Giáo án Vật lý 7 - Chương 1: Quang học - Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng

1.MỤC TIÊU:

1.1.Kiến thức:

* Hoạt động 1 : Hs có cách nhìn tổng quát về hiện tượng phản xạ ánh sáng.

* Hoạt động 2 : Hs biết : hình quan sát được trong gương gọi là ảnh. Lấy được ví dụ về gương phẳng như mặt hồ, tấm kính .

* Hoạt động 3 :

 - HS biết : tiến hành được thí nghiệm để nghiên cứu đường đi của tia sáng phản xạ trên gương phẳng.

 - HS biết xác định tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, phát biểu được định luật ánh sáng.

 - HS hiểu : nội dung định luật phản xạ ánh sáng. Ứng dụng định luật phản xạ ánh sáng để đổi hướng đường truyền ánh sáng theo mong muốn.

 * Hoạt động 4 :

 - Hs biết : cách vẽ hình minh họa cho định luật phản xạ ánh sáng

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2025Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Chương 1: Quang học - Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4 – TIẾT 4
ND....................... 
BÀI 4 : ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
1.MỤC TIÊU: 
1.1.Kiến thức: 
* Hoạt động 1 : Hs có cách nhìn tổng quát về hiện tượng phản xạ ánh sáng.
* Hoạt động 2 : Hs biết : hình quan sát được trong gương gọi là ảnh. Lấy được ví dụ về gương phẳng như mặt hồ, tấm kính ....
* Hoạt động 3 : 
 - HS biết : tiến hành được thí nghiệm để nghiên cứu đường đi của tia sáng phản xạ trên gương phẳng.
 - HS biết xác định tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, phát biểu được định luật ánh sáng.
 - HS hiểu : nội dung định luật phản xạ ánh sáng. Ứng dụng định luật phản xạ ánh sáng để đổi hướng đường truyền ánh sáng theo mong muốn.
 * Hoạt động 4 : 
 - Hs biết : cách vẽ hình minh họa cho định luật phản xạ ánh sáng.
1.2.Kĩ năng: 
- HS thực hiện được : thí nghiệm, biết đo góc, quan sát hướng truyền ánh sáng, quy luật phản xạ ánh sáng.
 - HS thực hiện thành thạo : các thí nghiệm trong sách giáo khoa và các thí nghiệm trong thực tế
1.3.Thái độ:
 - HS có thói quen cẩn thận, nghiêm túc khi làm việc.
 - HS có tính cách làm việc theo nhóm có hiệu quả.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP :
- Định luật phản xạ ánh sáng.
- Vẽ hình minh họa cho định luật phản xạ ánh sáng.
3. CHUẨN BỊ: 
HS : 1 gương phẳng, 1 đèn pin, 1 tờ giấy dán trên tấm gỗ phẳng, 1 thước đo độ.
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
4.1.Ổn định, tổ chức, kiểm diện: Kiểm tra sĩ số lớp.
4.2.Kiểm tra miệng: 
? Thế nào là bóng tối, bóng nữa tối.(10 ĐIỂM)
? Hãy giải thích hiện tượng nhật thực và nguyệt thực. (10 ĐIỂM)
è Trả lời :
- Bóng tối nằm phía sau vật cản và không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
- Bóng nữa tối nằm phía sau vật cản và nhận được ánh sáng từ một phần nguồn sáng truyền tới.
Nhật thực : khi mặt trăng che ánh sáng mặt trời truyền đến trái đất.
Nguyệt thực : khi trái đất che ánh sáng mặt trời truyền đến mặt trăng.
4.3. Tiến trình bài học : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1: Tổ chức tình huống học tập
Nhìn mặt hồ dưới ánh sáng mặt trời hoặc ánh đèn thấy có các hiện tượng ánh sáng lấp lánh, lung linh. Tại sao có hiện tượng huyền diệu như thế
 Học sinh dự đoán.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu gương phẳng
GV: Yêu cầu HS quan sát vào gương soi?
 Các em quan sát thấy gì ở sau gương?
 Yêu cầu HS đọc câu hỏi và trả lời C1.
HS: Thực hiện yêu cầu của GV.
I.Gương phẳng:
Hình ảnh quan sát được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
C1: Gương soi, mặt nước yên tỉnh.
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu định luật phản xạ ánh sáng
Yêu cầu HS làm thí nghiệm.
Khi tia sáng đến gương thì tia sáng đó sẽ đi như thế nào?
Hiện tượng phản xạ ánh sáng là gì?
Yêu cầu HS làm thí nghiệm rồi trả lời C2.
 S N R
 I G
Phương của tia phxạ được xác định nhtnào?
Góc phxạ và g/tới q/hệ với nhau nhtnào?
Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm và dúng thước ê ke để đo và ghi kết quả và bảng.
Thông qua kết quả các em có nhận xét gì?
Hai kết luận trên có đúng với môi trường trong suốt khác không ?.
Các kết luận trên cũng đúng với các môi trường trong suốt khác -> hai kết luận đó chính là nội dung định luật.
Gọi một số em nêu nội dung định luật.
Quy ước cách vẻ gương và các tia sáng trên giấy.
+Mặt phản xạ, mặt không phxạ của gương. 
+Điểm tới I, tia tới SI, đường ph/tuyến IN.
Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C3 lên bảng vẻ tia phản xạ.
II.Định luật phản xạ ánh sáng.
Thí nghiệm:
Tia sáng tới gặp gương thì tia sáng bị hắt trở lại -> Hiện tượng đó gọi là hiện tượng phản xa ánh sáng.
1.Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng nào?
Kết luận: Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến (IN) tại điểm tới I.
2. Phương của tia phản xạ quan hệ thế nào với phương của tia tới.
- Phương của tia phản xạ xác định bằng góc NIR = i’ gọi là góc phản xạ.
- Phương của tia tới xác định bằng góc 
 SIN = i gọi là góc tới.
Kết luận: Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới.
3. Định luật phản xạ ánh sáng.
Tia phản xạ năm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.
Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C4
Gọi một số em lên bảng thực hiện, còn lại ở dưới toàn bộ học sinh cùng thực hiện.
Làm thế nào để xác định được tia phản xạ?
GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu câu b, sau đó cho sự xung phong.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
III. vận dụng
C4 S P
a. S 
 I
 I
 P G1
 G
b. Giữ nguyên tia SI muốn có tia IP có hướng từ dưới lên trên thì phải đặt như hình vẽ G1 
4.4. Tổng kết:
- Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?
è Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.
Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới.
- Đọc nội dung ghi nhớ của bài học.
4.5. Hướng dẫn học tập:
ĐỐI VỚI TIẾT NÀY:
- Về nhà các em học thuộc định luật phản xạ ánh sáng. 
- Làm bài tập 1, 2, 3(SBT). 
ĐỐI VỚI TIẾT SAU:
- Đọc trước bài 5: “Ảnh một vật tạo bởi gương phẳng” và chú ý 3 thí nghiệm tìm hiểu về tính chất của ảnh. j 
5. PHỤ LỤC:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 4. Định luật phản xạ ánh sáng (2).doc