Giáo án Vật lý khối 9 - Tiết 30: Bài tập

Bài tập

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Củng cố và hệ thống lại kiến thức cơ bản về từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua và dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường của nam châm.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng vận dụng quy tắc nắm tay phải để làm bài tập .

3. Thái độ:

- Học sinh có thái độ yêu thích môn học

4. Năng lực cần đạt: Năng lực quan sát, Năng lực quan sát, năng lực hợp tác, năng lực trao đổi thông tin.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

 Hệ thống câu hỏi và bài tập

2. Học sinh

 Ôn tập các kiến thức đã học về từ trường

 

doc 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 809Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý khối 9 - Tiết 30: Bài tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:10/12/2017
Tuần: 15
Tiết: 30
Bài tập
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Củng cố và hệ thống lại kiến thức cơ bản về từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua và dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường của nam châm.
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng quy tắc nắm tay phải để làm bài tập .
3. Thái độ: 
- Học sinh có thái độ yêu thích môn học
4. Năng lực cần đạt: Năng lực quan sát, Năng lực quan sát, năng lực hợp tác, năng lực trao đổi thông tin.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
	Hệ thống câu hỏi và bài tập
2. Học sinh
	Ôn tập các kiến thức đã học về từ trường
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Phát biểu quy tắc nắm tay phải.
- Bên ngoài thanh nam châm, đường sức từ có chiều như thế nào?
3. Bài mới:
HỌAT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1. Tóm tắt lý thuyết. (7 phút)
- Chiều của đường sức từ trong lòng ống dây, phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Khi đưa hai nam châm lại gần nhau thì chúng sẽ tương tác với nhau như thế nào?
- Trình bày các cách nhận biết từ cực của nam châm?
Học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên
I. Lý thuyết
1. Các đường sức từ có chiều nhất định, ở bên ngoài thanh nam châm chúng là những đường cong đi ra từ cực bắc đi vào từ cực nam.
2. Từ phổ bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua rất giống với từ phổ bên ngoài thanh nam châm.
- Quy tắc nắm tay phải:
Nắm bài tay phải rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây, ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
Hoạt động 2. Bài tập 1 (8 phút)
 Cho hình vẽ. Khi đặt kim nam châm trên các đường sức từ thì kim nam châm xác định như hình vẽ. Hãy xác định từ cực của nam châm.
 Căn cứ vào kiến thức nào để xác định từ cực của nam châm?
Căn cứ vào sự định hướng của kim nam châm ta vẽ chiều của đường sức từ tại điểm C. Từ đó xác định cực Bắc, cực Nam của thanh nam châm và chiều của đường sức từ còn lại ( chiều đường sức từ có chiều đi ra từ cực bắc, đi vào cực Nam của nam châm).
II. Bài tập
S
 N
Bài 1. 
Hoạt động 3. Bài 2 (10 phút)
Khi sử dụng một cần cẩu dùng nam châm điện, có trường hợp đã ngắt mạch điện rồi mà nam châm vẫn không nhả vật bằng thép ra, vì nó chưa bị khử từ hết.
 Khi đó người công nhân điều khiển cần cẩu phải xử lí như thế nào? Vì sao lại làm như thế?
- Yêu cầu học sinh đọc đề.
- Sau khi nhiễm từ thì thép có đặt điểm gì?
- Làm thế nào để tách nam châm này ra khỏi cần cẩu?
- GV hướng dẫn thêm: Khi người công nhân làm như thế thì dòng điện lần này ngược với dòng điện lần trước, cực nam châm tiếp xúc với vật bằng thép mang tên ngược với lúc nó hút vật đó để cẩu lên. Nam châm sẽ đẩy vật bằng thép và nhả nó ra.
	Phải làm nhanh và ngắt mạch ngay, vì nếu để lâu thì nam châm và vật bằng thép sẽ bị nhiễm từ ngược với lúc trước và sẽ hút nhau lại.
- Học sinh đọc đề
- Thép giữ được từ tính và trở thành nam châm nên hút lại sắt non.
- Đổi chiều dòng điện để đổi từ cực của nam châm điện.
Bài 2
Lõi sắt non tuy đã mất từ tính nhưng vẫn còn dư lại một phần trên mặt thép. Chỉ cần đổi chiều nối dây dẫn của nam châm điện với nguồn điện rồi vừa kéo nhẹ cần cẩu, vừa đóng mạch điện trong một thời gian rất ngắn rồi ngắt mạch ngay nam châm điện sẽ nhả vật bằng thép ra.
Hoạt động 4. Bài 3 ( 5 phút)
 Cho ống dây AB có dòng điện chạy qua. Một nam châm thử đặt ở đầu B của ống dây. Khi đứng yên nằm định hướng như hình bên. Thông tin nào dưới dây là đúng:
A. Đầu A của ống dây là từ cực Bắc.
B. ống dây và kim nam châm thử đang hút nhau.
C. Dòng điện đang chạy trong ống dây theo chiều từ A đến B.
D. Các thông tin A, B, C đều đúng.
- Học sinh đọc đề
- Học sinh khác trả lời
N
B
A
Bài 3 
Hoạt động 5. Bài tập 4 (8 phút)
a. Vận dụng quy tắc nắm tay phải xác định chiều của đường sức từ và từ cực của ống dây. 
b. Hiện tượng gì xảy ra đối với kim nam châm
Bài tập 4
 A
B
a. Đầu A cực bắc, đầu B cự nam.
b. kim nam châm bị hút vào.
4. Hướng dẫn về nhà: (2 phút)
- Học thuộc phần ghi nhớ
- Tìm thêm một số ứng dụng của RơLe điện từ trong đời sống.
- Mô tả lại nguyên tắc hoạt động của RơLe điện từ.
- làm bài tập 26.1 à 26.5
- Đọc trước bài Lực điện từ
N
B
A

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tiet 30 Bai tap_12245034.doc