhóm trình bày và nhận xét.
-GV nhận xét và tóm tắt.
-GV yều cầu HS quan sát hình 6.2 SGK để tìm hiểu các hình thức về chất liệu sản phẩm về chủ đề “ ngày tết, lể hội và mùa xuân” với các câu hỏi.
+ Em thích sản phẩm tạo hình nào nhất? Đó là hoạt động gì của lễ hội ngày tết, lễ hội và mùa xuân.
+ Hình ảnh nào là hình ảnh chính, hình ảnh nào là hình anh phụ trong mỗi sản phẩm?
+ Hình ảnh phụ có phù hợp với hình ảnh chính không?
+ Sản phẩm em thích được tạo từ chất liệu gì? Các hình ảnh được sắp xếp như thế nào?
-GV yều cầu các nhóm trình bày và nhận xét.
-GV nhận xét và tóm tắt lại.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện.
-GV hướng dẫn HS tìm cách thể hiện chủ đề: Nội dung hoạt động, nhân vật, bối cảnh, các hình ảnh khác.
-GV yêu cầu quan sát hình 6.3 SGK để tìm hiểu cách tạo hình sản phẩm ( vẽ, xé dán,) với chủ đề ngày tết, lễ hội và mùa xuân).
-GV hướng dẫn
...........**..
Hoạt động 3: Thực hành:
3.1: Hoạt động cá nhân:
-Yêu cầu học sinh vẽ, xé dán hoặc nặn tạo hình từ vật tìm được theo nội dung đã chọn.
-GV đưa ra một số câu hỏi gợi mở
+ Em chọn nội dung nào?
+ Nêu hình ảnh chính, phụ của nội dung mà em thể hiện.
+Em định chọn vật liệu gì để thể hiện?
...........**..
3.2: Hoạt động nhóm:
-GV yêu cầu các nhóm:
+ Thảo luận nhóm để lựa chọn nội dung đề tài.
+ Lựa chọn dáng người trong kho hình ảnh
+ Chỉnh sửa và sắp xếp dáng người phù hợp với nội dung đề tài.
+ Thêm các chi tiết tạo không gian cho sản phẩm.
...........**..
Hoạt động 4: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm.
-GV yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm và chia sẻ sản phẩm
-Vận dụng sáng tạo:
Quan sát hình và trả lời các câu hỏi.
Các nhóm trình bày và nhận xét.
Lắng nghe.
Quan sát hình và trả lời các câu hỏi.
Các nhóm trình bày và nhận xét.
Chú ý
Quan sát
Chú ý quan sát
...........**..
Cá nhân thực hành
Trả lời câu hỏi
...........**..
Nhóm thực hành
...........**..
Cả nhóm trình bày
Chia sẻ sản phẩm
Chú ý lắng nghe
Thứ 5 ngày 13 tháng 12 năm 2017
TOÁN
LUYỆN TẬP(TR 83)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Thực hiện được phép chia số có ba, bốn chữ số cho số có hai chữ số (chia hết và chia có dư).
II. CÁC ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ1(2'): Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết học.
HĐ2(35'): Luyện tập
Bài1: Luyện k/n chia số có 2 chữ số
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
YC HS tự làm bài vào vở. Sau đó gọi 3 HS lên bảng lớp chữa bài, HS cả lớp chú ý theo dõi và nhận xét.
GV chốt kết quả đúng.
Bài2b: Luyện k/n tính giá trị biểu thức
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập, GV hướng dẫn lại cách làm.
-GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở, 4HS lên bảng chữa bài ( mỗi em 1 bài)
-HS cả lớp theo dõi và nhận xét. GV chốt kết quả đúng.
HĐ3(3')-Củng cố.dặn dò:
Nhận xét tiết học
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU:
- Nắm vững cấu tạo 3 phần(mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả đồ vật và trình tự miêu tả; Hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả chi tiết của bài 
văn, sự xen kẻ giữa lời tả với lời kể (BT1).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ1(2')Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học.
HĐ2(35')HD HS luyện tập
Bài1: -Gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT, 1 HS đọc bài văn Chiếc xe đạp của chú Tư.
+ Yêu cầu HS suy nghĩ, trao đổi, trả lời lần lượt các câu hỏi vào vở.
+HS phát biểu câu trả lời. HS cả lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt câu trả lời đúng.
-Câu 1 b, HS làm vào vở, 2 đến 3 HS làm vào phiếu do GV phát, sau đó HS nào làm xong dán kết quả lên bảng để cả lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt kết quả đúng.
-Câu 1c, 1d, GV cho HS thực hiện như câu a
Bài2 :-Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT, GV viết bảng đề bài.
+ Nhắc HS chú ý: Tả chiếc áo em mặc hôm nay, lập dàn bài cho bài văn dựa theo nội dung ghi nhớ trong tiết TLV trước và các bài văn mẫu đã học.
-HS làm việc cá nhân.
-Một số HS đọc dàn ý. GV nhận xét.
HĐ3(3')-Củng cố, dặn dò.
-Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài tập làm văn sau.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI ĐẶT CÂU HỎI
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được phép lịch sự khi hỏi người khác: Biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi; tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác(ND ghi nhớ).
- Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật qua lời đối đáp(BT,;2 mục III).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -GV: Giấy khổ to chép sẵn BT 1 phần nhận xét, BT1, BT 2 phần luyện tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ1(5')Kiểm tra bài cũ: HS làm bài 2-SGK, tiết LT&C: MRVT đồ chơi - trò chơi
- GV nhận xét.
HĐ2(2')Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu cầu của tiết học
HĐ3(10')Phần nhận xét
Bài1:GV treo bảng phụ, 1HS đọc yêu cầu bài tập 1, 1 HS đọc khổ thơ.
-Cả lớp đọc thầm lại, phát biểu, HS cả lớp nhẫn xét, bổ sung. GV chốt câu trả lời đúng.
kết quả trên bảng.. GV chốt câu trả lời đúng.
Bài 2: HS đọc to yêu cầu của BT, suy nghĩ đặt câu hỏi.
-HS nối tiếp nhau đặt câu hỏi của mình. Cả lớp nhận xét cách đặt câu hỏi của bạn. GV nhận xét chung.
Bài 3: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
-HS thảo luận nhóm hai về nội dung câu hỏi và trả lời. GV và HS cả lớp nhận xét
HĐ4(5')Phần ghi nhớ: HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
HĐ5(15')Luyện tập
Bài 1: -GV treo bảng phụ chép nội dung bài tập 1
-HS đọc yêu cầu bài tập, 2 HS nối tiếp đọc nối tiếp các đoạn văn a-b.
-HS trao đổi theo nhóm 2 và làm bài tập vào VBT, 2 HS lên bảng làm vào bảng phụ.
-HS cả lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt kết quả đúng.
Bài 2-GV treo bảng phụ, gọi 1 HS đọc to nội dung và yêu cầu của BT
-HS hoạt động theo cặp, trao đổi về yêu cầu của bài tâp và làm bai vào VBT, 4 HS tiếp nối lên bảng làm bài tập trên bảng phụ.
-GV nhận xét, đánh giá.
HĐ6(3')Củng cố, dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò HS.
KHOA HỌC
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ ?
(Mức độ tích hợp: Liên hệ)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:
- Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -GV: -Hình vẽ trang 62, 63 SGK.
-HS chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm: Các túi ni lông to, dây chun, kim khâu, chậu, chai không, một miếng bọt biển, 1 cục đất khô ( 3 nhóm ).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ1(2')Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu của tiết học, ghi đầu bài, HS nhắc lại
HĐ2(17'): Thí nghiệm chứng minh không khí có ở quan mọi vật
Mục tiêu: Phát hiện sự tồn tại của không khí và không khí có quanh mọi vật.
Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức hướng dẫn
-GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về sự chuẩn bị đồ dùng để quan sát và làm thí nghiệm.
-GV yêu cầu HS đọc các mục Thục hành trang 62 SGK để biết cách làm.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
-Các nhóm làm thí nghiệm, GV quan sát hư

Tài liệu đính kèm:

  • doctuần 15.doc