Hệ thống câu hỏi “nhận biết” chương trình học kỳ I môn Hóa học

Câu hỏi 1: Thứ tự bài/§ theo PPCT: Bài 2: Chất

a) Thế nào là vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo?

b) Vật thể và chất có liên quan với nhau như thế nào?

Hướng dẫn/ đáp số:

a)Vật thể tự nhiên là vật thể có trong thiên nhiên gồm có một số chất khác nhau.

Vật thể nhân tạo là vật thể do con người chế tạo ra, được làm ra từ vật liệu, đều là chất hay hỗn hợp một số chất.

b) Vật thể và chất có liên quan chặt chẽ với nhau. Quan sát những thứ ta thấy đều là vật thể. Vật thể đều là chất hay hỗn hợp một số chất, do đó ở đâu có vật thể ở đó có chất.

Câu hỏi 2: Thứ tự bài/§ theo PPCT: Bài 2: Chất

Chất có ở đâu? Cho ví dụ các vật thể quanh ta.

Hướng dẫn/ đáp số:

Chất có trong mọi vật thể, ở đâu có vật thể ở đó có chất.: Cây cỏ, bàn ghế, sông suối, thước, sách vở, khăn quàng, Com pa.

 

doc 21 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1337Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hệ thống câu hỏi “nhận biết” chương trình học kỳ I môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
 b. Các công thức thuộc đơn chất là: Cl2,  P, Fe.
	- Các công thức thuộc hợp chất là:,  H2O, CuO, KOH. 
Câu hỏi 40: Thứ tự bài/§ theo PPCT: Bài 6. Đơn chất và hợp chất- phân tử
Thế nào là đơn chất ? Cho vi dụ?
Hướng dẫn/đáp số:
Đơn chất là những chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học.
VD: - Khí oxi tạo nên từ nguyên tố O.
 	 - K.loại Natri tạo nên từ nguyên tố Na.
Câu hỏi 41: Thứ tự bài/§ theo PPCT: Bài 6. Đơn chất và hợp chất- phân tử
Thế nào là hợp chất? Cho ví dụ?
Hướng dẫn/đáp số:
Hợp chất là những chất được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên.
VD. Nước: H2O Nguyên tố H và O.
 M.ăn: NaCl Nguyên tố Na và Cl.
Câu hỏi 42: Thứ tự bài/§ theo PPCT: Bài 6. Đơn chất và hợp chất- phân tử 
a) Thế nào là phân tử ? 
b) Phân tử khối là gì ? Cho ví dụ?
Hướng dẫn/ đáp số: 
a) Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
b) Phân tử khối là khối lượng của một phân tử dược tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.
VD: - Phân tử khối của H2O = 2 x 1 + 16 = 18 đvC.
 - Phân tử khối của NaCl = 23 + 35,5 = 58,5 đvC.
Câu hỏi 43: Thứ tự bài/§ theo PPCT: Bài 6. Đơn chất và hợp chất- phân tử
Đơn chất là những chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố hóa học?
A. Từ 2 nguyên tố B. Từ 3 nguyên tố 
C.Từ 4 nguyên tố trở lên D. Từ 1 nguyên tố
Hướng dẫn/ đáp số:
D. Từ 1 nguyên tố
Câu hỏi 44: Thứ tự bài /theo PPCT : Bài 6: Đơn chất, hợp chất, phân tử
Cho các công thức hóa học sau: O2, O, NaCl, SO2, Fe, C, H2O, Cu, Al. Hãy cho biết đâu là đơn chất, đâu là hợp chất?
Hướng dẫn/Đáp số: 
 	Đơn chất là: O2, O, Fe, C, Cu, Al
 Hợp chất là: H2O, SO2, NaCl.
Câu hỏi 45: Thứ tự bài /theo PPCT : Bài 6: Đơn chất, hợp chất, phân tử
Đơn chất là gì? Cho ví dụ? Hợp chất là gì? Cho ví dụ?
Hướng dẫn/ đáp số: 
* Định nghĩa: Đơn chất do 1 nguyên tố hoá học cấu tạo nên.
 VD: Na, Cu, Al, H2.
* Định nghĩa: Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 NTHH trở lên
 VD: H2O, NaOH, NaCl, H2SO4....
Câu hỏi 46: Thứ tự bài /theo PPCT : Bài 6: Đơn chất, hợp chất, phân tử
Chất nào sau đây được gọi là đơn chất: 
A. KClO3 B. O3 C. H2O D. H2SO4 
Hướng dẫn/ đáp số: B
Câu hỏi 47: Thứ tự bài /theo PPCT : Bài 6: Đơn chất, hợp chất, phân tử
Định nghĩa và phân loại đơn chất?
Hướng dẫn/ đáp số: 
- Định nghĩa: Đơn chất được tạo nên từ 1 nguyên tố hoá học. 
- Phân loại: Có 2 loại đơn chất:
+ Đơn chất kim loại: Có ánh kim, dẫn điện, và nhiệt. 
+ Đơn chất phi kim: Không có tính chất như kim loại (trừ than chì).
Câu hỏi 48: Thứ tự bài /theo PPCT : Bài 6: Đơn chất, hợp chất, phân tử
Cho các công thức sau: N2, H3PO4, H2, Cu, KOH, Ba, Ag, AgCl. Công thức nào là đơn chất, công thức nào là hợp chất ?
Hướng dẫn/ đáp số: 
- Đơn chất : N2, H2, Cu, , Ba, Ag.
- Hợp chất : H3PO4 , KOH, AgCl.
Câu hỏi 49: Thứ tự bài/§ theo PPCT: Bài 6. Đơn chất và hợp chất- phân tử
Hợp chất là những chất được tạo nên từ mấy nguyên tố hóa học:
Chỉ từ 1 nguyên tố
Từ 2 nguyên tố hóa học trở lên
Chỉ từ 2 nguyên tố
Chỉ từ 3
Hướng dẫn/ đáp số: B
Câu hỏi 50: Thứ tự bài/§ theo PPCT: Bài 6. Đơn chất và hợp chất- phân tử
	Phân tử là gì? 
 Hướng dẫn/ đáp số: 
Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
Câu hỏi 51: Thứ tự bài/§ theo PPCT: Bài 6. Đơn chất và hợp chất- phân tử
Trong các chất sau, chất nào là hợp chất 
	a.oxi ( O2)	b. nhôm (Al)	c. photpho (P)	d. đá vôi ( CaCO3)
Hướng dẫn/ đáp số: d
Câu hỏi 52: Thứ tự bài/§ theo PPCT: Bài 6. Đơn chất và hợp chất- phân tử
Để chỉ hai phân tử oxi ta viết 
	a. 2O2	b.2O	c. 4O2	d. 4O
Hướng dẫn/ đáp số: a
Câu hỏi 53 : Thứ tự bài/§ theo PPCT: Bài 6. Đơn chất và hợp chất- phân tử
 Đâu là chất tinh khiết trong các chất sau : 
A. Nước khoáng	B. Nước mưa C. Nước lọc	D. Nước cất
Hướng dẫn/ đáp số: D
Câu hỏi 54: Thứ tự bài/§ theo PPCT: Bài 6. Đơn chất và hợp chất- phân tử
Trong các chất sau, chất nào là hợp chất 
	a.oxi ( O2)	b. nhôm (Al)	c. photpho (P)	d. đá vôi ( CaCO3)
Hướng dẫn/ đáp số: d
Câu hỏi 55: Thứ tự bài theo PPCT: Bài 9: Công thức hóa học
Công thức hoá học dùng để:
A- Dùng để biểu diễn nguyên tố hoá học.
B- Dùng để biểu diễn nguyên tử.
C- Dùng để biểu diễn phân tử.
D- Dùng để biểu diễn phân tử của đơn chất và hợp chất.
 	Hướng dẫn/ đáp số:
 	Đáp án: D
Câu hỏi 56: Thứ tự bài theo PPCT: Bài 9: Công thức hóa học
Công thức hoá học cho ta biết:
A - Số nguyên tố tạo ra chất.
B - Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử của chất.
C- Phân tử khối của chất.
D- Cả A,B,C.
Hướng dẫn/ đáp số:
Đáp án: D
Câu hỏi 57: Thứ tự bài theo PPCT: Bài 9: Công thức hóa học	
Đường glucozơ có vị ngọt, dễ tan trong nước, dùng chế huyết thanh để chữa bệnh. Một phân tử glucozơ có 6 nguyên tử C, 12 nguyên tử H và 6 nguyên tử oxi. Hãy :	
– Viết công thức hóa học của glucozơ
Hướng dẫn/ đáp số: 
C6H12O6
Câu hỏi 58: Thứ tự bài theo PPCT: Bài 9: Công thức hóa học
Viết CTHH của các chất sau:
a. Nitơ biết trong phân tử gồm 2 nguyên tử N
b. Canxi oxit biết trong phân tử có 1 nguyên tử Ca, 1 nguyên tử O
c. Đồng sunfat biết trong phân tử gồm: 1Cu, 1S, 4O
Hướng dẫn/ đáp số: 
	a. N2	;	b. CaO	;	c. CuSO4 
Câu hỏi 59: Thứ tự bài theo PPCT: Bài 9: Công thức hóa học
 a) Cho biết công thức chung của hợp chất gồm ai nguyên tố?
b) Nêu ý nghĩa của công thức hóa học? Cho ví dụ minh họa?
Hướng dẫn/ đáp số: 
a) Công thức chung của hợp chất: AxBy 
b) Ý nghĩa của công thức hóa học cho biết: 
- Tên nguyên tố nào tạo ra chất.
- Số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử của chất.
- Phân tử khối của chất.
VD: Từ công thức hóa học của canxi cacbonat CaCO3 ta biết được: 
- Canxi cacbonat do ba nguyên tố là Ca, C, O tạo ra.
- Có 1 nguyên tử canxi, 1 nguyên tử cacbon và 3 nguyên tử oxi trong 1 phân tử.
- Phân tủ khối của CaCO3 = 40 + 12 + 3 + 16 = 100 đvC
Câu hỏi 60: Thứ tự bài theo PPCT: Bài 9: Công thức hóa học
 Hãy viết công thức hóa học của các hợp chất sau:
a/ Axit sunphuric, biết phân tử có 2 H, 1 S, 4 O
b/ Canxiclorua, biết phân tử có 1 Ca, 2Cl
 	c/ Khí hidro, biết phân tử có 2H
Hướng dẫn/ đáp số: 
a. H2SO4
 b. CaCl2 
 c. H2
Câu hỏi 61: Thứ tự bài theo PPCT: Bài 9: Công thức hóa học
Cho một số CTHH sau: Cl2 , Cu ,Na2O ,O3 ,P , H3PO4 ,và NaHCO3 .Hãy cho biết CTHH nào của đơn chất, CTHH nào của hợp chất?
Hướng dẫn/Đáp số:
CTHH của đơn chất: Cl2, Cu, O3, P .
CTHH của hợp chất: Na2O, H3PO4, NaHCO3
Câu hỏi 62: Thứ tự bài theo PPCT: Bài 9: Công thức hóa học
Cho công thức hoá học của các chất sau:
a) Khí oxi ( O2 ) ; b) Axit sunfuric ( H2SO4 )
Hãy nêu những gì biết được về mỗi chất 
Hướng dẫn/Đáp số:
Từ công thức hoá học của khí oxi ( O2 ) biết được:
Khí oxi do nguyên tố oxi tạo ra.
Có 2 nguyên tử trong 1 phân tử.
PTK = 2 x 16 = 32 (đvC).
Từ công thức hoá học của axit sunfuric ( H2SO4 ) biết được:
- Axit sunfuric do 3 nguyên tố H, S và O tạo ra.
- Có 2 nguyên tử hiđro, 1 nguyên tử lưu huỳnh và 4 nguyên tử oxi trong phân tử.
- PTK = 2 x 1 + 32 + 4 x 16 = 98 (đvC).
Câu hỏi 63: Thứ tự bài theo PPCT: Bài 9: Công thức hóa học
Công thức hóa học của axit nitric( biết trong phân tử có 1H, 1N, 3O) là:
A. HNO3; B. H3NO;	 C. H2NO3; D. HN3O.
Hướng dẫn/Đáp số: Đáp án A.
Câu hỏi 64: Thứ tự bài theo PPCT: Bài 9: Công thức hóa học
Viết công thức hóa học của các hợp chất sau.
- Axit clo hiđric, biết trong phân tử có 1H và 1Cl
- Natri clorua, biết trong phân tử có 1Na và 1Cl
Hướng dẫn/đáp số : HCl ; NaCl
Câu hỏi 65: Thứ tự bài theo PPCT: Bài 9: Công thức hóa học
Đá vôi có công thức hóa học CaCO3. Đá vôi được cấu tạo bởi những nguyên tố là: 
 A. Chứa Ca và O B. Chứa Ca và C 
 C. Chứa Ca, C và O D. Chứa Ca, C và H 
Hướng dẫn/đáp số: Đáp án C
Câu hỏi 66: Thứ tự bài theo PPCT: Bài 9: Công thức hóa học
	Viết công thức hóa học của:
	a. Các đơn chất : khí clo, khí oxi, khí nitơ, canxi, sắt
	b. Các hợp chất: Nước, natriclorua.
Hướng dẫn/đáp số 
	a. Cl2, O2, N2, Ca, Fe
	b. H2O, NaCl. 
Câu hỏi 67: Thứ tự bài theo PPCT: Bài 10 Hóa Trị
Biết N hóa trị III ,H hóa trị I hãy chọn CTHH phù hợp với quy tắc hóa trị trong số các công thức sau:
A.NH2
B.NH4
C.NH3
D.N3H
Đáp án: C.NH3
Câu hỏi 68: Thứ tự bài theo PPCT: Bài 10 Hóa Trị
Hóa trị là gì? Nêu qui tắc hóa trị?
Hướng dẫn/đáp số
- Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.
 - Qui tắc hóa trị: Trong công thức hoá học tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố kia.
Câu hỏi 69: Thứ tự bài theo PPCT: Bài 10 Hóa Trị
 	Xác định hóa trị của N , Fe trong các hợp chất sau : NO2 , FeO .
Hướng dẫn/đáp số: 
- Hóa trị của N trong hợp chất NO2 là IV
- Hóa trị của Fe trong hợp chất FeO là II
Câu hỏi 70: Thứ tự bài theo PPCT: Bài 10 Hóa Trị
Lập CTHH của hợp chất gồm:
a/ Mg(II) và O
b/ Ca (II) và nhóm CO3 ( II)
Hướng dẫn/đáp số: 
 II II
 	a/ Công thức chung: MgxOy
Ta có: x = y = 1
 Lập CTHH của h/c gồm:
=> Công thức hoá học: MgO
 II II
b/ Công thức chung: Cax(CO3)y
Ta có: x = y = 1
 	Lập CTHH của h/c gồm:
Công thức hoá học: CaCO3 
Câu hỏi 71: Thứ tự bài theo PPCT: Bài 10 Hóa Trị
 Tính hóa trị của Mg, Cu trong các hợp chất Mg(NO3)2 biết nhóm NO3 (I), CuCO3 biết nhóm CO3 ( II)
Hướng dẫn/ đáp số:
 - Gọi hóa trị của Mg là a. Áp dụng quy tức hóa trị ta có: a . 1 = 2 . I 
 - Gọi hóa trị của Cu là b. Áp dụng quy tắc hóa trị ta có: b . 1 = 1 . II b = II
Câu hỏi 72: Thứ tự bài theo PPCT: Bài 10 Hóa Trị
Hoá trị của một nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là gì? Khi xác định hoá trị, lấy hoá trị của nguyên tố nào làm một đơn vị hóa trị, nguyên tố nào là hai đơn vị hóa trị?
Hướng dẫn/ đáp số:
 - Hoá trị của một nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử) 
 - Xác định hoá trị, lấy hoá trị của nguyên tố H được chọn làm đơn vị và hoá trị của O là hai đơn vị.
Câu hỏi 73: Thứ tự bài theo PPCT: Bài 10 Hóa Trị
Hoá trị của Ba thể hiện trong công thức hoá học sau: BaO và nhóm PO4 hóa trị III. Tìm công thức hoá học đúng trong số các công thức hoá học sau:
A : BaPO4
B : Ba3PO4
C : Ba2PO4
D : Ba3(PO4)2
Hướng dẫn/ đáp số:
Chọn: D
 Câu hỏi 74: Thứ tự bài theo PPCT: Bài 10 Hóa Trị
	Hãy xác định hóa trị của nguyên tố S, K, Zn, trong các hợp chất SO2, K2O, ZnO, biết oxi có hóa trị II.
Hướng dẫn/đáp số: 
	- K2O: K hóa trị I 
	- ZnO: Zn hóa trị II
	- SO2: S hóa trị IV 
Câu hỏi 75: Thứ tự bài theo PPCT: Bài 10 Hóa Trị
Hãy trình bày quy tắc hóa trị của hợp chất hai nguyên tố ?
Hướng dẫn/đáp số:
Quy tắc hóa trị: Trong hợp chất hai nguyên tố, tích chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích hóa trị và chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
Câu hỏi 76: Thứ tự bài theo PPCT: Bài 10 Hóa Trị
Vận dụng quy tắc hóa trị để tìm hóa trị của oxi, nitơ và đồng trong các hợp chất có công thúc sau: H2O; NH3; CuO
Hướng dẫn/đáp số 
- Trong hợp chất H2O thì oxi có hóa trị II
- Trong hợp chất NH3 thì Nito có hóa trị III
- Trong hợp chất CuO thì đồng có hóa trị II
Câu hỏi 77: Thứ tự bài theo PPCT: Bài 11 : Bài luyện tập 2
Dãy chất toàn là hợp chất ?
 	A. SO2 , K2SO4 , O2 , H2 , NH3 C. NaNO3 , CaCO3 , FeCl3 , MgSO4
 	B. N2 , CO2 , CaO , H2 , H2O D. HCl , Br2 , HNO3 , N2 , CO2
Hướng dẫn/đáp số: C 
Câu hỏi 78: Thứ tự bài theo PPCT: Bài 11 : Bài luyện tập 2
Biết Cr có hoá trị III và SO4 ( II). Hãy chọn công thức hoá học đúng trong các công thức sau:
A. CrSO4	B. Cr2((SO4)3	C. Cr(SO4))2 	D. Cr2SO4
Hướng dẫn/đáp số : B 
Câu hỏi 79: Thứ tự bài theo PPCT: Bài 11 : Bài luyện tập 2
	Cho các chất sau: H2SO4; O2; Cl2; HCl; F2; KCl; Fe; H2; Na; CaCO3 .Những chất nào là đơn chất, hợp chất? 
Hướng dẫn/đáp số:
	Đơn chất: O2 ; Cl2 ; H2 ; Na ; F2 ; Fe
	Hợp chất: H2SO4 ; HCl ; KCl ; CaCO3
Chương 2: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
C âu hỏi 1: Bài 12. Sự biến đổi chất
	Hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học là gì? Cho ví dụ
Hướng dẫn/Đáp số:
 * Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu, được gọi là hiện tượng vật lý
 VD: Nước biến đổi từ thể rắn sang thể lỏng, từ thể lỏng sang thể hơi và ngược lại
 * Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác, được gọi là hiện tượng hóa học
 VD: Đường cháy thành than
Câu hỏi 2. Bài 12. Sự biến đổi chất
	Trong số các quá trình dưới đây, đâu là hiện tượng vật lí? Đâu là hiện tượng hóa học? Giải thích? 
	a) Dây sắt bị cắt nhỏ thành từng đoạn ngắn.
	b) Hòa tan đường vào nước được nước đường.
	c) Thanh sắt để ẩm lâu ngày bị gỉ.
	d) Để rượu nhạt lâu ngày chuyển thành giấm ăn.
Hướng dẫn/Đáp số:
	- Hiện tượng vật lý là a, b vì chỉ chuyển về hình dạng và trạng thái không biến đổi về chất
	- Hiện tượng hóa học là c, d vì có chất mới tạo thành
Câu hỏi 3. Bài 12. Sự biến đổi chất
	Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng 
	1. Khi quan sát một hiện tượng dựa vào đâu để dự đoán là hiện tượng hóa học:
	A.Có chất mới sinh ra B. Biến đổi trạng thái
	C. Biến đổi kích thước D. Biến đổi hình dạng
	2.Có một số hiện tượng sau đâu là hiện tượng vật lí: 
	A. Đun sôi nước thành hơi nước
	B. Tấm gỗ cắt về đóng bàn, ghế
	C. Hòa tan muối vào nước được nuớc muối
	D. Cho mẩu nhỏ natri vào nước thấy có khí sinh ra
Hướng dẫn/Đáp số:
	1- A, 2 - D
Câu hỏi 4. Bài 12. Sự biến đổi chất
	Thổi hơi thở vào ống nghiệm đựng nước vôi trong hiện tượng xảy ra: 
	A. Nước vôi trong có màu xanh.	
	B. Nước vụi trong vẩn đục.
	C. Nước vụi trong có màu đỏ.
	D. Không có hiện tượng gì xảy ra.
Hướng dẫn/Đáp số:
	Đáp án: B. 
Câu hỏi 5. Bài 13. Phản ứng hóa học
	Nêu định nghĩa phản ứng hóa học? Làm thế nào nhận biết được có phản ứng hóa học xảy ra? 
Hướng dẫn/đáp số:
	* Quá trình biến đổi chất này thành chất khác gọi là PƯHH.	
	* Dấu hiệu nhận biết: Có chất mới tạo ra.
	- Màu sắc. 
	- Trạng thái.
	- Tính tan.
	- Sự toả nhiệt, phát sáng.
Câu hỏi 6. Bài 13. Phản ứng hóa học
	Phản ứng hóa học là gì ? Chất nào gọi là chất phản ứng (chất tham gia), là sản phẩm ? 
Hướng dẫn/Đáp số:
	- Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
	- Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng (hay chất tham gia).
	- Chất mới sinh ra là sản phẩm.
Câu hỏi 7. Bài 13. Phản ứng hóa học
	Nhỏ giấm ăn lên tường nhà thấy có bọt khí bay lên 
	Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra?
	Viết phương trình chữ của phản ứng, biết giấm là axit axetic tường nhà có canxi cacbonat sản phẩm sinh ra là canxi axetat, khí cacbonic và nước.
Hướng dẫn/đáp số:
	- Dấu hiệu: Có chất mới sinh ra
	- Phương trình chữ:
	Axit axetic + Canxi cacbonat Canxi axetat + khí Cacbonic + Nước.
Câu hỏi 8. Bài 13. Phản ứng hóa học
	Trên bề mặt nước vôi trong thường có lớp chất rắn trắng mỏng là canxi cacbonat tạo thành do canxi hiđroxit trong nước vôi tác dụng với khí cacbonic trong không khí. Hãy viết phương trình chữ của phản ứng. 
Hướng dẫn/đáp số:
	Canxi hiđroxit + khí Cacbonic Canxi cacbonat 
Câu hỏi 9. Bài 13. Phản ứng hóa học
	Đốt phốt pho trong bình chứa khí oxi thu được chất bột màu trắng là điphotpho pentaoxit. 
	a) Cho biết chất tham gia và chất tạo thành?
	b) Hãy viết phương trình chữ của PUHH trên? 
Hướng dẫn/đáp số:
	Chất tham gia: Phốt pho, Oxi
	Chất tạo thành: Là điphotpho pentaoxit.
	Phương trình chữ: Phốt pho + Oxi à điphotpho pentaoxit
Câu hỏi 10. Bài 13. Phản ứng hóa học
	Phản ứng hóa học là gì ? Khi nào phản ứng hóa học xảy ra ? 
Hướng dẫn/đáp số:
	- Phản ứng húa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
	- Phản ứng hóa học xảy ra khi các chất tham gia tiếp xúc với nhau, có trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần chất xúc tác...
Câu hỏi 11. Bài 13. Phản ứng hóa học
 Viết phương trình chữ cho các phản ứng sau 
a) Đốt đồng trong khí oxi ta được đồng(II) oxit
b) Cho sắt tác dụng với axit sunfuric ta được muối sắt (II) sunfat và khí hiđro
c) Đốt rượu etylic trong khí oxi ta thu được khí cacbonic và nước
Hướng dẫn/đáp số:
a) Đồng + Khí oxi Đồng(II) oxit
b) Sắt + Axit sunfuric Muối sắt (II) sunfat + Khí hiđro
c) Rượu etylic + Khí oxi Khí cacbonic + Nước
Câu hỏi 12. Bài 13. Phản ứng hóa học
	Điều kiện và dấu hiệu nhận biết có phản ứng húa học xảy ra? 
Hướng dẫn/đáp số:
 	* Phản ứng hoá học xảy ra khi:
	- Các chất tham gia phản ứng phải được tiếp xúc với nhau
 	- Một số phản ứng cần có nhiệt độ
	- Một số phản ứng cần phải có mặt của chất xúc tác.
	* Nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra:
	Dựa vào dấu hiệu có chất mới xuất hiện, có tính chất khác với chất ban đầu
	- Những tính chất khác mà ta dễ nhận biết là:
	+ Màu sắc
	+ Tính tan
	+ Trạng thái (ví dụ: Tạo ra chất rắn không tan, tạo ra chất khí )
	- Ngoài ra sự toả nhiệt và phát sáng cũng có thể là dấu hiệu có phản ứng hoá học xảy ra.
Câu hỏi 13. Bài 13. Phản ứng hóa học
	Cho sơ đồ sau: CaCO3 à CaO + CO2. Chất tham gia phản ứng là:
	A. CaCO3; 	B. CaO; C. CO2; D. CaO và CO2.
Hướng dẫn/đáp số:	Đáp án A
Câu hỏi 14. Bài 13. Phản ứng hóa học
	Trong quá trình quang hợp, nhờ ánh sáng mặt trời, cây xanh hút nước từ đất kết hợp với khí cacbonic trong không khí tạo thành hai chất có ích là glucozơ và khí oxi. Phương trình chữ của quá trình trên là:
Cây xanh + Nước Glucozơ + Khí oxi 
Nước + Khí cacbonic Glucozơ 
Nước + Khí cacbonic Glucozơ + Khí oxi 
Glucozơ + Khí oxi Nước + Không khí
 Hướng dẫn/đáp số:
	Đáp án: C 
Câu hỏi 15. Bài 15. Định luật bảo toàn khối lượng.
 Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng, ? Viết biểu thức tính khối lượng của các chất 
Hướng dẫn/đáp số:
	* Trong một PƯHH, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.
	* Tổng quát: A + B C + D	
 mA + mB = mC + mD
Câu hỏi 16. Bài 15. Định luật bảo toàn khối lượng.
Theo em phát biểu nào sau đây đúng với nội dung định luật bảo toàn khối lượng?
Tổng số lượng các sản phẩm bằng tổng số lượng các chất tham gia.
Trong một phản ứng, tổng số phân tử các chất tham gia bằng tổng số phân tử các chất tạo thành.
Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia.
Trong một phản ứng hóa học, tổng phân tử khối của các chất sản phẩm bằng tổng phân tử khối của các chất tham gia.	
Hướng dẫn/đáp số:	
D.Trong một phản ứng hóa học ,tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng 	khối lượng của các chất tham gia.
Câu hỏi 17. Bài 15. Định luật bảo toàn khối lượng.
	a) Lưu huỳnh cháy theo sơ đồ phản ứng sau:
 Lưu huỳnh + Khí oxi ® Khí sunfurơ.
 	Nếu có 48g lưu huỳnh cháy và thu được 96g khí sunfurơ thì khối lượng oxi phản ứng là:
 	A. 40g B. 4g C. 48g D. 52g E. Không xác định được
 	b) Cho 11,2g Fe tác dụng với dung dịch axit clhiđric HCl tạo ra 25,4g sắt (II) clorua FeCl2 và 0,4g khí hiđro H2.
Khối lượng axit clohđric HCl đã dùng là:
	A. 14,7g 	B. 14,6g 	C. 25,8g 	D. 26g.
Hướng dẫn/đáp số:
	a) C. 48g
	b) B. 14,6g 
Câu hỏi 18: Bài 16: Phương trình hóa học 
	Nêu ý nghĩa của phương trình hóa học? Hãy cho biết tỷ lệ số nguyên tử phân tử các chất trong phản ứng hóa học sau: Na2O + H2O → 2 NaOH
Hướng dẫn/đáp số:
	- PTHH cho biết tỷ lệ số nguyên tử, phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng. 
	- Tỉ lệ: Số phân tử Na2O : số phân tử H2O : số phân tử NaOH = 1 : 1 : 2
Câu hỏi 19: Bài 16: Phương trình hóa học 
Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong phương trình:
4Al + 3O2 → 2Al2O3
Hướng dẫn/đáp số:
	Phương trình hóa học có tỉ lệ chung là:
4 : 6 : 2
4 : 3 : 6
4 : 3 : 2
2 : 3 : 2 
Hướng dẫn/đáp số: C
Câu hỏi 20: Bài 16: Phương trình hóa học 
	Lập sơ đồ phản ứng sau 
 	a) Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O
 b) Na2O + H2O → NaOH
 c) KNO3 → KNO2 + O2
Hướng dẫn/đáp số:
	a) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O 
	b) Na2O + H2O →2NaOH 
	c) 2KNO3 → 2KNO2 + O2 
Câu hỏi 21: Bài 16: Phương trình hóa học 
	Lập phương trình hóa học cho các trường hợp sau:
	a) Đốt cháy kim loại nhôm (Al) trong khí oxi (O2)tạo ra nhôm oxit (Al2O3) 
	b) Cho kim loại canxi (Ca) vào nước (H2O) thì thu được canxi hiđroxit Ca(OH)2 và khí hiđro (H2)
Hướng dẫn/đáp số:
	a) 4Al + 3O2 → 2Al2O3
	b) Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2
Câu hỏi 22: Bài 16: Phương trình hóa học 
	Nêu các bước để lập một phương trình hóa học? 	
Hướng dẫn/đáp số:
Các bước để lập một phương trình hóa học
	- Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng
	- Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố
	- Bước 3: Viết phương trình hóa học
Câu hỏi 23: Bài 16: Phương trình hóa học 
 Phương trình phản ứng húa học nào sau đây là đúng: 
 A. 2Al + O2 Al2O3 B. Al + 3O2 Al2O3
 C. 2Al + 3O2 Al2O3 D. 4Al + 3O2 2Al2O3
Hướng dẫn/đáp số: D
Câu hỏi 24: Bài 16: Phương trình hóa học 
 Cho phản ứng : Fe2O3 + H2SO4 ® Fe2(SO4)3 + H2O
 Hệ số cân bằng của phản ứng trên lần lượt là : 
 A. 1; 3; 1; 3 B. 1; 2; 2; 1 C. 1; 5; 2; 3 D. 1; 3; 2; 3
Hướng dẫn/đáp số: A
Câu hỏi 25: Bài 16: Phương trình hóa học 
	Nêu ý nghĩa của phương trình hóa học.
Hướng dẫn/đáp số:
	Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng.
Câu hỏi 26: Bài 16: Phương trình hóa học 
	Nêu các bước lập PTHH? 
Hướng dẫn/đáp số:
Viết sơ đồ của phản ứng.
Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố.
Viết PTHH.
Câu hỏi 27: Bài 16: Phương trình hóa học 
	Biết rằng P đỏ tác dụng với khí oxi tạo ra hợp chất P2O5
	a) Lập PTHH của phản ứng
	b) Cho biết tỉ lệ số nguyên tử P lần lượt với số phân tử của 2 chất khác trong phản ứng.
Hướng dẫn/đáp số:
	a) 4P + 5O2 2P2O5
	b) – Cứ 4 nguyên tử photpho tỏc dụng với 5 phân tử O2
 	 – Cứ 4 nguyờn tử photpho phản ứng tạo ra 2 phân tử P2O5
Chương III: MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC
Câu hỏi 1. Bài 18. Mol
	a) Mol là gì? Ví dụ? 
	b) Khối lượng mol là gì?
Hướng dẫn/Đáp số:
	a) Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.
Ví dụ: 1 mol phân tử Al chứa 6.1023 phân tử Al 
	b) Khối lượng mol của một chất là khối lượng của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó, tính bằng gam, có số trị bằng nguyên tử khối hoặc phân tử khối.
Câu hỏi 2. Bài 18. Mol
	a) Thể tích mol của chất khí là gì ? 
	b) Thể tích mol của các chất khí ở đktc bằng bao nhiêu?
Hướng dẫn/Đáp số:
	a) Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó.

Tài liệu đính kèm:

  • docHoa hoc - lop 8.doc