Hệ thống câu hỏi “nhận biết” chương trình học kỳ I môn Lịch sử 8

Chương I: Thời kì xác lập của chủ nghĩa tư bản (giữa thế kỷ XVI đến nửa sau thế kỷ XIX)

Bài 1- Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên

Câu hỏi 1: Trình bày ý nghĩa của cách mạng Hà Lan?

Đáp án:

 Cuộc cách mạng tư sản Hà lan thế kỉ XVI là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới, đã lật đổ ách thống trị của TBN, mở đường cho CNTB phát triển.

Câu hỏi 2: Trình bày nguyên nhân, diễn biến của Cách mạng Hà Lan ?

Đáp án:

 - Nguyên nhân:

 + Vào thế kỉ XVI, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Nê-đéc-lan phát triển mạnh nhất châu Âu, nhưng lại bị Vương quốc Tây Ban Nha thống trị (từ thế kỉ XII), ra sức ngăn cản sự phát triển này.

 + Chính sách cai trị hà khắc của phong kiến Tây Ban Nha ngày càng làm tăng thêm mâu thuẫn dân tộc.

 

doc 18 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1366Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống câu hỏi “nhận biết” chương trình học kỳ I môn Lịch sử 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đáp án: D
Câu hỏi 2: Trình bày những nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa ngày 18 - 3 - 1871 và sự ra đời Công xã Pa-ri: 
Đáp án:
	 - Khi mâu thuẫn giữa Chính phủ tư sản (ở Véc-xai) với nhân dân ngày càng gay gắt, Chi-e tiến hành âm mưu bắt hết các uỷ viên của uỷ ban Trung ương (đại diện cho nhân dân).
 	 - Ngày 18 - 3 - 1871, Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông-mác (Bắc Pa-ri) - là nơi tập trung đại bác của Quốc dân quân, nhưng cuối cùng chúng đã thất bại. Âm mưu chiếm đồi Mông-mác không thành, Chi-e phải cho quân chạy về Véc-xai. Nhân dân nhanh chóng làm chủ Pa-ri và đảm nhiệm vai trò Chính phủ lâm thời.
	- Ngày 26 - 3 - 1871, nhân dân Pa-ri tiến hành bầu cử Hội đồng Công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Những người trúng cử phần đông là công nhân và trí thức - đại diện cho nhân dân lao động Pa-ri.
Bài 6- Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Câu hỏi 1: Cuối thế kỉ XIX, công nghiệp Pháp đứng thứ? 
A. Thứ hai thế giới B. Thứ ba thế giới
C. Thứ tư thế giới D. Thứ năm thế giới
Đáp án: C
Câu hỏi 2: Cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa đế quốc Đức có đặc điểm gì?
A. Là CNĐQ thực dân.
B. Là chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi?
C. Là CNĐQ quân phiệt hiếu chiến.
D. Là CNĐQ hiếu chiến và thực dân.
Đáp án: C
Câu hỏi 3: Trình bày tình hình kinh tế Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ:
Đáp án: 
	- Trước năm 1870, tư bản Mĩ đứng thứ tư thế giới (sau Anh, Pháp và Đức). Từ năm 1870 trở đi, công nghiệp Mĩ phát triển mạnh, vươn lên vị trí số 1 thế giới. Sản phẩm công nghiệp Mĩ luôn gấp đôi Anh và gấp 1/2 các nước Tây Âu gộp lại.
 	+ Công nghiệp phát triển mạnh đã dẫn đến sự tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ở Mĩ ra đời như "vua dầu mỏ" Rốc-phe-lơ, "vua thép" Moóc-gan, "vua ô tô" Pho,... đã chi phối toàn bộ nền kinh 
tế Mĩ.
 	+ Nông nghiệp, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, lại áp dụng phương thức canh tác hiện đại, Mĩ vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực trong nước, vừa xuất khẩu cho thị trường châu Âu.
Câu hỏi 4: Chủ nghĩa đế quốc Anh được mệnh danh là gì?
Đáp án: Chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
Bài 7 - Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Câu hỏi 1: Trình bày nguyên nhân dẫn đến cách mạng Nga 1905- 1907 bùng nổ.
Đáp án :	 
	- Đầu TK XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân nói chung, nhất là công nhân rất cực khổ, họ phải lao động từ 12->14h /ngày nhưng tiền lương không đủ sống.
	- Từ 1905-1907, Nga hoàng đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản để tranh giành thuộc địa, bị thất bại nặng nề, càng làm cho nhân dân chán ghét chế độ Nga hoàng. Nhiều cuộc bãi công nổ ra với những khẩu hiệu “Đả đảo chế độ chuyên chế”, ‘Đả đảo chiến tranh” “Ngày làm 8 giờ".
Câu hỏi 2: Trình bày ý nghĩa của cách mạng Nga (1905 – 1907).
Đáp án: 
 	+ Cách mạng Nga 1905 - 1907 tuy thất bại nhưng nó làm lung lay nền thống trị của địa chủ và tư sản.
	+ Là bước chuẩn bị cần thiết cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ diễn ra 10 năm sau đó. Đồng thời, Cách mạng Nga 1905 - 1907 cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới.
Bài 8- Sự phát triển của kỹ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỷ VIII – XIX
Câu hỏi 1: Tác giả của thuyết vạn vật hấp dẫn là?
A. Puốc-kin-giơ B. Lô-mô-nô-xốp
C. Niu - tơn D. Đác-uyn
Đáp án: C
Câu hỏi 2: Trình bày những tiến bộ về khoa học tự nhiên?
Đáp án:
Đầu thế kỉ XVIII, Niu-tơn (người Anh) đã tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn;
Giữa thế kỉ XVIII Lô-mô-nô-xốp (người Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng, cùng nhiều phát minh mới về Vật lí, Hóa học;
Năm 1837, Puốc-kin-giơ (người Séc) khám phá ra bí mật về sự phát triển của thực vật và đời sống của các mô động vật;
Năm 1859, Đác-uyn (người Anh) nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền, đập tan quan niệm về nguồn gốc thần thánh.
Câu hỏi 3: Trình bày những tiến bộ về khoa học xã hội?
Đáp án:
Về triết học, xuất hiện chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng của Phoi-ơ-bách và Hê-ghen (người đức);
Về kinh tế học, A-đam xi mít và Ri-các-đô người Anh đã xây dựng học thuyết chính trị kinh tế học tư sản;
Về tư tưởng, xuất hiện chủ nghĩa xã hội không tưởng gắn liền với tên tuổi của Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen;
Đặc biệt là sự ra đời của học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học năm 1848 do Mác và Ăng-ghen sáng lập.
Chương III: CHÂU Á GIỮA THẾ KỶ XVIII-ĐẨU THẾ KỶ XX
Bài 9- Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỷ XX
Câu hỏi 1: Nêu chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ. 
Đáp án: 
	Chính sách thống trị và áp bức bóc lột nặng nề:
 	+ Chính trị: chia để trị, chia rẽ tôn giáo, dân tộc; chính phủ trực tiếp cai trị Ấn Độ.
 	+ Kinh tế: bóc lột, kìm hãm nền kinh tế Ấn Độ.
Bài 10- Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX
Câu hỏi 1: Nêu những nét chính về quá trình phân chia, xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc từ giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
Đáp án: 
- Trung Quốc là quốc gia rộng lớn, đông dân, có nhiều tài nguyên khoáng sản, sớm trở thành mục tiêu xâm lược của các nước đế quốc.
- Từ năm 1840 đến năm 1842, thực dân Anh đã tiến hành cuộc Chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc, từng bước biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
- Sau Chiến tranh thuốc phiện, các nước đế quốc từng bước xâu xé Trung Quốc. Đến cuối thế kỉ XIX, Đức chiếm vùng Sơn Đông; Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử ; Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông ; Nga, Nhật chiếm vùng Đô: 
Câu hỏi 2: Trình bày nguyên nhân, diễn biến của Cách mạng Tân Hợi?
Đáp án: 
	- Nguyên nhân :
Ngày 9 - 5 - 1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh "Quốc hữu hoá đường sắt", thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc. Sự kiện này đã châm ngòi cho Cách mạng Tân Hợi.
	- Diễn biến :
+ Ngày 10 - 10 - 1911, Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và giành thắng lợi ở Vũ Xương, sau đó lan sang tất cả các tỉnh miền Nam và miền Trung của Trung Quốc. 
+ Ngày 29 - 12 - 1911, chính phủ lâm thời tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc và bầu Tôn Trung Sơn làm Tổng thống.
+ Tôn Trung Sơn đã mắc sai lầm là thương lượng với Viên Thế Khải (quan đại thần của nhà Thanh), đồng ý nhường cho ông ta lên làm Tổng thống (2 – 1912). Cách mạng coi như chấm dứt.
Câu hỏi 3: Trình bày ý nghĩa Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911.
Đáp án: 
	- Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, lật đổ chế đô phong kiến nhà Thanh, thành lập Trung Hoa dân quốc, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản phát triển.
	- Có ảnh hưởng to lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á trong đó có VN.
Bài 11 - Các nước Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỉ XX 
Câu hỏi 1: Nguyên nhân dẫn đến sự xâm lược của tư bản phương Tây ở Đông Nam Á.
Đáp án: ĐNA có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ PK đang lâm vòa tình trạng khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược.
Câu hỏi 2: Nêu quá trình xâm luợc của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á.
Đáp án: Từ nửa sau thế kỷ XIX tư bản phuơng tây đẩy mạnh xâm luợc ĐNA: Anh chiếm (Mã Lai, Miến Điện) Pháp chiếm (VN, Lào, Cam- pu -chia,) Tây Ban Nha rồi Mĩ chiếm (Phi líp pin)Hà lan, Bồ đào nha chiếm (In-đô-nê-xi-a).
Câu hỏi 3: Chính sách cai trị thâm độc nhất của thực dân phương tây ở Đông Nam Á.
A. Vơ vét B. Đàn áp.
C. Chia để trị D. Chỉ đầu tư công nghiệp nhẹ.
Đáp án: C
Bài 12- Nhật Bản cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỉ XX
Câu hỏi 1: Thiên hoàng Minh Trị lên ngôi vào năm nào?
Đáp án: Năm 1868
Câu hỏi 2: Trình bày nội dung chính cuộc Duy tân Minh Trị.
Đáp án:
	- Kinh tế: Thống nhất thị trường tiền tệ, Phát triển kinh tế TbCN ở nông thôn, xây dựng cơ sở hại tầng, đường xã, cầu cống...
	- Chính trị: Xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản; ban hành hiến pháp 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến... 
	- Giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kỹ thuật, cử HS ưu tú du học phương Tây...
	- Quân sự: Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển kinh tế quốc phòng..
Câu hỏi 3: Cho biết ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị?
Đáp án: 
	 + Tạo nên những chuyển biến về xh sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, có ý nghĩa như một cuộc CM TS.
	+ Tạo điều kiện cho sự phát triển CNTB đưa NB trở thành nước TB hùng mạnh ở Châu Á.
Chương IV: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914-1918)
Bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 - 1918 )
Câu hỏi 1: Trình bày diễn biến của chiến tranh thế giới thứ nhất giai đoạn (1914 – 1916).
Đáp án: 
 	+ Sau sự kiện Thái tử Áo - Hung bị một người Xéc-bi ám sát (ngày 28 - 6 - 1914), từ ngày 1 đến ngày 3 - 8, Đức tuyên chiến với Nga và Pháp. Ngày 4 - 8, Anh tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
	+ Giai đoạn này, Đức tập trung lực lượng đánh phía tây nhằm nhanh chóng thôn tính nước Pháp. Song nhờ có Nga tấn công quân Đức ở phía đông, nên nước Pháp được cứu nguy. Từ năm 1916, chiến tranh chuyển sang thế cầm cự đối với cả hai phe.
	+ Chiến tranh bùng nổ, cả hai phe đều lôi kéo nhiều nước tham gia và sử dụng nhiều loại vũ khí hiện đại, đã giết hại và làm bị thương hàng triệu người.
 Câu hỏi 2: Trình bày diễn biến của chiến tranh thế giới thứ nhất giai đoạn ( 1917 – 1918).
Đáp án:
+ Tháng 2 - 1917, Cách mạng tháng Hai diễn ra ở Nga, buộc Mĩ phải sớm nhảy vào tham chiến và đứng về phe Hiệp ước (4 - 1917), vì thế phe Liên minh liên tiếp bị thất bại.
+ Từ cuối năm 1917, phe Hiệp ước liên tiếp mở các cuộc tấn công làm cho đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng.
+ Ngày 11 - 11 - 1918, Đức đầu hàng đồng minh vô điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh.
Câu hỏi 3: Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra trong thời gian nào?
A. 1905- 1907 B. 1914- 1918
C. 1918- 1923 D.1929- 1933
Đáp án: B
Câu hỏi 4: Trình bày nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp của cuộc chiến thế giới thứ nhất 1914-1918.
Đáp án:
	* Nguyên nhân sâu xa
	- Vào cuối thế kỉ XIX đầu XX sự phát triển không đều giữa các nước TB. Về kinh tế, chính trị đã làm thay đổi sâu sắc so sánh giũa lực lượng các nước đế quốc
	- Mâu thuẩn về thị trường, thuộc địa đã dẫn tới các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên: Chiến tranh Mi-Tây Ba Nha (1898), Anh-Bô ơ (1899 - 1902 ), Nga-Nhật(1904-1905)
	- Hình thành 2 khối:
	* Duyên cớ: Để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh nhằm tranh giành thị trường và thuộc địa các nước đế quốc đã thành lập hai khối quân sự đối lập:
	+ khối Liên minh: Đức, Áo-Hung1882
	+ khối Hiệp Ước: Anh, Pháp, Nga 1907
	=> Cả hai khối đều tích cực chạy đua vũ trang nhằm tranh nhau làm bá chủ thế giới. 
Câu hỏi 5: Chiến tranh thế giới thứ nhất trải qua bao nhiêu giai đoạn?
Đáp án: hai giai đoạn
Giai đoạn thứ nhất (1914-1916)
Giai đoạn thứ hai (1917-1918).
Câu hỏi 6: Nêu hậu của của cuộc chiến tranh thế giới thứ?	
Đáp án:
	- Chiến tranh thế giới thứ nhất làm hơn 10 triệu người chết và hơn 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, đường xá bị phá hủy. chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ USD.
	- Chiến tranh đem đến lợi ích cho các nước thắng trận, nhất là Mĩ.
	- Bản đồ thế giới được chia lại: Đức mất hết thuộc địa, Anh, Pháp, Mĩ được mở rộng thêm do có thêm thuộc địaCâu hỏi 7: Phát xít Đức đầu hàng đồng minh vào thời gian nào?
A: 12/1/1914 B:11/1/1914
C:11/11/1918 D:12/1/1918
Đáp án: C
Phần một (tt): LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
Chương I: CÁCH MẠNG THÁNG MUỜI NGA 1917 
VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Bài 15- Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng (1917 - 1921)
Câu hỏi 1: Tình hình nước Nga trước cách mạng Tháng Mười 1917.	
Đáp án:
	- Trước cách mạng, nước Nga vẫn là một nước đế quốc quân chủ chuyên chế do Nga Hoàng Ni cô lai II đứng đầu.
	- Năm 1914 Nga hoàng , tham gia vào cuộc chiến tranh đế quốc gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước.
	- Xã hội tồn tại những mâu thuẩn hết sức gay gắt, phong trào phản chiến lan rộng khắp nơi đòi lập đổ chế độ Nga hoàng.
Câu hỏi 2: Trình bày diễn biến cuộc Cách mạng tháng Mười năm 1917. 
Đáp án: 
	 - Trước tình hình phức tạp của đất nước, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích chủ trương tiếp tục làm cách mạng, lôi cuốn đông đảo quần chúng công nhân và nông dân, dùng bạo lực lật đổ Chính phủ lâm thời, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại, giành chính quyền về tay các Xô viết. Trong khi đó, Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản lại xem cuộc cách mạng đã thành công, tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh đế quốc. 
	 - Tới đầu tháng 10, không khí cách mạng bao trùm cả nước. Lê-nin từ Phần Lan bí mật trở về Pê-tơ-rô-grát để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng. Đêm 24 - 10 (6 - 11), cuộc khởi nghĩa bùng nổ, quân cách mạng đã làm chủ toàn bộ thành phố. Đêm 25 - 10 (7 - 11), Cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ lâm thời, bị đánh chiếm. Chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ. 
Câu hỏi 3: Nêu diễn biến ở của cuộc khởi nghĩa ở Pê-tơ-rô-gờ-rát.
Đáp án:
	- Ngày 7/10 (20-10), Lê-nin rời Phần Lan bí mật về Pê-tơ-rô-grát trực tiếp lãnh đạo cuộc CM.
	- Đêm 24/10 (6-11) cuộc k/n bùng nổ, quân CM đã làm chủ toàn thành phố.
	- Đêm 25/10 (7-11), Cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng cử chính phủ lâm thời bị đánh chiếm. Chính phủ Tư sản sụp đổ hoàn toàn.
Câu hỏi 4: Trình bày ý nghĩa của cách mạng tháng mười Nga 1917..
Đáp án:
	- Trong nước: Làm thay đổi vận mệnh nước Nga, lần đầu tiên trong lịch sử người, lao động lên nắm chính quyền, XD chế độ XH mới, chế độ XHCN trên một đất rộng lớn.
	- Thế giới: CM tháng Mười đã dẫn đến những thay đổi lớn trong thế giới cổ vũ mạnh mẽ. Tạo ra những thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. 
Bài 16- Liên Xô xây dựng CNXH ( 1921 - 1941 )
Câu hỏi 1: Trình bày những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925 - 1941).
Đáp án:
	- Bằng hai kế hoạch 5 năm - kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928 - 1932) và kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933 - 1937), Liên Xô đã giành những thắng lợi to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội : trở thành nước công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa với sản lượng công nghiệp đứng đầu châu Âu, đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ) ; đã tiến hành tập thể hoá nông nghiệp, có quy mô sản xuất lớn và được cơ giới hoá. 
	- Về văn hoá - giáo dục, Liên Xô đã thanh toán nạn mù chữ, phát triển hệ thống giáo dục quốc dân, đạt nhiều thành tựu rực rỡ về khoa học - kĩ thuật và văn hoá - nghệ thuật. 
	- Về xã hội, các giai cấp bóc lột đã bị xoá bỏ, chỉ còn lại hai giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa. Từ tháng 6 - 1941, trước cuộc tấn công xâm lược của phát xít Đức, nhân dân Liên Xô phải ngừng việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1937 - 1941). 
Câu hỏi 2: Chọn đáp án đúng nhất trong câu trả lời sau: Ý nào sau đây không phải nội dung của Chính sách kinh tế mới:
	A. Nhà nước thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng chế độ thu thuế lương thực.
	B. Cho phép tư nhân dược xây dựng những xí nghiệp nhỏ có sự kiểm soát của Nhà nước. 
	C. Thương nhân được tự do buôn bán. 
	D. Ưu tiên phát triển nền kinh tế tri thức. 
Đáp án: D
Câu hỏi 3: Cho biết nội dung của chính sách kinh tế mới ở Liên Xô.
Đáp án:
	- 3- 1921, Chính sách kinh tế mới được thực hiện.
	- Nội dung: bãi bỏ chính sách trưng thu lương thực thừa, thay vào đó là chế độ thu thuế lương thực. Khuyến khích mở lại chợ và buôn bán tự do. Cho phép tư nhân mở xí nghiệp nhỏ. Khuyến khích nước ngoài vào đầu tư ở Nga.
Câu hỏi 4: Nêu những thành tựu chính của chính sách kinh tế mới ở Liên Xô năm 1921-1925? 
Đáp án:
	+ Kinh tế nông nghiệp và các ngành kinh tế khác đuợc phục hồi phát triển nhanh. 
	+ Đời sống nhân dân đuợc cải thiện ...
Chương II: CHÂU ÂU VÀ NUỚC MĨ 
GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
Bài 17- Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
Câu hỏi 1: Nêu nguyên nhân cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933 và những hậu quả ?
Đáp án:
 	* Nguyên nhân:
	- Năm 1929 cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ trong thế giới tư bản. Đây là cuộc khủng hoảng trầm trọng kéo dài có sức tàn phá chưa từng thấy đã đẩy lùi mức sản xuất hàng chục năm, hàng trục triệu công nhân thất nghiệp, hàng chục triệu người rơi vào tình trạng đói khổ.
	* Hậu quả:
	- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã làm cho Châu Âu và thế giới bị tàn phá nặng nề;
	- Hàng trăm triệu người đói khổ.
	=> Sản xuất đình đốn® nạn thất nghiệp, người lao động đói khổ.
Bài 18 - Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
Câu hỏi 1: Đảng Cộng sản Mĩ ra đời vào thời gian nào?
A. Tháng 5 năm 1920 B. Tháng 5 năm 1921
C. Tháng 5 năm 1922 D.Tháng 5 năm 1924
Đáp án: B
Câu hỏi 2: Trình bày hoàn cảnh ra đời, nội dung, ý nghĩa của chính sách kinh tế mới ở Mĩ. 
Đáp án:
	- Hoàn cảnh: 1932, để cứu nguy cho nền kinh tế và để đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng, Ru-dơ-ven đã đề ra chính sách kinh tế mới.
	- Nội dung: 
+ Giải quyết nạn thất nghiệp.
+ Phục hồi sự phát triển của kinh tế, tài chính.
+ Ban hành các đạo luật phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng với những quy định chặt chẽ, đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.
	- Ý nghĩa: Các biện pháp của Chính sách mới đã góp phần giải quyết những khó khăn của nền kinh tế, đưa nước Mĩ thoát dần khỏi khủng hoảng Các biện pháp của Chính sách mới đã góp phần giải quyết những khó khăn của nền kinh tế, đưa nước Mĩ thoát dần khỏi khủng hoảng.
Câu hỏi 3: Tình hình kinh tế - xã hội nước Mĩ trong thập niên 20 thế kỉ XIX.
Đáp án: 
	- Nước Mĩ bước thời kì phồn thịnh, trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số một của thế giới
	- Năm 1928, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, đứng đầu thế giới về nhiều ngành công nghiệp như xe hơi, dầu mỏ...và nắm 60% dự trữ vàng trế giới
	- Nước Mĩ chú trọng cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền nhằm nâng cao năng xuất và tăng cường độ lao động của công nhân.	
	- Do bị áp bức bóc lột và nạn phân biệt chủng tộc phong trào công nhân phát triển ở nhiều bang trong nước. Tháng 5/1921 đảng cộng sản Mĩ thành lập, đánh dấu sự phát triển của phong trào công nhân.
Câu hỏi 4: Nguyên nhân của sự phát triển của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ nhất. 
Đáp án:
+Thu đuợc nhiều lợi nhuận sau cuộc chiến thế giới thứ nhất
+Giai cấp tư sản dùng mọi biẹn pháp cải tiến kĩ thuật,thực hiện sản xuất dây truyền
+Tăng cuờng độ lao động và bóc lột công nhân....
Chương III: CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN THẾ GIỚI.
(1918-1939)
Bài 19- Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939 ) 
Câu hỏi 1: Đảng Cộng sản Nhật Bản ra đời vào thời gian nào? 
A. 1920 B. 1921
C. 1922 D. 1924
Đáp án: C
Câu hỏi 2: Trình bày tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
Đáp án:
	- Trong CTTG thứ nhất, NhËt Bản thu ®­îc nhiÒu lîi nhuËn nhất là về kinh tế (1914-1918) sản lượng công nghiệp gấp 5 lần.
	- Sau chiến tranh kinh tế Nhật Bản ngày càng khó khăn 
	+ Nông nghiệp lạc hậu, trì trệ
	+ Kinh tế bấp bênh, phát triển chậm chạp, tăng trưởng không đồng đều.
	+ Động đất 9 – 1923
	- Năm 1918, "cuộc bạo động lúa gạo” đã nổ ra lôi cuốn tới 10 triệu người tham gia.
	- 1927: Nhật Bản lại lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính ® kinh tế chấm dứt sự phục hồi ngắn ngủi của nền kinh tế nước này.
Câu hỏi 3: Để đưa đất nuớc thoát khỏi khủng hoảng giới cầm quyền Nhật chọn giải pháp nào? 
A. Thực hiện chính sách kinh tế mới
B. Thực hiện cải cách
C. Tăng cuờng chính sách quân sự, gây chiến tranh xâm luợc với nước ngoài
D. Thực hiện cải cách
Đáp án: C
Câu hỏi 4: Chọn đáp án đúng nhất trong câu trả lời sau:
Nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản ngay trong và sau chiến tranh thế giới thứ nhất ?
A. Được Mĩ viện trợ .
B. Được hưởng nhiều quyền lợi nhờ chiến tranh.
C. Tăng cường bóc lột các thuộc địa.
D. Chính quyền có những biện pháp tích cực để phát triển kinh tế .
Đáp án: B	
Câu hỏi 5: Hãy nêu tác động của khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đến kinh tế Nhật.
Đáp án: Cuộc kh/hoảng kinh tế1929-1933 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế Nhật Bản sản lượng công nghiệp giảm tới 1/3). Giới cầm quyền N.Bản chủ trương quân sự hoá đất nước, phát động chiến tranh xâm lược để thoát khỏi khủng hoảng.
Bài 20- Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á ( 1918 - 1939 )
Câu hỏi 1: Nêu nét mới phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất? 
Đáp án:
	- Phong trào chịu tác động của CMT10 Nga.
	- Phong trào lên cao và rộng khắp.
	- Công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập.
	- Các ĐCS đuợc thành lập giữ vai trò lãnh đạo.
Câu hỏi 2: Trình bày những nét mới trong phong trào giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á trong những năm 1918-1939.
Đáp án:
- Bắt đầu từ những năm 20 của thế kỉ XX,trong các phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á đã xuất hiện một nét mới-giai cấp vô sản trẻ tuổi bắt đầu trưởng thành và tham gia lãnh đạo.
- Hàng loạt các ĐCS được thành lập và tham gia đấu tranh, như ĐCS In-đô-nê-xia (5-1920), ĐCS Việt Nam (3-2-1930), các ĐCS Mã Lai và Xiêm (4-1030)...
Câu hỏi 3: Kể tên những phong trào đấu tranh ở các nước Châu Á?
Đáp án:
	- Phong trào Ngũ tứ ( 4/5/1919 – TQ).
	- Thắng lợi của cách mạng Mông Cổ ( 1924).
	- Phong trào ở Ấn Độ do Đảng Quốc đại lãnh đạo, đứng đầu là M – Bát- Ma-Gan-đi.
	- Phong trào ở Đông Dương, tiêu biểu nhất ở Việt Nam.
Câu hỏi 4: Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập tháng:
 A. 9 -1921 B. 7 – 1921
C. 7 – 1922 D. 9 - 1922
Đáp án: B
Chương IV: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI 1939-1945
Bài 21- Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) 	
Câu hỏi 1: Nêu nguyên nhân cuộc chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945.
Đáp án:
	- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, những mâu thuẫn về thị trường, thuộc địa lại nảy sinh giữa các nước đế quốc.
	- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 làm mâu thuẫn càng trở nên sâu sắc. Đức, Ý, Nhật đã phát xít hóa bộ máy chính quyền, mưu đồ gây chiến tranh thế giới.
	- Thế giới hình thành 2 khối là khối đế quốc Anh, Pháp, Mĩ... và khối phát xít gồm Đức, Ý, Nhật. Cả hai khối trên cùng mâu thuẫn và muốn tiêu diệt Liên Xô.
	

Tài liệu đính kèm:

  • docLich su - lop 8.doc