Giáo án Vật lí lớp 6 - Tiết 30: Sự bay hơi

Tiết 30: SỰ BAY HƠI

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Mô tả được quá trình chuyển thể trong sự bay hơi của chất lỏng

- Nêu được phương pháp tìm hiểu sự phụ thuộc của một hiện tượng đồng thời vào nhiều yếu tố, chẳng hạn qua việc tìm hiểu tốc độ bay hơi.

2. Kỹ năng

- Nêu được dự đoán về các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi và xây dựng được phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm chứng tác dụng của từng yếu tố.

- Vận dụng được kiến thức về bay hơi để giải thích được một số hiện tượng bay hơi trong thực tế.

3. Thái độ

Tích cực, hợp tác, cận thận, chính xác.

 

doc 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 809Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí lớp 6 - Tiết 30: Sự bay hơi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 30: SỰ BAY HƠI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Mô tả được quá trình chuyển thể trong sự bay hơi của chất lỏng
- Nêu được phương pháp tìm hiểu sự phụ thuộc của một hiện tượng đồng thời vào nhiều yếu tố, chẳng hạn qua việc tìm hiểu tốc độ bay hơi.
2. Kỹ năng
- Nêu được dự đoán về các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi và xây dựng được phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm chứng tác dụng của từng yếu tố.
- Vận dụng được kiến thức về bay hơi để giải thích được một số hiện tượng bay hơi trong thực tế.
3. Thái độ
Tích cực, hợp tác, cận thận, chính xác.
II. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ, cồn, cốc nước nóng, đĩa nhôm, phiếu học tập, máy chiếu.
- HS: Bảng phụ cá nhân, bút dạ.
III. Phương pháp
- Sử dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột"
1. Tổ chức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Pha 1. Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.
- GV vào lớp, viết "Chào cả lớp"
- Cho HS ngồi, gọi 1hs được chữ trên bảng.
- GV giới thiệu về bản thân, hỏi học sinh ai xóa chữ viết của thầy ?
- Học sinh trả lời.
- Thế theo em các chất long khác có bay hơi không ? Em nào lấy ví dụ cho thầy ?
- Nói: Như vậy với mọi chất lỏng đều bay hơi, bây giờ thầy có chiếc khăn ướt để một thời gian nó sẽ khô. Nhưng nếu muốn khăn khô nhanh ta làm như thế nào?
Pha 2: Bộc lộ biểu tượng ban đầu
- Các em sẽ hoạt động nhóm trong 2 phút, viết các cách đó ra.
- Hoạt động nhóm, viết ra giấy.
- Gọi 1 nhóm lên bảng treo kết quả, đại diện nhóm lên bảng trình bày.
- Một nhóm lên treo kết quả và trình bày lại quả.
-> Gọi các bạn nhận xét, bổ sung.
-Hỏi các em hãy trình bày cho thầy các cách làm mà bản chất giống nhau ?
- Học sinh trả lời.
- Nhóm 1: Làm nóng vật (khăn) 
- Nhóm 2: Cho tiếp xúc với giá.
- Nhóm 3: Tăng diện tích mặt thoáng.
- Học sinh theo dõi, lắng nghe.
Pha 3: Đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm
- Các em vừa cho rằng: Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc vào ba yếu tố: Nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng. Các em còn có thắc mắc gì nữa không ?
- Nêu thắc mắc:
- Nhiệt độ tăng, tốc độ bay hơi có nhanh hơn không ?...
- Thầy cũng có thắc mắc như các em; để hiểu chúng ta phải làm gì ?
- Làm thí nghiệm.
? Trước khi làm thí nghiệm ta phải làm gì ?
- Lập phương án thí nghiệm.
- Các em ạ ! Để kiểm tra một hiện tượng phụ thuộc vào ba yếu tố, ta phải có phương án đó.
- Lắng nghe.
VD: Để kiểm tra tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố thí nghiệm, ta sẽ thay đổi nhiệt độ của vật, giữ nguyên hai yếu tố là gió và diện tích mặt thoáng.
- Lắng nghe.
- Tương tự: Để kiểm tra sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào yếu tố gió, ta phải làm như thế nào ?
- Trả lời: Thay đổi tốc độ gió, giữ nguyên nhiệt độ của vật, diện tích mặt thoáng của vật.
- Để kiểm tra sự phụ thuộc vào yếu tố diện tích mặt thoáng ta làm như thế nào ?
- Thay đổi diện tích mặt thoáng, giữ nguyên yếu tố nhiệt độ, gió.
- Bây giờ chúng ta cùng thảo luận nhóm viết ra phương án thí nghiệm; kiểm tra sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào nhiệt độ (HĐ trong 4p).
- Dụng cụ: Đĩa nhôm, chất lỏng, cốc nước nóng, ống nhỏ giọt.
- Cách tiến hành: 
+ Nhỏ vào mỗi đĩa nhôm 3 giọt.
+ Đặt một đĩa lên cốc nước nóng.
+ Quan sát lượng nước ở hai đĩa.
- Yêu cầu 1 nhóm lên bảng treo sản phẩm, sau đó đại diện nhóm trình bày
- 1 nhóm lên bảng trình bày.
- Các em vừa thảo luận và đưa ra các cách làm, nhưng với điều kiện của tiết học hôm nay, chúng ta sẽ làm thí nghiệm như phương án của nhóm...
- Các nhóm lên lấy dụng cụ thí nghiệm.
- Lên lây dụng cụ thí nghiệm.
Pha 4: Tiến hành TN tìm tòi - nghiên cứu.
- Yêu cầu các nhóm hoạt động làm thí nghiệm.
- học sinh làm thí nghiệm
- Yêu cầu đại diện 1 nhóm nêu lại các bước làm và thu được kết quả như thế nào ?
- Nêu lại cách làm.
- Kết quả: nhiệt độ càng cao tốc độ bay hơi càng nhanh.
- Gọi 1, 2 nhóm nhận xét.
- GV: Các em vừa làm thí nghiệm kiểm chứng sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào nhiệt độ.
Một em hãy nêu phương án thí nghiệm cho 2 trường hợp còn lại.
+ Phương án 1: Lấy 2 đĩa giống nhau, cùng lượng nước có nhiệt độ như nhau, một đĩa đặt trước quạt, một đĩa không đặt trước quạt. So sánh lượng nước sau 1 thời gian.
- Hỏi cách này có làm được ở nhà không ?
- Trả lời: Có
- ? cách này có làm được ở nhà không ?
- Về nhà các em hãy làm các thí nghiệm này.
+ Phương án 2: Lấy 2 đĩa, nhỏ vào đó 2 giọt nước, 1 đĩa để bình thường, 1 đĩa làm tăng diện tích mặt thoáng.
Pha 5: Kết luận - hợp thức hóa kiểm tra
- Bằng nhiều thí nghiệm, người ta đã chứng tỏ được: Diện tích mặt thoáng....-> tốc độ.....
 Gió càng mạnh........-> tốc độ.....
- Lắng nghe.
- Các em hãy hoàn thiện vào phiếu.
- Tổng kết kiến thức.
- HS hoàn thiện vào phiếu.
- GV sử dụng máy chiếu, chiếu phần tổng kết kiến thức.
- Theo dõi, đối chiếu.
- Các em đối chiếu và sửa phần sai của mình, kẹp vào vở học của các em.
* Tích hợp bảo vệ môi trường.
? theo các em sự bay hơi có lợi hay có hại ?
- Vừa có lợi, vừa có hại.
? Hãy lấy một vài ví dụ chứng tỏ sự bay hơi có lợi -> trường học...
- Nhờ có sự bay hơi -> quần áo, thóc lúa mới khô.
? Lấy một vài ví dụ chứng tỏ sự bay hơi 
-> ao, ruộng phải thả bèo.
- Sự bay hơi làm mất nước
-> Ruộng, ao..bị cạn.
- GV dặn giò-> hết giờ.
GV thông báo một số bài vật lí có thể dạy theo phương pháp bàn tay nặn bột:
- Đo thể tích của vật rắn không thấm nước; Khối lượng riêng, trọng lượng riêng; Sự nở vì nhiệt của chất rắn; Sự nở vì nhiệt của chất khí; Sự bay hơi ( Vật lí 6)
- Chất dẫn điện, chất cách điện (Vật lí 7)
- Vận tốc; Chuyển động đều, chuyển động không đều; Sự cân bằng lực - Quán tính; Lực ma sát; Lực đẩy Ác-si-mát và sự nổi; Áp suất; Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau (Vật lí 8)
- Tác dụng từ của dòng điện, từ trường, từ phổ, đường sức từ; Từ trường của ổng dây có dòng điện chạy qua; Hiện tượng cảm ứng điện từ, điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng (Vật lí 9)

Tài liệu đính kèm:

  • docSu bay hoi day theo PP Ban tay nan bot_12196922.doc