Giáo dục hướng nghiệp lớp 10 - Bài 11: Một số chức năng soạn thảo nâng cao

A. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Nắm vững mục tiêu và nội dung của các chức năng : tạo danh sách liệt kê, tạo chữ cái lớn đầu đoạn văn, định dạng nhiều cột và sao chep định dạng.

2. Kỹ năng

- Tạo được danh sách liệt kê;

- Tạo được chữ cái lớn đầu đoạn văn;

- Định dạng được nhiều cột và sao chép định dạng.

3. Thái độ:

- Có thái độ đúng đắn, có tính kỹ luật cao đối với môn học, ham thích môn học.

- Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng vào thực tiễn

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2026Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo dục hướng nghiệp lớp 10 - Bài 11: Một số chức năng soạn thảo nâng cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án số: 12 
Tiết: 29, 30, 31
Tên bài:
bài 11. Một số chức năng soạn thảo nâng cao
A. Mục tiêu và yêu cầu bài học:
Kiến thức:
- Nắm vững mục tiêu và nội dung của các chức năng : tạo danh sách liệt kê, tạo chữ cái lớn đầu đoạn văn, định dạng nhiều cột và sao chep định dạng.
Kỹ năng
- Tạo được danh sách liệt kê;
- Tạo được chữ cái lớn đầu đoạn văn;
- Định dạng được nhiều cột và sao chép định dạng.
Thái độ: 
- Có thái độ đúng đắn, có tính kỹ luật cao đối với môn học, ham thích môn học.
- Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng vào thực tiễn
B. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Máy tính sách tay, máy chiếu đa năng, phông chiếu, phòng máy tính và các máy có cài đặt Office, giáo án
- Học sinh: Sách giáo khoa, đọc bài trước ở nhà
C. Tiến trình dạy học
 I. ổn định lớp. 
Ngày thực hiện
Lớp
Sĩ số
Họ tên học sinh vắng
Ghi chú
Có lý do
Không có lý do
II. Kiểm tra bài cũ:
	- Không kiểm tra bài cũ
III. Nội dung bài mới: 
	Tiết 29:
Lý thuyết 
Nội dung
phương pháp
TG
I/ Tạo danh sách liệt kê dạng kí hiệu và dạng số
GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi:
 Danh sách liệt kê thường có mấy dạng? Đó là những dạng nào?
Ta đi tìm hiểu các cách tạo danh sách liệt kê.
Cách tạo nhanh:
Ta nháy chuột vào hai nút lệnh trên thanh công cụ:
 :Liệt kê dạng kí hiệu
 : Liệt kê dạng số thứ tự.
Khi không muốn tạo danh sách liệt kê ta nháy lại vào biểu tượng tương ứng một lần nữa.
Định dạng chi tiết:
GV: Đối với định dạng chi tiết, danh sách liệt kê cho ta nhiều lựa chọn hơn. Các bước tiến hành:
- Chọn Format -> Bullets and Numbering . Xuất hiện hộp thoạI Bullets and Numbering
Chọn trang tương ứng ( Bullets hoặc Numbered ) rồi chọn kiểu.
Nháy Customize. Trong hộp thoạI Customize Bulleted List để thay đổi khoảng cách đến lề, phông chữ, kích thước và hình ảnh cho kí tự làm kí hiệu liệt kê.
Nháy liên tiếp OK để đóng các hộp thoại.
II/ Tạo chữ cái lớn đầu đoạn văn 
Đvđ : Việc tạo chữ cái lớn đầu đoạn văn bản là một thao tác được sử dụng nhiều trên các báo và tạp chí. Có hai kiểu tạo chữ cái lớn đầu một đoạn văn bản: trong lề và ngoài lề
- Các bước thực hiện : Chọn chữ cái cần tạo ,chọn Format ->Drop Cap hộp thoại Drop Cap xuất hiện
Chọn kiểu Dropped ( trong lề ) hoặc In margin ( ngoài lề ).
Lines to drop : chọn số hàng thả xuống
Distance from text : chọn khoảng cách tới văn bản
Nháy OK kết thúc
Lưu ý : muốn cả từ đầu tiên được định dạng ta phải chọn cả từ đó.
III/ Định dạng cột
 Chọn vùng văn bản cần chuyển -> chọn Format -> columns xuất hiện hộp thoại Columns
Presets : chọn số lượng cột 
Number of columns : Số lượng cột
Line between : đường phân cách gữa các cột
- Width and spacing: Thay đổi kích thước
Equal columns width :độ rộng các cột bằng nhau.
IV/ Sao chép định dạng:
- Chúng ta đã biết các thao tác sao chép nội dung văn bản. Giả sử có một đoạn văn bản đã được định dạng ta muốn tạo một đoạn văn bản khác có định dạng giống hệt đoạn văn bản đó ta thực hiện như sau:
 + Bôi đen đoạn văn bản cần sao chép định dạng -> Nháy vào nút con trỏ chuột trở thành -> kéo thả (hoặc nháy chuột) đoạn văn bản cần định dạng.
Sau khi định dạng song nháy chuột một lần nữa ở nút để con trỏ chuột trở về hình 
HS: Đọc sách và trả lời:
 Danh sách liệt kê thường có 2 dạng, đó là dạng kí hiệu và dạng số thứ tự
HS Lắng nghe , ghi bài
HS Lắng nghe , ghi bài
HS Lắng nghe , ghi bài
HS Lắng nghe , ghi bài
HS Lắng nghe , ghi bài
HS Lắng nghe , ghi bài
HS: Nghe giảng, quan sát hình chiếu trên bảng và ghi bài.
14’
10’
10’
10’
Tiết 30, 31:
thực hành 
Nội Dung
Phương Pháp
T. G
 1-Hướng dẫn mở đầu:
 1- Thông báo cho học sinh làm đề số: 04 rong bộ đề đã phát cho học sinh.
 2- Làm nhanh các đề: 04
 3- Làm có phân tích.
 4- Làm nhanh lần cuối.
- Nhắc lại nội dung, yêu cầu, những việc cần thực hiện của tiết thực hành.
- Thao tác nhanh làm mẫu.
15’
 2- Hướng dẫn thường xuyên
1. Hoạt động 1: Làm việc với bài 1: Định dạng liệt kê.
* Mục tiêu: Soạn và trình bày được văn bản theo mẫu cho sẵn có sử dụng danh sách liệt kê.
* Nội dung:
 GV: Yêu cầu học sinh đọc bài 1 – SGK Tr68 và đặt câu hỏi:
 + Trong bài sử dụng danh sách liệt kê dạng nào?
- HS: Đọc bài và trả lời:
 Bài có sử dụng danh sách liệt kê dạng số thứ tự và dạng kí hiệu
- GV: Yêu cầu gõ văn bản và định dạng đúng kiểu danh sách liệt kê.
2. Hoạt động 2: Làm việc với Bài 2
* Mục tiêu: 
- Chia được cột báo cho văn bản theo yêu cầu;
- Chèn được chữ cái lớn thả xuống trong văn bản.
* Nội dung:
- GV: Yêu cầu học sinh đọc bài 2 – SGK Tr68, đặt câu hỏi:
 + Đoạn văn bản được chia thành mấy cột?
 + Trong văn bản có sử dụng chữ cái lớn đầu đoạn không?
- HS: Đọc bài và trả lời
- GV: Yêu cầu học sinh gõ văn bản và định dạng đúng theo yêu cầu của bài.
- HS: Soạn thảo và hoàn thiện bài thực hành.
3. Hoạt động 3: Làm việc với bài 3: Sao chép định dạng
* Mục tiêu:
Sao chép định dạng đoạn văn bản 
* Nội dung:
Công việc: 
- Sử dụng nội dung bài 1, thực hiện các thao tác định dạng
+ định dạng đoạn văn Nội dung học 
+ định dạng đoạn văn Các khái niệmcơ bản dạng liệt kê số thứ tự;
+ Định dạng đoạn văn Có ý thức học tập nghiêm túc định dạng liệt kê dạng kí hiệu;
+ Sử dụng lệnh Format Painter để định dạng các đoạn văn còn lại theo mẫu ở bài 1.
GV: Cho học sinh thực hiện các yêu cầu của bài.
- HS: Đọc bài và làm bài.
 Xem học sinh làm trên máy và hướng dẫn cụ thể với từng học sinh chưa làm được.
- HS thực hiện các thao tác như yêu cầu trên.
 - Lắng nghe nhận xét, bổ sung, và đánh giá sau bài thực hành 1.Và ghi nhớ những chỗ minh thiếu xót hoặc làm sai.
- Quan sát học sinh thực hành, nhận xét, bổ sung những chỗ thiếu xót của học sinh
55’
 3- Hướng dẫn kết thúc
 - Nhận xét kết quả giờ thực hành.
 - Đánh giá giờ thực hành.
 - Các công việc khác.
 - Hướng dẫn học sinh hoàn thiện 4 bước trên.
 - Rút kinh nghiệm cho học sinh. Nêu cách làm nhanh. . .
 - Nhận xét cuối buổi thực hành. Có thể cho điểm qua các bài thực hành mà học sinh đã làm trong giờ thực hành. Nhắc lại những kiến thức học sinh thường hay quên khi thực hành trong bài học để học sinh ghi nhớ sau mỗi tiết thực hành.
15’
IV. Tổng kết 
Củng cố bài học:
Tạo danh sách liệt kê có mấy cách?
Cách tạo chữ cái lớn đầu đoạn?
Cách định dạng văn bản theo cột?
Cách sao chép định dạng?
GV Nhận xét đánh giá bài học
 Nhắc học sinh xem lại bài và xem trước bài 12
V- Câu hỏi và bài tập về nhà: 	
	Đọc câu hỏi về nhà theo sắch giáo khoa.	
VI- Rút kinh nghiệm bài giảng
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Người duyệt
Yên bái, ngày tháng năm 2014
(Người soạn)
Đỗ Đức Hậu

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 11.doc