Kế hoạch dạy chủ đề tự chọn môn: Vật lí 7 năm học: 2015 - 2016

- Nhận biết ánh sáng- nguồn sáng và vật sáng

- Sự truyền ánh sáng

- Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng

- Định luật phản xạ ánh sáng

- Bài tập về định luật phản xạ ánh sáng

- Kiểm tra

- Anh của một vật tạo bởi gương phẳng

- Bài tập về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

- Gương cầu lồi

- Gương cầu lõm

- Bài tập về gương cầu lồi và gương cầu lõm

- Ôn tập về tính chất ảnh của một vật qua gương cầu

 

doc 95 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1662Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy chủ đề tự chọn môn: Vật lí 7 năm học: 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi gảy nhẹ, dây đàn lệch ít tức là biên độ dao động nhỏ, dây đàn dao động yếu thì âm phát ra nhỏ.
 b) Khi gảy mạnh, dây đàn lệch nhiều tức là biên độ dao động lớn, dây đàn dao động mạnh thì âm phát ra càng to.
 Bài 2:
 a) Giá trị ứng với giới hạn về ô nhiễm tiếng ồn là 70 dB.
 b) Giá trị ứng với ngưỡng đau có thể làm diếc tai là 130 dB
 c) Giá trị mà tai có thể nghe được bình thường là 30 dB
 Bài 3:
 Với độ to của âm vào khoảng từ 40 dB đến 65 dB còn thấp hơn giới hạn về ô nhiễm tiếng ồn, nên âm thanh không gây ảnh hưởng xấu đến tai.
 Bài 4:
 Những điểm sai trong đoạn văn trên:
 - Không phải mọi vật đều có thể phát ra âm thanh, mà chỉ có những vật dao động mới có thể phát ra âm thanh.
 - Độ to của âm không phụ thuộc vào tần số mà phụ thuộc vào biên độ của vật dao động, vật dao động với biện độ càng nhỏ thì âm do nó phát ra cũng càng nhỏ.
 Nên sửa đoạn văn trên thành: Mọi vật dao động đều có thể phát ra âm thanh, âm thanh phát ra càng cao khi vật dao động càng nhanh. Độ to của âm không phụ thuộc vào tần số mà phụ thuộc vào biên độ của vật dao động, vật dao động với biên độ càng nhỏ thì âm thanh do nó phát ra càng nhỏ.
 Bài 5:
 Trong dân gian, câu nói “Thùng rỗng kêu to” thường dùng để châm biếm những người làm việc thì chẳng ra gì, nhưng nói thành tích thì giỏi. Tuy nhiên, câu nói trên về mặt vật lí rất đúng.
 Khi gõ vào chiếc thùng rỗng, phần thùng bị gõ có khả năng dao động mạnh tạo ra âm thanh lớn. Trong khi đó, những chiếc thùng “ đặc” khi gõ vào nó, nó chẳng thể dao động mạnh nên phát ra âm thanh nhỏ, không vang xa.
*Rút kinh nghiệm:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tiết 7, 8:
MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung
Hoạt động 1: Ôn lại nội dung kiến thức sách giáo khoa.
 1) Â m thanh có thể truyền được trong những môi trường nào?
 - Âm thanh có thể trruyền qua những môi trường nào, không thể truyền qua những môi trường nào?
 + Có thể truyền qua môi trường rắn, lỏng, khí và không thể truyền qua môi trường chân không.
 - Môi trường nào âm truyền tốt nhất?
 + Môi trường chất rắn âm truyền tốt nhất, tiếp theo là chất lỏng và cuối cùng là chất khí.
 2) Vận tốc truyền âm
 - Âm truyền trong các môi trường khác nhau với vận tốc như thế nào?
 + Vận tốc truyền âm trong các môi trường khác nhau là khác nhau.
 + Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phụ thuộc vào bản chất của môi trường truyền âm, phụ thuộc vào nhiệt độ. . .
Hoạt động 2: Bài tập vận dụng 
 Bài 1:
 Chọn từ hay cụm từ thích hợp điền vào chổ trống trong các câu sau:
 a) Â m có thể truyền qua các môi trường . . . . . ., . . . . . . . và . . . . . . . . nhưng âm không thể truyền qua . .. . . . . . .
 b) Khi âm truyền trong một môi trường, âm bị hấp thụ dần nên càng xa . . . . . . . . . ., âm càng . . . . . . . . . . dần đi rồi . . . . . . .
 c) Môi trường truyền âm tốt là môi trường trong đó dao động âm truyền đi . . . . . . . . . . mà biên độ . . . . . . . . .Nói chung, các chất rắn truyền âm . . . . . . . . . . chất lỏng, các chất lỏng truyền âm . . . . . . . . . . chất khí.
 Bài 2:
 Người ta đã xác định được vận tốc truyền âm trong một số chất như sau:
 - Ở 200C: Vận tốc truyền âm lần lượt trong sắt, thép, cao su, nước là 6100 m/s; 5950 m/s; 1479 m/s; 1500 m/s.
 - Với áp suất bình thường, ở 200C và ở 00C vận tốc truyền âm trong không khí lần lượt là 340 m/s và 332 m/s.
 Dựa vào các dữ liệu trên, hãy điền vào chổ trống của những câu sau đây cho hợp lí:
 a) Trong các môi trường . . . . . . . . thì . . . . . . .là. . . . . . . .
 b) Với cùng một . . . . . . . . . truyền âm, vận tốc truyền âm phụ thuộc vào . . . . . . . . . . 
 c) Nói chung vận tốc truyền âm trong chất rắn là . . . . . . . . , tiếp theo là . . . . . . . . và cuối cùng là . . . . . . . . .
 Bài 3:
 Một người gõ mạnh búa xuống đường ray xe lửa tại điểm A. Một người khác đứng sát đường ray tại điểm B cách A 2650m. Hỏi sau bao lâu người ấy mới nghe thấy tiếng búa gõ xuống đường ray nếu:
 a) Ghé tai sát đường ray.
 b) Nghe âm truyền trong không khí, cho rằng âm thanh đủ to để có thể truyền trong không khí đến B.
 Cho vận tốc truyền âm trong đường ray là 5300 m/s, trong không khí là 340 m/s.
I/ Môi trường truyền âm
 - Chất rắn, lỏng, khí là những môi trường có thể truyền được âm. Chân không không thể truyền được âm
II/ Vận tốc truyền âm
 Nói chung vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.
III/ Bài tập
 Bài 1:
 a) Â m có thể truyền qua các môi trường rắn, lỏng và khí nhưng âm không thể truyền qua chân không.
 b) Khi âm truyền trong một môi trường, âm bị hấp thụ dần nên càng xa nguồn âm, âm càng yếu dần đi rồi tắt hẳn.
 c) Môi trường truyền âm tốt là môi trường trong đó dao động âm truyền đi xa mà biên độ giảm ít. Nói chung, các chất rắn truyền âm tốt hơn chất lỏng, các chất lỏng truyền âm tốt hơn chất khí. 
 Bài 2:
 a) Trong các môi trường khác nhau thì vận tốc truyền âm là khác nhau.
 b) Với cùng một môi trường truyền âm, vận tốc truyền âm phụ thuộc vào nhiệt độ . 
 c) Nói chung vận tốc truyền âm trong chất rắn là lớn nhất , tiếp theo là chất lỏng và cuối cùng là chất khí.
 Bài 3:
 Thời gian âm truyền trong đường ray:
 t= 2650/5300 = 0,5 s
 Thời gian âm truyền trong không khí:
 t= 2650/340 = 7,8 s
*Rút kinh nghiệm:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tiết 9, 10:
PHẢN XẠ ÂM-TIẾNG VANG
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung
Hoạt động 1: Ôn lại nội dung kiến thức sách giáo khoa
 1) Âm phản xạ-tiếng vang
 - Âm phản xạ được tạo ra như thế nào?
 + Học sinh nêu
 - Khi nào có tiếng vang?
 - Để nghe rõ được tiếng vang cần mất một khoảng thời gian ít nhất là bao nhiêu?
 + Thời gian kể từ khi âm phạt ra đến khi cảm nhận được âm phản xạ phải lớn hơn giây thì ta mới có thể nghe rõ được tiếng vang.
 2) Thế nào là vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém?
 - Những vật phản xạ âm tốt có đặc điểm như thế nào?
 + Bề mặt cứng, nhẵn.
 - Những vật phản xạ âm kém có đặc điểm như thế nào?
 + Bề mặt mềm, sù sì, gồ ghề
 - Những vật phản xạ âm kém còn gọi là gì?
 + Còn gọi là những vật hấp thụ âm tốt
 * Ứng dụng:
 Sự phản xạ âm có nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật. Tùy vào những yêu cầu cụ thể mà người ta có thể tăng cường sự phản xạ âm hay hấp thụ âm.
Hoạt động 2: Bài tập vận dụng
Bài 1:
 Hãy điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào các chỗ trống để những câu sau đây đúng nghĩa
 a) Khi âm gặp mặt chắn đều bị . . . . . . . . . . , sự phản xạ âm . . . . . . . . . . tùy thuộc vào mặt chắn cứng, nhẵn hay mềm, gồ ghề.
 b)Ta nhận biết được âm phản xạ khi nghe thấy . . . . . . . . . . Thời gian kể từ khi âm . . . . . . . . . . đến khi cảm nhận được âm . . . . . . . . . phải lớn hơn . . . . . . . . . thì ta mới có thể nghe rõ tiếng vang.
Bài 2:
 Trong những vật sau đây, vật nào phản xạ âm tốt, vật nào phản xạ âm kém: Bức tường gạch trơn nhẵn, vách đá, tấm nệm mút, tấm xốp, tấm kim loại lớn, mặt kính, tấm vải nhung, bức tường gạch sù sì, tấm cao su.
Bài 3:
 Một người đứng cách một vách đá 680m và la to. Hỏi người ấy có thể nghe rõ tiếng vang của âm không? Tại sao? Cho biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s.
Bài 4:
 Những người sống ở miền quê cho biết: khi đứng trên bờ ao, hồ mà nói chuyện với nhau thì nghe rõ hơn là khi nói chuyện trong phòng kín. Hãy giải thích vì sao lại như vậy?
Bài 5:
 Trong các cơn giông, ta thường nghe thấy tiếng sấm phát ra thành từng trang kéo dài. Các nhà khoa học cho biết, thông thường khi có chớp, chỉ có thể tạo ra một tiếng sấm mà thôi. Hãy giải thích điều dường như vô lí đó?
I/ Âm phản xạ-tiếng vang
 - Âm thanh truyền đi, nếu gặp một mặt chắn âm bị dội ngược trở lại, âm đó gọi là âm phản xạ.
 - Khi ta phân biệt được âm phát ra và âm phản xạ thì âm phản xạ đó gọi là tiếng vang.
II/ Vật phản xạ âm tốt-Vật phản xạ âm kém.
 - Những vật có bề mặt cứng, nhẵn là những vật phản xạ âm tốt.
 - Những vật có bề mặt mềm, sù sì, gồ ghề là những vật phản xạ âm kém (hấp thụ âm tốt).
III/ Bài tập
Bài 1:
 a) Khi âm gặp mặt chắn đều bị phản xạ, sự phản xạ âm nhiều hay ít tùy thuộc vào mặt chắn cứng, nhẵn hay mềm, gồ ghề.
 b) Ta nhận biết được âm phản xạ khi nghe thấy tiếng vang.Thời gian kể từ khi âm phát ra đến khi cảm nhận được âm phản xạphải lớn hơn thì ta mới có thể nghe rõ tiếng vang.
Bài 2:
 - Những vật phản xạ âm tốt: Bức tường gạch trơn nhẵn, vách đá, tấm kim loại lớn, mặt kính.
 - Những vật phản xạ âm kém: Tấm nệm mút, tấm xốp, tấm vải nhung, bức tường gạch sù sì, tấm cao su.
Bài 3:
 - Để nghe rõ được tiếng vang thì thời gian kể từ lúc âm phát ra đến lúc cảm nhận âm phản xạ phải lớn hơn .
 - Theo đề bài: 
 + Thời gian kể từ lúc âm phát ra đến khi gặp vách đá là 
 + Thời gian âm phản xạ về đến chỗ người đứng cũng là 2 giây
 - Vậy thời gian kể từ lúc âm phát ra đến khi nghe được âm phản xạ là 4 giây > . Người ấy có thể nghe rõ tiếng vang.
Bài 4:
 Khi nói chuyện ở đâu thì âm thanh phát ra cũng đều có thể bị phản xạ. Trong nhà, âm thanh phản xạ trên tường và trở lại tai người nghe, lúc đó âm phát ra và âm phản xạ đến gặp nhau làm cho người nghe khó nghe hơn. Trên bờ ao, hồ, âm thanh phản xạ trên mặt nước hầu như không trở lại tai người nghe nên nghe rõ hơn.
Bài 5:
 Thực ra không có sự vô lí nào cả. Tiếng sấm đầu tiên phát ra đi kèm với chớp (sự phóng điện giữa hai đám mây giông), các tiếng kèm theo sau chỉ là sự phản xạ âm của tiếng sấm đầu tiên, chính vì vậy mà ta nghe thành một tràng sấm dài.
*Rút kinh nghiệm:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tiết 9, 10:
ÔN TẬP VỀ ÂM HỌC
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Ôn lí thuyết
1) Nguồn âm
 - Nguồn âm là gì?
 + Vật phát ra âm gọi là nguồn âm
 - Cho ví dụ về nguồn âm?
 + Tiếng gà gáy, tiếng trống, tiếng xe chạy, tiếng giáo viên giảng bài. . .
 - Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?
 + Khi phát ra âm các vật đều dao động
2) Độ cao của âm
 - Tần số là gì?
 + Số dao động trong một giây
 - Đơn vị của tần số?
 + Là héc, kí hiệu: Hz
 - Thế nào gọi là âm cao, âm thấp?
 + Aâm phát ra cao khi tần số dao động lớn
 + Âm phát ra thấp khi tần số dao động nhỏ
 - Aâm cao, âm thấp còn gọi là gì?
 + Aâm cao còn gọi là âm bổng, âm thấp còn gọi là âm trầm
3) Độ to của âm
 - Biên độ dao động là gì?
 + Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng được gọi là biên độ dao động
 - Aâm to, âm nhỏ khi nào?
 + Biên độ dao động càng lớn, âm càng to. Ngược lại biên độ dao động càng nhỏ, âm càng nhỏ.
 - Độ to của âm đo bằng đơn vị gì?
 + Đêxiben, kí hiệu dB
4) Môi trường truyền âm
 - Aâm truyền được trong môi trường nào, không truyền được trong môi trường nào?
 + Chất rắn, lỏng, khí là những môi trường có thể truyền được âm. Chân không không thể truyền được âm.
 - Aâm truyền trong môi trường nào là tốt nhất?
 + Trong môi trường chất rắn
5) Phản xạ âm, tiếng vang
 - Thế nào là âm phản xạ?
 + Aâm dội lại khi gặp một mặt chắn gọi là âm phản xạ
 - Tiếng vang nghe được khi nào?
 + Ta nghe được tiếng vang khi âm phản xạ cách âm phát ra một khoảng thời gia ít nhất là 1/15 giây
 - Vật nào phản xạ âm tốt, vật nào phản xạ âm kém?
 + Vật có bề mặt nhẵn, phẳng phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém); vật có bề mặt gồ ghề, mềm, xốp phản xạ âm kém (hấp thụ âm tốt)
6) Chống ô nhiễm tiếng ồn
 Xem sgk
Hoạt động 2: Bài tập vận dụng
Bài 1:
 Viết đầy đủ các câu sau đây:
 a) Các nguồn phát ra âm đều . . . . . . . . 
 b) Số dao động trong một giây là . . . . . . . . . Đơn vị tần số là . . . . . . . .
 c) Độ to của âm được đo bằng đơn vị . . . . . . . . . (dB)
 d) Vận tốc truyền âm trong không khí là . . . . . . . . 
 e) Giới hạn ô nhiễm tiếng ồn là . . . . . . . . dB
Bài 2:
 Hãy giải thích vì sao chúng ta có thể phát ra âm bằng miệng?
Bài 3:
 Vì sao đối với một dây đàn khi bấm phím ở những vị trí khác nhau ta nghe được những âm trầm hoặc bổng khác nhau?
Bài 4: 
 Các bài tập ở phần tổng kết chương trang 45 sách giáo khoa
I/ Lí thuyết
1) Nguồn âm
 - Vật phát ra âm gọi là nguồn âm
 - Khi phát ra âm các vật đều dao động
2) Độ cao của âm
 - Số dao động trong một giây gọi là tần số
 - Aâm phát ra càng cao khi tần số dao động càng lớn
 - Aâm phát ra càng thấp khi tần số dao động càng nhỏ	
3) Độ to của âm
 - Biên độ dao động càng lớn, âm càng to
 - Độ to của âm được đo bằng đơn vị dêxiben (dB)
4) Môi trường truyền âm
 - Chất rắn, lỏng, khí là những môi trường có thể truyền được âm. Chân không không thể truyền được âm.
5) Phản xạ âm, tiếng vang
 - Ta nghe được tiếng vang khi âm phản xạ cách âm phát ra một khoảng thời gia ít nhất là 1/15 giây
 - Vật có bề mặt nhẵn, phẳng phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém); vật có bề mặt gồ ghề, mềm, xốp phản xạ âm kém (hấp thụ âm tốt)
6) Chống ô nhiễm tiếng ồn
 Xem sgk
II/ Bài tập
Bài 1:
 a) Các nguồn phát ra âm đều dao động
 b) Số dao động trong một giây là tần số. Đơn vị tần số là hec (Hz)
 c) Độ to của âm được đo bằng đơn vị dêxiben (dB)
 d) Vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s 
 e) Giới hạn ô nhiễm tiếng ồn là 70 dB
Bài 2:
 Vì khi ta nói không khí từ phổi lên khí quản, làm cho các thanh đới dao động, chính dao động của thanh đới tạo ra tiếng nói.
Bài 3:
 Người ta cũng chứng minh được rằng tần số âm thanh do dây đàn phát ra tỉ lệ nghịch với chiều dài của dây đàn (đoạn giữa đầu cố định và vị trí tay bấm): chiều dài dây càng ngắn thì âm phát ra có tần số càng cao tức là càng bổng.
*Rút kinh nghiệm:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Chủ đề: Bám sát
1) Tên chủ đề: NHIỄM ĐIỆN
2) Số tiết: 10
 3) Mục Tiêu:
 a/ Kiến thức:
	 - Nhận biết nhiều vật bị nhiễm điện khi cọ xát
 	 - Biết được có hai loại điện tích: dương và âm
 	 - Nêu được cấu tạo nguyên tử
 - Biết dòng điện là gì, vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện
 b/ Kĩ năng:
 - Rèøn kĩ năng mô tả và giải thích các thí nghiệm, các hiện tượng
 c/ Thái độ (Giáo dục):
 - Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, liên hệ thực tế. 
4) Các tài liệu bổ trợ:
- Sgk Vật lí 7
- Bài tập cơ bản và nâng cao vật lí 7
- Sổ tay Vật lý THCS
5) Phân tiết:
Tiết 1, 2:
Ngày dạy: 17 / 01/ 2007
SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Ôn lại nội dung kiếnthức sách giáo khoa
 - Thế nào là vật nhiễm điện?
 + Vật nhiễm điện là vật có khả năng hút các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác
 - Một vật có thể bị nhiễm điện bằng cách nào?
 + Có thể bị nhiễm điện bằng nhiều cách trong đó đơn giản nhất là nhiễm điện bằng cọ xát
 - Cho ví dụ minh họa?
 + Dùng miếng vải khô cọ xát vào chiếc thước nhựa, chiếc thước nhựa bị nhiễm điện.
Hoạt động 2: Bài tập vận dụng
Bài 1:
 Trong các trường hợp sau đây, theo em trường hợp nào vật đã bị nhiễm điện? Giải thích tại sao em lại khẳng định như vậy?
Thanh nam châm hút một cái đinh sắt nhỏ
Chiếc thước nhựa hút các mẫu giấy vụn
Trái đất và mặt trăng hút lẫn nhau
Giấy thấm hút mực
Bài 2:
 Sử dụng các cụm từ trong khung để điền vào chổ trống cho phù hợp
· nhiễm điện · hút · phóng điện
· không nhiễm điện · cọ xát
 a) Vật . . . . . . . . có khả năng . . . . . . . . vật khác hoặc . . . . . . . . . qua các vật khác.
 b) Khi thanh thủy tinh không . . . . . . . . . được những mẫu giấy vụn, ta nói thanh thủy tinh . . . . . . . . .
 c) Chiếc thước nhựa và mảnh dạ, sau khi . . . . . . . . với nhau thì cả hai vật đều . . . . . . . .
Bài 3:
 Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao. Làm như vậy có tác dụng gì? Hãy giải thích?
Bài 4:
 Khi nói về hiện tượng nhiễm điện của các vật, Lân và Quang đã tranh luận với nhau. Lân cho rằng: khi vật A đã nhiễm điện, nó có thể hút được các vật khác.
 Còn Quang thì lại cho rằng: khi vật A hút được vật B, thì vật A chắc chắn đã bị nhiễm điện.
 Theo em, bạn nào đúng, bạn nào sai? Vì sao?
I/ Vật nhiễm điện
 - Có thể nhiễm điện cho vật bằng cách cọ xát
 - Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác hoặc làm sáng bóng đèn bút thử điện
II/ Bài tập
 Bài 1:
 Trường hợp B
 Vì vật nhiễm điện là vật có thể hút các vật khác. Trong các trường hợp A, C, D: nam châm, Trái đất và giấy thấm hút mực cũng hút các vật khác nhưng sự hút của các vật này có bản chất khác.
 Bài 2:
 a) nhiễm điện, hút, phóng điện
 b) hút, không nhiễm điện
 c) cọ xát, nhiễm điện
 Bài 3:
 Trong các phân xưởng dệt vải thường có các bụi bông bay lơ lửng trong không khí, những bụi bông này có hại cho sức khỏe của công nhân. Những tấm kim loại nhiễm điện trên cao có tác dụng hút các bụi bông trên bề mặt của chúng, làm cho không khí trong xưởng ít bụi hơn.
 Bài 4:
 Một vật khi nhiễm điện thì có khả năng hút các vật khác, đó là một đặc điểm quan trọng của vật nhiễm điện, ý kiến của Lân là chính xác.
 Khi một vật hút được vật khác thì chưa hẳn vật ấy đã bị nhiễm điện. Chẳng hạn, thanh nam châm hút được cái đinh sắt nhưng về bản chất thanh nam châm có thể hoàn toàn không phải là vật bị nhiễm điện. Vây ý kiến của Quang là không chính xác.
*Rút kinh nghiệm:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . 

Tài liệu đính kèm:

  • doctu_chon_ly_7_hay.doc