Giáo án Vật lý khối 9 - Bài 24: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua

Bài 24: TỪ TRƯỜNG CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- So sánh được từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua với từ phổ của thanh NC thẳng. Vẽ được đường sức từ biểu diễn từ trường của ống dây.

- Vận dụng quy tắc nắm bàn tay phải để xác định chiều đường sức từ của của ống dây có dòng điện chạy qua.

2. Kĩ năng: Quan sát, vẽ các đường sức từ đúng cho ống dây có dòng điện chạy qua.

3.Thái độ: Trung thực khi làm TN, yêu thích môn học.

4. Hình thành năng lực cho học sinh: Rèn luyện năng lực tự học, hợp tác và giải quyết vấn đề.

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:

1. Giáo viên: Đối với mỗi nhóm:

- 1 tấm nhựa trong có luồn sẵn các ống dây bên trong có mạt sắt.

- 1 nguồn điện, 3 đoạn dây nối.

2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị trước bài 24 SGK

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:

1. Hoạt động dẫn dắt vào bài: (6 phút)

* Kiểm tra bài cũ:

- Hãy nêu đặc điểm của từ phổ của thanh NC thẳng ? Chữa bài tập 24.1 SBT ?

- Vẽ và xác định chiều đường sức từ của thanh NC thẳng ?

- GV nhận xét và cho điểm HS

- GV đặt vấn đề vào bài như ở SGK

 

doc 2 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1582Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý khối 9 - Bài 24: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14
Ngày soạn: 29/11/2017
Tiết: 27
 Ngày dạy: 06/12/2017
Bài 24: TỪ TRƯỜNG CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
- So sánh được từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua với từ phổ của thanh NC thẳng. Vẽ được đường sức từ biểu diễn từ trường của ống dây.
- Vận dụng quy tắc nắm bàn tay phải để xác định chiều đường sức từ của của ống dây có dòng điện chạy qua.
2. Kĩ năng: Quan sát, vẽ các đường sức từ đúng cho ống dây có dòng điện chạy qua.
3.Thái độ: Trung thực khi làm TN, yêu thích môn học.
4. Hình thành năng lực cho học sinh: Rèn luyện năng lực tự học, hợp tác và giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
1. Giáo viên: Đối với mỗi nhóm:
- 1 tấm nhựa trong có luồn sẵn các ống dây bên trong có mạt sắt.
- 1 nguồn điện, 3 đoạn dây nối.
2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị trước bài 24 SGK
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH: 
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài: (6 phút) 
* Kiểm tra bài cũ: 
- Hãy nêu đặc điểm của từ phổ của thanh NC thẳng ? Chữa bài tập 24.1 SBT ?
- Vẽ và xác định chiều đường sức từ của thanh NC thẳng ?
- GV nhận xét và cho điểm HS
- GV đặt vấn đề vào bài như ở SGK
2. Hoạt động hình thành kiến thức: (37 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tạo ra và quan sát từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua (15 phút)
Mục tiêu: So sánh được từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua với từ phổ của thanh NC thẳng. Vẽ được đường sức từ biểu diễn từ trường của ống dây.
GV hướng dẫn HS bố trí TN như SGK
HS quan sát từ phổ vừa được tạo thành bên trong và bên ngoài ống dây (hình24.1)
HS: Nêu cách tạo ra từ phổ của ống đây có dòng điện chạy qua.
HS: Làm TN theo nhóm, quan sát từ phổ và thảo luận ® trả lời C1
? Dựa vào các đường mạt sắt, hãy vẽ một vài đường sức từ của ống dây ngay trên tấm nhựa
HS trả lời C2
? Đặt các kim nam châm nối tiếp nhau trên một đường sức từ cằ vẽ và vẽ mũi tên chỉ chiều của đường sức từ phải ktra xem kim NC có quay tự do không?
 Chúng ta rút ra được kluận gì về từ phổ, đường sức từ và chiều đường sức từ ở 2 đầu ống dây?
Thực hiện C3 theo nhóm.
-y/c nêu được: Dựa vào định hướng của kim NC ta xác định chiều của đường sức từ. Ở 2 cực của ống dây đường sức từ cùng đi ra ở một đầu, cùng đi vào ở một đầu của ống dây.
-Dựa vào thông báo của GV, HS xđ cực từ của ống dây có dòng điện trong TN.
-Gọi 1-2 HS đọc lại phần kết luận SGK
* Rút kinh nghiệm:
........................................................................
........................................................................
........................................................................
I. Từ phổ, đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua. 
 1. Thí nghiệm.
C1: - Phần từ phổ ở bên ngoài ống dây có dđiện chạy qua và bên ngoài thanh NC giống nhau.
- Khác nhau: Trong lòng ống dây cũng có các đường mạt sắt được sắp xếp gần như song song với nhau.
C2: Đường sức từ ở trong và ngoài ống dây tạo thành những đường cong khép kín.
C3: Giống như thanh NC tại hai đầu ống dây, các đường sức từ cùng đi vào ở một đầu và cùng đi ra ở đầu kia.
 2. Kết luận
a) Phần từ phổ ở bên ngoài của ống dây có dòng điện chạy qua và bên ngoài của thanh nam châm giống nhau.Khác nhau: Trong lòng ống dây cũng có các đường sức từ, được sắp song song với nhau.
b) Đường sức từ của ống dây là đường cong khép kín. 
c) Giống như thanh nam châm, tại hai đầu ống dây các đường sức từ có chiều đi vào một đầu và cùng đi ra ở đầu kia
d) Hai đầu của ống dây có dòng điện chạy qua cũng là hai từ cực.Đầu có các dường sức từ đi ra gọi là cực bắc, đầu có các đường sức từ đi vào gọi là cực nam.
Hoạt động 2: Tìm hiểu quy tắc nắm tay phải (12 phút)
Mục tiêu: Vận dụng quy tắc nắm bàn tay phải để xác định chiều đường sức từ của của ống dây có dòng điện chạy qua.
- GV: Từ trường do dđiện sinh ra. Vậy chiều đường sức từ có phụ thuộc vào chiều dòng điện hay không ?
- HS: Nêu dự đoán, phương án làm TN.
- GV: Yêu cầu h/s làm TN kiểm tra dự đoán
- HS: HĐ nhóm làm TN, đổi chiều dòng điện dùng NC thử để kiểm tra chiều đường sức từ 
- GV: Vậy chiều đường sức từ phụ thuộc vào yếu tố nào ?
- GV: Hướng dẫn HS nắm tay phải theo hình 23.4-SGK ® Từ đó rút ra quy tắc xác định chiều đường sức từ.
- HS: Nghiên cứu, tìm hiểu và phát biểu Quy tắc nắm tay phải 
- GV: Hướng dẫn HS xác định chiều đường sức từ trong hình 23.4 khi đổi chiều dòng điện.
- HS: Xác định chiều đường sức từ.
* Rút kinh nghiệm:
........................................................................
........................................................................
........................................................................
II. Quy tắc nắm tay phải.
 1. Chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua phụ thuộc vào yếu tố nào ? 
 * Thí nghiệm 
- Đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua có chiều phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy qua các vòng dây.
 2. Quy tắc nắm tay phải 
- Nội dung: 
Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các dòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
3. Hoạt động luyện tập cũng cố kiến thức (2 phút)
- Giáo viên hệ thống hóa lại các kiến thức trọng tâm 
- Gọi 2 HS đọc lại phần ghi nhớ và có thể em chưa biết.
4. Hoạt động vận dụng 
Hoạt động 3: Vận dụng (10 phút)
Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học để trả lời một số câu hỏi và bài tập đơn giản
- GV: Yêu cầu h/s vận dụng các kiến thức vừa học ® trả lời câu C4, C5, C6
- Muốn xác định tên cực từ của ống dây cần biết gì? Xác dịnh bằng cách nào?
- Muốn xác định chiều dđiện chạy qua các vòng dây cần biết gì? Vận dụng qui tắc nắm tay phải trong trường hợp này như thế nào?
- HS: Trả lời câu C4, C5, C6
* Rút kinh nghiệm:
........................................................................
........................................................................
........................................................................
III. Vận dụng 
C4: Đầu A là cực Nam, đầu B là cực Bắc.
C5: Kim NC bị vẽ sai chiều là kim số 5. Dòng điện trong ống dây có chiều đi ra ở đầu dây B.
C6: Đầu A của cuộn dây là cực Bắc, đầu B là cực Nam.
 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 24 Tu truong cua ong day co dong dien chay qua_12220737.doc