Giáo án Vật lí lớp 6 - Trường PTDTBT THCS Đăk Long

CHƯƠNG I: CƠ HỌC

Bài 1+2: ĐO ĐỘ DÀI

I. MỤC TIÊU

 1) Về kiến thức:

- Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, với GHĐ và ĐCNN của chúng.

 2) Về kĩ năng:

- Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài.

- Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.

 3) Về thái độ:

- Giáo dục cho HS có thái độ nghiêm túc, cẩn thận, chính xác, hợp tác nhóm.

- Có thái độ yêu thích bộ môn, yêu thích khoa học.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 1) Chuẩn bị của giáo viên:

- Một thước kẻ có độ chia đến mm.

- Một thước dây hoặc thước mét có ĐCNN đến 0,5cm.

- Phiếu học tập “Bảng 1.1/SGK trang 8”.

 2) Chuẩn bị của học sinh:

- Một số thước đo độ dài.

III. PHƯƠNG PHÁP

- Đặt vấn đề; vấn đáp, thảo luận nhóm, thực hành.

 

doc 51 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 573Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí lớp 6 - Trường PTDTBT THCS Đăk Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột vật; có phương cùng nhau; cùng độ lớn nhưng chiều ngược nhau. VD: (HS tự lấy)
 3) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1ph)
PP: Đặt vấn đề
Bài 7: TÌM HIỂU KẾT 
QUẢ TÁC DỤNG CỦA LỰC
Giáo viên tổ chức giới thiệu vào bài mới như phần mở bài trong SGK.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những hiện tượng xảy ra khi có lực tác dụng (8ph)
PP: Vấn đáp.
I. Những hiện tượng cần chú ý quan sát khi có lực tác dụng.
Hướng dẫn HS phân tích hai ý “Vật chuyển động nhanh lên”; “Vật chuyển động chậm lại”.
HS: Đọc SK để thu thập thông tin.
GV: Nhận xét, chốt ý đúng.
HS: Trả lời các câu C1 (HS Tb; Y). 
+ Quả bóng được HS đá lăn trên sân.
+ Xe đạp đang chuyển động thì dừng lại.
+ Xe xuống dốc: chuyển động nhanh lên.
+ Xe lên dốc: chuyển động chậm lại.
HS: Thảo luận trả lời C2 (HS Khá).
Người ở hình đầu đang giương cung vì cây cung bị biến dạng.
Hướng dẫn học sinh lấy thêm ví dụ về sự biến dạng.
1) Những sự biến đổi của chuyển động:
(SGK)
- Vật đang chuyển động, bị dừng lại.
- Vật đang đứng yên, bắt hđầu chuyển động.
- Vật chuyển động nhanh lên.
- Vật chuyển động chậm lại.
- Vật đang chuyển động theo hướng này bỗng chuyển động theo hướng khác.
2) Những sự biến dang:
Đó là những sự thay đổi hình dạng của vật.
Hoạt động 3: Nghiên cứu những kết quả tác dụng của lực (20ph)
PP: Vấn đáp; làm TN; thảo luận.
II. Những kết quả tác dụng của lực.
GV: Hướng dẫn HS làm TN và nhận xét.
HS: Đọc SK để thu thập thông tin.
Chú ý định hướng cho HS thấy được sự biến đổi của chuyển động hoặc sự biến dạng của vật.
HS: Làm TN C3; C4; C5 (HS Tb, Y). 
GV: Nhận xét, chốt ý đúng cho HS ghi vở.
HS: Cá nhân làm C7; C8 (HS Khá, G).
C7: (1) biến đổi chuyển động; (2) biến đổi chuyển động; (3) biến đổi chuyển động; (4) biến đổi chuyển động.
C8: (1) biến đổi chuyển động; (2) biến dạng.
1) Thí nghiệm: (SGK)
2) Trả lời câu hỏi:
C7: (1);(2);(3) biến đổi chuyển động; (4) biến dạng.
C8: (1) biến đổi chuyển động của; (2) biến dạng.
Hoạt động 4: Vận dụng (8ph)
PP: Vấn đáp; thảo luận.
III. Vận dụng.
GV: Yêu các các nhóm thảo luận trả lời các câu trong phần Vận dụng.
HS: Thảo luận nhóm trả lời các câu C9; C10: (HS Tb, Y). VD: Viên bi A đang nằm yên trên sàn nhà; viên bi B chuyển động tới va chạm vào viên bi A làm cho viên bi A chuyển động theo; bạn HS đá quả bóng trúng vào xà ngang khung thành làm quả bóng chuyển động bay ngược theo hướng khác.
 C11: (HS Khá, G). Hòn bi da đỏ nằm yên, tác dụng lực lên hòn bi trắng tới chạm vào bi đỏ làm cho bi đỏ chuyển động vào băng của bàn và đổi hướng chuyển động. 
C10: Viên bi A đang nằm yên trên sàn nhà; viên bi B chuyển động tới va chạm vào viên bi A làm cho viên bi A chuyển động theo; bạn HS đá quả bóng trúng vào xà ngang khung thành làm quả bóng chuyển động bay ngược theo hướng khác.
C11: Một HS đá cho quả bóng bay đi, khi đó lực mà HS tác dụng lên quả bóng vừa làm thay đổi chuyển động của quả bóng, vừa làm quả bóng bị biến dạng.
 4) Củng cố (3ph)
- Gọi HS đọc phần “Ghi nhớ” và “Có thể em chưa biết”.
- GV nhắc lại kiến thức của bài bằng sơ đồ tư duy.
 5) Dặn dò – Hướng dẫn về nhà (2ph)
- Yêu cầu HS về học bài, làm các bài tập trong SBT.
- Xem trước bài mới. Bài 8: Trọng lực – Đơn vị lực.
 6) Rút kinh nghiệm:
	 + Ưu điểm: 	
	 + Tồn tại: 	
	 + Cách khắc phục: 	
Tuần: 7
Ngày soạn: 27/9/2017
Tiết: 7
Ngày dạy: 29/9/2017
Bài 8: TRỌNG LỰC - ĐƠN VỊ LỰC
I. MỤC TIÊU
 1) Về kiến thức:
- Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.
- Nêu được đơn vị đo lực.
- Viết được công thức tính trọng lượng P = 10m, nêu được ý nghĩa và đơn vị đo P, m.
 2) Về kĩ năng:
- Sử dụng được sợi dây dọi để xác định phưong thẳng đứng. 
 3) Về thái độ: 
- Rèn luyện cho học sinh thái độ tích cực, tập trung trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1) Chuẩn bị của giáo viên: 
 	- 1 giá treo , 1 lò xo , 1 quả nặng , 1dây dọi , một khay nước , 1ê - ke.
 2) Chuẩn bị của học sinh:
- Chia nhóm , mỗi nhóm chuẩn bị như giáo viên. 
III. PHƯƠNG PHÁP
	- Đặt vấn đề; vấn đáp; làm TN; thảo luận.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1) Ổn định lớp (1ph)
	GV kiểm tra sỉ số và vệ sinh lớp học.
 2) Kiểm tra bìa cũ (3ph)
 *Câu hỏi: 
Em hãy nêu kết quả tác dụng của lực ? Hãy lấy một ví dụ về lực tác dụng lên một vật vừa làm biến đổi chuyển động của vật vừa làm cho vật bị biến dạng? 
 *Trả lời: Nội dung phần Ghi nhớ/SGK.
	Ví dụ: (HS tự lấy)
 3) Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1ph)
PP: Đặt vấn đề.
Bài 8: 
TRỌNG LỰC - ĐƠN VỊ LỰC
Gọi học sinh đọc phần mở bài trong SGK để giới thiệu vào bài mới.
Hoạt động 2: Phát hiện sự tồn tại của trọng lực (18ph)
PP: Làm TN.
I.Trọng lực là gì?
GV: Bố trí thí nghiệm hỉnh 8.1 yêu cầu HS quan sát, ngyên cứu trả lời câu C1.
HS: C1: Lò xo có tác dụng vao quả nặng một lực, lực đó có phương dọc theo lò xo và chiều từ dưới lên trên. Quả nặng vẫn đứng yên vì đã có một lực kéo tác dụng vào. Lực này có phương trùng với phương của lực lò xo sinh ra chiều từ trên xuống dưới (ai lực này cân bằng).
GV: Lưu ý: Lực tác dụng kéo dãn lò xo chính là trọng lực mà trái đất tác dụng lên quả nặng dẫ truyền đến lò xo.
GV: Cầm viên phấn lên cao rồi buông tay ra yêu cầu học sinh trả lời C2
HS: Có một lực tác dụng lên viên phấn, lực đó trùng với phương chuyển động của viên phấn và có chiều từ trên xuống dưới.
GV: Từ hai thí nghiệm trên đều có hai lực tác dụng lên (quả nặng, viên phấn) đều có phương chiều như thế nào?
HS: Đều có phương thẳng đứng và có chiều từ trên xuống dưới (trái đất tác dụng lên mọi vật).
GV: Thông báo hai kết luận trong SGK và yêu cầu học sinh ghi vào vở.
1) Thí nghiệm:
*TN H8.1/SGK.
*TN 2: (Giáo viên thả viên phấn).
* Nhận xét:
Trái đất tác dụng lên mọi vật, lực này gọi là trọng lực.
2) Rút ra kết luận:
Trái đất tác dụng lực hút lên mọi vật. Lực này được gọi là trọng lực.
*Trong cuộc sống hằng ngày người ta còn gọi trọng lực tác dụng lên một vật là trọng lượng của vật.
Hoạt động 3: Tìm hiểu phương chiều của trọng lực (10ph)
PP: Vấn đáp.
II. Phương và chiều của trọng lực.
GV: Bố trí TN H8.2.Giới thiệu cho học sinh thấy được phương của dây dọi là phương thẳng đứng yêu cầu học sinh trả lời câu C4.
HS: C4: (1) cân bằng, (2) dây dọi.
 (3) thẳng đứng.
 (4) từ trên xuống dưới.
GV: Yêu cầu học sinh hoàn tành câu C5.
HS: C5: Trọng lực có phương thẳng đứng có chiều từ trên xuống dưới.
GV: YC HS đọc thông tin trong SGK.
1) Phương và chiều của trọng lực:
* Quan sát nghiên cứu TN 8.2.
2) Kết luận:
Trọng (lượng) lực có phương tẳng đứng và có chiều từ trên xuống dưới.
III. Đơn vị lực:
- Đơn vị của lực là Niwton: N.
- Trọng lượng của quả cân 100g thì có trọng lượng là 1N.
Hoạt động 4: Vận dụng, củng cố (6ph)
PP: Thảo luận.
III. Vận dụng:
GV: Cho học sinh làm TN và trả lời câu C6. 
HS: C6: Ta dùng thước êke dựng một đường vông góc với phương nằm ngang.
GV: Cho HS đọc và khắc sâu ghi nhớ của bài. Còn thời gian cho các em đọc phần có thể em chưa biết.
HS: Nhắc lại phần ghi nhớ.
GV: Nếu còn thời gian cho HS làm bài tập 8.1, 8.2 SBT.
C6: Ta dùng thước êke dựng một đường vông góc với phương nằm ngang.
*Ghi nhớ SGK/29.
 4) Củng cố (4ph)
- Giáo viên củng cố lại kiến thức trọng tâm của bài.
 5) Dặn dò – Hướng dẫn về nhà (2ph)
 - Học bài ở vở ghi và ở SGK., làm các bài tập từ 8.1 đến 8.4 (SBT)
 - Học bài để chuẩn bị cho bài kiểm tra.
 6) Rút kinh nghiệm:
	 + Ưu điểm: 	
	 + Tồn tại: 	
	 + Cách khắc phục: 	
Tuần: 8
Ngày soạn: 4/10/2017
Tiết: 8
Ngày dạy: 6/10/2017
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
 1) Về kiến thức:
- HS năm được cách đo độ dài, đo thể tích, cách đo thể tích vật rắn không thấm nước, khối lượng, và đơn vị của chúng.
 2) Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức, kĩ năng giải bài tập.
 3) Thái độ:
- Học sinh có thái độ nghiêm túc trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1) Chuẩn bị của giáo viên: 
- Bảng phụ, vỏ túi ômô, hộp sữa ông thọ  
Chuẩn bị của học Sinh: 
- Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
- SGK, vở ghi, SBT, thước kẻ, ôn tập kiến thức đã học.
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
- Vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm, luyện tập.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định lớp (1ph)
GV kiểm tra sỉ số và vệ sinh lớp học.
 2) Kiểm tra bài cũ (2ph)
Kiểm tra việc ôn tập ở nhà của học sinh.
 3) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tổ chức ôn tập (20ph)
PP: Vấn đáp; luyện tập; thảo luận.
I. Ôn tập.
GV: Nêu câu hỏi yêu cầu HS trả lời.
1. Em hãy nêu cách đo dộ dài?
2. Em hãy cho biết cách đo thể tích chất lỏng?
3. Em hãy cho biết cách đo thể tích vật rắn không thấm nước?
4. Em hãy nêu cách dùng cân đồng hồ để cân một vật?
5. Lực là gì?
6. Em cho biết đơn vị đo độ dài?
7. Em cho biết đơn vị đo thể tích?
8. Em cho biết đơn vị đo khối lượng?
9. Em cho biết đơn vị đo lực?
HS: Các nhân trả lời từng câu hỏi trên.
GV: Nhận xét, bổ xung chốt ý đúng cho HS ghi bài.
HS trả lời từ câu 1 - câu 5.
1. SGK/11
2. - Ước lượng thể tích cần đo để chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
 - Đặt bình chia độ thẳng đứng.
 - Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.
 - Đọc, ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng. 
3. Có 2 cách: dùng bình chia độ hoặc dùng bình tràn.
4. - Điều chỉnh cân nằm cân bằng trước khi cân (điều chỉnh số 0).
 - Đặt vật đem cân lên một đĩa.
 - Đọc ghi kết quả. 
5. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
6. km, m cm, dm, mm ..
7. m3, l, cc 
8. kg, tạ, tấn, g 
9. Niutơn. Kí hiệu là N
Hoạt động 2: Vận dụng (15ph)
PP: Vấn đáp; thảo luận.
II. Vận dụng.
GV: Đặt câu hỏi:
C1: Một HS đá vào quả bóng có những hiện tượng gì xảy ra với quả bóng?
C2: Quả táo rơi từ trên cây xuống đất em hãy cho biết phương và chiều của lực hút quả táo?
C3: Đổi các đơn vị sau
a) 15kg = ..(1)  N
b) 2m3 = (2).. l = ..(3).. cc
c) 1.7kg = (4).. N
C4: Em lấy ví dụ chứng tỏ khi có lực tác dụng vào vật vật vừa biến đổi chuyển động vừa biến dạng?
HS: Cá nhân trả lời các câu hỏi trên.
GV: Nhận xét, bổ xung chốt ý đúng cho HS ghi bài.
C1: Quả bóng thay đổi chuyển động và bị biến dạng.
C2: - Phương thẳng đứng.
 - Chiều từ trên xuống dưới.
C3: a) (1) 150; b) (2) 2 000; (3) 2 000 000; c) (4) 17
C4: Tay cầu thủ bóng chuyền tác dụng vào quả bóng một lực làm quả bóng đổi hướng chuyển động và bị biến dạng.
 4) Củng cố (5ph)
	*Nội dung kiến thức trọng tâm của chương 1. CƠ HỌC (phụ lục 1).
 5) Dặn dò – Hướng dẫn về nhà (2ph)
- HS: Ghi nhớ các nội dung trọng tâm vừa ôn tập
	- Yêu cầu HS về nhà ôn bài để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
 6) Rút kinh nghiệm:
	 + Ưu điểm: 	
	 + Tồn tại: 	
	 + Cách khắc phục: 	
	*Phụ lục 1:
Tuần: 9
Ngày soạn: 11/10/2017
Tiết: 9
Ngày dạy: 13/10/2017
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU
 1)Về kiến thức: 
- Kiểm tra tất cả những kiến thức mà học sinh đã học từ đầu năm. 
- Đánh giá quá trình học tập và phát hiện kịp thời những thiếu sót kiến thức của học sinh để từ đó có kế hoạch chỉnh sữa phương pháp giảng dạy, bổ sung uốn lắn kịp thời.
 2) Về kĩ năng: 
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm bài kiểm tra kết hợp giữa trắc nghiệm khách quan và bài tập tự luận.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tính toán.
 3) Về thái độ : 
- Học sinh có thái độ nghiêm túc, trung thực, tự giác và cẩn thận khi làm bài.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1) Chuẩn bị của giáo viên: 
- Đề, đáp án, thang điểm được duyệt theo đúng qui định.
- Phô tô đề cho học sinh làm.
 2) Chuẩn bị của học sinh: 
- Ôn tập theo đề cương ôn tập.
- Dụng cụ làm bài kiểm tra: bút, thước, máy tính bỏ túi, giấy nháp.
III. PHƯƠNG PHÁP 
- Kiểm tra, tổng hợp, đánh giá.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định lớp.
- GV kiểm tra sỉ số và vệ sinh lớp học.
Kiểm tra bài cũ (Không)
Tiến hành kiểm tra:
Hình thức kiểm tra: TNKQ: 30%
 TNTL: 70%
Nhận xét – Dặn dò – Hướng dẫn về nhà.
- GV nhận xét về thái độ làm bài của học sinh.
- Yêu cầu học sinh về tập giải lại các bài tập trong bài.
- Xem trước bài mới: Bài 9: Lực đàn hồi.
Rút kinh nghiệm:
+ Ưu điểm: 	
 + Tồn tại: 	
 + Cách khắc phục: 	
Tuần: 10
Ngày soạn: 18/10/2017
Tiết: 10
Ngày dạy: 20/10/2017
Bài 9: LỰC ĐÀN HỒI
I. MỤC TIÊU
 1) Về kiến thức:
- Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng.
- So sánh được độ mạnh, yếu của lực dựa vào tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít.
- Nêu được ví dụ về một số lực.
 2) Về kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng lắp ráp, tiến hành thí nghiệm.
- Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng vật lí đơn giản trong thực tế.
 3) Về thái độ:
- Giáo dục cho HS có thái độ nghiêm túc, cẩn thận, chính xác, hợp tác nhóm.
- Có thái độ yêu thích bộ môn, yêu thích khoa học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1) Chuẩn bị của giáo viên:
1 cái giá treo.
1 chiếc lò xo.
1 cái thước chia độ đến mm.
1 hộp 4 quả nặng giống nhau, mỗi quả nặng 50g.
 2) Chuẩn bị của học sinh:
Bảng kết quả TN 9.1/SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP
Đặt vấn đề; thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, làm TN.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1) Ổn định lớp (1ph)
	GV kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp học.
 2) Kiểm tra bài cũ (Không)
 3) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1ph)
PP: Đặt vấn đề.
Bài 9: 
LỰC ĐÀN HỒI
GV giới thiệu vào bài như phần mở bài trong SGK.
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm độ biến dạng và biến dạng đàn hồi (24ph)
PP: Vấn đáp; làm TN; thảo luận.
I. BIẾN DẠNG ĐÀN HỒI. ĐỘ BIẾN DẠNG
GV: Hướng dẫn học sinh lắp ráp thí nghiệm, đo đạc và ghi kết quả vào bảng 9.1/SGK.
Chú ý: Trong TN này rất khó để đặt số 0 của thước ngang bằng với đầu lò xo được. Do vậy giáo viên phải hướng dẫn tỉ mỉ cách đo chiều dài của lò xo.
GV: Treo bảng phụ 9.1 cho HS điền kết quả.
HS: Làm thí nghiệm đo chiều dài của lò xo khi chưa treo quả nặng (l0) và khi treo 1, 2, 3 quả nặng 50g (l1, l2, l3).
Yêu cầu HS dựa vào kết quả TN để hoàn thành C1 (HS Khá, G)
HS: Thảo luận làm câu C1.
Thông báo và cho HS ghi vở khái niệm độ biến dạng của lò xo.
HS: Đọc thông báo về độ biến dạng của 1 lò xo.
1) Biến dạng của một lò xo:
*Thí nghiệm:
*Kết quả:
C1: (1) dãn ra; (2) tăng lên; (3) bằng.
2) Độ biến dạng của lò xo:
Là hiệu chiều dài khi bị biến dạng và chiều dài tự nhiên của nó.
Hoạt động 3: Hình thành khái niệm về lực đàn hồi và đặc điểm của nó (12ph)
PP: Vấn đáp; thảo luận.
II. LỰC ĐÀN HỒI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NÓ
GV: Hướng dẫn học sinh đọc thông tin SGK.
Yêu cầu học sinh thảo luận hoàn thành C3, C4 để tìm hiểu đặc điểm của lực đàn hồi.
HS: Đọc thông báo về lực đàn hồi.
HS: Thảo luận trả lời C3, C4 (HS Khá, G).
GV: Nhận xét, chốt ý cho HS ghi bài.
1) Lực đàn hồi:
C3: Cường độ của lực đàn hồi bằng trọng lượng của quả nặng.
2) Đặc điểm của lực đàn hồi:
C4: Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng.
Hoạt động 4: Vận dụng (3ph)
PP: Thảo luận.
III. VẬN DỤNG.
GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời.
Thảo luận nhóm trả lời các câu C5; C6 (HS Tb, Y). 
GV: Nhận xét, sủa sai cho HS ghi bài..
C5: 
a) tăng gấp đôi; 
b) tăng gấp ba.
C6: 
cùng có tính chất đàn hồi.
 4) Củng cố (3ph)
- GV nhắc lại kiến thức của bài bằng sơ đồ tư duy.
- Gọi HS đọc phần “Ghi nhớ” và “Có thể em chưa biết”.
 5) Dặn dò – Hướng dẫn về nhà (1ph)
- Yêu cầu HS về học bài, làm các bài tập trong SBT.
- Xem trước bài mới.
6) Rút kinh nghiệm:
 + Ưu điểm: 	
 + Tồn tại: 	
 + Cách khắc phục: ...............................................................................................................	
Tuần: 11
Ngày soạn: 25/10/2017
Tiết: 11
Ngày dạy: 27/10/2017
Bài 10: LỰC KẾ - PHÉP ĐO LỰC
TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG
I. MỤC TIÊU
 1) Về kiến thức:
Viết được công thức tính trọng lượng P = 10m, nêu được ý nghĩa và đơn vị đo P, m.
 2) Về kĩ năng:
Vận dụng được công thức P = 10m.
Đo được lực bằng lực kế.
 3) Về thái độ:
	Giáo dục cho HS có thái độ nghiêm túc, cẩn thận, chính xác, hợp tác nhóm.
	Có thái độ yêu thích bộ môn, yêu thích khoa học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1) Chuẩn bị của giáo viên:
- 1 lực kế lò xo.
- 1 sợi dây mảnh; ảnh minh họa phần mở đầu.
Chuẩn bị của học sinh:
- Mỗi nhóm chuẩn bị 1-2 lực kế lò xo.
III. PHƯƠNG PHÁP
Đặt vấn đề; vấn đáp; trực quan; thảo luận nhóm; làm TN.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1) Ổn định lớp (1ph)
	GV kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp học.
 2) Kiểm tra bài cũ (3ph)
	Gọi HS chữa bài tập 9.8 và 9.9/SBT.
 3) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1ph)
PP: Đặt vấn đề.
Bài 10: 
LỰC KẾ - PHÉP ĐO LỰC
TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG
 Cho HS quan sát hình, và giới thiệu: Ở hình b các em thấy người ta có sử dụng một dụng cụ để gắn vào cây cung, vậy tại sao lại làm như thế, và mục đích để làm gì? 
Hoạt động 2: Tìm hiểu lực kế (8ph)
PP: Vấn đáp; trực quan.
I. TÌM HIỂU LỰC KẾ
Hướng dẫn HS đọc, lấy thông tin trong SGK, trả lời câu hỏi: Lực kế là gì?
Đọc SK để thu thập thông tin.
Cá nhân trả lời (HS Tb).
GV giới thiệu thêm về các loại lực kế.
Phát dụng cụ cho các nhóm tìm hiểu trả lời C1, C2.
Thảo luận nhóm trả lời C1, C2. 
1. Lực kế là gì?
Lực kế là dụng cụ để đo lực.
2. Mô tả lực kế đơn giản:
C1: (1) lò xo; (2) kim chỉ thị; (3) bảng chia độ.
C2: GHĐ: 5N; ĐCNN: 0,1N.
Hoạt động 3: Đo lực bằng lực kế (14ph)
PP: Thực hành.
II. ĐO MỘT LỰC BẰNG LỰC KẾ.
Làm mẫu cách đo 1 lực bằng lực kế. 
Yêu cầu HS quan sát trả lời C3.
Quan sát.
Thảo luận nhóm theo bàn để trả lời.
Cho HS thực hành đo.
Thực hành.
1. Cách đo lực:
C3: (1) vạch 0; (2) lực cần đo; (3) phương.
2. Thực hành đo:
C5: Khi đo cần cầm lực kế sao cho lò xo của lực kế nằm ở tư thế thẳng đứng, vì lực cần đo là trọng lực, có phương thẳng đứng.
Hoạt động 4: Xây dựng công thức liên hệ trọng lượng và khối lượng – Vận dụng (13ph)
PP: Vấn đáp; thảo luận.
III. XÂY DỰNG CÔNG THỨC LIÊN HỆ GIỮA TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG.
Yêu cầu HS dựa vào kiến thức bài trọng lực để trả lời C6 => hình thành công thức liên hệ P = 10m.
Thảo luận nhóm trả lời các câu C6.
Suy nghĩ mối liên hệ để hình thành công thức P = 10m.
Hướng dẫn HS làm C9.
Thảo luận nhóm, trả lời.
C6: a) 1N; b) 200g; c) 10N.
Công thức liên hệ giữa trọng P = 10m. (Trong đó P là trọng lượng; m là khối lượng của vật).
IV. VẬN DỤNG
C9: Đổi 3,2 tấn = 3,2 x 1000 = 3200kg.
Trọng lượng của xe: P = 10m = 10 x 3200 = 32000N
 4) Củng cố (4ph)
- Gọi HS đọc phần “Ghi nhớ” và “Có thể em chưa biết”.
- GV nhắc lại kiến thức của bài bằng sơ đồ tư duy.
 5) Dặn dò – Hướng dẫn về nhà (1ph)
	- Yêu cầu HS về học bài, làm các bài tập trong SBT.
	- Xem trước bài mới.
6) Rút kinh nghiệm:
+ Ưu điểm: 	
+ Tồn tại: 	
+ Hướng khắc phục: 	
Tuần: 12
Ngày soạn: 1/11/2017
Tiết: 12
Ngày dạy: 3/11/2017
BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU
 1) Về kiến thức: 
- Rèn luyện, ôn tập củng cố lại kiến thức cho học sinh.
 2) Về kĩ năng: 
- Rèn luyện cho học sinh, kĩ năng tính toán, kĩ năng làm bài tập.
 3) Về thái độ : 
- Học sinh có thái độ nghiêm túc, trung thực, tự giác và cẩn thận khi làm bài.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Máy chiếu.
- HS xem lại toàn bộ các bài tập từ đã học.
- Dụng cụ giải bài tập: nháp; máy tính bỏ túi ...
III. PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp; trực quan; thảo luận.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1) Ổn định lớp (1ph)
GV kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp học.
 2) Kiểm tra bài cũ (Không)
 3) Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết (10ph)
PP: Vấn đáp.
1. Lí thuyết.
Yêu cầu HS thảo luận nhắc lại kiến thức đã học từ bài 9.
Thảo luận trả lời.
Nhận xét, chốt ý đúng.
a) Đặc điểm của lực đàn hồi:
Độ biến dạng càng lớn thì cường độ của lực đàn hồi càng lớn.
b) Lực kế:
Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực.
c) Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng:
P = 10m
P là trọng lượng (N); m là khối lượng (kg).
Hoạt động 2: Bài tập vận dụng (32ph)
PP: Trực quan; thảo luận.
2. Bài tập vận dụng.
GV chiếu các bài tập cho cả lớp quan sát.
HS: Quan sát bài tập.
Gọi cá nhân HS lần lượt lên bảng làm.
Lên bảng làm theo yêu cầu của GV.
Cả lớp quan sát, nhận xét, bổ xung.
GV nhận xét, bổ xung, chốt ý đúng cho học sinh ghi bài.
HS: Ghi bài.
*Hướng dẫn:
Câu 1: (HS tự trả lời theo SGK).
Câu 2 (HS Tb): a) lực nâng; b) lực kéo; c) lực đẩy.
Câu 3 (HS Yếu): biến đổi chuyển động – làm biến dạng.
Câu 4 (HS Yếu): Đáp án D.
Câu 5 (HS Yếu): Đáp án A.
Câu 6 (HS Khá; G): (1) 280000N
(2) 16000N
GV nhận xét, sửa sai cho HS ghi bài.
Câu 1: Thế nào là trọng lực và trọng lượng? Đơn vị của lực là gì?
Câu 2: Điền từ thích hợp vào chổ trống trong các câu sau:
Để nâng một tấm gỗ, người thợ tác dụng vào tấm gỗ một ......................
Trong khi cày, con trâu đã tác dụng vào cái cày một ........................
Khi ném quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một .........................
Câu 3: Lực mà vật A tác dụng vào vật B có thể làm ............................. hoặc ..................... 
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về trọng lực:
Trọng lực là lực hút của Trái đất.
Trọng lực là lực hút của Trái đất, có phương thẳng đứng.
Trọng lực là lực hút của Trái đất, có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
Trọng lực là lực hút của Trái đất, có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, có đơn vị là Newtơn (N).
Câu 5: Hệ thứcliên hệ giữa trọng lượng và khối lương là:
A. .	B. .	
C. .	D. 
Câu 6: 
+ Một ô – tô có khối lượng 28 tấn sẽ nặng ...(1)... Niu – tơn.
+ Mỗi hòn gạch có khối lượng 1600g. Một đóng gạch có 1000 viên sẽ nặng ...()... Niu – tơn. 
 4) Dặn dò – Hướng dẫn về nhà (2ph)
- Yêu cầu HS về nhà xem lại bài.
- Xem trước bài mới “Khối lượng riêng – Trọng lượng riêng”. 
* Soạn bài: Kẻ trước bảng khối lượng riêng của một số chất vào vở BT.
 5) Rút kinh nghiệm:
+ Ưu điểm: 	
+ Tồn tại: 	
+ Hướng khắc phục: 	
Tuần: 13
Ngày soạn: 8/11/2017
Tiết: 13
Ngày dạy: 10/11/2017
Bài 11: KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ 
TRỌNG LƯỢNG RIÊNG (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
 1) Về kiến thức:
- Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng (D) và viết được công thức tính khối lượng riêng. Nêu được đơn vị đo khối lượng riêng.
- Nêu được cách xác định khối lượng riêng của một chất.
- Phát biểu được định nghĩa trọng lượng riêng (d) và viết được công thức tính trọng lượng riêng. Nêu được đơn vị đo trọng lượng riê

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1_12222835.doc