Hệ thống câu hỏi “nhận biết” chương trình học kỳ I môn Sinh học 6

Câu 1: Bài 1. Tiết 1. Đặc điểm của cơ thể sống

Thế nào là vật sống , Vật không sống ?

Hướng dẫn/ đáp số:

Vật sống là : Lấy thức ăn , nước uống , lớn lên và sinh sản

 Vật không sống là : Không lấy thức ăn , Không lớn lên

Câu 2 : Bài 1. Tiết 1. Đặc điểm của cơ thể sống

 Hãy nhận dạng đâu là vật sống đâu là vật không sống ?

 1. Cái bàn

2. Con chim

3. Hòn đá

4. Cái bút

5. Cây đậu

 

doc 9 trang Người đăng trung218 Lượt xem 982Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống câu hỏi “nhận biết” chương trình học kỳ I môn Sinh học 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỆ THỐNG CÂU HỎI “NHẬN BIẾT” CHƯƠNG TRÌNH HỌC KỲ I
Chủ đề : Mở đầu sinh học - Đại cương về giới thực vật - Tế bào thực vật
Câu 1: Bài 1. Tiết 1. Đặc điểm của cơ thể sống
Thế nào là vật sống , Vật không sống ?
Hướng dẫn/ đáp số: 
Vật sống là : Lấy thức ăn , nước uống , lớn lên và sinh sản 
 Vật không sống là : Không lấy thức ăn , Không lớn lên 
Câu 2 : Bài 1. Tiết 1. Đặc điểm của cơ thể sống
 Hãy nhận dạng đâu là vật sống đâu là vật không sống ? 
 1. Cái bàn 
2. Con chim 
 Hòn đá 
Cái bút 
Cây đậu 
Hướng dẫn/ đáp số: 
- Vật sống : 2,5
Vật không sống : 1,3,4
Câu 3: Bài 1. Tiết 1. Đặc điểm của cơ thể sống
Hãy nêu những đặc điểm của cơ thể sống ?
Hướng dẫn/ đáp số: 
Cơ thể sống có những đặc điểm quan trọng sau đây : Có sự trao đổi chất với môi trường (lấy các chất cần thiết và loại bỏ các chất thải ra ngoài ) lớn lên và sinh sản 
Câu 4: Bài 1. Tiết 1. Đặc điểm của cơ thể sống
Hãy chọn những cụm từ phù hợp cho sẵn ( Sinh sản , Trao đổi chất ) và điền vào chỗ trống thay cho các số 1, Để hoàn chỉnh các câu sau : 
Cơ thể sống có các đặc điểm quan trọng sau đây 
Có sự (1) ...................Với môi trường (Lấy các chất cần thiết và loại bỏ các chất thải ra ngoài ) Thì mới tồn tại được lớn lên và (2) .................
 Hướng dẫn/ đáp số: 
(1) Trao đổi chất 
(2) Sinh sản 
Câu 5: Bài 2. Tiết 1: Nhiệm vụ của sinh học
Sinh vật trong tự nhiên được chia thành mấy nhóm ? Là những nhóm nào ? 
Hướng dẫn/ đáp số: 
Sinh vật trong tự nhiên được chia thành 4 nhóm 
Vi khuẩn 
Nấm 
Thực vật 
Động vật 
Câu 6: Bài 2. Tiết 1: Nhiệm vụ của sinh học
Sinh vật trong tự nhiên có đặc điểm gì ?
 Hướng dẫn/ đáp số: 
Sinh vật trong tự nhiên có đặc điểm :
Phong phú và đa dạng 
Sống ở những môi trường khác nhau 
Có mối quan hệ mật thiết với nhau và con người 
Câu 7: Bài 2. Tiết 1: Nhiệm vụ của sinh học
Những sinh vật kể tên sau đây : Cây dừa , Con Trâu , Con Gà ,Cây Tre là : 
Là những sinh vật có ích 
Là những sinh vật có hại 
Là những sinh vật vừa có ích vừa có hại 
Cả a,b và c đều sai 
Hướng dẫn/ đáp số: ý a
Câu 8: Bài 2. Tiết 1: Nhiệm vụ của sinh học
 Nhiệm vụ của sinh học là gì ? 
Hướng dẫn/ đáp số: 
Nhiệm vụ của sinh học là nghiên cức đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống của sinh vật cũng như các mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau và với môi trường tìm cách sử dụng hợp lí chúng , Phục vụ đời sống con người .
Câu 9: Bài 2. Tiết 1: Nhiệm vụ của sinh học
Nhiệm vụ của thực vật là gì ? 
Hướng dẫn/ đáp số: 
Thực vật có nhiệm vụ : 
Nghiên cứu tổ chức cơ thể cùng các đặc điểm hình thái , cấu tạo , các hoat động sống của thực vật 
Nghiên cứu sự đa dạng của thực vật và sự phát triển của chúng qua các nhóm thực vật khác nhau .
Tìm hiểu vai trò của thực vật trong thiên nhiên và trong đời sống con người 
Chương I: CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT
Câu hỏi 1: Bài 5/Tiết 4: Thực hành: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng.
Nêu cấu tạo và cách sử dụng kính lúp?
Hướng dẫn/đáp số: 
- Kính lúp gồm 2 phần:
+ Tay cầm bằng kim loại hoặc bằng nhựa.
+ Tấm kính trong, dày, 2 mặt lồi, có khung bằng kim loại hoặc bằng nhựa.
- Cách sử dụng: Tay trái cầm kính, để mặt kính sát mẫu vật cần quan sát, mắt nhìn vào kính và di chuyển kính lúp đến khi nhìn rõ vật nhất.
Câu hỏi 2: Bài 5/Tiết 4: Thực hành: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng.
Nêu cấu tạo và cách sử dụng kính hiển vi ?
Hướng dẫn/ đáp số: 
- Kính hiển vi gồm 3 phần:
+ Chân kính
+ Thân kính
+ Bàn kính
- Cách sử dụng:
+ Bước 1: Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng.
+ Bước 2: Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính.
+ Bước 3:Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ mẫu vật.
Câu 3: Bài 7/ Tiết 6: Cấu tạo tế bào thực vật.
Cấu tạo tế bào thực vật gồm những thành phần chính nào?
Hướng dẫn/ đáp số: 
Tế bào thực vật gồm: 
- Vách tế bào.
- Màng sinh chất.
- Chất tế bào.
- Nhân.
- Không bào.
Câu 4: Bài 7/ Tiết 6: Cấu tạo tế bào thực vật.
 Những bộ phận nào sau đây chỉ có ở tế bào thực vật không có ở tế bào động vật?
Lục lạp, vách tế bào.
Màng sinh chất, nhân.
Chất tế bào, không bào.
Hướng dẫn/ đáp số: 
Đáp án a
Câu hỏi 5: Bài 7/ Tiết 6: Cấu tạo tế bào thực vật
Mô là gì ? 
Hướng dẫn/ đáp số: 
- Mô gồm một nhóm tế bào giống nhau cùng thực hiện môt chức năng.
Câu 6: Bài 8/ Tiết 7: Sự lớn lên và phân chia của tế bào.
Tế bào ở những bộ phận nào của cây có khả năng phân chia? 
Hướng dẫn/ đáp số: 
- Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia.
Câu hỏi 7: Bài 8/Tiết 7: Sự lớn lên và phân chia của tế bào.
Tế bào lớn lên như thế nào?
Hướng dẫn/ đáp số: 
- Từ 1 TB non mới hình thành có đủ cấu tạo to dần đến một kích thước nhất địnhthành tế bào trưởng thành.
Câu 8 : Bài 8/Tiết 7: Sự lớn lên và phân chia của tế bào 
Trình bày quá trình phân bào ?
Hướng dẫn/ đáp số: 
 Sự phân chia của tế bào
- Tế bào được sinh ra và lớn lên đến một kích thước xác định sẽ phân chia thành 2 tế bào con, đó là sự phân bào.
- Quá trình phân bào: đầu tiên hình thành 2 nhân, sau đó chất tế bào phân chia, vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.
Chương II: RỄ
Câu hỏi 1: Bài 9: Các loại rễ, các miền của rễ. 
Có bao nhiêu loại rễ chính? Nêu đặc điểm của từng loại rễ?
Hướng dẫn/ đáp số: 
- Có hai loại rễ chính: rễ cọc và rễ chùm.
+ Rễ cọc: có một rễ cái to khỏe, đâm xâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên, từ rễ con mọc nhiều rễ bé hơn nữa.
+ Rễ chùm: gồm nhiều rễ to dài gần bằng nhau, mọc tỏa ra từ gốc thân thành một chùm.
Câu hỏi 2 : Bài 9: Các loại rễ, các miền của rễ. 
Rễ gồm mấy miền? Chức năng của từng miền?
Hướng dẫn/ đáp số: 
Rễ gồm 4 miền:
+ Miền trưởng thành: có chức năng dẫn truyền.
+ Miền hút: hấp thụ nước và muối khoáng.
+ Miền sinh trưởng: làm cho rễ dài ra.
+ Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ.
Câu hỏi 3 : Bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ. 
Cấu tạo của miền hút của rễ gồm mấy phần? Nêu chức năng của từng phần?
Hướng dẫn/ đáp số: 
Cấu tạo của miền hút của rễ gồm hai phần chính:
- Vỏ gồm biểu bì có nhiều lông hút. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan. Phía trong là thịt vỏ có chức năng chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.
- Trụ giữa gồm các mạch gỗ và mạch rây có chức năng vận chuyển các chất. Ruột chứa chất dự trữ.
Câu 5: Bài 11/ Tiết 10 Sự hút nước và muối khoáng của rễ
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống( từ giợi ý: thân, vỏ, lông hút, rễ, mạch gỗ, lá. )
Nước và muối khoáng hòa tan được qua  tới .. của rễ rồi lên . và ..
Hướng dẫn/ đáp số: 
Nước và muối khoáng hòa tan được lông hút qua vỏ tới mạch gỗ của rễ rồi lên thân và lá.
Câu hỏi 6: Bài 11/Tiết 10: Sự hút nước và muối khoáng của rễ
Cây cần nước như thế nào?
Hướng dẫn/ đáp số: 
 Nước rất cần cho cây, nhưng cần ít hay nhiều phụ thuộc vào từng loại cây, các giai đoạn sống, các bộ phận khác nhau của cây.
Câu hỏi 7: Bài 11/ Tiết 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ ( tiếp theo) 
Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây? Cho ví dụ?
Hướng dẫn/ đáp số: 
Các yếu tố bên ngoài như thời tiết, khí hậu, hay các loại đất trồng khác nhau đều có sự ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây.
VD: Khi trời nắng nhiệt đội môi trường cao, cây thoát nước nhiều, nên nhu cầu cần nước của cây sẽ tăng.
Câu hỏi 8: Bài 12: Biến dạng của rễ. 
Kể tên những loại rễ biến dạng và chức năng của chúng?
Hướng dẫn/ đáp số: 
Một số loại rễ biến dạng thực hiện các chức năng khác của cây như:
+ Rễ củ: chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả.
+ Rễ móc: Bám vào trụ, giúp cây leo lên.
+ Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí.
+ Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ.
Chương III: THÂN
Câu hỏi 1: Tiết 13 Bài 13 Cấu tạo ngoài của thân
Thân cây gồm những bộ phận nào?
Hướng dẫn/ đáp số: 
Thân cây gồm: thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách.
Đầu thân và cành có chồi ngọn, dọc thân và cành có chồi nách.
Câu hỏi 2: Tiết 13 bài 13 Cấu tạo ngoài của thân
Thân có mấy loại đó là những loại nào? Đặc điểm của từng loại thân?
Hướng dẫn/ đáp số: 
Có 3 loại thân:
- Thân đứng:
+ Thân gỗ: cứng, cao, có cành
+ Thân cột: cứng, cao, không cành.
+ Thân cỏ: mềm, yếu, thấp.
- Thân leo: leo bằng nhiều cách như thân quấn, tua cuốn,
- Thân bò: mềm yếu, bò lan sát đất.
Câu 3: Bài 14/ Tiết 14: Thân dài ra do đâu.
Thân cây dài ra nhờ bộ phận nào? Sự dài ra của các loại cây khác nhau có giống nhau không ?
Hướng dẫn/ đáp số: 
- Thân dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn 
 - Sự dài ra của thân các loại cây khác nhau thì không giống nhau: thân leo dài ra rất nhanh, thân gỗ dài chậm hơn.
Câu hỏi 4 : Tiết 15 – bài 15: Cấu tạo trong của thân non.
Nêu cấu tạo trong của thân non?
Hướng dẫn/ đáp số: 
Cấu tạo trong của thân non gồm hai phần chính: Vỏ và trụ giữa.
- Vỏ gồm: biểu bì và thịt vỏ.
- Trụ giữa: gồm các bó mạch xếp thành vòng ( mỗi bó mạch có mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong) và ruột
Câu hỏi 5: Tiết 16: Bài 16. Thân to ra do đâu.
Thân cây gỗ to ra do đâu? Và có thể xác định được tuổi của cây gỗ bằng cách nào?
Hướng dẫn/ đáp số: 
- Thân cây gỗ to ra do sự phân chia của các tế bào ở mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
- Hằng năm cây sinh ra các vòng gỗ, đếm số vòng gỗ sáng ( hoặc sẫm) có thể xác định được tuổi của cây.
Câu hỏi 6: Tiết 17: Bài 17. Vận chuyển các chất trong thân
Mạch rây và mạch gỗ có chức năng gì? 
Hướng dẫn/ đáp số: 
- Mạch gỗ có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên cây.
- Mạch rây: Có chức năng vận chuyển các chất hữu cơ trong cây.
Câu 7: Bài 18/ Tiết 18 Biến dạng của thân.
Kể tên các loại thân cây biến dạng? Chức năng đối với cây? 
Hướng dẫn/ đáp số: 
Tên thân biến dạng.
Chức năng đối với cây.
Thân củ.
Dự trữ chất dinh dưỡng.
Thân rễ.
Dự trữ chất dinh dưỡng.
Thân mọng nước.
Dự trữ nước, quang hợp.
Chương IV: LÁ
Câu 1: Bài 19. Tiết 21: ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ
Nêu đặc điểm và chức năng của phiến lá ?
Hướng dẫn/ đáp số: 
- Đặc điểm: phiến lá hình bản dẹp , màu xanh , là phần rộng nhất của lá.
- Chức năng : Thu nhận ánh sáng.
Câu 2: Bài 19. Tiết 21: ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ
	Nêu các đặc điểm phân biệt lá đơn lá kép?
Hướng dẫn/ đáp số: 
- Lá kép có cuống chính phân nhánh thành nhiều cuống con , mỗi cuống con mang 1 phiến lá.
- Lá đơn có 1 cuống ngay dưới chồi nách và chỉ mang 1 phiến lá.
Câu 3: Bài 19. Tiết 21: ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ
Có mấy loại gân lá đó là những loại nào ?
Hướng dẫn/ đáp số: 
Có 3 loại gân lá: 
- Gân hình mạng
- Gân hình cung.
- Gân hình song song.
Câu 4: Bài 19. Tiết 21: ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ
Nêu các kiểu xếp lá trên thân và cành? Lấy ví dụ minh họa?
Hướng dẫn/ đáp số: 
Có 3 kiểu xếp lá trên thân và cành: 
- Mọc đối. Ví dụ lá cây dừa cạn.
- Mọc vòng. Ví dụ lá cây dâu huỳnh. 
 - Mọc cách. Ví dụ lá cây dâu. 
Câu 5: Bài 19. Tiết 21: ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ
Trong các nhóm sau nhóm nào toàn lá có gân hình song song
 a . Lá hành , lá nhón ,lá bưởi c. Lá lúa ,lá keo , lá bí đỏ
 b. Lá rau muống , lá cải d. Lá tre ,lá lúa , lá mía
Hướng dẫn/ đáp số: 
Đáp án : Ý d
Câu 6: Bài 20. Tiết 22: CẤU TẠO TRONG CỦA PHIẾN LÁ
	Cấu tạo trong của phiến lá gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
Hướng dẫn/ đáp số: 
	Cấu tạo trong của phiến lá gồm 3 phần: biểu bì bao bọc bên ngoài, thịt lá ở bên trong, các gân lá xen giữa phần thịt lá.
Câu 7: Bài 20. Tiết 22: CẤU TẠO TRONG CỦA PHIẾN LÁ
	Lớp tế bào thịt lá nào có cấu tạo phù hợp với chức năng chế tạo chất hữu cơ? Lớp tế bào thịt lá nào có cấu tạo phù hợp với chức năng trao đổi khí ?
Hướng dẫn/ đáp số: 
- Lớp tế bào phía trên phù hợp với chức năng chế tạo chất hữu cơ
-Lớp tế bào phía dưới phù hợp với chức năng trao đổi khí
Câu 8: Bài 20. Tiết 22: CẤU TẠO TRONG CỦA PHIẾN LÁ
	Nêu cấu tạo và chức năng của gân lá? 
	Hướng dẫn/ đáp số: 
- Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, gồm các bó mạch : mạch gỗ và mạch rây.
- Gân lá có chức năng vận chuyển các chất.
Câu 9: Bài 21. Tiết 23, 24: QUANG HỢP
	Thế nào là quá trình quang hợp?
Hướng dẫn/ đáp số: 
Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả ra khí oxi.
Câu 10: Bài 21. Tiết 23, 24: QUANG HỢP 
	Hãy viết sơ đồ tóm tắt của quang hợp?
Hướng dẫn/ đáp số: 
 Ánh sáng
Nước + Khí Cacbonic Tinh bột + Khí Oxi
 Chất diệp lục
Câu 11: tiết 25, bài 22: Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quang hợp, Ý nghĩa quang hợp. 
	Nêu những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quang hợp? 
 Hướng dẫn/ đáp số: 
Các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp là: ánh sáng, nước, hàm lượng khí CO2, và nhiệt độ.
Câu 12: Bài 24/ Tiết 27. Phần lớn nước vào cây đi đâu?
	Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa gì đối với cây?
Hướng dẫn/ đáp số: 
- Tạo sức hút giúp cho việc vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá, 
- Làm cho lá được dịu mát.
Câu hỏi 13: Tiết 28 – bài 25: Biến dạng của lá.
	Có những loại lá biến dạng nào? Chức năng của mỗi loại là gì?
Hướng dẫn/ đáp số: 
- Lá biến thành gai: Làm giảm sự thoát hơi nước.
- Lá biến thành tua cuốn, tay móc: Giúp cây leo lên.
- Lá vảy: Che chở bảo vệ cho chồi của thân rễ.
- Lá bắt mồi: Bắt và tiêu hóa mồi.
Chương V: SINH SẢN 
Câu 1: Bài 26/ Tiết 30. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
	Hãy kể tên và cho ví dụ về một vài hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên? 
Hướng dẫn/ đáp số: 
- Sinh sản sinh dưỡng bằng thân bò. VD: rau má.
- Sinh sản sinh dưỡng bằng thân rễ. VD: củ gừng, củ nghệ.
- Sinh sản sinh dưỡng bằng thân củ. VD: khoai tây
- Sinh sản sinh dưỡng bằng rễ củ. VD: khoai lang 
- Sinh sản sinh dưỡng bằng lá. VD: thuốc bỏng.
Câu 2: Bài 27/ Tiết 31. Sinh sản sinh dưỡng do người.
	Hãy kể tên và cho ví dụ về một vài hình thức sinh sản sinh dưỡng do con người?
Hướng dẫn/ đáp số: 
- Sinh sản sinh dưỡng bằng giâm cành. VD: mía, sắn, khoai lang.
- Sinh sản sinh dưỡng bằng chiết cành.VD: cam, bưởi, chanh.
- Sinh sản sinh dưỡng bằng ghép cành. VD: xoài, bưởi.
Câu hỏi 3: Tiết 30: Bài 26. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
	Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì?
Hướng dẫn/ đáp số: 
Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (Rễ, thân, lá).
Câu hỏi 4: Tiết 30 Bài 26: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
 	Cây nào sau đây thuộc loại thân bò?
 a. Rau má b. Gừng
 c. Rau cải d. Lá thuốc bỏng
Hướng dẫn/ đáp số: 
a. Rau má.
Câu hỏi 5: Tiết 31: Bài 27.Sinh sản sinh dưỡng do người.
	Giâm cành là gì ?
Hướng dẫn/ đáp số: 
Giâm cành là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó ra rễ, phát triển thành cây mới.
Câu hỏi 6: Tiết 31: Bài 27. Sinh sản sinh dưỡng do người.
	Chiết cành là gì ?
Hướng dẫn/ đáp số: 
- Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.
Câu hỏi 7: Tiết 31 – bài 27: Sinh sản sinh dưỡng do người.
	Thế nào là ghép cây? 
Hướng dẫn/ đáp số: 
Ghép cây là dùng bộ phận sinh dưỡng ( mắt, chồi, cành ghép) của cây này gắn vào cây khác (gốc ghép) cho tiếp tục phát triển. Có 2 cách ghép: ghép mắt, ghép cành.
Chương VI: HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH
Câu hỏi 1: Tiết 32: Bài 28. Cấu tạo và chức năng của hoa
	Em hãy cho biết hoa gồm các bộ phận chính nào ? 
Hướng dẫn/ đáp số: 
- Hoa gồm có các bộ phận chính: Đài, tràng, nhị và nhuỵ.
+ Nhị gồm chỉ nhị và bao phấn chứa hạt phấn. 
+ Nhụy gồm: Đầu, vòi, bầu nhuỵ. Noãn nằm trong bầu.
Câu hỏi 2: Tiết 32: Bài 28. Cấu tạo và chức năng của hoa
	 Em hãy cho biết hoa được chia thành mấy nhóm ? 
Hướng dẫn/ đáp số: 
 Hai nhóm: Đơn tính và lưỡng tính.
- Hoa đơn tính chỉ có nhị.
- Hoa lưỡng tính có cả nhị cà nhuỵ
Câu hỏi 3: Tiết 33 – bài 29: Các loại hoa
	Thế nào là hoa đơn tính, lưỡng tính? Cho ví dụ?
Hướng dẫn/ đáp số: 
- Hoa lưỡng tính: có đủ nhị và nhụy
VD: Hoa cải, Hoa bưởi, .
- Hoa đơn tính: chỉ có nhị là hoa đực hoặc chỉ có nhụy là hoa cái
VD: Hoa dưa chuột, hoa liễu, ..
Câu hỏi 4: Tiết 32 – bài 28: Cấu tạo và chức năng của hoa.
	Hãy nêu chức năng các bộ phận của hoa?
Hướng dẫn/ đáp số: 
- Đài và tràng làm thành bao hoa để bảo vệ nhị và nhụy
- Nhị có nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục dực. Nhụy có bầu chứa noãn mang tế bào sinh dục cái. Nhị và nhụy là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
Câu hỏi 7: Tiết 34 – bài 30: Thụ phấn.
	Thế nào là thụ phấn? hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn?
Hướng dẫn/ đáp số: 
- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
- Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó gọi là hoa tụ thụ phấn.
- Hoa giao phấn là nhũng hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác.
Câu hỏi 8: Tiết 34 – bài 30: Thụ phấn.
	Nêu những đặc điểm phù hợp với lối thụ phấn nhờ sâu bọ?
Hướng dẫn/ đáp số: 
Những hoa thụ phấn nhờ sâu bọ thường: 
+ Có màu sắc sặc sỡ
+ Có hương thơm, mật ngọt
+ Hạt phấn to và có gai.
+ Đầu nhụy có chất dính.

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh hoc - lop 6.doc