Giáo án Vật lý 7 - Chương 2: Âm học - Bài 12: Độ to của âm - Hoàng Đình Tuấn - Trường THCS Tà Long

A. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Nêu được mối quan hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm.

 So sánh được âm to, âm nhỏ

 2. Kĩ năng : Sử dụng được thuật nghữ âm to, âm nhỏ khi so sánh hai âm

 3. Thái độ : Nghiêm túc trong học tập, có ý thức bảo quản dụng cụ .

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

 Trực quan - vấn đáp - hoạt động nhóm

 C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 1. Giáo viên: Đàn ghi ta và một bộ TN như của nhóm

 2. Học sinh : Mỗi nhóm: , 1 trống + dùi, 1 giá thí nghiệm, 1 con lắc bấc, 1 lá thép

 D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I. Ổn định tổ chức:

 + Ổn định lớp:

 + Kiểm tra sĩ số:

II. Kiểm tra bài cũ:

 HS1: Khái nệm tần số? Mối quan hệ giữa dao động và tần số của âm?

 HS2: Mối quan hệ giữa âm cao, âm thấp và tần số dao động?

 

doc 2 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1313Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Chương 2: Âm học - Bài 12: Độ to của âm - Hoàng Đình Tuấn - Trường THCS Tà Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 13 
 Ngày soạn: / /
	 BÀI 12: ĐỘ TO CỦA ÂM
A. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Nêu được mối quan hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm.
 So sánh được âm to, âm nhỏ
 2. Kĩ năng : Sử dụng được thuật nghữ âm to, âm nhỏ khi so sánh hai âm 
 3. Thái độ : Nghiêm túc trong học tập, có ý thức bảo quản dụng cụ . 
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
 Trực quan - vấn đáp - hoạt động nhóm
 C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 1. Giáo viên: Đàn ghi ta và một bộ TN như của nhóm
 2. Học sinh : Mỗi nhóm: , 1 trống + dùi, 1 giá thí nghiệm, 1 con lắc bấc, 1 lá thép 
 D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức:
 + Ổn định lớp:
 + Kiểm tra sĩ số: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
 HS1: Khái nệm tần số? Mối quan hệ giữa dao động và tần số của âm?
 HS2: Mối quan hệ giữa âm cao, âm thấp và tần số dao động?
III. Nội dung bài mới:
 1. Đặt vấn đề: 
GV: Gọi 2 HS hát cùng một đoạn nhạc
HS: Hát 
GV: Bạn nào hát to hơn?
HS: Nhận xét
GV: Khi nào vật phát ra âm to, khi nào vật phát ra âm nhỏ?
 2. Triển khai bài: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1: Nghiên cứu về biên độ dao động và mối liên hệ giữa biên độ dao động
 và độ to của âm phát ra
GV: Yêu cầu HS đọc SGK và nêu
+ Mục đích TN
+ Cách tiến hành TN
HS: Đọc SGK và trả lời
GV: Yêu cầu HS làm việc theo nhóm thực hiện yêu cầu C2
HS: Nhóm học sinh làm thí nghiệm, quan sát và lắng nghe âm thanh phát ra. Hoàn thành bảng 1 SGK
GV: Hướng dẫn các nhóm làm TN
HS: Các nhóm cử đại diện trình bày
GV: Nhận xét và chốt kết quả đúng
GV: Giới thiệu về khái niệm biên độ. Minh hoạ bằng hình vẽ giúp HS dễ hình dung
	VTCB	 
GV: Yêu cầu HS cá nhân hoàn thành C2
HS: Hoàn thành C2
 Trao đổi thống nhất câu trả lời
GV: Yêu cầu HS đọc TN2 SGK và nêu:
+ Mục đích TN
+ Cách tiến hành TN
HS: Đọc SGK và trả lời
GV: Yêu cầu HS làm việc theo nhóm thực hiện TN 2 và hoàn thành C3
HS: Nhóm học sinh làm thí nghiệm, quan sát và lắng nghe âm thanh phát ra. Hoàn thành C3
GV: Hướng dẫn các nhóm làm TN
HS: Các nhóm cử đại diện trình bày
GV: Nhận xét và chốt kết quả đúng
GV: Yêu cầu HS cá nhân hoàn thành kết luận
HS: Hoàn thành kết luận vào vở
 Trao đổi thống nhất kết luận
GV: Chốt kết luận
I. Âm to, âm nhỏ - Biên độ dao động
Thí nghiệm 1:
Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó
 C2: - Nhiều (ít )
Lớn (nhỏ ) 
To ( nhỏ )
 Thí nghiệm 2:
 C3: (Khi gõ. vào mặt trống)
 - Mạnh (yếu)
 - Nhiều (ít ) 
 - Lớn (nhỏ ) 
 - To (nhỏ ) 
Kết luận: 
 Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của âm càng lớn
 Âm phát ra càng nhỏ khi biên độ dao động của âm càng nhỏ
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu độ to của một số âm
GV: Yêu cầu HS đọc SGK, trả lời câu hỏi :
 - Đơn vị đo độ to của âm là gì? Ký hiệu ?
 - Để đo độ to của âm người ta dùng dụng cụ gì? 
HS: Đọc SGK và trả lời
GV: Giới thiệu độ to của âm trong bảng 2 HS: Đọc và tìm hiểu độ to của một số âm
GV: Độ to của tiếng nói chuyện bình thường?
 Độ to của âm bao nhiêu thì làm đau tai? 
HS: 40dB, 120dB
 II. Độ to của một số âm
 Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben, ký hiệu dB
HOẠT ĐỘNG 3: 	 Vận dụng
HS: Cá nhân trả lời C4, C5, C6, C7
GV: Hướng dẫn
+ Gọi 1 HS trả lời C4
 Gọi HS nhận xét và bổ sung câu trả lời
 GV: Minh hoạ bằng đàn thật
+ Gọi 1 HS trả lời C5
 Gọi HS nhận xét và bổ sung câu trả lời
+ Gọi 1 HS trả lời C6
 Gọi HS nhận xét và bổ sung câu trả lời
+ Gọi 1 HS trả lời C7
 Gọi HS nhận xét và bổ sung câu trả lời
III. Vận dụng 
 C4: To vì lúc dó dây lệch nhiều , biên độ dao động lớn , âm phát ra to 
 C5: 
 C6: Khi máy phát âm to thì biên độ dao động của loa càng lớn. Khi máy phát âm nhỏ thì biên độ dao động của loa càng nhỏ
 C7: Khoảng 70dB 
 IV. Củng cố: GV: Khi nào trống trường phát ra âm to, khi nào phát ra âm nhỏ?
 HS: Khi đánh mạnh âm phát ra âm to vì mặt trống lệch khỏi vị trí cân bằng lớn 
 V. Dặn dò : Học bài cũ, làm bài tập SBT
Nghiên cứu bài sắp học : “Môi trường truyền âm” 
Âm truyền được trong những môi trường nào ?
Vận tốc âm trong các môi trường ?

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 12. Độ to của âm - Hoàng Đình Tuấn - Trường THCS Tà Long.doc