Giáo án Tuần thứ 22 - Lớp 4

Tập đọc

 SẦU SIÊNG

I. Mục tiêu

- Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài văn có nhấn giọng gợi tả.

- Hiểu nội dung: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây. (trả lời được các câu hỏi SGK).

II. Đồ dùng dạy học :

 - Tranh , ảnh về cây, trái sầu siêng.

 - Bảng phụ ghi các câu, đoạn văn cần h¬¬ướng dẫn đọc.

III. Hoạt động dạy - học

A. Kiểm tra bài cũ:

 GV kiểm tra hai HS đọc thuộc bài thơ “Bè xuôi sông La”, TLCH 3, 4 trong SGK.

 GV nhận xét

B. Bài mới:

 1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc:

- HS xem tranh minh hoạ chủ điểm

- GVgiới thiệu chủ điểm “Vẻ đẹp muôn màu”, giới thiệu bài mới “Sầu riêng”.

2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài

a. Hoạt động 1: Luyện đọc:

- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài ( đọc 2- 3 lượt ).

- GV viết lên bảng các từ khó đọc, hướng dẫn HS đọc đúng. GV hướng dẫn HS cách ngắt, nghỉ hơi (trên bảng phụ).

- Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới và khó trong bài: mật ong già hạn: hoa đậu từng chùm, hoa hao giống, mùa trái rộ, đam mê,.

- HS luyện đọc theo cặp. 1 HS đọc cả bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

 

doc 13 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 565Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần thứ 22 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thiệu chủ điểm và bài đọc:
- HS xem tranh minh hoạ chủ điểm 
- GVgiới thiệu chủ điểm “Vẻ đẹp muôn màu”, giới thiệu bài mới “Sầu riêng”.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Hoạt động 1: Luyện đọc: 
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài ( đọc 2- 3 lượt ).
- GV viết lên bảng các từ khó đọc, hướng dẫn HS đọc đúng. GV hướng dẫn HS cách ngắt, nghỉ hơi (trên bảng phụ).
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới và khó trong bài: mật ong già hạn: hoa đậu từng chùm, hoa hao giống, mùa trái rộ, đam mê,...
- HS luyện đọc theo cặp. 1 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Hoạt động2: Tìm hiểu bài: 
-Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm 2 để trả lời các câu hỏi trong SGK và nêu nội dung của bài.
- Gọi 1 số nhóm chia sẻ trước lớp – Cả lớp và GV nhận xét
+ Sầu riêng là đặc sản của vùng nào? (miền Nam)
+ HS đọc thầm toàn bài, dựa vào bài văn miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng, quả sầu riêng, dáng cây sầu riêng?
- HS đọc toàn bài, tìm những câu thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng?
- HS nêu nội dung của bài.
c. Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm:
 - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài.
- Hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với nội dung bài.
- Hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn “Sầu riêng là loại trái quý quyến rũ đến lạ kì”
+ GV đọc diễn cảm đoạn văn để làm mẫu cho HS.
+ HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
 + Vài HS thi đọc trước lớp.
+ HS nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học.
Chính tả( Nghe viết)
SẦU RIÊNG
I. Mục tiêu
- Nghe, viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn trích của bài “Sầu riêng”.
- Làm đúng BT2 b. 
II. Đồ dùng dạy học :Bảng phụ viết nội dung bài tập 2b 
III. Hoạt động dạy- học
A.Kiểm tra bài cũ: GV đọc cho 2HS viết bảng: mưa giăng, mỏng manh, làn gió thoảng.
B. Dạy bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
HĐ2. Hướng dẫn HS nghe viết:
 - GV đọc bài chính tả. 
 - HS đọc thầm lại đoạn văn, chú ý những chữ cần viết hoa, những từ ngữ mình dễ viết sai và cách trình bày.
 - GV nhắc HS cách trình bày bài, tư thế ngồi viết
 - HS gấp sách. GV đọc từng bộ phận ngắn cho HS viết( mỗi câu đọc 2- 3 lượt)
 - GV đọc lại bài chính tả 1 lượt cho HS soát bài.
 - GV kiểm tra 1 số bài của HS, đồng thời từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau. 
 - GV nêu nhận xét chung.
 HĐ3. Hướng dẫn HS làm BT chính tả ( VBT).
 - Yêu cầu HS làm BT2b ở VBT.
 - 1 HS nêu yêu cầu của bài.
+ HS tự làm bài cá nhân ( 1 HS làm trên bảng phụ)
+ Hướng dẫn HS nhận xét, chữa bài.
HĐ4. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS ghi nhớ những từ ngữ đã luyện tập để không viết sai chính tả
Thứ ba, ngày 6 tháng 2 năm 2018
To¸n
SO SÁNH HAI PHÂN SỐ CÓ CÙNG MẪU SỐ
( Đã soạn viết)
Thể dục
( Thầy Thân dạy)
Luyện từ và câu
CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ “AI THẾ NÀO?”
I. Mục tiêu:
 - Hiểu được ý nghĩa và cấu tạo của bộ phận chủ ngữ trong câu kể “Ai thế nào?” (ND 
ghi nhớ)
 - Nhận biết được câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn (BT1, mục III); Viết được một đoạn văn khoảng 5 câu, trong đó có câu kể Ai thế nào? (BT2)
 - HS có năng khiếu viết được đoạn văn có 2, 3 câu theo mẫu “Ai thế nào? (BT2)
II. Đồ dùng dạy học	Vở BT
III. Hoạt động dạy - học 
A. Bài cũ
- Gọi 2HS: nêu ghi nhớ tiết TLVC của tuần trước và đặt 1 câu kể có mẫu “Ai thế nào?”
- GV nhận xét.
B. Dạy học bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
HĐ2. Phần Nhận xét
 Bài tập 1: - Cho HS đọc bài tập 1 và đoạn văn
 - HS thảo luận nhóm đôi tìm câu kể “Ai thế nào?” 
 - GV nhận xét, kết luận (Câu 1, 2, 4, 5)
Bài tập 2, 3:
- Cho HS đọc bài tập 2, 3 và tìm chủ ngữ (Hà Nội: danh từ tạo thành. Cả một, 
các cụ già, Những cô gái thủ đô: cụm danh từ tạo thành)
- GV kết luận.
HĐ 3. Ghi nhớ
- Gọi 3HS đọc nội dung phần ghi nhớ và nêu VD
HĐ 4. Luyện tập thực hành
Bài 1: HS nêu yêu cầu
 HS đọc đoạn văn và tìm câu kể Ai thế nào?
 HS trình bày miệng câu kể Ai thế nào?
 HS tìm chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? 
 HS làm bài cá nhân vào vở, 1 HS làm bảng phụ
 GV chữa bài, kết luận.
Bài 2: HS nêu yêu cầu
 GV hướng dẫn: Loại cây thì viết về mùi thơm, màu sắc, hình dáng của quả, cây,
 HS làm vào vở
 HS trình bày miệng
 GV chữa bài, kết luận.
HĐ 5. Củng cố - dặn dò - HS nêu lại nội dung cần ghi nhớ.
	 - Dặn HS về nhà viết lại đoạn văn tả một trái cây.
Địa lí
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
 + Trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái
 + Nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.
 + Chế biến lương thực.
- HS có năng khiếu: Biết những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thuỷ sản lớn nhất cả nước: đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ nông nghiệp Việt Nam.
- Tranh, ảnh về sản xuất nông nghiệp, nuôi và đánh bắt cá tôm ở đồng bằng Nam Bộ.(do GV và HS sưu tầm)
III. Hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 1 HS trả lời: Nêu đặc điểm về nhà ở và trang phục, lễ hội ở đồng bằng Nam Bộ 
- GV nhận xét.
B. Dạy bài mới.
 GV cho HS quan sát bản đồ nông nghiệp, kể tên các cây trồng ở đồng bằng nam bộ và cho biết loại cây nào được trồng nhiều hơn ở đây?
1. Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước.
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp 
Yêu cầu HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của bản thân và cho biết:
- Đồng bằng Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước?
- Lúa gạo. trái cây ở đồng bằng Nam bộ được tiêu thụ ở những đâu?
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
Bước 1: HS dựa vào tranh, ảnh, vốn hiểu biết của bản thân, TLCH ở mục 1.
Bước 2: HS các nhóm trình bày kết quả, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV mô tả thêm về vườn cây ăn trái ở đồng bằng Nam Bộ và cho HS biết đồng bằng Nam Bộ là nơi xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước.
2. Nơi nuôi và đánh bắt nhiều thuỷ sản nhất cả nước.
- GV giải thích từ “thuỷ sản”, “hải sản”.
Hoạt động 3: Làm việc theo cặp.
Bước 1 : HS các nhóm dựa vào SGK, tranh, ảnh và vốn hiểu biết cảu bản thân thảo luận theo gợi ý: 
- Điều kiện nào làm cho đồng bằng Nam Bộ đánh bắt được nhiều thuỷ sản?
- Kể tên một số loại thuỷ sản được nuôi nhiều ở đây?
- Thuỷ sản của đồng bằng được tiêu thụ ở những đâu?
Bước 2: HS trình bày kết quả trước lớp, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời và mô tả thêm về việc nuôi cá, tôm ở đồng bằng này.
3. Củng cố, dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học.
Buổi chiều Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁI ĐẸP
I. Mục tiêu: 
- Biết thêm một số từ ngữ nói về chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu, biết đặt câu với một số từ ngữ theo chủ điểm đã học (BT1, BT2, BT3); bước đầu làm quen với một số thành ngữ liên quan đến cái đẹp (BT4).
II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ viết nội dung BT1- 2, BT4 - b.
III. Hoạt động dạy - học: 
Bài cũ: - 2 HS lên bảng đọc đoạn văn kể về một loại trái cây mà em thích có dùng câu kể “Ai thế nào?”
 - GV nhận xét.
 B. Dạy bài mới:
 HĐ 1. Giới thiệu bài
 HĐ2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của BT1. 
 - GV phát phiếu cho các nhóm trao đổi, làm bài. 
 - Đại diện nhóm trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt lời giải đúng. Sau đó, HS viết khoảng 10 từ vào vở.	
Bài tập 2: Cách tổ chức như BT1
Bài tập 3: GV nêu yêu cầu của BT3
 - HS tiếp nối nhau đặt câu với các từ vừa tìm được ở BT1, BT2.
 - GV nhận xét nhanh câu văn của từng HS.
 - Mỗi HS viết vào 1 – 2 câu.
Bài tập 4: HS đọc yêu cầu của BT, làm bài vào vở
 - Một HS lên làm trên bảng phụ.Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
 - Hai, ba HS đọc bảng kết quả.
HĐ3. Củng cố - dặn dò: - Yêu cầu HS ghi nhớ những từ ngữ và thành ngữ vừa học
Khoa học
ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG
I. Mục tiêu: 
- Nêu được ví dụ về ích lợi của âm thanh trong cuộc sống: âm thanh dùng để giao tiếp trong sinh hoạt, học tập, lao động, giải trí; dùng để làm báo hiệu (còi tàu, xe, trống trường, )
II. Đồ dùng dạy học: Chuẩn bị theo nhóm :
 + 5 chai hoặc cốc giống nhau
 + Tranh ảnh về vai trò của âm thanh trong cuộc sống
 + Tranh ảnh về các loại âm thanh khác nhau
III. Hoạt động dạy học:
 A. Bài cũ: Trò chơi tìm từ diễn tả âm thanh
 - Chia lớp làn 2 nhóm : Một nhóm nêu nguồn phát ra âm thanh, nhóm kia tìm từ phù hợp diễn tả âm thanh (và đổi lại)
 - Gv làm trọng tài nhận xét .
 B . Các hoạt động chính:
 HĐ 1: Tìm hiểu vai trò của âm thanh trong đời sống
 - HS làm việc theo nhóm: QS hình 68-sgk . Ghi lại vai trò của âm thanh
 ? Nêu các vai trò khác của âm thanh mà em biết
 HĐ 2: Nói về những âm thanh ưa thích và những âm thanh không ưa thích
 ? Nêu những âm thanh em ưa thích? Vì sao?
 ? Nêu các âm thanh em không ưa thích? Vì sao?
 - HS nối tiếp trả lời
 HĐ 3: Tìm hiểu ích lợi của việc ghi lại âm thanh
 ? Các em thích bài hát nào? Do ai trình bày
 ? Nêu ích lợi của việc ghi lại âm thanh
 HĐ 4: Trò chơi nhạc cụ:
 - Các nhóm làm nhạc cụ : Đổ nước vào chai từ vơi đến gần đầy. So sánh âm thanh do các chai phát ra khi dó
 - Các nhóm biểu diễn, các nhóm khác đánh giá bài biểu diễn của nhóm bạn
* Tổng kết giờ học: - HS đọc mục Bạn cần biết cuối bài 
- Gv nhận xét giờ học.
Lịch sử
TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ
I. Mục tiêu 
 Biết được sự phát triển giáo dục thời Hậu Lê (những sự kiện cụ thể về tổ chức giáo dục, chính sách khuyến học):
 + Đến thời Hậu Lê giáo dục có quy củ và chặt chẽ: ở kinh đô có Quốc Tử Giám, ở các địa phương bên cạnh các trường công còn có các trường tư; ba năm có một kì thi Hương và thi Hội; nội dung học tập là nho giáo,
 + Chính sách khuyến khích học tập: đặt ra lễ xướng danh, lễ vinh quy, khắc tên tuổi người đỗ cao vào bia đá dựng ở Văn Miếu. 
II. Đồ dùng dạy học 
- Các hình minh hoạ trong SGK, tranh vinh quy bái tổ.
- Sưu tầm một số mẫu chuyện về học hành, thi cử thời xưa. 
III. Hoạt động dạy - học 
A. Bài cũ 
- Bộ luật Hồng Đức ra đời vào triều đại nào ?
- GV nhận xét.
B. Dạy học bài mới 
1. Giới thiệu bài : 
2. Tổ chức giáo dục thời Hậu Lê
- HS đọc SGK, thảo luận, hoàn thành bài tập 1 ở VBT, đại diện các nhóm nêu ý kiến.
- GV khẳng định: Giáo dục thời Hậu Lê có tổ chức quy củ, nội dung học tập là Nho giáo.
3. Những biện pháp khuyến khích học tập của nhà Hậu Lê
- Cho HS đọc SGK trả lời câu hỏi:
 + Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích học tập? (Nhà Hậu Lê rất quan tâm đến vấn đề học tập, tổ chức lễ đọc tên người đỗ, lễ đón rước người đỗ về làng, khắc vào bia đá tên người đỗ cao rồi cho đặt ở Văn Miếu)
- GV kết hợp cho HS xem tranh.
- GV lưu ý: Sự phát triển về giáo dục đã góp phần quan trọng không chỉ đối với việc xây dựng Nhà nước, mà con nâng cao trình độ dân trí và văn hoá người Việt.
C. Củng cố - dặn dò 
- HS giới thiệu về tranh ảnh sưu tầm được.
Thứ tư, ngày 7 tháng 2 năm 2018
To¸n
LUYỆN TẬP 
( Đã soạn viết)
Tập đọc
CHỢ TẾT
I. Mục tiêu 
- Biết đọc diễm cảm một đoạn trong bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. 
- Hiểu nội dung: Cảnh chợ Tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê.(trả lời được các câu hỏi; thuộc được một vài câu thơ em thích)
II. Đồ dùng học tập 
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK và tranh chợ tết
III. Hoạt động dạy - học
A. Bài cũ:
- Gọi HS đọc bài Sầu riêng, miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng ?
- GV nhận xét.
B. Dạy học bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài
HĐ2. Luyện đọc
 	- HS đọc nối tiếp đoạn. GV chia đoạn: 4 đoạn (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn)
- HS đọc chú giải
- HS đọc trong nhóm đôi
- Một, hai HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm. HS theo dõi
 HĐ 3. Tìm hiểu bài 
-Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm 2 để trả lời các câu hỏi trong SGK và nêu
 nội dung của bài.
- Gọi 1 số nhóm chia sẻ trước lớp – Cả lớp và GV nhận xét
 + Người các ấp đi chợ tết trong khung cảnh đẹp như thế nào?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3 và 4, TLCH:
+ Mỗi người đến chợ tết với những dáng vẻ ra sao?
+ Bên cạnh dáng vẻ riêng, những người đi chợ tết có điểm gì chung? 
+ Bài thơ là một bức tranh giàu màu sắc. Em hãy tìm những từ ngữ tạo nên bức 
tranh giàu màu sắc đó?
* Nêu nội dung bài thơ?(Cảnh chợ Tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê)
HĐ4. Đọc diễn cảm
- HS đọc nối tiếp bài thơ một lần. 
- HS đọc theo hướng dẫn của GV (GV đọc mẫu đoạn từ câu 5- câu 12)
- HS thi đọc diễn cảm. GV nhận xét
- HS nhẩm thuộc bài thơ, thi đọc thuộc trước lớp.
HĐ5. Củng cố - dặn dò 
- HS nhắc lại nội dung bài.
- Dặn về nhà học tiếp tục HTL bài thơ.
Tiếng Anh
( Cô Thanh dạy)
Kể chuyện
CON VỊT XẤU XÍ
I. Mục tiêu 
- Dựa theo lời kể của GV biết cách sắp xếp đúng thứ tự các tranh minh hoạ trong cho 
trước (SGK); bước đầu kể lại được từng đoạn câu chuyện Con vịt xấu xí rõ ý chính, đúng 
diễn biến.
- Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Cần nhận ra cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác, không lấy mình làm chuẩn để đánh giá người khác.
II. Đồ dùng dạy học
	 - Tranh minh hoạ truyện đọc trong SGK
 - Ảnh thiên nga
III. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng kể một câu chuyện về một người có khả năng hoặc có sức khoẻ.
- GV nhận xét.
B. Dạy bài mới
HĐ1. Giới thiệu bài 
 HĐ 2. GV kể chuyện:
- Lần 1 (giọng kể thong thả, chậm rãi, chú ý nhấn giọng một số từ: xấu xí, nhỏ 
xíu, yếu ớt, .... HS theo dõi
- Lần 2 (kể chậm, to, rõ kết hợp động tác). HS theo dõi
 HĐ3. Làm bài tập:
- HS đọc yêu cầu của BT
- GV cho HS quan sát tranh và sắp xếp 4 bức tranh đang để lộn xộn
- HS xếp đúng thứ tự tranh đúng theo diễn biến của câu chuyện (2, 1, 3, 4)
- Cho HS đọc câu 2, 3, 4
- Cho HS kể từng đoạn của câu chuyện trong nhóm, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Đại diện của các nhóm lên kể. Cả lớp bình chọn bạn KC hấp dẫn nhất.
- Hỏi: Câu chuyện khuyên các em điều gì? 
4. Củng cố- dặn dò:
 Về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe, xem trước bài tuần sau
Thứ năm, ngày 8 tháng 2 năm 2018
Mĩ thuật
( Cô Hoa dạy)
To¸n
SO SÁNH HAI PHÂN SỐ KHÁC MẪU SỐ
( Đã soạn viết)
Tập làm văn
LUYỆN TẬP QUAN SÁT CÂY CỐI
I. Mục tiêu 
- HS biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lí, kết hợp các giác quan khi quan sát; bước 
đầu nhận ra sự giống nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cái cây (BT1) 
- Ghi lại được các ý quan sát về một cây em thích theo một trình tự nhất định (BT2). 
II. Đồ dùng học tập : Tranh, ảnh một số loài cây. Vở BT
III. Hoạt động dạy - học 
A. Kiểm tra bài cũ:- Gọi 2 HS lên bảng đọc dàn ý tả một cây ăn quả 
- GV nhận xét - ghi điểm
B. Dạy học bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: GV nêu nội dung, yêu cầu của tiết học.
HĐ2. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài tập 1:- HS đọc yêu cầu của BT. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV nhắc: Câu a và câu b làm trên phiếu; Câu c, d, e trả lời miệng.
- Cho HS làm bài tập a, b trong nhóm nhỏ trên phiếu.
- Các nhóm dán kết quả trên bảng, trình bày. GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Câu c, d, e- HS trình bày miệng trước lớp. GV nhận xét.
Bài tập 2:- HS đọc yêu cầu của BT. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV hỏi HS về việc đã quan sát trước một cây cụ thể nào rồi? GV treo tranh, 
ảnh một số loài cây.
- HS ghi lại những gì đã quan sát được
 - 2 HS trình bày. Cả lớp và GV nhận xét. HĐ3. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét chung tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục 
 quan sát, hoàn chỉnh bài vào vở.
Khoa học
ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG (TT)
I. Mục tiêu 
- Nêu được ví dụ về:
 + Một số tác hại của tiếng ồn: tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ (đau đầu, mất ngủ); gây mất tập trung trong công việc, học tập; .
 + Một số biện pháp phòng chống tiếng ồn.
- Thực hiện các quy định không gây tiếng ồn nơi công cộng. 
- Biết cách phòng chống tiếng ồn trong cuộc sống: bịt tai khi nghe âm thanh quá to, đóng cửa để ngăn cách tiếng ồn, . 
 * GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân, giải pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
II. Đồ dùng dạy học : Tranh ảnh về các loại tiếng ồn và việc phòng chống
III. Hoạt động dạy học 
HĐ1: Tìm hiểu nguồn gây ra tiếng ồn 
+ Mục tiêu: Nhận biết được một số loại tiếng ồn
+ Cách tiến hành:
Bước 1: HS theo nhóm quan sát hình trang 88 SGK, nêu thêm một số tiếng ồn
Bước 2: Đại diện các nhóm báo cáo. GV giúp HS phân loại những tiếng ồn chính và để nhận thấy hầu hết các tiếng ồn đều do con người gây ra.
HĐ2: Tìm hiểu về tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống
+ Mục tiêu: Nêu được một số tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống
+ Cách tiến hành
Bước 1: HS qs tranh, ảnh sưu tầm, hình trang 88 SGK, trả lời câu hỏi trong SGK
Bước 2: Các nhóm trình bày. GV ghi lại trên bảng giúp HS dễ ghi nhận.
+ Kết luận: Như mục “Bạn cần biết” trang 89 SGK
Hoạt động 3: Nói về các việc nên / không nên làm để góp phần chống tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh, Thực hiện các quy định không gây tiếng ồn nơi công cộng. 
 + Mục tiêu: Có ý thức và thực hiện được một số hoạt động đơn giản góp phần 
chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và người xung quanh. Thực hiện các quy định không gây tiếng ồn nơi công cộng. 
 + Cách tiến hành:
Bước 1: HS thảo luận nhóm: HS nêu những việc nên - không nên làm để góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn ở lớp, ở nhà và ở nơi công cộng.
Bước 2: HS trình bày kết quả
HĐ4: Củng cố - dặn dò : - Thực hiện như ghi nhớ.
 - Dặn HS học thuộc mục “Ghi nhớ” và chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu, ngày 9 tháng 2 năm 2018 
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Biết so sánh hai phân số.
- Bài tập cần làm BT1 (a, b), BT2 (a, b), BT3. Khuyến khích HS làm hết các BT.
II. Hoạt động dạy - học 
A. Bài cũ: - 1 HS nêu cách so sánh các phân số có cùng mẫu số ? Nêu ví dụ ?
 	 - GV nhận xét.
B. Dạy - học bài mới:
 HĐ1. Giới thiệu bài: GV nêu nhiệm vụ học tập
 HĐ2.Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1: - HS nêu yêu cầu : So sánh các phân sau :
 - Hướng dẫn HS nhận xét về tử số, mẫu số của các cặp phân số, từ đó so sánh các phân số với nhau.
- HS làm bài cá nhân. Đổi chéo vở kiểm tra
- Báo cáo kết quả trước lớp.
Bài 2: - HS nêu yêu cầu :
 - HS nêu hai cách so sánh phân số rồi tự làm bài.
	- HS làm bài vào vở. 1 HS làm bảng phụ
 GV cả lớp nhận xét chữa bài.
Bài 3 - Hướng dẫn HS phân tích mẫu rồi rút ra nhận xét (như SGK)
 - Yêu cầu HS thực hiện phần b của BT.
 - HS làm bài cá nhân, kiểm tra chéo kết quả.
 - HS trình bày lên bảng
Bài 4: Khuyến khích HS làm thêm- HS nêu yêu cầu: Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.
 - Hỏi: Muốn viết được các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn, ta phải làm gì?
	- HS làm bài rồi trình bày. 
 - GV nhận xét.
HĐ3. Củng cố - dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học. 
	- Dặn HS về nhà ôn lại các kiến thức đã được học về phân số. 	 
Tiếng Anh
( Cô Thanh dạy)
Tập làm văn
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI
I. Mục tiêu:	
 Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (lá, thân, gốc, cây) trong đoạn văn mẫu (BT1); Viết được đoạn văn ngắn miêu tả lá (hoặc thân, gốc) của cây mà em thích (BT2).
II. Đồ dùng học tập:- Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học 
A. Bài cũ:- Gọi HS lên bảng đọc kết quả quan sát cái cây mà em thích
- GV nhận xét.
B. Dạy bài mới: 
HĐ1. Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài 1: 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT1với hai đoạn văn: Lá bàng, Cây sồi già.
- Hai HS đọc thầm đoạn văn, suy nghĩ, trao đổi cùng bạn, phát hiện cách tả của tác giả trong mỗi đoạn có gì đáng chú ý.
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét. GV dán phiếu ghi tóm tắt những điểm cần chú ý trong cách miêu tả ở mỗi đoạn văn.
- Một HS nhìn phiếu nói lại.
Bài 2:	 HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, chọn tả một bộ phận của cái cây em yêu thích.
- HS viết đoạn văn.
- GV chọn đọc trước cả lớp 5 - 6 bài, GV nhận xét.	
HĐ2. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà viết lại đoạn văn, đọc thêm 2 bài văn tham khảo, chuẩn bị bài sau.
Tập đọc
HOA HỌC TRÒ
( Dạy bù bài thứ 2, tuần 23)
I. Mục tiêu
1. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. 
2. Hiểu nội dung: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò (trả lời được các câu hỏi SGK). 
II. Đồ dùng dạy học Ảnh về hoa phượng, tranh minh hoạ bài đọc.
III. Hoạt động dạy và học
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài Chợ Tết, trả lời câu hỏi: Người các ấp đi chợ tết trong khung cảnh đẹp như thế nào? Nêu nội dung của bài em vừa đọc?
- GV nhận xét.
B. Dạy bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài.
 GV cho HS xem tranh minh hoạ trong SGK, ảnh minh hoạ và giới thiệu bài.
 Nêu mục tiêu bài học
HĐ2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc.
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (2- 3 lượt); GV kết hợp hướng dẫn HS xem tranh ảnh hoa phượng; giúp HS hiểu các từ ngữ được chú giải trong bài; sửa lỗi về cách đọc cho HS, nhắc nhở HS chú ý đọc đúng câu hỏi thể hiện tâm trạng ngạc nhiên của cậu học trò.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS luyện đọc từng đoạn của bài và trao đổi Nhóm 4 để tìm hiểu các câu hỏi trong SGK và nội dung của bài.
- Lớp trưởng điều khiển các nhóm chia sẻ kết quả- Cả lớp và GV nhận xét.
 - Tại sao tác giả gọi hoa phượng là “ Hoa học trò” ?
+ Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?
+ Nêu ý chính của đoạn 2 ?
+ Màu hoa phượng đổi như thế nào theo thời gian?
+ Nêu ý chính của đoạn này?
- 1 HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm, nêu cảm nhận của em khi học bài văn. (HS trình bày ý kiến, HS khác bổ sung, GV kết luận, ghi bảng)
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- Ba HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn. GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn.
- Hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn sau: Phượng không phải một đoá... đậu khít nhau
 + GV đọc mẫu
 + HS luyện đọc theo cặp
 + HS thi đọc diễn cảm trước lớp
- Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
HĐ3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị bài mới.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu: 
- Rèn cho học sinh có thói quen tổ chức sinh hoạt lớp cuối tuần :
- Lớp trưởng điều hành lớp sinh hoạt: Tự nhận xét tồn tại của bản thân từng cá nhân, từng tổ và cả lớp.
II. Hoạt động lên lớp
1. Lớp sinh hoạt: 
- Lớp trưởng nhận xét chung tình hình của từng tổ, từng cá nhân (Có số theo dõi riêng).
- Từng cá nhân tự nhận xé

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4 tuan 22_12292909.doc