Kế hoạch môn Tiếng Anh 6

Nghe:

  Nghe hiểu được các câu mệnh lệnh và lời nói đơn giản thường dùng trên lớp học.

 Nghe hiểu những câu nói, câu hỏi-đáp đơn giản với tổng độ dài khoảng 40-60 từ về thông tin cá nhân, gia đình và nhà trường.

Nói:

  Hỏi - đáp đơn giản về thông tin cá nhân, gia đình và nhà trường trong phạm vi các chủ điểm có trong chương trình.

 Thực hiện một số chức năng giao tiếp đơn giản: chào hỏi, đa ra và thực hiện mệnh lệnh, nói vị trí đồ vật, hỏi-đáp về thời gian, miêu tả người, miêu tả thời tiết,.

Đọc:

  Đọc hiểu đợc nội dung chính các đoạn độc thoại hoặc hội thoại đơn giản, mang tính thông báo với độ dài khoảng 50-70 từ, xoay quanh các chủ điểm có trong chương trình.

Viết:

 Viết được một số câu đơn giản có tổng độ dài khoảng 40-50 từ có nội dung liên quan đến các chủ điểm có trong chương trình.

 

doc 13 trang Người đăng vuhuy123 Lượt xem 1227Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch môn Tiếng Anh 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHềNG GD&ĐT CẨM GIÀNG	 CỘNG HềA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS CẨM HƯNG	 Độc lập - Tự do - Hạnh phỳc
 ================ == ==================
Kế hoạch môn Tiếng Anh 6
I. Tình hình bộ môn
 Năm học 2012 -2013 là năm học tiếp tục thực hiện nhiệm vụ nâng cao năng lực, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác thi, kiểm tra đánh giá,. Tiếp tục giảng dạy bộ môn theo chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông, năm học tiếp tục thực hiện chương trình giảm tải theo hướng dẫn của bộ GDĐT và sở GDĐT Hải Dương. Trong đó chương trình môn Tiếng Anh trung học được xây dựng dựa vào quan điểm, chủ điểm giao tiếp. Các chủ điểm giao tiếp được coi là cơ sở lựa chọn nội dung giao tiếp và các hoạt động giao tiếp, qua đó chi phối việc lựa chọn, sắp xếp nội dung ngữ liệu. Sáu chủ điểm xuyên suốt chương trình là: 
1. Personal information	
2. Education
3.Community
4. Natural
5. Recreation	
6. People and places
 Hết lớp 6, học sinh có khả năng sử dụng những kiến thức tiếng Anh đã học trong phạm vi chương trình để:
Nghe:
Nghe hiểu được các câu mệnh lệnh và lời nói đơn giản thường dùng trên lớp học.
 Nghe hiểu những câu nói, câu hỏi-đáp đơn giản với tổng độ dài khoảng 40-60 từ về thông tin cá nhân, gia đình 
 và nhà trường.
Nói:
Hỏi - đáp đơn giản về thông tin cá nhân, gia đình và nhà trường trong phạm vi các chủ điểm có trong chương trình.
Thực hiện một số chức năng giao tiếp đơn giản: chào hỏi, đa ra và thực hiện mệnh lệnh, nói vị trí đồ vật, hỏi-đáp về thời gian, miêu tả người, miêu tả thời tiết,...
Đọc:
Đọc hiểu đợc nội dung chính các đoạn độc thoại hoặc hội thoại đơn giản, mang tính thông báo với độ dài khoảng 50-70 từ, xoay quanh các chủ điểm có trong chương trình.
Viết:
Viết được một số câu đơn giản có tổng độ dài khoảng 40-50 từ có nội dung liên quan đến các chủ điểm có trong chương trình. 
1. Đối với giáo viên
a. Thuận lợi:
- Đã được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm mới 
- Đã được trực tiếp giảng dạy bộ nhiều năm nên đã có chút ít kinh nghiệm
- Nhà trường phân công chuyên môn hợp lý
b. Khó khăn
- Trình độ của học sinh trong lớp không đồng đều
- Tranh ảnh đã quá cũ, nát. Chất lượng băng, đĩa kém. Máy nghe chất lượng âm thanh chưa tốt nên còn khó khăn trong việc dạy nghe - đọc đồng thanh cho học sinh.
- Chưa có phòng học dành riêng cho bộ môn.
2. Đối với học sinh
a. Thuận lợi:
 - Học sinh đều chăm ngoan, có ý thức học tập
 - Học sinh có đầy đủ sgk, vở ghi chép và sách bài tập. Học sinh sẽ được làm quen với các tình huống giao tiếp gần gũi, sát thực với mục đích, yêu cầu và sở thích của các em. Tranh ảnh minh học rõ ràng, màu sắc sinh động.. Gây hứng thú trong việc dạy và học của thầy và trò
 - SGK được biên soạn một cách có hệ thống khoa học, phù hợp với trình độ của các đối tượng
b.Khó khăn:
- Do mới làm quen với việc học ngoại ngữ nên các em còn yếu về các môn xã hội gặp rất nhiều lúng túng, các em còn e ngại khi phải đóng vai các nhân vật, luyện tập theo cặp... Những việc này cũng gây ảnh hưởng tới việc tiếp thu kiến thức của các em.
 - Đây là môn học đòi hỏi có năng khiếu cá nhân, chính vì vậy số lượng học sinh học tốt chỉ tập trung ở một số em.
 - Khối lượng kiến thức còn nhiều so với khả năng tiếp thu, đặc biệt kiến thức tuy đã được biên soạn lại, có điều chỉnh giảm tải nhưng còn nhiều điểm chưa thực sự phù hợp.
- Phân phối chương trình cho mỗi tiết dạy còn một số tiết chưa hợp lí
 - Các em chưa có sách tham khảo cũng như sách bài tập bổ trợ để rèn luyện thêm 
- Là môn học cần có có sự hiểu biết tổng hợp và cần có sự sáng tạo, đòi hỏi tư duy.
3. Đồ dùng và SGK
 a. Thuận lợi:
 - Có đủ sách giáo khoa, sách bài tập
 - Có băng, đĩa, máy nghe
 - Có tranh ảnh minh hoạ cho tiêu đề của từng bài.
 b. Khó khăn:
 - Chất lượng băng, đài chưa tốt, do đó các em không có cơ hội được nghe giọng của người bản xứ.
 - Tranh ảnh minh hoạ cho từng bài, phần còn hạn chế, chưa đáp ứng hết nội dung của bài học
 - Chưa có phòng học dành riêng cho bộ môn.
 - Sách tham khảo, nâng cao còn hạn chế
 II. Nhiệm vụ bộ môn:
- Tiếp tục giáo dục lòng yêu và say mê môn học.
	- Cung cấp cho học sinh một số kiến thức ngôn ngữ cơ bản nối tiếp các kiến thức đã theo học từ lớp 6, và một khối lượng từ vựng cơ bản bám sát theo các chủ điểm được giới thiệu ( 16 chủ điểm tương ứng với 16 đơn vị bài học ) để học sinh có khả năng thực hiện giao tiếp các nộ dung chủ điểm của SGK.
	- Tiếp tục rèn luyện cho các em có kĩ năng cơ bản sử dụng Tiếng Anh như một công cụ giao tiếp dưới các dạng : Nghe- Nói - Đọc - Viết theo chủ đề, chủ điểm. Các kỹ năng này vẫn tiếp tục được dạy một cách chuyên sâu hơn qua các mục dạy cụ thể cho từng kĩ năng.	
	- Trên cơ sở dạy Tiếng Anh, giúp học sinh phát huy khả năng sử dụng Tiếng Việt trong cách nói và viết.
 - Hoàn thành chương trình Tiếng Anh 6, học sinh có khả năng thực hành được 4 kĩ năng thực hành: Nghe – Nói - Đọc – Viết của năm đầu trong chương trình TA bậc THCS.
 - Lượng kiến thức ngôn ngữ cũng tương đối. Từ đó, các em vững vàng hơn khi bước vào chương trình Tiếng Anh 7 thêm tự tin.
III. Chỉ tiêu phấn đấu:
Lớp
Sĩ số
Chỉ tiêu
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
sl
%
sl
%
sl
%
sl
%
6A
22
7
27,3
10
45,5
3
13,6
2
9,1
6B
23
0
0
5
21,7
10
43,5
8
34,8
6C
22
0
0
5
22,7
10
45,5
7
27,3
Tổng
67
7
10,4
20
29,9
23
34,3
17
25,4
IV. Biện pháp thực hịên
 	1. Đối với giáo viên
 	- Nắm vững chương trình sgk, các tài liệu hướng dẫn giảng dạy, phân phối chương trình. Trên cơ sở đó soạn bài và chuẩn bị bài giảng cho tốt. Có tranh ảnh trực quan và đồ dùng dạy học.
 - Nắm chắc yêu cầu chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng theo yêu cầu của bộ môn thực hiện từ năm học 2010-2011 
 là cần xác định rõ mức độ chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng ở các cấp độ khác nhau 
 	- Phải thường xuyên nghiên cứu bài giảng để tìm ra phương pháp giảng dạy cho từng bài, từng phần, Đồng thời phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá thực tế học tập, khả năng nắm bắt bài học. Trên cơ sở đó điều chỉnh phương pháp dạy học sao cho phù hợp. Đồng thời thực hiện nghiêm túc, thường xuyên, sáng tạo các phương pháp giảng dạy. Sử dụng các phương pháp dạy học linh hoạt.
 	- Luôn lấy học sinh là trung tâm của tiết học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em trong việc nắm bắt kiến thức. Tổ chức một số hình thức sinh hoạt ngoài giờ giúp học sinh phát triển kĩ năng cá nhân.
 	- Kiểm tra đánh giá công bằng, chính xác việc học tập của học sinh
- Tích cực tổ chức các hình thức học tập theo nhóm, cặp và sử dụng đồ dùng
 	- Không ngừng học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn
 - Truyền giảng bài học đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ 
 2. Đối với học sinh 
 	- Phải có ý thức tự giác, hăng say học tập cả ở trên lớp và ở nhà 
 	-Phải tích cực chủ động trong việc luyện nói tiếng Anh, tiếp thu bài
 	- Sách vở phải sạch sẽ, ghi bài đầy đủ, rõ ràng, khoa học
 	- Sử dụng sgk tốt, làm bài tập đầy đủ trong sbt, sgk
V. Kế hoạch cụ thể
Tên bài
Mục tiêu cần đạt
(Theo chuẩn kiến thức kĩ năng và chương trình giảm tải)
Chuẩn bị
Số tiết ôn tập
Số BKT viết
Bổ sung
Của thầy
Của trò
15'
45'
Unit 1:
Greetings
- Chào hỏi ( phù hợp với tập quán của người bản ngữ) làm quen, giới thiệu về bản thân. nó lời cảm ơn.
- Hỏi đáp về tuổi và đếm được từ 1 đến 20.
 -Nghiên cứu và chuẩn bị bài chu đáo.
- Thiết lập một số tình huống nhằm minh hoạ nội dung cấu trúc.
- Chuẩn bị bảng một vài con số tự nhiên.
- Đọc bài trước khi đến lớp. Tìm hiểu bài học qua sách
Unit 2: 
At school
- Học sinh nắm được cách sử dụng một số câu mệnh lệnh đơn giản thường dùng trong lớp học.
- Hiểu và thực hiện được một số câu mệnh lệnh.
- Hỏi và trả lời về chỗ ở. 
- Đánh vần chữ cái (dùng mẫu tự Tiếng Anh).
- Giới thiệu đồ vật. Hỏi đáp về người - đồ vật.
- Chuẩn bị bài soạn chu đáo. Sưu tầm một tranh ảnh và đồ dùng học tập.
- Giải thích sự khác biệt giữa this/that; a/an
- Học bài, làm bài đầy đủ.
- Tham gia đóng vai nhân vật trong các đoạn hội thoại
Test 15’
Unit 3.
At home
- Học sinh có khả năng giới thiệu về đồ vật trong nhà.
- Hỏi và trả lời về người này người kia và có bao nhiêu người trong gia đình.
- Hỏi và trả lời về đồ vật.
- Sử dụng được số ít – số nhiều trong danh từ và kể về gia đình
- Chuẩn bị bài soạn đầy đủ, chu đáo.
- Sưu tầm tranh ảnh về gia đình và sử dụng những thông tin từ chính bản thân học sinh làm bài tập thực hành.
- Chuẩn bị về thông tin các đồ dùng và gia đình.
- Tích cực luyện tập và làm bài tập đầy đủ.
Grammar practice
Test 45’
Unit 4.
Big or small
- Hỏi và trả lời về nơi chốn, vị trí, tính chất của đồ vật cũng như đặc điểm của chúng.
- Hỏi và trả lời về thời gian và các hoạt động trong ngày.
- Chuẩn bị bài soạn chu đáo. Lập bảng biểu về một số hoạt động thường xuyên xảy ra trong ngày, giúp học sinh nhanh chóng nắm bắt được nội dung.
- Học thuộc từ mới, đọc bài kỹ trước khi đến lớp.
- Nắm được cách nói về thời gian và biết cách sử dụng cách nói sở hữu cách.
Unit 5.
Things I do
- Học sinh nắm được cách nói về các hoạt động thông thường hàng ngày.
- Hỏi và trả lời về các hoạt động thường ngày và về các môn học.
- Nói tên các ngày trong tuần.
- Xem kỹ bài học qua sách giáo khoa, chuẩn bị bài chu đáo. Xây dựng tình huống theo chủ điểm sinh hoạt hàng ngày và các môn học để học sinh hiểu nhanh nội dung kiến thức.
- Chuẩn bị một số tư liệu về những hoạt động hàng ngày của bản thân.
Trau rồi kỹ năng nghe, nói .
Test 15’
Grammar practice
Unit 6.
Places
- Học sinh giới thiệu mộtvài thông tin cá nhân.
Nắm được cách miêu tả cảnh vật nơi sinh sống. Hỏi và trả lời về cảnh vật.
- Soạn bài đầy đủ. Nghiên cứu kỹ nội dung sách giáo khoa, kết hợp với tranh ảnh về phong cảnh để giới thiệu từ mới
- Lưu ý cách dùng This/That hoặc These/ Those.
Thực hành hỏi đáp và nhớ một số cảnh vật nơi mình đang sống làm tư liệu luyện tập.
Test 45’
Unit 7.
Your house 
- Sau khi học xong, các em có thể mô tả về nhà ở và cảnh vật xung quanh. Nói về phương tiện di chuyển và cách hỏi/ trả lời.
- Nói về những việc thường ngày của bản thân.
- Hướng dẫn học sinh cách ghi lại những gì cần hỏi về chi tiết nhà của bạn học. Dùng tranh cắt dán, tranh dời .. để giới thiệu một số phương tiện đi lại mà các em học sinh thường đi đến trường . 
* Lưu ý cụm từ “by + phương tiện giao thông”
- Ôn lại cách miêu tả nhà ở và những công trình, cảnh vật nơi đang sống.
- Làm bài và học bài đầy đủ.
Unit 8. 
Out and about
- Giúp học sinh nhanh chóng nắm bắt cách hỏi và trả lời về các hoạt động diễn ra ở thời điểm hiện tại.
- Nói đơn giản về giao thông đường bộ. Nói về khả năng hay bắt buộc hoặc không bắt buộc làm việc gì đó.
- Chuẩn bị bài soạn chu đáo. Chuẩn bị tranh về biển báo giao thông quen thuộc với học sinh để giới thiệu các câu lệnh với các “modal verbs”.
- Có kiến thức cơ bản về biển báo giao thông. 
Học bài và lắng nghe chăm chú. Hỏi thầy bạn những chỗ còn chưa hiểu.
Không dạy 4 câu đầu phần C3
Grammar practice
Kiểm tra HKI
Unit 9.
The body
- Học sinh sẽ có khả năng biết tên các bộ phận của cơ thể, mô tả hình dáng người, biết tên các màu cơ bản để mô tả người và đồ vật.
- Nghiên cứu và chuẩn bị bài giảng, tranh, màu và bảng màu để giới thiệu nhưũng tính từ miêu tả hình dáng người và bảng màu.
- Sưu tầm giấy màu, bút chì màu... để minh hoạ nội dung bài học. 
đọc bài trước khi đến lớp.
Unit 10. Staying healthy
- Học sinh cách nói được về các cảm giác, về các nhu cầu và ý muốn.
- Biết tên một số thức ăn, thức uống thông thường và nói về sở thích ăn uống với động từ “ like” và cách từ “some”, “any”.
- Sử dụng các thủ thuật dạy từ kết hợp với tranh và đồ vật thật để giới thiệu các từ chỉ đồ ăn, uống và để học sinh có khái niệm cụ thể. Khuyến khích học sinh nhớ thuộc lòng một số đoạn hội thoại cho tự nhiên.
- Hoàn chỉnh những tình huống gợi ý của giáo viên hướng dẫn tạo thêm khả năng tái hiện.
- Có thể hỏi thầy – bạn những điều còn chưa hiểu rõ.
- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Test 15’
Unit 11. 
What do you eat?
- Học sinh sẽ có khả năng: 
Giao tiếp trong khi mua bán thực phẩm hàng ngày. Nói về số lượng, trọng lượng và giá cả.
Phân biệt và sử dụng How much? How many?
- Soạn bài chu đáo. 
- Dùng tranh ảnh giới thiệu ý nghĩa của một số từ mới hoặc nội dung tình huống giúp cho việc rèn luyện đọc và đối thoại được diễn ra nhanh chóng.
Tìm hiểu bài học qua sách giáo khoa. Học bài và làm bài đầy đủ.
Phân biệt được sự khác nhau giữa : How much và How many.
Grammar practice
Test 45’
Unit 12.
Sports and pastimes
- Học sinh cách nói, viết được mình và những người xung quanh chơi được môn thể thao và giải trí gì.
- Nghe nhận ra được những hỏi đáp đơn giản về hoạt động giải trí.
- Sử dụng được câu hỏi tần suất với How often? Và trả lời.
- Đọc tài liệu tham khảo như sách giáo viên, chuyên đề bồi dưỡng ....
- Lập một thời gian biểu để giới thiệu các từ chỉ tần xuất kết hợp với các hoạt động về thể thao và giải trí làm ví dụ minh hoạ.
- Ôn lại cách dùng của thì hiện tại đơn và hiện tại tiếp diễn để dùng thì cho đúng với văn cảnh.
- Liên hệ bản thân làm một thời gian biểu của mình trên cơ sở đó hỏi nhau về các hoạt động này.
Unit 13. Activities and the seasons 
- Học sinh có khả năng nói, viết các câu đơn giản về thời tiết các mùa. 
- Hỏi và trả lời thường làm gì vào từng loại thời tiết.
- Hỏi và trả lời thích loại thời tiết nào.
- Nghiên cứu kỹ từng phần, chuẩn bị hệ thống câu phù hợp với nội dung mỗi bài giảng. Dùng tranh có sẵn hỗ trợ để giới thiệu nhân vật trong bài làm gì vào mỗi lúc thời tiết khác nhau.
- Học các từ chỉ hoạt động thể thao mà các em đã học.
Tham gia đống vai các nhân vật trong bài hội thoại.
Test 15’
Unit 14. Making plans
- Học sinh nói, trả lời được về kỳ nghỉ của mình, về kế hoạch làm việc trong thời gian rảnh rỗi.
- Hỏi chuyện về kế hoạch hay dự định về kỳ nghỉ của người khác. nghe hiểu đối thoại ngắn.
- Xem kỹ bài học qua sách giáo khoa, chuẩn bị bài chu đáo. giúp học sinh thực hiện thực hành bằng cách điền thông tin vào một thời gian biểu về nơi chốn và hoạt động. 
- Làm rõ cách trả lời câu hỏi How long, sử dụng cụm từ for + period time
- Nắm được nội dung bài học, nói rõ dự định sẽ đi đâu nếu có điều kiện vào dịp he sắp đến.
- Lập bảng tóm tắt về kế hoạch ở nhà, tham gia vào phần luyện nói tại lớp.
Grammar practice
Test 45’
Unit 15. Countries
- Học sinh có khả năng biết tên một số nước vàthủ đô quen thuộc.
- Phân biệt được tên nước, quốc tịch và tên ngôn ngữ của các nước đó. Giới thiệu quốc tịch của mình và hỏi người khác nhưũng vấn đề tương tự.
- Nắm được nguyên tắc so sánh tính từ ở cấp cao hơn và cao nhất trong phạm vi một số tính từ chỉ kích cỡ. Mở rộng kiến thức chung về địa lý Việt Nam.
- Chuẩn bị bài giảng chu đáo. Sử dụng bản đồ địa lý để giới thiệu tên nước, tên quốc tịch và tên ngôn ngữ của một số nước.
- Dựa vào bảng dân số để so sánh mức độ lớn nhỏ giữa các thành phố thông qua đó trình bày cấu trúc so sánh cấp cao hơn và cao nhất.
 * Lưu ý học sinh cách phát âm, trọng âm, luyến âm và ngữ điệu.
- Học bài và làm bài đầy đủ.
- Sưu tầm tranh ảnh các toà nhà và bản đồ địa lý Việt Nam. 
- Tránh nhầm lẫn cách so sánh tính từ ở cấp so sánh cao hơn và cao nhất.
Unit 16. 
Man and the environment
- Học sinh sử dụng được các câu hỏi How much, How many và các tính từ chỉ định như: some, a lot, a little, a few.
- Sử dụng một số từ về gia súc và cây trồng.
- Nghe, nói, đọc, viết được một số từ liên quan đến ô nhiễm môi trường.
- Có ý thức và hiểu biết hơn về hiện tượng một số động vật quý hiếm đang bị đe doạ.
- Củng cố thời hiện tại tiếp diễn để nói về tình trạng phá huỷ môi trường đang diễn ra.
- Soạn bài cẩn thận. Có thể dùng thủ thuật kể chuyện để giới thiệu bài khoá.
- Giới thiệu từng mục nên và không nên, dùng tranh hỗ trợ để làm rõ nghĩa.
- Sử dụng các vấn đề dân số, các vấn đề liên quan đến dân số gia tăng và ô nhiễm môi trường củathành phố, tỉnh, địa phương mình hoặc Việt Nam để minh hoạ ngữ liệu mới.
- Trong lớp chú ý nghe giảng, tìm hiểu bài học qua sách trước khi đến lớp
- Tích cực rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
- Chú ý phát âm đúng ngữ liệu mới được rèn học qua các bài cũ.
Kết hợp phần A3 Grammar practice part 4
Grammar practice 1,2,3
Kiểm tra cuối năm
 Cẩm Hưng, ngày 10 tháng 10 năm 2012
 Người viết
 Phạm Thị Vân Anh
Phần Ký duyệt của Ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • doctieng_anh_7.doc