Hệ thống câu hỏi “nhận biết” chương trình học kỳ I môn Vật lý

Câu 1: Bài 1,2. Đo độ dài

Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam là gì?

Đáp án: Đơn vị đo độ dài là mét, kí hiệu là m

Câu 2: Bài 1,2. Đo độ dài

Giới hạn đo(GHĐ) của thước là gì ?

Đáp án: Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

Câu 3: Bài 1,2. Đo độ dài

Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là gì?

Đáp án: Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia

liên tiếp trên thước.

 

doc 40 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1071Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hệ thống câu hỏi “nhận biết” chương trình học kỳ I môn Vật lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gương phẳng có tính chất nào sau đây?
 A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật
 B. Hứng được trên màn và bé hơn vật
 C. Không hứng được trên màn và và bé hơn vật
 D. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật.
Đáp án: D.
Câu hỏi 6. Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng?
A. Ảnh luôn lớn hơn vật. 	
B. Ảnh bằng vật.
C. Ảnh nhỏ hơn vật. 
D. Ảnh hứng được trên màn chắn.
Đáp án: B. Ảnh bằng vật.
Câu hỏi 7. Tiết5. Bài 5. Ảnh của một vật tạo tạo bởi gương phẳng.
Trình bày tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng?
Hướng dẫn trả lời:
Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng:
- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn, gọi là ảnh ảo.
- Độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật.
- Điểm sáng và ảnh của nó tạo bởi gương phẳng cách gương một khoảng bằng nhau.
Câu hỏi 8: Tiết 5- Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
 Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh gì ?
 Hướng dẫn/ trả lời:Ảnh ảo
Câu hỏi 9: Tiết 5- Bài 5 : Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
Câu hỏi:Em hãy cho biết ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn không ? So sánh độ lớn của ảnh với vật.
 Hướng dẫn/ trả lời: 
 Ảnh tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật .
Câu hỏi 10: Tiết 5- Bài 5 : Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
 Gương phẳng là gì? Cho ví dụ.
Trả lời: Gương phẳng là những vật có bề mặt phẳng, nhẵn, bóng. Ví dụ: mặt nước yên lặng, mặt kính, mặt đá hoa bóng,,,
 Tiết 7 - Bài 7: Gương cầu lồi
 Câu hỏi 1. Tiết 7 - Bài 7: Gương cầu lồi
 Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh gì?
 Hướng dẫn/trả lời: Là ảnh ảo.
Câu hỏi 2. Tiết 7 - Bài 7: Gương cầu lồi
 Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có hứng được trên màn chắn hay không?
 Đáp án: Không hứng được trên màn chắn
Câu hỏi 3. Tiết 7 - Bài 7: Gương cầu lồi
 Cho biết độ lớn của ảnh tạo bởi gương cầu lồi so với độ lớn của vật?
 Hướng dẫn/trả lời: Độ lớn của ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn độ lớn của vật.
Câu hỏi 4 . Tiết 7 - Bài 7: Gương cầu lồi
Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có đặc điểm:
A. Là ảnh ảo và to bằng vật.
C. Là ảnh ảo và nhỏ hơn vật.
B. Là ảnh thật và to bằng vật.
D. Là ảnh ảo và lớn hơn vật.
Đáp án: C. Là ảnh ảo và nhỏ hơn vật.
Câu hỏi 5. Tiết 7 - Bài 7: Gương cầu lồi
 Chọn phương án trả lời sai về tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi.
	A. Ảnh ảo nhỏ hơn vật
	B. Ảnh thật nhỏ hơn vật
	C. Ảnh ảo gần gương hơn vật
	D. Ảnh ảo cùng chiều với vật
	Đáp án: B sai.
Câu hỏi 6. Tiết 7 - Bài 7: Gương cầu lồi
Nêu đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi?
Đáp án: Là ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
Câu hỏi 7: Tiết 7 - Bài 7: Gương cầu lồi.
Khi quan sát ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi phải đặt mắt ở vị trí nào và hướng nhìn như thế nào?
A. Đặt mắt trước gương và nhìn vào mặt gương.
B. Đặt mắt sau gương và nhìn vào mặt sau của gương.
C. Đặt mắt trước gương và nhìn vào vật
D. Đặt mắt sau gương và nhìn vào vật.
Đáp án: A
Câu hỏi 8: Tiết 7 - Bài 7: Gương cầu lồi.
 Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất gì?
 Hướng dẫn/ trả lời:
 - Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn
 - Ảnh nhỏ hơn vật
Bài 8: Gương cầu lõm 
Câu hỏi 1. Tiết 8- Bài 8 : Gương cầu lõm.
	Khi vật ở khoảng nào thì gương cầu lõm cho ảnh ảo?
	Đáp án: Khi vật ở gần sát gương thì gương cầu lõm cho ảnh ảo.
Câu hỏi 2: Tiết 8- Bài 8 : Gương cầu lõm.
 Chiếu một chùm tia sáng song song vào một gương cầu lõm ta thu được một chùm tia phản xạ, chùm tia này có đặc điểm gì?
	Đáp án: Chùm tia này hội tụ tại một điểm trứơc gương.
Câu hỏi 3. Tiết 8- Bài 8 : Gương cầu lõm.
 Chỉ ra nhận xét đúng về ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm
	A. Nhỏ hơn một vật
	B. Bằng vật
	C. Lớn hơn vật
	D. Bằng nửa vật
 Hướng dẫn/trả lời: C.
Câu hỏi 4. Tiết 8- Bài 8 : Gương cầu lõm.
 Chọn phương án trả lời đúng
	Gương cầu lõm là
	A. Vật có dạng hình cầu, phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt cầu.
	B. Vật có dạng một phần mặt cầu, phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lõm
	C. Vật có dạng một phần mặt cầu, phản xạ tốt ánh sáng
	D. Vật có dạng phẳng, phản xạ gần như hoàn toàn ánh sáng
 Hướng dẫn/trả lời: B đúng.
Câu hỏi 5. Tiết 8- Bài 8 : Gương cầu lõm.
 Tính chất nào sau đây không phải là tính chất ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm?
	A. Ảnh và vật cách gương một khoảng bằng nhau
	B. Lớn hơn vật
	C. Bằng vật
	D. Các tính chất A và C
 Hướng dẫn/trả lời: D. Các tính chất A và C.
Câu hỏi 6. Tiết 8- Bài 8 : Gương cầu lõm.
Đặt một vật ở sát gương cầu lõm ảnh của nó lớn hay nhỏ hơn vật?
Đáp án: Ảnh lớn hơn vật
Câu hỏi 7: Tiết 8- Bài 8 : Gương cầu lõm.
Khi vật ở khoảng nào thì gương cầu lõm cho ảnh ảo?
 Hướng dẫn/ trả lời: Khi vật ở gần sát gương, ảnh này lớn hơn vật.
Câu hỏi 8 . Tiết 8 – Bài 8. Gương cầu lõm 
Ảnh của 1 vật tạo bởi gương cầu lõm (khi vật đặt sát gương).
A. Nhỏ hơn vật. 	 	B. Bằng vật 	
C. Lớn hơn vật. 	 	D. Bằng nửa vật
Đáp án: C. Lớn hơn vật.
Chương II. ÂM HỌC
	Câu hỏi 1 : Bài 10. Nguồn âm
 Hãy kể một số nguồn âm thường gặp?
Hướng dẫn trả lời:
 Những nguồn âm thường gặp là cột khí trong ống sáo, mặt trống, sợi dây đàn, loa,... khi chúng dao động.
Câu hỏi 2: Bài 10. Nguồn âm
Điền từ còn thiếu trong các phát biểu sau.
Các vật khi phát ra âm đều .....................
Đáp án: Dao động
	Câu hỏi 3: Bài 10. Nguồn âm
Các vật phát ra âm có chung đặc điểm nào?
Đáp án:
Khi phát ra âm, các vật đều dao động.
	Câu hỏi 4: Bài 10. Nguồn âm
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Âm thanh được tạo ra nhờ
Nhiệt
Điện 
Ánh sáng
Dao động
Đáp án: D. Dao động
	Câu 5: Bài 10. Nguồn âm
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Vật nào sau đây không phải nguồn ân
Tiếng trống trường
Tiếng còi ô tô 
 Cây cột điện.
Tiếng chim hót
Đáp án: C đúng
	Câu hỏi 1: Bài 11: Độ cao của âm 
Điền từ còn thiếu trong các phát biểu sau
Số dao động trong một giây gọi là ................... 
Đáp án: Tần số
Câu hỏi 2:. Bài 11: Độ cao của âm
Tần số là gì?
 	Hướng dẫn/ trả lời:
Tần số là số lần dao động trong 1 giây
	Câu hỏi 3 : Bài 11: Độ cao của âm
(Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng).
Số dao động trong một giây gọi là?
 A. Độ dài 	B. Tần số 	C. Khối lượng 	D. Trọng lượng
Trả lời: B. Tần số
Câu hỏi 4: :Bài 11: Độ cao của âm
	Tần số dao động được đo bằng đơn vị nào.
Đáp án: Đơn vị tần số là Héc (Hz) 
Câu hỏi 5: Bài 11: Độ cao của âm
Âm cao(âm bổng), âm thấp (âm trầm) phụ thuộc vào yếu tố nào
Đáp án: Tần số của dao động
	Câu hỏi 6:Bài 11: Độ cao của âm
(Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng).
Âm phát ra càng cao khi
 Nguồn âm có kich thước càng lớn
Thời gian dao động càng lớn
Tần số dao động càng tăng 
Tần số dao động cảng giảm 
Đáp án: C. Tần số dao động càng tăng
	Câu hỏi 7: Bài 11: Độ cao của âm
(Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng).
Tai người có thể nghe được âm thanh với tần số trong khoảng 
Từ 0 Hz đến 20 Hz
Từ 20 Hz đến 40 Hz
Từ 20 Hz đến 20 000 Hz
 Lớn hơn 20 000 Hz 
Đáp án: C. Từ 20 Hz đến 20 000 Hz
Câu hỏi 1. Bài 12: Độ to của âm
Biên độ giao độ càng lớn thì âm phát ra to hay nhỏ?
Đáp án:
 	Biên độ giao độ càng lớn thì âm phát ra to.
Câu hỏi 2: Bài 12: Độ to của âm
(Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng).
Âm thanh phát ra từ cái trống khi ta gõ vào nó to hay nhỏ phụ thuộc vào yếu tố nào trong các yếu tố sau?
A. Biên độ dao động của mặt trống
B. Độ căng của mặt trống
C. Kích thước của dùi trống
D. Kích thước của mặt trống
Đáp án: A
Câu hỏi 3: Bài 12: Độ to của âm
Điền từ còn thiếu trong các phát biểu sau:
Biên độ dao động càng lớn thì âm phát ra.......(1).........Độ to của âm được đo bằng....(2).........
Đáp án:( 1) Càng to (2) đềxiben (dB)
Câu hỏi 4: Bài 12: Độ to của âm
(Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng).
Vật phát ra âm to hơn khi nào
Khi vật dao động nhanh hơn
Khi vât dao động mạnh hơn
Khi tân số dao động lớn hơn
Cả 3 trường hợp trên
Đáp án: B. Khi vât dao động mạnh hơn
Câu hỏi 5: Tiết 13- Bài 12: Độ to của âm
Độ to của âm phụ thuộc vào những yếu tố nào?
 Hướng dẫn/ trả lời:
Độ to của âm phụ thuộc vào hai yếu tố :
 - Nguồn phát âm
 - Khoảng cách từ nguồn đến tai .
Câu hỏi 6. Bài 12. Độ to của âm
(Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng).
 Độ to âm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A . Tần số dao động. 	B. Biên độ dao động.
C. Thời gian dao động 	C. Tốc độ dao động.
Đáp án: B. Biên độ dao động.
Câu hỏi 7. Bài 12. Độ to của âm
(Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng).
Đơn vị đo độ to của âm là:
 	A – Hz 	B- dB 	C- m3 	D- giây
Đáp án: B- dB
Câu hỏi 1. Bài 13: Môi trường truyền âm
Âm có thể truyền qua những môi trường nào? 
Đáp án: Chất rắn, lỏng, khí là những môi trường có thể truyền được âm. 
Câu hỏi 2. Bài 13: Môi trường truyền âm
Âm không thể truyền qua môi trường nào?
Đáp án: Chân không không truyền được âm.
Câu hỏi 3: Bài 13. Môi trường truyền âm
(Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng).
 	Âm truyền được trong môi trường nào dưới đây?
 	A. Chân không B. Chất rắn
 	C. Không khí D. Cả rắn, lỏng và khí
Hướng dẫn trả lời:
 D. Cả rắn, lỏng và khí
Câu hỏi 4: Bài 13. Môi trường truyền âm
(Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng).
Trong lớp, học sinh nghe thầy giáo giảng bài thông qua môi trường truyền âm nào?
A. Không khí
B. Chất rắn
C. Chất lỏng
D. Chân không
Đap án: A
Câu hỏi 5: Bài 13. Môi trường truyền âm
Điền từ thích hợp vào chỗ trống (...) trong các câu sau:
- Âm truyền được trong môi trường (1)......................... và không truyền được trong (2).......................
- Trong các môi trường khác nhau, âm truyền với vận tốc (3)...............
- Vận tốc truyền âm trong chất rắn (4).......... hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng (5).............hơn trong chất khí.
 Đáp án:
(1) rắn, lỏng, khí
(2) chân không.
(3) khác nhau
(4) lớn
(5) lớn
Câu hỏi 6: Môi trường truyền âm Thứ tự bài theo PPCT: Bài 13 
Môi trường truyền âm tốt nhất là môi trường nào?
Đáp án:
Môi trường truyền âm tốt nhất là môi trường rắn.
Câu hỏi 1: Bài 14: Phản xạ âm - Tiếng vang
 	Vật phản xạ âm tốt là những vật?
 	A. Cứng, có bề mặt gồ ghề 	B. Xốp, có bề mặt nhẵn
 	C. Xốp, có bề mặt gồ ghề 	D. Cứng, có bề mặt nhẵn
Hướng dẫn trả lời:
Trả lời: D. Cứng, có bề mặt nhẵn
Câu hỏi 2: Bài 14: Phản xạ âm - Tiếng vang
Thế nào là âm phản xạ ?
Đáp án:
Âm dội lại khi gặp mặt chắn là âm phản xạ. 
Câu hỏi 3: Bài 14: Phản xạ âm - Tiếng vang
Tiếng vang là gì? 
Đáp án:
Tiếng vang là âm vọng lại sau âm phát ra .
Câu hỏi 4: Bài 14: Phản xạ âm - Tiếng vang
Tai ta nghe được tiếng vang khi nào?
Đáp án: 
Tai ta nghe được tiếng vang khi âm phát ra đến tai trước âm phản xạ.
Câu hỏi 5: Bài 14: Phản xạ âm - Tiếng vang
Vật phản xạ âm tốt, phản xạ âm kém là những vật như thế nào? 
Đáp án:
- Vật phản xạ âm tốt là những vật cứng, có bề mặt nhẵn. 
- Vật phản xạ âm kém là những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề.
Câu hỏi 6: Bài 14: Phản xạ âm - Tiếng vang 
(Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng).
Vật nào dưới đây phản xạ âm tốt:
A. Miếng xốp.
B. Rèm cửa.
C. Mặt gương.
D. Đệm cao su.
Đáp án: C. Mặt gương.
Câu hỏi 1. Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn
Thế nào là ô nhiễm tiếng ồn ?
Đáp án:
Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.
Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn.
Câu hỏi 2: Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn
(Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng).
Âm nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn?
A. Tiếng sấm rền
B. Tiếng xình xịch của của bánh tàu hoả đang chạy
C. Tiếng sóng biển ầm ầm
D. Tiếng máy móc làm việc phát ra to và kéo dài
Đáp án: D
III. Lớp 8
Chương I: CƠ HỌC
Thứ tự bài theo PPCT: Bài 1- Chuyển động cơ học
Câu hỏi 1: 
Một chiếc xe máy chở hai người chuyển động trên đường. Trong các câu mô tả sau câu nào đúng.
Người cầm lái chuyển động so với chiếc xe.
Người ngồi sau chuyển động so với người cầm lái.
Hai người chuyển động so với mặt đường.
Hai người đứng yên so với bánh xe.
Hướng dẫn/đáp số: C. Hai người chuyển động so với mặt đường.
Câu hỏi 2: 
Trong các ví dụ về vật đứng yên so với vật mốc sau đây ví dụ nào là sai.
Trong chiếc đồng hồ đang chạy đầu kim đứng yên so với cái bàn.
Trong chiếc ô tô đang chuyển động người lái xe đứng yên so với ô tô.
Trên chiếc thuyền đang trôi theo dòng nước người lái thuyền đứng yên so với chiếc thuyền.
Cái cặp để trên mặt bàn đứng yên so với mặt bàn.
Hướng dẫn/đáp số: A. Trong chiếc đồng hồ đang chạy đầu kim đứng yên so với cái bàn.
Câu hỏi 3: Có một ô tô chở khách đang chạy trên đường. Trong các câu sau đây câu nào đúng ?
 A. Ô tô đứng yên so với mặt đường.
 B. Ô tô chuyển động so với hành khách trong xe.
 C. Ô tô đứng yên so với các cây bên đường.
 D. Ô tô đứng yên so với người lái xe.
Hướng dẫn/đáp số: D. Ô tô đứng yên so với người lái xe.
Câu hỏi 4: Một ô tô đỗ trong bến xe. Trong các vật mốc sau đây, đối với vật mốc nào thì ô tô được xem là chuyển động ? Chọn câu trả lời đúng.
 A. Bến xe.
 B. Một ô tô khác đang đậu trong bến.
 C. Một ô tô khác đang rời bến.
 D. Cột điện ở bến xe.
Hướng dẫn/đáp số: C. Một ô tô khác đang rời bến
Câu hỏi 5. Khi nào vật đứng yên so với vật mốc?
Hướng dẫn/đáp số: Khi vị trí của vật thay đổi so với vật mốc ta nói vật ấy đứng yên so với vật mốc
Câu hỏi 6. Khi nào vật chuyển động so với vật mốc?
Hướng dẫn/đáp số: Khi vị trí của một vật thay đổi so với vật mốc ta nói vật ấy đang chuyển động so với vật mốc 
Câu hỏi 7: Trong các chuyển động sau, quỹ đạo của chuyển động nào là đường thẳng.
Một chiếc lá rơi từ trên cây xuống.
Bánh xe khi xe đang chuyển động.
Một viên phấn rơi từ trên cao xuống.
Một viên đá được ném theo phưong nằm ngang.
Hướng dẫn/đáp số: C. Một viên phấn rơi từ trên cao xuống
Câu hỏi 8: Chuyển động cơ học phụ thuộc vào các yếu tố?
A. Lực tác dụng vào vật
B. Quãng đường vật dịch chuyển
C. Lực tác dụng vào vật và Quãng đường vật dịch chuyển.
D. Cả ba câu trên đề sai 
Hướng dẫn/đáp số: C. Lực tác dụng vào vật và Quãng đường vật dịch chuyển.
Thứ tự bài theo PPCT: Bài 2 – Vận tốc
Câu hỏi 1: 
Trong các câu nói về vận tốc dưới đây câu nào Sai?
Vận tốc cho bíêt mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Công thức tính vận tốc là : v = S.t.
Đơn vị của vận tốc là km/h.
Đáp án: C
Câu hỏi 2. Viết công thức tính vận tốc và cho biết các đại lượng trong công thức
Đáp án:	Trong đó: v: vận tốc đơn vị km/ h hoặc m/s
	s: quãng đường vật dịch chuyển đơn vị: km hoặc m
	t: thời gian vật đi hết quãng đường đơn vị: h hoặc s
Câu hỏi 3: Đơn vị hợp pháp của vận tốc là gì?
 Đáp án: Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s; km/h. 
Thứ tự bài theo PPCT: Bài 3 – chuyển động đều. Chuyển động không đều 
Câu hỏi 1: 
Một người đi được quãng đường S1 hết thời gian t1 giây, đi quãng đường S2 hết thời gian t2 giây. Vận tốc trung bình của người này trên cả 2 quãng đường S1 và S2 là:
A. ; B.; C. . D. ;
Đáp án: D
Câu hỏi 2: 
Trong các chuyển động sau đây chuyển động nào là đều, không đều?
A. Chuyển động của ô tô khi khởi hành
B. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc
C. Chuyển động của đầu cánh quạt máy khi quạt quay ổn định
D. Chuyển động của tầu hỏa khi vào ga
Đáp án: c là chuyển động đều; a, b, d, Là chuyển động không đều
Câu hỏi 3: Thế nào là chuyển động đều?
Hướng dẫn/đáp số: Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
Câu hỏi 4: Thế nào là chuyển động không đều?
Hướng dẫn/đáp số: Chuyển động không đều là chuyển động mà vận đốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. 
Câu hỏi 5: Vận tốc trung bình của chuyển động không đều được tính theo công thức nào ? Cho biết đơn vị của nó?
Hướng dẫn/đáp số: Công thức : VTb = Trong đó : S là quãng đường đi được 
 t là thời gian để đi hết quãng đường 
 Đơn vị (m/s, km/h) 
Câu hỏi 6: Em hãy cho biết cách quạt máy khi đang chạy ổn định là chuyển động đều hay chuyển động không đều ?
Hướng dẫn/đáp số: Cánh quạt máy khi đang chạy ổn định là chuyển động đều.
Câu hỏi 7: Em hãy cho biết chuyển động của ô tô lúc vừa khởi hành là chuyển động đều hay chuyển động không đều ?
Hướng dẫn/đáp số: Chuyển động của ô tô lúc vừa khởi hành là chuyển động không đều.
Thứ tự bài theo PPCT: Bài 4 – Biểu diễn lực
Câu hỏi 1: 
Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố :
Phương , chiều.
Điểm đặt, phương, chiều.
Điểm đặt, phương, độ lớn.
Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn.
Đáp án: D
Câu hỏi 2: Nêu các yếu tố của lực ?
Hướng dẫn/đáp số: Lực gồm ba yếu tố: Điểm đặt, phương chiều, độ lớn.
Câu hỏi 3: Nêu cách biểu diễn véc tơ lực ?
Hướng dẫn/đáp số: 
Để biểu diễn véc tơ lực người ta dùng một mũi tên có:
- Gốc là điểm đặt của lực. 
- Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực. 
- Độ dài biểu diễn cường độ (độ lớn ) của lực theo một tỉ lệ xích cho trước
Câu hỏi 4: Tại sao nói lực là một đại lương véc tơ ?
Hướng dẫn/đáp số: Lực là một đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương và chiều nên lực là một đại lượng véc tơ. 
Câu hỏi 5: Hãy nêu khí hiệu véc tơ lực và ký hiệu cường độ lực ?
Hướng dẫn/đáp số: 
 - Véc tơ lực được ký hiệu bằng chữ F có mũi tên ở trên F 
 - Cường độ lực ký hiệu bằng chữ F không có mũi tên ở trên F
Câu hỏi 6: Véc tơ lực được biểu diễn như thế nào?
Bằng một mũi tên có phương, chiều tuỳ ý.
Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực, có độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.
Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.
Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực, có độ dài tuỳ ý biểu thị cường độ của lực.
Hướng dẫn/đáp số: B. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực, có độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.
Câu hỏi 7: Lực có tác dụng như thế nào đối với vận tốc ?
Đáp án: Lực có tác dụng làm thay đổi vận tốc của chuyển động 
Thứ tự bài theo PPCT: Bài 5 – Sự cân bằng lưc. Quán tính
Câu hỏi 1: 
Thế nào là hai lực cân bằng ?
Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều và cùng tác dụng vào một vật.
Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng, cùng chiều và cùng tác dụng vào một vật.
Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng và ngược chiều.
Hai lực cùng cường độ, cùng phương, cùng chiều và cùng tác dụng vào một vật.
Đáp án: A
Câu hỏi 2: Trạng thái của vật sẽ thay đổi như thế nào khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng ? 
A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động.
B. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm lại.
C. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh lên.
D. Vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Hướng dẫn/đáp số: Chọn D 
Câu hỏi 3: Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì:
A. Có lực ma sát	
B. Có áp suất
C. Có quán tính	
D. Có áp lực
Hướng dẫn/đáp số: Chọn C 
Câu hỏi 4. Hành khách đang ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái chứng tỏ xe:
Đột ngột giảm vận tốc
Đột ngột tăng vận tốc
Đột ngột rẽ sang trãi
Đột ngột rẽ sang phải
Đáp án: D
Thứ tự bài theo PPCT: Bài 6 – Lực ma sát
Câu hỏi 1: 
Kể tên các loại lực ma sát và cho biết chúng sinh ra khi nào ? nêu ba ví dụ về lực ma sát ?
Hướng dẫn/đáp số: 
- Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của một vật khác.
- Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của một vật khác.
- Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi bị tác dụng của lực khác
 - Ví dụ (tùy HS )
Câu hỏi 2: Cách làm nào sau đây giảm được lực ma sát ?
A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.
B. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.
C. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc. 
D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.
Đáp án: C
Thứ tự bài theo PPCT: Bài 7– Áp suất
Câu 1: Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào? Viết công thức tính áp suất, đơn vị của áp suất
Hướng dẫn/đáp số: 
 - Độ lớn của lực tác dụng lên vật. Và diện tích bề mặt tiếp xúc với vật
 - P = F/S. Đơn vị Pa xi can (Pa). Hay Niu Tơn trên mét vuông (N/m2)
Câu 2: 
Công thức tính áp suất là:
 A. p = . B. p = .
 C. F = . D. F = .
Hướng dẫn/đáp số: A. p = . 
Câu 3: 
Trường hợp nào trong các trường hợp sau có thể làm tăng áp suất của một vật lên vật khác?
Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, tăng diện tích mặt bị ép.
Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, giảm diện tích mặt bị ép.
Giữ nguyên diện tích mặt bị ép, giảm áp lực tác dụng vào vật.
Vừa giảm áp lực tác dụng vào vật vừa tăng diện tích mặt bị ép.
Hướng dẫn/đáp số: 
Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, giảm diện tích mặt bị ép.
Câu 4: 
Phát biểu nào sau đây đúng khái niệm áp lực ?
Áp lực là lực ép lên mặt bị ép.
Áp lực là trọng lượng của vật ép lên mặt sàn.
Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
Áp lực là trọng lượng của vật ép vuông góc lên mặt sàn.
Hướng dẫn/đáp số: 
 C. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
Thứ tự bài theo PPCT: Bài 8 – Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau
Câu 1: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống
Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên..(1)....bình mà lên cả....(2)....bình và các vật ở...(3)....chất lỏng.
Hướng dẫn/đáp số: (1) Thành. (2) Đáy. (3) Trong lòng
Câu hỏi 2. Khi lặn xuống nước ta cảm thấy bị ép ở ngực và tai vì:
sức nước ép vào ngực
Nước phía trên gây áp suất lên ngực và vai
Áp suất cột nước phía dưới
Cả A và B đều đúng
Đáp án: B
Câu hỏi 3: 
Gọi h là chiều cao tính từ mặt thoáng của chất lỏng đến điểm cần tính áp suất; D là khối lượng riêng của chất lỏng; d là trọng lượng iêng của chất lỏng. Công thức tính áp suất của cột chất lỏng là:
	A. p = D.h B. p = D/h
	C. p = d.h D. p = d/h
Hướng dẫn/đáp số: C. p = d.h 
Câu hỏi 1: Thứ tự bài theo PPCT: Bài 9
Càng lên cao thì áp suất khí quyển càng tăng hay giảm ?
Hướng dẫn/đáp số: 
Càng lên cao thì áp suất khí quyển càng giảm 
Câu hỏi 2: Thứ tự bài theo PPCT: Bài 9
Càng lên cao áp suất khí quyển 
A. càng tăng . 
B. Càng giảm .
C. Không thay đổi
D. Cũng có thể tăng và cũng có thể giảm.
Hướng dẫn/đáp số: B

Tài liệu đính kèm:

  • docVat ly - THCS.doc