Giáo dục phòng tránh bom mìn và vật liệu chưa nổ - Trường tiểu học số 1 Vĩnh Sơn

GIÁO DỤC PHÒNG TRÁNH TAI NẠN BOM MÌN VÀ VLCN

BÀI 1: BOM MÌN VÀ VẬT LIỆU CHƯA NỔ

I. MỤC TIÊU

- HS biết được đặc điểm cơ bản của một số loại bom mìn, vật liệu chưa nổ.

- HS biết được những nơi thường gặp bom mìn và vật liệu chưa nổ.

- Giáo dục HS có ý thức phòng tránh nguy cơ bom mìn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh ảnh một số loại bom mìn và vật liệu chưa nổ.

- Sách học sinh. Phiếu bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

doc 10 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1568Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo dục phòng tránh bom mìn và vật liệu chưa nổ - Trường tiểu học số 1 Vĩnh Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thø 2 ngµy 17 th¸ng 1 n¨m 2011
GIÁO DỤC PHÒNG TRÁNH TAI NẠN BOM MÌN VÀ VLCN
BÀI 1: BOM MÌN VÀ VẬT LIỆU CHƯA NỔ
I. MỤC TIÊU
- HS biết được đặc điểm cơ bản của một số loại bom mìn, vật liệu chưa nổ.
- HS biết được những nơi thường gặp bom mìn và vật liệu chưa nổ.
- Giáo dục HS có ý thức phòng tránh nguy cơ bom mìn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh ảnh một số loại bom mìn và vật liệu chưa nổ.
- Sách học sinh. Phiếu bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1. Giới thiệu môn học
 2. Khởi động: Cho HS chơi trò chơi Quả gì ăn được.
 3. Các hoạt động
Hoạt động 1: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
*MT: HS nắm được đặc điểm chính của bom mìn và VLCN.
*CTH: - Gọi 1 HS đọc thông tin, lớp đọc thầm.
- GV giải thích từ hoen gỉ.
- Y/c HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi SGK.
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét đưa ra câu trả lời đúng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về bom mìn và VLCN.
*MT: HS nắm được hình dạng, màu sắc, kích thước của một số loại bom mìn.
*CTH: - Cho HS xem tranh ảnh về bom mìn và VLCN.
+ Nhận xét về hình dạng, màu sắc và kích thước của chúng?
Kết luận: Bom mìn và VLCN có nhiều hình dạng, màu sắc và kích thước khác nhau. Tuy nhiên chúng có cùng một đặc điểm là rất nhạy nổ và hết sức nguy hiểm.
Hoạt động 3: Những nơi còn sót lại bom mìn và VLCN.
*MT: HS nắm được những nơi còn có thể sót lại bom mìn và VLCN...
*CTH: - GV phát phiếu học tập y/c HS đánh dấu vào những ô trống chỉ những nơi có thể còn sót lại bom mìn và VLCN.
- Y/c HS kể thêm những nơi khác có thể còn sót lại bom mìn và VLCN ở địa phương.
Kết luận: Bom mìn và VLCN còn sót lại ở nhiều nơi. Vì vậy các em hãy cảnh giác khi đi lại và vui chơi.
 4. Củng cố, dặn dò
+ Qua bài học hôm nay các em học được điều gì?
- GV chốt lại nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà sưu tầm các loại tranh ảnh về bom mìn và VLCN. Nói lại những điều đã học với mọi người.
- Chơi theo sự hướng dẫn của GV.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Thảo luận các câu hỏi ở SGK.
- 3-4 nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS làm việc theo nhóm 4.
- HS nêu ý kiến.
- Nhắc lại câu ghi nhớ.
 ddddddd&ccccccc 
 Thø 3 ngµy 18 th¸ng 1 n¨m 2011
 GIÁO DỤC PHÒNG TRÁNH TAI NẠN BOM MÌN VÀ VLCN
BÀI 2: KIÊN QUYẾT TỪ CHỐI NHỮNG HÀNH VI
 KHÔNG AN TOÀN (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
- HS hiểu được một số nguyên nhân gây ra tai nạn bom mìn.
- Kiên quyết từ chối những hành vi có nguy cơ không an toàn để tự bảo vệ mình.
- Giáo dục HS có ý thức phòng tránh nguy tai nạn cơ bom mìn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
	- Băng giấy chuẩn bị cho trò chơi ô chữ.
	- Sách HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi HS trả lời câu hỏi sau: 
+ Bom mìn và vật liệu chưa nổ có những điểm gì giống và khác nhau?
- GV nhận xét ghi điểm.
B. BÀI MỚI
 1. Giới thiệu bài: Ghi đề
*Khởi động: Trò chơi đó chữ
- GV nêu cách chơi và hướng dẫn HS chơi.
 2. Các hoạt động
Hoạt động 1: Đọc truyện và trả lời câu hỏi
*MT: HS nắm được nguyên nhân xảy ra tai nạn và cách phòng tránh.
*CTH: - Y/c HS đọc thầm câu hỏi định hướng, sau đó quan sát tranh và đọc truyện.
- Gọi HS kể lại câu chuyện trước lớp.
- Y/c HS làm việc theo nhóm đôi trả lời các câu hỏi.
+ Nguyên nhân nào làm anh em Hoàng bị thương?
+ Nếu em kà Hoàng em sẽ làm gì?
- Gọi HS trả lời câu hỏi trước lớp.
- GV kể thêm ngững câu chuyện về tai nạn bom mìn.
+ Qua ngững câu chuyện các em vừa nghe được, các em hãy cho biết thêm vì sao tai nạn xảy ra?
Kết luận: Khi nhìn thấy vật lạ nghi là bom mìn, VLCN, các em không được đụng đến. Hãy tránh xa và báo cho người lớn biết.
Hoạt động 2: đánh dấu x vào ô trống sau câu chỉ việc em nên làm khi nhìn thấy vật lạ.
*MT: HS nắm được những việc nên làm và không nên làm khi thấy vật lạ.
*CTH: - Cho HS dùng bút chì đánh dấu vào sách BT2.
- Gọi HS trình bày kết quả, giải thích lý do chọn ý kiến.
- GV nhận xét chốt lời giải đúng: Câu b,c,g.
Hoạt động 3: Vì sao những hành vi sau đây nguy hiểm.
*MT: HS hiểu được sự nguy hiểm có thể dẫn đến tai nạn bom mìn ...
*CTH: - Cho HS làm viậec theo nhóm đôi.
- Gọi đại diện nhóm giải thích trước lớp.
- GV nhận xét bổ sung và kết luận.
 3. Củng cố, dặn dò
+ Qua bài học hôm nay em học được điều gì?
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò về nhà nói lại những điều đã học với những người xung quanh.
- 2 - 3 HS trả lời.
- Chơi theo sự hướng dẫn của GV.
- Đọc thầm câu hỏi, quan sát tranh.
- 2 - 3 HS kể, cả lớp nhận xét bổ sung.
- Thảo luận và trả lời câu hỏi.
+ Do trên đường đi học về, Hoàng nhặt được một vật lạ có hình tròn. Hoàng đem về nhà dùng búa đập ra xem...
- 4 - 5 HS trả lời.
+ Nếm vật lạ vào tường nhà, vào bể nước,...
- Làm việc cá nhân.
- Trao đổi theo nhóm đôi BT 3.
- Đại diện 3 - 4 nhóm trả lời câu hỏi. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
 ddddddd&ccccccc 
 Thø ngµy th¸ng n¨m 2011
GIÁO DỤC PHÒNG TRÁNH TAI NẠN BOM MÌN VÀ VLCN
BÀI 2: KIÊN QUYẾT TỪ CHỐI NHỮNG HÀNH VI
 KHÔNG AN TOÀN (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
- HS hiểu được một số nguyên nhân gây ra tai nạn bom mìn.
- Kiên quyết từ chối những hành vi có nguy cơ không an toàn để tự bảo vệ mình.
- Giáo dục HS có ý thức phòng tránh nguy tai nạn cơ bom mìn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
	- Sách HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi HS trả lời câu hỏi sau:
+ Hãy nêu những việc em nên làm khi thấy vật lạ?
- Gv nhận xét, ghi điểm.
B. BÀI MỚI
 1. Giới thiệu bài: Ghi đề
 2. Các hoạt động
Hoạt động 4: Kể chuyện theo tranh "Một lần đi kiếm củi".
*MT: HS nắm được nguyên nhân xảy ra tai nạn, từ đó biết cách phòng tránh.
*CTH: - Y/c HS xem tranh minh hoạ kể lại câu chuyện dựa theo tranh.
- Gọi 1 vài HS kể lại câu chuyện theo tranh.
- GV kể lại câu chuyện.
+ Qua câu chuyện này em rút ra bài học gì?
Kết luận: Các em phải tránh xa khu vực có biển báo nguy hiểm.
Hoạt động 5: Kiên quyết từ chối những việc làm nguy hiểm
*MT: Rèn luyện cho Hs kĩ năng kiên định từ chối những hành vi không an toàn ...
*CTH: - Phân công cho các nhóm thảo luận đóng vai 3 tình huống ở SGK.
- Gọi 1 số nhóm lên thể hiện trước lớp.
+ Các bạn giải quyết như thế đã an toàn chưa?
- GV phân tích nhận xét bổ sung.
Hoạt động 6: Trả lời câu hỏi
*MT: HS có thể rút ra kết luận qua xử lý các tình huống ở hoạt động 5...
*CTH: GV nêu câu hỏi:
+ Qua xử lý các tình huống trên, các em rút ra được bài học gì? 
Kết luận: Các em cần phải cẩn thận khi đi lại, lao động và vui chơi. Khi có người rủ thực hiện một hành động có thể gây nguy hiểm, các em phải kiên quyết nói "không"...
 3. Củng cố, dặn dò
+ Qua bài học này em thu hoạch được gì?
- GV hệ thống lại nội dung bài học.
- Nhắc nhở HS về nhà nói lại những điều đã học với mọi người xung quanh.
- 2 - 3 HS trả lời.
- HS đọc cá nhân dùng bút chì hoàn thành câu chuyện theo cách của mình.
- 4 - 5 HS kể. Lớp nhận xét bổ sung.
- HS trả lời.
- Thảo luận, phân vai thực hành trong nhóm.
- 3 - 4 nhóm đóng vai trước lớp. Lớp nhận xét .
- HS nêu ý kiến.
- HS nêu ý kiến.
 ddddddd&ccccccc 
 Thø ngµy th¸ng n¨m 2011
 GIÁO DỤC PHÒNG TRÁNH TAI NẠN BOM MÌN VÀ VLCN
BÀI 3: CHUYỆN CỦA ĐÔNG
I. MỤC TIÊU
- HS nắm được những tác hại của bom mìn.
- Thông cảm với khó khăn của các bạn là nạn nhân hoặc cah mẹ các bạn ấy là nạn nhân bom mìn.
- Giáo dục HS có ý thức phòng tránh nguy tai nạn cơ bom mìn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
	- Sách HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi HS trả lời câu hỏi sau:
+ Hãy kể một số hành vi nguy hiểm có thể dẫn đến tai nạn bom mìn?
- Gv nhận xét ghi điểm.
B. BÀI MỚI
 1. Giới thiệu bài: Ghi đề
 *Khởi động: Trò chơi Đùng đoàng
- GV nêu cách chơi, luật chơi và cho HS chơi.
 2. Các hoạt động
Hoạt động 1: Đọc truyện và trả lời câu hỏi
*MT: HS nắm được hậu quả do tai nạn bom mìn gây ra.
*CTH: - Y/c HS đọc thầm câu hỏi định hướng, sau đó quan sát tranh và đọc lời dưới mỗi bức tranh.
- Gọi đại diện nhóm trình bày câu trả lời.
Kết luận: Tai nạn bom mìn để lại hậu quả nặng nề cho nạn nhân, gia đình họ và cộng đồng.
Hoạt động 2: Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi
*MT: HS thấy được tai nạn bom mìn vẫn đang còn xảy ra trên đất nước ta ...
*CTH: - GV kể cho HS nghe lần lượt từng câu chuyện.
+ Tai nạn bom mìn để lại hậu quả gì trong từng câu chuyện vừa được nghe?
Kết luận: Tai nạn bom mìn để lại hậu quả nặng nề cho nạn nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội.
Hoạt động 3: Liên hệ
*MT: HS hiểu sâu sắc hơn về hậu quả của bom mìn ...
*CTH: - Gọi HS kể lại tác hại của bom mìn đối với người bị nạn và gia đình họ mà em đã được nghe hoặc thấy.
Kết luận: Tai nạn bom mìn để lại hậu quả nặng nề đối với hiện tại, tương lai của nạn nhân và gia đình.
 3. Củng cố, dặn dò
+ Qua bài học này em thu hoạch được gì?
- GV hệ thống lại nội dung bài học.
- Nhắc nhở HS về nhà nói lại những điều đã học với mọi người xung quanh.
- 2 - 3 HS trả lời.
- Chơi theo sự hướng dẫn của GV.
- Làm việc theo nhóm 4 thảo luận các câu hỏi đã ghi trong sách.
- Mỗi nhóm chỉ trình bày 1 trong 3 câu hỏi. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe GV kể chuyện và trả lời câu hỏi SGK.
- HS nêu ý kiến.
- HS xung phong phát biểu ý kiến.
 Thø ngµy th¸ng n¨m 2011
GIÁO DỤC PHÒNG TRÁNH TAI NẠN BOM MÌN VÀ VLCN
BÀI 4: CỨU NGƯỜI BỊ TAI NẠN VÀ
 THƯƠNG YÊU NGƯỜI BỊ KHUYẾT TẬT
I. MỤC TIÊU
- HS biết khi thấy người bị tai nạn, cần phải nhanh chóng báo cho người lớn biết để cứu giúp kịp thời.
- HS biết cảm thông, chia sẻ những khó khăn của người khuyết tật và giúp đỡ họ bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- Giáo dục HS có ý thức phòng tránh nguy tai nạn cơ bom mìn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
	- Sách HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi HS trả lời câu hỏi sau:
+ Tai nạn bom mìn để lại hậu quả gì cho nạn nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội?
- GV nhận xét ghi điểm.
B. BÀI MỚI
 1. Giới thiệu bài: Ghi đề
 *Khởi động: Cho HS chơi trò chơi tự chọn.
 2. Các hoạt động
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
*MT: HS nắm được cách ứng xử phù hợp khi gặp người bị tai nạn bom mìn.
*CTH: - Y/c HS đọc tình huống trong SGK.
+ Khi gặp người bị tai nạ bom mìn chúng ta cần làm gì?
- Gọi đại diện nhóm trình bày câu trả lời.
Kết luận: Các em còn nhỏ nên cách phù hợp nhất là tìm cách báo ngay cho người lớn biết dể cứu giúp người bị nạn...
Hoạt động 2: Thảo luận
*MT: HS hiểu được những khó khăn và tâm trạng của nạn nhân bom mìn ...
*CTH: - GV chia nhóm y/c các nhóm đọc 3 câu hỏi ở BT 2 sách học sinh.
- GV giải thích từ tâm trạng.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
Kết luận: Các nạn nhân bom mìn gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống: chịu đau đớn về thể xác, sức khoẻ suy yếu, hoàn cảnh kinh tế khó khăn ...
Hoạt động 3: Xử lý tình huống
*MT: HS có cơ hội trao đổi và hiểu được nên ứng xử như thế nào với bạn bè là nạn nhân tai nạn bom mìn.
*CTH: - Y/c các nhóm thảo tìm ra cách xử lý tình huống ở BT 3 sách học sinh.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
Kết luận: Không phân biệt đối xử, không trêu chọc bạn Hoa. Cần hỏi han, an ủi bạn Hoa và động viên bạn Hoa tiếp tục đi học và giúp đỡ bạn Hoa trong học tập... 
Hoạt động 4: Đặt tên cho mỗi bức tranh
*MT: HS hiểu được những việc nên làm để giúp đỡ người khuyết tật.
*CTH: - Y/c mỗi nhóm 3 Hs thảo luận đặt tên cho các bức tranh ở BT 4 sách học sinh.
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- GV phân tích, tổng hợp và kết luận.
 3. Củng cố, dặn dò
 - Y/c HS đọc câu ghi nhớ trong sách học.
+ Qua bài học này em thu hoạch được gì?
- GV hệ thống lại nội dung bài học.
- Nhắc nhở HS về nhà nói lại những điều đã học với mọi người xung quanh.
- 2 - 3 HS trả lời.
- Chơi trò chơi tự chọn.
- Làm việc theo nhóm 4 thảo luận tình huống đã ghi trong sách.
- 3 - 4 nhóm trình bày câu hỏi. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Mỗi nhóm 3 em thảo luận 3 câu hỏi ở Bt2 sách HS.
- HS nêu ý kiến. Các nhóm khác bổ sung.
- Thảo luận theo nhóm 3.
- Các nhóm trình bày ý kiến. Các nhóm khác bình luận, bổ sung.
- Thảo luận theo y/c.
- 4 - 5 Nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO DUC KI NANG SONG LOP 3_12172575.doc