Kế hoạch giáo dục chủ đề: Những con vật đáng yêu

1. PTTC:

* Phát triển vận động:

1. Trẻ thực hiện được các động tác trong bài tập thể dục: Hít thở, tay, chân và lưng bụng.

2. Trẻ giữ được thăng bằng phối hợp chân tay nhịp nhàng thực hiện vận động đi, Bò, bật.

3. Thực hiện được vận động cổ tay, bàn tay, ngón tay.

* Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe:

4. Trẻ làm được 1 số nề nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt.

5. Trẻ có thể biết được nguồn dinh dưỡng cần thiết 1 số thực phẩm động vật.

6. Trẻ nhận biết được và tránh nguy cơ không an toàn khi đến gần con vật.

 

docx 39 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 671Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giáo dục chủ đề: Những con vật đáng yêu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................... 
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
Thứ 3 ngày 16 tháng 01 năm 2018
Nhận biết Hoa Hồng, Hoa Cúc
I. Mục đích - yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ nhận biết và nói đúng các từ chỉ tên gọi, màu sắc của hai loại hoa: Hoa hồng - Hoa cúc
- Kỹ năng: Phát triển kỹ năng nghe , nói, quan sát
- Thái độ: Mạnh dạn, hứng thú tham gia hoạt động, giáo dục trẻ yêu quý các loại hoa 
II. Chuẩn bị: Môi trường: Trong lớp
- Máy tính, Hoa hồng, Hoa cúc 
- Đồ dùng của trẻ: Tranh lô tô, rổ
III. Tổ chức hoạt động 
1. Hoạt động mở đầu: Gây hứng thú
- Cô gọi trẻ cho trẻ chơi “xúm xít” lại gần cô, trò chuyện cùng trẻ về chủ đề.
Cô và các con cùng chơi trò chơi trồng hoa.
	- Cô nói: “ Gieo hạt, nảy mầm, 1nụ, 2 nụ, hoa nở. Cô và các con trồng hoa, hoa đã nở rồi bây giờ chúng ta cùng nhau đi ngắm hoa nhé!”
       - Cô cho trẻ quan sát vườn hoa nhà bạn búp bê
2. Hoạt động trọng tâm: Dạy trẻ
a) Cho trẻ quan sát:
* Quan sát Hoa cúc: 
	- Cô đưa hoa cúc ra hỏi trẻ: Đây là hoa gì ? Hoa cúc có màu gì ? Đây là gì của hoa? Cánh hoa cúc như thế nào? Chúng mình nhìn xem hoa cúc còn có gì đây ? (Nhị hoa). Hoa cúc còn có gì đây nữa ? Lá màu gì ? Tiếp nối lá còn có gì đây? (cành). Và đây là gì ? (Nụ)
	 *Quan sát Hoa hồng:
	- Cô đọc câu đố về hoa hồng:
	“Thân cành có nhiều gai, Hương thơm tỏa sớm mai
	Trắng hồng nhung nhiều loại, Tên gọi là hoa chi”
	- Cô vừa đọc câu đố nói về hoa gì ? Cô có bông hoa gì đây ? Cô cho trẻ ngửi mùi hương của hoa hồng. Các con ngửi hoa hồng thấy mùi hương như thế nào?
	- Hoa hồng có màu gì ? Đây là gì của hoa ? Cánh hoa hồng như thế nào ? (to, có dạng tròn). Hoa hồng còn có gì đây ? (nhị). Và đây là cái gì ? (lá); Lá màu gì ?
	- Tiếp nối lá còn có gì đây ? (cành)
	- Cô yêu cầu trẻ kể tên một số loại hoa mà trẻ biết.
b) Củng cố: “ Thi ai nhanh”
	- Cho trẻ chơi chọn tranh lô tô theo yêu cầu của cô
	- Cho trẻ chơi 1 vài lần theo yêu cầu từ dễ đến khó 
3. Hoạt động Kết thúc: Cô cho trẻ hát và vận động bài “ Màu hoa”
* Đánh giá trẻ hàng ngày: .....................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
Thứ 4 ngày 17 tháng 01 năm 2018
Thơ: Hoa nở
I. Mục đích - yêu cầu:
- Kiến thức: 
	+ Trẻ nhớ được tên bài thơ, biết tên tác giả, biết được một số loại hoa trong bài thơ.
	+ Trẻ biết đọc lần lượt từng câu thơ theo yêu cầu của cô.
- Kỹ năng: 
	+ Phát triển kỹ năng nghe, nói chú ý, ghi nhớ của trẻ về bài thơ, biết trả lời câu hỏi của cô.
- Thái độ: 
	+ Trẻ chú ý nghe cô đọc thơ và hưởng ứng theo cô.
II. Chuẩn bị: 
	- Môi trường: Trong lớp
	- Tranh vẽ nội dung bài thơ.
III. Tổ chức hoạt động 
1. Hoạt động mở đầu: Gây hứng thú
Cô gọi trẻ: Các con ơi lại đây với cô nào?
Cô con mình cùng hát to bài hát “Màu hoa” nào. Hỏi trẻ vừa hát bài hát gì? Bài hát nói về hoa gì? Bây giờ các con cùng ngồi về chỗ chú ý lên màn hình và quan sát cùng cô xem cô có hình ảnh gì nhé?
Hình ảnh gì đây các con? Hoa gì đây? Có màu gì?
Lần lượt cô cho trẻ quan sát hoa huệ, hoa cà, hoa nhài.
Các con ạ! Trong thiên nhiên có rất nhiều các loại hoa, mỗi loại hoa có mọt vẻ đẹp và lợi ích khác nhau. Hoa thì cho ta quả, có hoa thì dùng để trang trí trong phòng khách. Mùa xuân sắp đến rồi các loại hoa thi nhau đua nở.
Có rất nhiều bài thơ, bài hát ca ngợi về vẻ đẹp của các loại hoa đấy các con ạ, cô Thu Hà đã sáng tác bài thơ “ Hoa nở” rất hay nói về vẻ đẹp của các loại hoa. Trong buổi hoạt động hôm nay cô con mình cùng đọc nhé.
2. Hoạt động trọng tâm: Dạy trẻ
Bây giờ các con hãy lắng nghe cô đọc bài thơ này trước nhé
a) Cô đọc thơ diến cảm: 
	+ Lần 1: Đọc diễn cảm bằng lời kết hợp cử chỉ, nét, mặt. Cô nhắc lại tên bài thơ, tên tác giả. (Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ “Hoa nở” sáng tác cô Thu Hà đấy).
	- Để nhớ được lần lượt từng câu thơ các con chú ý nghe cô đọc lại bài thơ nhé.
	+ Lần 2: Cô đọc kết hợp hình ảnh trên máy tính.
	- Cô vừa đọc bài thơ gì? Bạn nào giỏi nhắc lại tên bài thơ? Các con đã nhớ bài thơ “Hoa nở” do ai sáng tác chưa?
b) Trích dẫn giảng giải nội dung: Kết hợp tranh minh hoạ
	À đúng rồi bài thơ “Hoa nở” do cô Thu Hà sáng tác nói về màu sắc của các loại hoa mỗi một loại hoa có một màu sắc vẻ đẹp khác nhau. Hoa cà có màu gì? Hoa huệ như thế nào? và hoa nhài nữa ? Các con cùng nghe cô đọc lại bài thơ nhé.
	- Ba loại hoa có màu sắc khác nhau nhưng đến mùa thi nhau đua nở đấy các con ạ. Cô đọc câu thơ cuối.
	- Đó là toàn bộ nội dung bài thơ gì? Bài thơ nói về ai? 
	- Trong bài thơ có những hoa gì các con? Hoa cà, Hoa nhài, Hoa huệ
	- Hoa cà có màu gì? Hoa huệ có màu gì? Hoa nhài thì như thế nào?
	- Các loại hoa đua nhau làm gì?
	- Giáo dục trẻ về nội dung bài thơ:  Nhà các con có trồng hoa không? Trong thiên nhiên có rất nhiều loại hoa mỗi hoa có một vẻ đẹp, và màu sắc khác nhau, Hoa dùng để trang trí trong các ngày lẽ, hội, và cắm ở phòng khách. Hoa còn kết thành trái cho các con ăn quả đấy. Vì thế cô con mình muốn có hoa đẹp thì phải làm gì? Các con phải biết chăm sóc và bảo vệ hoa chúng mình nhớ chưa nào?
c) Dạy trẻ đọc thơ: Cô dạy cả lớp đọc thơ .
	- Bây giờ các con cùng đọc thơ với cô nào!
	+ Chúng mình cùng đọc nào ( cả lớp đọc lần 1)
	+ Lần này cô muốn các con đọc thơ to và rõ ràng hơn cả lớp cùng đọc lại nào (Cả lớp đọc lần 2).
	- Các con vừa đọc bài thơ gì?
	- Tiếp theo cô mời tổ thi đua nhau đọc nào? (Cô mời hai tổ đọc, mỗi tổ đọc 1 lần, cô chú ý sửa sai cho trẻ).
	- Hai tổ vừa đọc rất hay tiếp theo cô mời nhóm bạn nào giỏi lên đọc cho cô và cả lớp cùng nghe nào? ( Cô mời 2-3 nhóm trẻ đọc)
	- Lần này cô lại muốn một bạn đứng lên thể hiện giọng đọc hay cho cô và các bạn cùng nghe nào? ( cá nhân trẻ đọc 1-2 trẻ).
	- Cô mời cả lớp cùng đứng lên đọc với cô bài thơ một lần nữa nào?
	- Cô con mình vừa đọc bài thơ gì?
	- Bài thơ do ai sáng tác?
	- Các con rất giỏi bạn nào cũng nhớ được tên bài thơ, biết được tên tác giả và đọc được thơ cùng cô. Cô sẽ thưởng cho các con trò chơi: Gieo hạt nảy mầm” 
	- Trẻ cùng chơi với cô 1-2 lần
	- Hỏi trẻ vừa chơi trò chơi gì?
3. Hoạt động kết thúc: 
	- Cô cho trẻ hát cùng cô bài hát “Màu hoa” ra sân chơi
* Đánh giá trẻ hàng ngày: .....................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
Thứ 5 ngày 18 tháng 01 năm 2018
Phân biết hoa đỏ, hoa vàng
I. Mục đích - yêu cầu
	- Kiến thức: Trẻ nhận biết và phân biệt được màu đỏ, màu vàng của hai loại hoa: Hoa hồng màu đỏ, hoa cúc màu vàng. Trẻ chọn đúng màu đỏ, màu vàng theo yêu cầu của cô.
	- Kỹ năng: Rèn kỹ năng nghe, nói; kỹ năng phân biệt, so sánh, ghi nhớ theo yêu cầu của hoạt động
	- Thái độ: Hứng thú tham gia hoạt động theo sự chỉ dẫn của cô
II. Chuẩn bị: Môi trường: Trong lớp
	- Tranh ảnh, vật thật, máy tính, lô tô
III. Tổ chức hoạt động 
1. Hoạt động mở đầu: Gây hứng thú
- Cô gọi trẻ: các con ơi lại đây với cô nào? Cô con mình cùng hát bài hát “màu hoa” nhé. Hỏi trẻ vừa hát bài hát gì? Bài hát nói về hoa có màu gì? Nhà các con có trồng hoa không? Mời một trẻ kể tên hoa và màu sắc mà trẻ biết.
2. Hoạt động trọng tâm: Dạy trẻ
a) Quan sát nhận biết:
	- Hôm nay cô thấy các con học giỏi cô có món quà tặng cho lớp mình đấy các con cùng cô khám phá nhé. Cô mời trẻ lên đoán xem cô có quà gì? Món quà gì đây?
* Quan sát nhận biết Hoa hồng màu đỏ:
- Cô có hoa gì đây các con ? Hoa hồng? Hoa hồng màu gì các con? (Hoa hồng màu đỏ) Co chỉ vào cánh hoa, lá hoa. Cái gì đây? Như thế nào? cô yêu cầu cả lớp trả lời 2 lần, cá nhân trẻ lời 2-3 cháu. 
* Quan sát nhận biết hoa cúc màu vàng :
- Hoa gì đây các con ? ( Hoa cúc). Hoa cúc có màu gì? Hoa cúc màu vàng. Đây là cái gì của hoa? Cánh hoa như thế nào, lá hoa như thế nào?
- Yêu cầu trẻ trả lời theo hình thức cá nhân, tổ nhóm, cả lớp.
b) Phân biệt:
	- Giống nhau: Cùng là hoa
	- Khác nhau: Hoa Hồng có màu đỏ, cánh to, Hoa cúc có màu vàng, cánh hoa cúc nhỏ.
c) Củng cố: 
	- Cho trẻ chơi chọn hoa theo yêu cầu của cô. Khi cô nói chọn cho cô Hoa hồng màu đỏ thì các con chọn nhanh hoa hồng màu đỏ và cắm vào lọ hoa màu đỏ. Khi cô nói chọn cho cô hoa màu vàng các con chọn nhanh hoa cúc màu vàng và cắm vào lọ hoa màu vàng.
- Cho trẻ chơi 1 vài lần theo yêu cầu từ dễ đến khó 
3. Hoạt động kết thúc: Cho trẻ hát và đi về góc chơi .
	* Đánh giá trẻ hàng ngày: .....................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
Thứ 6 ngày 19 tháng 01 năm 2018
DH: Màu hoa ; NH: Hoa trong vườn
I. Mục đích - yêu cầu: 
	- Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài hát, biết tên tác giả, biết hát theo cô bài hát “Màu hoa”. Chú ý lắng nge cô hát và hưởng ứng cùng cô.
	- Kỹ năng: Rèn kỹ năng chú ý lắng nghe. Và khả năng vận động theo nhạc
	- Thái độ: Trẻ hứng thú nghe cô hát, vận động theo nhịp của bài hát. Trẻ biết yêu quý các loại hoa.
II. Chuẩn bị: Môi trường: Trong lớp 
	- Đồ dùng cô: Máy tính, Hình ảnh một số loại hoa trên máy tính.
	+ Một số dụng cụ âm nhạc: Sắc sô, phách tre.
	- Đồ dùng trẻ: Sắc xô, phách tre.
III. Tổ chức hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu: Cô gọi trẻ: các con ơi lại đây với cô nào? 
- Cô con mình cùng xem một số hình ảnh trên máy tính đàm thoại cùng trẻ.
- Các con ạ! Trong thiên nhiên có rất nhiều các loại hoa mỗi hoa có một màu sắc và vẻ đẹp khác nhau, những màu sắc và vẻ đẹp đó được tác giả Hồng đăng ca ngợi qua bài hát “Màu hoa” mà hôm nay cô sẽ dạy chúng mình đấy.
2. Hoạt động trọng tâm: 
 Bây giờ các con ngồi ngoan lắng nghe cô hát trước bài hát “Màu hoa” sáng tác của chú Hồng Đăng nhé.
a, Dạy hát: "Màu hoa” Sáng tác của Hồng Đăng
	- Cô hát diễn cảm lần 1. Không nhạc kết hợp động tác minh họa
	+ Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? Bài hát do ai sáng tác? 
	- Cô hát lần 2: Kết hợp nhạc
	- Các con ơi cô vừa hát cho các các con nghe bài hát gì? Sáng tác của ai?
	+ Cô giảng nội dung bài hát: Các con ạ bài hát “Màu hoa” có giai điệu nhẹ nhàng, tình cảm bài hát nói màu sắc của các loại hoa, hoa màu tím, hoa màu đỏ, hoa màu vàng, mỗi loại hoa có một màu sắc khác nhau. Một rừng lá đầy vườn hoa cô giáo đưa các con đi thăm vườn hoa. Bài hát nói về những màu hoa gì?
	- Cô cho trẻ hát cùng cô 2-3 lần. Hỏi trẻ tên bài hát 
	- Cho trẻ thực hiện theo tổ, nhóm, cá nhân trẻ hát
	+ Các con vừa hát bài hát gì? Do ai sáng tác?
b) Nghe hát: Hoa trong vườn 
	- Cô hát lần 1: Ngồi hát cho trẻ nghe. Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? Dân ca gì?
	- Cô hát lần 2: Mời trẻ đứng lên hưởng ứng cùng cô. Hỏi trẻ cô vừa hát bài hát gì?
	- Cô cho trẻ nghe bài hát qua máy tính và cùng hưởng ứng
3. Kết thúc hoạt động: Cô cho trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt”
* Đánh giá trẻ hàng ngày: .....................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 21
Chủ đề nhánh: Bé thích quả nào?
Thứ
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
- Cô ân cần đón trẻ vào lớp.
- Hướng dẫn trẻ thực hiện nề nếp khi đến lớp ( chào bố mẹ, chào cô giáo và chơi ở góc chơi mà trẻ thích.
- Trao đổi tình hình sức khỏe của trẻ với phụ huynh
- Trò chuyện với trẻ về một số loại hoa cách trồng, chăm sóc.
- Chơi với đồ chơi trong lớp.
- Điểm danh, kiểm tra số trẻ đến lớp, báo ăn cho trẻ
- Hướng dẫn trẻ thực hiện các động tác: 
+ Hô hấp: Tập hít vào thở ra kết hợp động tác ngửi hoa.
+ Tay: Giơ cao, đưa ra phía trước, sang ngang.
+ Chân: Ngồi xuống, đứng lên.
+ Lườn, bụng: Cúi về phía trước.
Chơi - tập
PTTC: Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
PTNT: Nhận biết Quả cam, quả chuối
PTNN: 
Truyện: Quả Thị
PTNT:
Phân biệt quả bưởi, quả cam
PTTM: NH: Quả gì
TC: Hãy lẵng nghe
- Góc xây dựng: Xếp đường đi, hàng rào bảo vệ vườn cây ăn quả. Rèn kỹ năng cầm nắm, tháo lắp.
- Góc phân vai: Chơi bán hàng hoa, quả. Rèn kỹ năng giao tiếp, kỹ năng cất, tìm và lấy đúng loại quả
- Góc nghệ thuật: Chơi với đất nặn. Phát triển ký năng khéo léo của các ngón tay.
- Góc học tập: Xem tranh, tô màu về các quả, Rèn kỹ năng qun sát, nhận biết, ghi nhớ, làm quen với bút.
- Góc thiên nhiên: Xem cô ươm cây, chăm sóc cây, Rèn kỹ năng khám phá.
Ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân
- Động viên trẻ ăn hết xuất, “mời cô”, “mời bạn” trước khi ăn, không để rơi vãi cơm và thức ăn ra bàn.
- Nhắc trẻ cách cầm bát bằng tay phải, cầm thìa bằng tay trái.
- Giáo dục dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của trẻ. Thực hiện lễ phép văn minh với cô giáo và các bạn không vãi cơm trong ăn uống
- Ngủ đúng giờ, vệ sinh đúng nơi quy định
Chơi - trả trẻ
- Cho trẻ chơi: Vo, xoắn, xoay, vặn, véo, vuốt
- VĐ theo nhịp bài hát “Quả gì”
- Chơi trò chơi: Cây cao cỏ thấp, Gieo hạt.
- Chơi với đồ chơi. Dọn đồ dung đồ chơi
- Lấy đồ dùng đồ chơi cá nhân ra về
- Nhắc trẻ chào cô, chào các bạn trước khi ra về.
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
Thứ 2 ngày 22 tháng 01 năm 2018
Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
I. Mục đích - yêu cầu: 
	- Kiến thức: Trẻ biết kỹ thuật đi giữ được thăng bằng trong vận động đi thay đổi tốc độ nhanh chậm theo hiệu lệnh của cô.
- Kỹ năng: Rèn luyện cho trẻ phát triển tốt về kỹ năng vân động cơ bản của chân.
- Thái độ: Trẻ biết thường xuyên luyện tập thể dục để giúp cơ thể khỏe mạnh.
II. Chuẩn bị: - Môi trường: Trong lớp; Đồ dùng của cô: Phấn, sắc xô.
- Đồ dùng của trẻ: Trang phục gọn gang.
III. Tổ chức hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu : 
- Trò chuyện gây hứng thú về chủ đề. Hàng ngày mỗi buổi sáng các con phải làm gì cho cơ thể khỏe mạnh. 
2. Hoạt động trọng tâm: 
a) Khởi động: Cho trẻ đi theo đội hình vòng tròn với các kiểu đi trên nền nhạc bài hát “ Quả gì”: đi thường, đi nhanh, đi chậm, chạy chậm, chạy nhanh, đi thường. Sau đó đứng thành đội hình vòng tròn.
b) Trọng động: 
* Bài tập phát triển chung: Tập với bài “ồ sao bé không lắc”
- Cô giới thiệu tên bài tập, hướng dẫn trẻ tập bài tập 2 lần
+ Động tác 1: Tay; Hai tay cầm hai tai nghiêng sang phải, nghiêng trái tập 1-2 lần.
+ Động tác 2: Lưng bụng; Hai tay chống hông nghiêng sang phải, sang trái tập 1-2lần
+ Động tác 3: Chân; Hai tay chống đầu gối cúi xuống lắc lư tập 1- 2 lần.
* Vận động cơ bản: Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
- Cô giới thiệu tên bài tập: Cô tập mẫu hai lần:
 + Lần 1: Cô tập mẫu không phân tích động tác
 + Lần 2: Cô tập mẫu kết hợp phân tích động; 
- Cô đi thay đổi theo hiệu lệnh Nhanh – Chậm khi cô vỗ tiếng xắc xô nhanh – thì các con đi nhanh, vỗ chậm – thì các con đi chậm lại hoặc khi nghe âm thanh to thì đi nhanh, nghe thấy âm thanh nhỏ thì đi chậmKhi đi các con nhớ giữ thăng bằng, chú ý để nghe hiệu lệnh theo yêu cầu của cô
- Trẻ thực hiện: + Cô mời hai trẻ lên làm mẫu ( Cô quan sát sửa sai cho trẻ)
 + Cô lần lượt cho trẻ lên thực hiện bài tâp. Cô cho trẻ thực hiện theo cá nhân, tổ, nhóm, Cô theo dõi trẻ thực hiện vận động chú ý sửa sai cho trẻ. Cô động viên khuyến khích trẻ đi thật khéo
* Trò chơi vận động: Bóng tròn to
- Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi. Tổ chức cho trẻ chơi .
c, Hồi tĩnh: Cô cho trẻ đi 2 - 3 vòng nhẹ nhàng quanh sân tập 
3. Kết thúc hoạt động: Cô trẻ nhẹ nhàng dạo chơi quanh sân tập.
* Đánh giá trẻ hàng ngày: .........................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
Thứ 3 ngày 23 tháng 01 năm 2018
Nhận biết Quả cam, Quả chuối
I. Mục đích - yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ nhận biết và nói đúng các từ chỉ tên gọi, màu sắc của hai loại quả: Quả cam, Quả chuối.
- Kỹ năng: Phát triển kỹ năng nghe , nói, quan sát
- Thái độ: Mạnh dạn, hứng thú tham gia hoạt động, giáo dục trẻ rửa quả trước khi ăn.
II. Chuẩn bị: Môi trường: Trong lớp
- Máy tính, Quả cam, Quả chuối
- Đồ dùng của trẻ: Tranh lô tô, rổ
III. Tổ chức hoạt động 
1. Hoạt động mở đầu: Gây hứng thú
- Cô gọi trẻ cho trẻ chơi “xúm xít” lại gần cô, trò chuyện cùng trẻ về chủ đề.
 - Cho trẻ đi thăm vườn nhà bạn búp bê.Trong vườn nhà bạn búp bê có những cây gì?
( Cây cam, cây chuối, cây xoài). Búp bê có một món quà tặng chúng mình đấy
2. Hoạt động trọng tâm: Dạy trẻ
a) Cho trẻ quan sát:
* Quan sát Quả cam: 
- Cô đưa quả cam và hỏi trẻ: Đố chúng mình biết đây là quả gì? Đây là quả cam đấy! Cho trẻ nói cả câu: Quả cam. Quả cam có màu gì? Qủa cam có dạng gì?
+ Vỏ quả cam này sần sùi hay nhẵn (Cho trẻ sờ quả cam)
+ Các con có biết bên trong quả cam có gì không? Cô sẽ bóc vỏ quả cam ra các con cùng xem nhé! Cô vừa bóc vỏ quả cam và hỏi trẻ: Cô đang làm gì đây con?
+ Qủa cam có chứa nhiều nhiều nước vitamin ăn rất tốt cho cơ thể đấy . Khi ăn chúng mình phải bóc vỏ và bỏ hạt nhé .
* Quan sát Quả chuối:Cô đọc câu đố về quả chuối
- Cô đưa rổ quả ra và hỏi trẻ: Quả gì đây con? Quả chuối có màu gì? 
Các con thử sờ xem vỏ quả chuối như thế nào? Vỏ quả chuối nhẵn hay sần sùi? 
+ Bên trong quả chuối ko biết có gì nhỉ ? Cô bóc cho chúng mình xem nhé
+ Chúng mình xem bên trong có gì ko ? có hạt ko ?
+ Ai giỏi trả lời cho cô biết hôm nay chúng mình đã đươc quan sát loại quả gì ?
- Cô củng cố và giáo dục trẻ
b) Củng cố: Thi ai nhanh
	- Cho trẻ chơi chọn tranh lô tô theo yêu cầu của cô
	 3. Hoạt động Kết thúc: Cô cho trẻ hát và vận động bài “ Quả gì”
* Đánh giá trẻ hàng ngày: .....................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
Thứ 4 ngày 24 tháng 01 năm 2018
Truyện: Quả thị
I. Mục đích - yêu cầu:
- Kiến thức: 
+ Trẻ nhớ được tên truyện, tên các nhân vât trong truyện, hiểu nội dung câu chuyện.
- Kỹ năng: 
+ Giúp trẻ hát triển ngôn ngữ. Luyện kỹ năng nghe và khả năng ghi nhớ
- Thái độ: 
+ Hứng thú tham gia hoạt động cùng cô và các bạn, chú ‏‎ nghe cô kể.
- Giáo dục: Trẻ biết chăm sóc yêu qúy cây xanh
II. Chuẩn bị:
	- Môi trường: Trong lớp
- Tranh vẽ nội dung câu truyện, máy tính, nhạc bài hát ‘Quả gì” 
III. Tổ chức hoạt động 
Hoạt động mở đầu: Gây hứng thú
- Xúm xít! Xúm xít!
- Cô và các con cùng hát bài hát “Quả” nhé!
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nói về quả gì?
	- Cô còn biết có một loại quả da thật mịn màng, khi chín có màu vàng, thơm thật là thơm nữa đấy! Các con biết đó là quả gì không? Đó chính là quả thị trong câu chuyện “Quả thị” mà hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe.
- Các con cùng ngồi lại đây nghe cô kể chuyện nào.
2. Hoạt động trọng tâm: Dạy trẻ
a) Kể diễn cảm:
+ Kể lần 1: Câu chuyện “Quả thị” kể rằng
- Cô kể bằng lời kết hợp cử chỉ điệu bộ, nét mặt
- Câu chuyện cô kể đến đây là hết rồi.
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? Chuyện Quả thị
- Cô mời con nhắc lại nào? Chuyện Quả thị (Cô mời 1-2 trẻ nhắc lại).
- Các con vừa được nghe cô kể câu chuyện rồi. Để rõ hơn về nội dung câu chuyện các con chú ý lên màn hình nghe cô kể lại nhé. 
+ Kể lần 2: Kết hợp các hình ảnh trên máy tính
-

Tài liệu đính kèm:

  • docxchu de dong vat 2436 thang_12279168.docx