Kế hoạch thực hành thí nghiệm 10

THỰC HÀNH 1: PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ

Thời gian thực hiện: tuần lễ thứ 17 từ ngày . . . . . . . . . . . . . . . . đến ngày . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Hóa chất và dụng cụ:

Dụng cụ:

Cho cả lớp:

- 30 lọ trắng có ống nhỏ giọt

- 10 lọ đen có ống nhỏ giọt

Cho 1 nhóm 4 học sinh

- Ống nghiệm 10 cái

- Bát sứ nung 1 cái

- Kẹp lấy hóa chất

- Kẹp ống nghiệm 2 cái

- Thìa xúc hóa chất 1 cái

- Đèn cồn 1 cái

- Lọ chứa khí CO2 1 cái

 

docx 25 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2730Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch thực hành thí nghiệm 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.. . . . . . .. . . . . đến ngày . . . . . . . . . . . . . . . . .. . .. 
Hóa chất và dụng cụ:
Dụng cụ: 
Cho cả lớp:
22 lọ có ống nhỏ giọt
Cho 1 nhóm 4 học sinh
Ống nghiệm có nút đậy kín 1 ống
Ống nghiệm 10 cái, 3 ống có đánh số
Kẹp ống nghiệm 2 cái
Giá ống nghiệm 1 cái
Ống hút thủy tinh dài 1 cái
Đèn cồn 1 cái
Hóa chất:
MnO2 hoặc KMnO4 
Dd NaCl
Dd HNO3
Dd HCl đặc
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành
Các chú ý để thành công - an toàn
1. Điều chế clo tính tẩy màu của khí clo ẩm
Cho vào ống nghiệm khô một vài tinh thể KMnO4, nhỏ tiếp vào ống nghiệm vài giọt HCl đặc. Đậy kín ống nghiệm, khí clo tạo thành trong ống nghiệm đậy bằng nút cao su có đính một băng giấy màu ẩm. Quan sát hiện tượng.
- Nếu dùng MnO2 thì đun nóng và KMnO4 thì không cần đun nóng
- Ống nghiệm đựng khí clo được gv thu và đậy trong ống nghiệm có nút đậy
2. Điều chế axit clo hiđric
Cho vào ống nghiệm (1) một ít muối ăn rồi rót axit sunfuric đậm đặc vào đủ để thấm ướt lớp muối ăn. Rót khoảng 8ml nước cất vào ống nghiệm (2) lắp dụng cụ như hình 5.11. Đun cẩn thận ống nghiệm (1). Nếu thấy sủi bọt mạnh thì tạm ngừng đun. 
Quan sát hiện tượng.
Nhúng quỳ ti`m vào ống nghiệm thứ (2). Quan sát hiện tượng.
3. Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch
- Mỗi nhóm hs nhận 3 ống nghiệm đánh stt từ 1 đến 3 nhưng không ghi nhãn chứa các dung dịch HCl, NaCl, HNO3.
THỰC HÀNH 3: TÍNH CHẤT CÁC HỢP CHẤT CỦA BROM VÀ IOT
Thời gian thực hiện: tuần lễ thứ 24 từ ngày . . . . . .. . . . . . .. . . . . đến ngày . . . . . . . . . . . . . . . . .. . .. 
Hóa chất và dụng cụ:
Dụng cụ: 
Cho cả lớp:
Gv lắp bộ dụng cụ điều chế Clo để tạo nước clo mới.
60 lọ đựng hóa chất có ống hút
Cho 1 nhóm 4 học sinh
Ống nghiệm 10 cái
Giá ống nghiệm 2 cái
Kẹp ống nghiệm 2 cái
Hóa chất:
	- dd NaBr	- dd brom 
- dd NaI	- dd iot
- dd clo	- dd hồ tinh bột
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành
Các chú ý để thành công - an toàn
1. So sánh tính oxi hóa clo, brom
Rót vào ống nghiệm 1ml dd NaBr. Nhỏ tiếp vào ống vài giọt nước Clo mới điều chế, lắc nhẹ. Quan sát hiện tượng xảy ra. 
2. So sánh tính oxi hóa brom, iot
Rót vào ống nghiệm 1ml dd NaI. Nhỏ tiếp vào ống vài giọt nước brom, lắc nhẹ. Quan sát hiện tượng xảy ra.
3. Tác dụng của iot với hồ tinh bột
Cho vào ống nghiệm 1 it dd hồ tinh bột, nhỏ 1 giọt nước iot vào ống nghệm.
Có thể đun nóng vả để nguội ống nghiệm và quan sát thêm hiện tượng
THỰC HÀNH 4: TÍNH CHẤT CỦA OXI, LƯU HUỲNH
Thời gian thực hiện: tuần lễ thứ 26 từ ngày . . . . . .. . . . . . .. . . . . đến ngày . . . . . . . . . . . . . . . . .. . .. 
Hóa chất và dụng cụ:
Dụng cụ: 
Cho cả lóp:
Bộ dụng cụ điều chế O2 bằng cách dời chỗ nước
22 lọ khí oxi.
Cho 1 nhóm 4 học sinh
ống nghiệm 10 cái
Kẹp đốt hóa chất 1 cái
Ống nghiệm chịu nhiệt 2 cái
Muỗng đốt hóa chất 1 cái
Lọ thủy tinh miệng rộng 100ml chứa oxi 2 cái
Đèn cồn 1 cái
Kẹp ống nghiệm 1 cái
Giá để ống nghiệm 1 cái
Hóa chất:
Dây thép (dây thắng xe đạp)
Bột S
Bột Fe
KMnO4 (hoặc KClO3 và MnO2)
Than gỗ
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành
Các chú ý để thành công - an toàn
1. Tính oxi hóa của chất oxi
- Đốt nóng đỏ một đoạn dây thép xoắn trên ngọn lửa đèn cồn rồi đưa nhanh vào bình đựng khí oxi.
- Cắm vào đầu đoạn thép mẫu than bằng hạt đậu xanh rồi đốt nóng đỏ mẫu than trước khi cho vào lọ thủy tinh chứa oxi.
- Cho một ít cát vào lọ thủy tinh để tránh vỡ đáy lọ.
2. Sự thay đổi trạng thái của S theo nhiệt độ
Đun nóng liên tục một ít bột S trong ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát sự thay đổi về trạng thái, màu sắt theo nhiệt độ.
Dùng ống nghiệm chịu nhiệt và miệng ống nghiệm hướng về hướng không có người.
3. Tính oxi hóa của lưu huỳnh
Cho một ít bột Fe và bột S vào đáy ống nghiệm đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn đến khi phải ứng xảy ra.
- Dùng lượng S lớn hơn lượng Fe. Dùng ống nghiệm chịu nhiệt cao.
4. Tính khử của S
Đốt cháy bột S trong không khí rồi đưa vào bình đựng khí O2 
S được đun nóng trong muỗng đốt trên ngọn lửa đèn cồn đến khi cháy thì cho vào bình đựng O2 
THỰC HÀNH 5: TÍNH CHẤT CÁC HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH
Thời gian thực hiện: tuần lễ thứ 30 từ ngày . . . . . .. . . . . . .. . . . . đến ngày . . . . . . . . . . . . . . . . .. . .. 
Hóa chất và dụng cụ:
Dụng cụ: 
Cho cả lớp
2 Bộ dụng cụ điều chế SO2 như hình
Cho 1 nhóm 4 học sinh
Ống nghiệm 10 cái
Giá sắt 1 cái
Nút đậy ống nghiệm có ống vuốt nhọn 1 cái
Ống nghiệm có nối ống dẫn khí 1 cái
Lọ thủy tinh 1 cái
Chén sứ 1 cái
Hóa chất:
Dd HCl
H2SO4 đặc	- Đường kính
FeS	- Cu lá
Na2SO3 tinh khiết	- dd KMnO4 loãng
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành
Các chú ý để thành công - an toàn
1. Điều chế và chứng minh tính khử của H2S
Lắp bộ dụng cụ điều chế H2S 
Đốt H2S sinh ra từ ống vuốt nhọn, Đặt bình cầu chứa nước lên bên trên ngọn lửa H2S quan sát.
2. Tính khử của lưu huỳnh đioxit.
- Dẫn SO2 điều chế được vào dd Br2.
3. Tính oxi hóa của lưu huỳnh đioxit.
- Dẫn khí H2S thu được ở thí nghiệm 1 vào nước, được dd.
- Dẫn khí SO2 vào dd H2S thu được.
4. Tính oxi hóa và tính háo nước của H2SO4 đặc.
- Nhỏ vài giọt H2SO4 đặc vào ống nghiệm, cho một lá Cu nhỏ vào ống nghiệm, đun nóng nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn.
- Cho 1 muỗng đường nhỏ ra chén sứ, nhỏ vài giọt H2SO4 đặc vào.
THỰC HÀNH 6: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC
Thời gian thực hiện: tuần lễ thứ 32 từ ngày . . . . . .. . . . . . .. . . . . đến ngày . . . . . . . . . . . . . . . . .. . .. 
Hóa chất và dụng cụ:
Dụng cụ:
Cho cà lớp:
20 bình thủy tinh có ống nhỏ giọt
Cho 1 nhóm 4 học sinh
10 ống nghiệm
2 Kẹp ống nghiệm 
Giá để ống nghiệm
Đèn cồn
Hóa chất:
Dd HCl 18%	- dd H2SO4 loãng
Dd HCl 6%	Zn viên	CaCO3 viên
CaCO3 bột
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành
Các chú ý để thành công - an toàn
1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng
- Ống 1 chứa 3ml dd HCl 18%
- Ống 2 chứa 3ml dd HCl 6%
- Cho đồng thời mỗi ống 1 viên Zn có kích thước như nhau
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng
- Chuẩn bị hai ống nghiệm chứa 3ml dd H2SO4 như nhau, đun nóng một ống rồi cho cùng lúc 2 viên Zn có kích thước bằng nhau vào 2 ống nghiệm
3. Ảnh hưởng của diện tích bề mặt chất rắn đến tốc độ phản ứng
- Chuẩn bị 2 ống nghiệm chứa 3ml dd H2SO4 loãng, chuẩn bị 2 mẩu CaCO3 có khối lượng bằng nhau và ở 2 dạng bột và viên cho vào 2 ống nghiệm axit trên.
KẾ HOẠCH THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM 11
THỰC HÀNH 1: TÍNH AXIT – BAZƠ. PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI
Thời gian thực hiện: tuần lễ thứ 5 từ ngày . . . . . .. . . . . . .. . . . . đến ngày . . . . . . . . . . . . . . . . .. . .. 
Hóa chất và dụng cụ:
Dụng cụ:
Cho cà lớp:
36 lọ đựng hóa chất có ống nhỏ giọt
Cho nhóm 4 học sinh
Mặt kính (hoặc chén sứ)
Muỗng thủy tinh 1 cái
Ống nghiệm 10 cái
Hóa chất:
Dd HCl 0,1M	- dd phenolphtalein
Dd NaOH 0,1M	- dd Na2CO3 đặc
Dd CH3COONa 0,1M	- dd CaCl2 đặc
Dd NH4Cl 0,1M	- dd NaOH đặc
Chỉ thị pH	
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành
Các chú ý để thành công - an toàn
1. Tính axit – bazơ 
- Đặt một mẩu giấy chỉ thị pH lên mặt kính. Nhỏ lên mẩu giấy đó một giọt dd HCl 0,1M. So màu mẫu giấy với bảng màu trên bìa giấy chỉ thị.
- Làm tương tự như trên thay bằng dd NaOH, dd NH3, dd CH3COOH có cùng nồng độ 0,1M.
2. Phản ứng trao đổi ion trong dd các chất điện li
- Cho khoảng 2ml dd Na2CO3 đặc vào ống nghiệm, cho tiếp khoảng 2ml dd CaCl2 vào. Quan sát
- Hòa tan kết tủa thu được ở thí nghiệm trên bằng dd HCl loãng. Quan sát
- Cho khoảng 2ml dd NaOH vào ống nghiệm. Nhỏ vài giọt dd phenolphtalein vào, quan sát. Nhỏ từ từ dd HCl loãng vào, vừa nhỏ vừa lắc đều đến khi mất màu, giải thich.
THỰC HÀNH 2: TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT NITƠ PHOTPHO. 
PHÂN BIỆT MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN HÓA HỌC
Thời gian thực hiện: tuần lễ thứ 11 từ ngày . . . . . .. . . . . . .. . . . . đến ngày . . . . . . . . . . . . . . . . .. . .. 
Hóa chất và dụng cụ:
Dụng cụ:
Cho cà lớp:
24 lọ có ống nhỏ giọt
Cho nhóm 4 học sinh
ống nghiệm 10 cái
ống nghiệm chịu nhiệt 1 cái
đèn cồn 1 cái
giá sắt 1 cái
kẹp ống nghiệm 1 cái
Hóa chất
 - (NH4)2SO4, KCl, Ca(H2PO4)2
dd AlCl3	- dd NaOH	- dd AgNO3
dd HNO3 đ	- KNO3 tinh thể
dd HNO3 loãng	- Cu lá
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành
Các chú ý để thành công - an toàn
1. Tính oxi hóa của axit nitric
- Lấy vào ống nghiệm 0,5ml dd HNO3 đ, rồi cho 1 mảnh Cu kim loại vào, nút ống nghiệm bằng bông tẩm dd NaOH. Quan sát màu của khí bay ra và màu của dd thu được.
- Cũng làm thí nghiệm như trên thay HNO3 đ bằng HNO3 loãng, nút ống nghiệm bằng bông tẩm dd NaOH. Đun nóng nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn.
- Chỉ lấy một lượng nhỏ hóa chất vì NO, NO2 độc.
- Đậy ống nghiệm bằng miếng bông tẩm dd NaOH hoặc nước vôi để khí NO2 không thoát ra.
- Sau khi ống nghiệm nguội thả vào chậu nước vôi.
2. Tính oxi hóa của muối KNO3 nóng chảy.
- Lấy 1 ống nghiệm chiu nhiết khô cặp thẳng đứng trên giá sắt, rồi đặt giá sắt giá sắt trong chậu cát. Bỏ 1 ít KNO3 vào ống nghiệm đun cho muối nóng chảy. Khi bắt đầu xuất hiện bọt khí vẫn tiếp tục đốt nóng ống nghiệm, đồng thời dùng kẹp sắt bỏ 1 hòn than được đốt cháy nóng đỏ vào. Quan sát sự cháy của hòn than, viết ptpu.
- Dùng ống nghiệm chịu nhiệt.
3. Phân biệt một số loại phân bón hóa học
- Cho các mẫu phân bón hóa học sau amonisufat, kaliclrua, supepnhotphat kép bằng hạt ngô vào 3 ống nghiệm rồi pha ra 4-5ml dd
- Lấy 1 ml các mẫu trên cho khoảng 0,5ml dd NaOH vào, đun nóng nhẹ, mẫu nào có khí làm xanh quì tím ẩm là mẫ chứa amoni
- 2 loại [hân bón còn lại nhỏ vài giọt dd AgNO3 vào, quan sát hiện tượng
THỰC HÀNH 3: PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH. ĐIỀU CHẾ VÀ TÍNH CHẤT METAN
Thời gian thực hiện: tuần lễ thứ 21 từ ngày . . . . . .. . . . . . .. . . . . đến ngày . . . . . . . . . . . . . . . . .. . .. 
Hóa chất và dụng cụ:
Dụng cụ:
Cho cà lớp:
12 lọ đựng có ống vuốt nhọn
Cho nhóm 4 học sinh
Ống nghiệm 4 cái
Kẹp ống nghiệm
Chén nung
Giá sắt
Nút cao su có ống dẫn khí 
Đèn cồn
Thìa xúc hóa chất
Giá để ống nghiệm
Hóa chất:
Đường kính
CuO	- Vôi tôi xút
CuSO4 khan	- dd KMnO4 1%
Dây đồng	- Nước brom
CHCl3	- Nước vôi trong
CH3COONa nghiền nhỏ	- Bông
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành
Các chú ý để thành công - an toàn
1. Xác định sự có mặt của C, H trong hợp chất hữu cơ
- Nghiền nhỏ 0,2 – 0,3 g hợp chất hữu cơ (đường kính) rồi trộn đều với 1g CuO bột. Cho hỗn hợp vào đáy ống nghiệm khô. Cho tiếp 1g CuO để phủ kính hỗn hợp. Đặt 1 mẩu bông có rắc các hạt CuSO4 khan ở phần trên ống nghiệm. Đậy nút có ống dẫn khí sục vào dd nước vôi trong. Lắp ống nghiệm vào giá sắt.
- Đun nóng toàn bộ ống nghiệm sau đó tập trung vào phần có hỗn hợp phản ứng.
- Cách 2 đốt cháy nhúm bông bằng quả táo trong bát sứ nung. Dùng cặp gỗ chúc miệng ống nghiệm lên nhúm bông đang cháy, sau 1 thời gian quan sát thấy có nước đọng trên thành ống nghiệm, xoay miệng ống nghiệm lên và nhỏ dd Ca(OH)2 vào.
- Nghiền nhỏ rồi xấy khô CuSO4 khan trong bát sứ.
- Kẹp 1 nhúm bông rồi nhúng vào bột CuSO4 rồi đưa vào phần phía trên của ống nghiệm gần miệng ống.
- Đặt ống nghiệm nằm ngang trên giá. Phần 1/3 ngọn lửa đèn cồn từ trên xuống là phần nóng nhất của đèn cồn cho tiếp xúc đáy ống nghiệm.
2. Điều chế và thử một vài tính chất metan.
- Nghiền nhỏ 1g CH3COONa khan cùng với 2g vôi tôi xút (CaO+ NaOH) rồi cho vào đáy ống nghiệm có lắp ống dẫn khí. Đun nóng từ từ, sau đó đun nóng mạnh phần ống nghiệm có chứa hỗn hợp phản ứng, đồng thời lần lượt làm các thao tác sau
 + Đưa đầu ống dẫn khi sục vào dd KMnO4 1%
 + Đưa đầu ống dẫn khi sục vào dd nước Brom
 + Đưa que diêm đang cháy đế đầu ống dẫn khí
 + Đưa một mẫu sứ trắng chạm vào ngọn lửa metan
- Tán nhỏ vôi sống rồi trộn với NaOH theo tỉ lệ 1,5:1 về khối lượng, trộn CH3COONa với vôi xút theo tỉ lệ 2:3
- Ống nghiệm lắp nằm ngang
- CaO mới, không dùng CaO bị chảy
-Đun thật nóng mới có khí CH4
THỰC HÀNH 4: ĐIỀU CHẾ VÀ TÍNH CHẤT CỦA ETILEN, AXETILEN
Thời gian thực hiện: tuần lễ thứ 24 từ ngày . . . . . .. . . . . . .. . . . . đến ngày . . . . . . . . . . . . . . . . .. . .. 
Hóa chất và dụng cụ:
Dụng cụ:
Cho cả lớp:
28 bình có ống nhỏ giọt
Cho nhóm 4 học sinh
ống nghiệm 10 ống
nút cao su có ống vuốt nhọn 1 cái
đèn cồn
giá sắt, giá ống nghiệm
kẹp ống nghiệm
ống dẫn khí 
Hóa chất
H2SO4 đặc	- dd KMnO4 
Nước brom	- C2H5OH
Dd AgNO3	- Dd NH3	- Đá bọt hoặc cát sạch
Đất đèn
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành
Các chú ý để thành công - an toàn
1. Điều chế và thử tính chất của etilen
- Cho 2ml ancol etylic khan vào ống nghiệm khô có sẵn vài viên đá bọt, sau đó cho thêm từng giọt H2SO4 đặc vào (4ml), lắc đều. Đun nóng hỗn hợp phản ứng sao cho hỗn hợp không trào lên ống dẫn khí
- Đốt khí sinh ra ở đầu ống vuốt nhọn
- Dẫn khí qua dd brom, dd KMnO4 loãng
2. Điều chế và thử tính chất axetilen
- Cho vài mẫu đất đèn bằng hạt ngô vào một ống nghiệm chứa sẵn 2ml nước. Đậy nhanh nút có ống dẫn khí dẫn vào 2ml dd AgNO3 trong NH3
- Dẫn khí vào dd KMnO4 loãng
 - Thay ống vuốt nhọn, đốt khí sinh ra, đưa một mẫu sứ trắng lại gần ngọn lửa, nhận xét 
- Để khí thoát ra 1 phần để đuổi không khí trước khi châm lửa đốt axetilen
THỰC HÀNH 5: TÍNH CHẤT CỦA ETANOL, GLIXEROL VÀ PHENOL
Thời gian thực hiện: tuần lễ thứ 30 từ ngày . . . . . .. . . . . . .. . . . . đến ngày . . . . . . . . . . . . . . . . .. . .. 
Hóa chất và dụng cụ:
Dụng cụ:
Cho cà lớp:
30 lọ đựng hóa chất có ống hút
Cho nhóm 4 học sinh
ống nghiệm 10 ống
đèn cồn
giá để ống nghiệm 
Hóa chất
dd HNO3
Dd NaOH 10%	- dd CuSO4 5%
etanol	- glyxerol
Dd HCl	- nước brom
Dd phenol bão hòa	- Phenol
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành
Các chú ý để thành công - an toàn
1.Etanol tác dụng với natri. 
Cho một mẫu natri bằng hạt đậu xanh vào ống nghiệm khô chứa sẵn 2ml etanol khan. Bịt miệng ống nghiệm bằng ngón tay cái. Khi phản ứng kết thúc đưa miệng ống nghiệm gần ngọn lửa đèn cồn và bỏ ngón tay bịt miệng ống nghiệm ra. Quan sát hiện tượng xảy ra.
Gv chuẩn bị etanol khan trước bằng cách cho CuSO4 khan vào trước 4-5 giờ, gạn lại để lấy etanol khan.
Na do gv chuẩn bị trước
2. Tác dụng của glyxerol với đồng (II) hiđroxit
Cho vào 2 ống nghiệm mỗi ống 3 giọt dd CuSO4 5% và 2ml dd NaOH 10%. Lắc nhẹ. Nhỏ tiêp vào ống thứ nhất 5 giọt glyxerol, ống thứ hai 5 giọt etanol. Lắc nhẹ, quan sát
3. Tác dụng của phenol với brom
Nhỏ từ từ từng giọt nước brom vào ống nghiệm chứa dd phenol. Quan sát, viết ptpu
Phenol gây bỏng da phải cẩn thận trong quá trình thí nghiệm
4. Phân biệt etanol, glyxerol và phenol
3 ống nghiệm có đánh stt từ 1 đến 3 đựng 3 dd etanol, glyxerol và phenol. Các nhóm nhận mẫu và thực hành nhận biết
THỰC HÀNH 6: TÍNH CHẤT CỦA ANĐEHIT VÀ AXIT CACBOXYLIC
Thời gian thực hiện: tuần lễ thứ 34 từ ngày . . . . . .. . . . . . .. . . . . đến ngày . . . . . . . . . . . . . . . . .. . .. 
Hóa chất và dụng cụ:
Dụng cụ:
Cho cà lớp:
20 lọ đựng hóa chất có ống hút
Cho nhóm 4 học sinh
Ống nghiệm 10 cái
Đèn cồn 1 cái
Giá để ống nghiệm 2 cái
Hóa chất
Dd AgNO31%	
Dd HCHO 40%	- Giấy quì tím
Dd NH3 5%	- dd Na2CO3 đặc
Dd CH3COOH đặc
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành
Các chú ý để thành công - an toàn
1. Phản ứng tráng bạc
Cho 1ml dd AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch, nhỏ thêm từ từ từng giọt dd NH3 2M và lắc ống nghiệm đến khi vừa hòa tan hết kết tủa. Dd thu được gọi là thuốc thử ton-len (tollens). Thuốc thử này sẽ kém nhạy nếu cho dư NH3.
Nhỏ vài giọt dd fomanđehit vào dd thuốc thử tolen. Đun nóng cách thủy hỗn hợp trên nồi nước nóng. Quan sát.
Có thể đun nóng nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn
2. Phản ứng của axit axetic với quỳ tím, natri cacbonat
a. Nhúng đầu đũa thủy tinh vào dd axit axetic 10% sau đó chấm vào mẫu giấy quỳ tím.
b. Rót 1-2 ml dd Na2CO3 đặc vào ống nghiệm đặt lên giá ống nghiệm sau đó cho 1-2 ml dd axit axetic đậm đặc. Đưa que diêm đang cháy vào miệng ống nghiệm. Quan sát hiện tượng.
KẾ HOẠCH THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM HÓA 12
THỰC HÀNH 1: ĐIỀU CHẾ VÀ TÍNH CHẤT CÚA ESTE VÀ CACBONHIĐRAT
Thời gian thực hiện: tuần lễ thứ 6 từ ngày . . . . . .. . . . . . .. . . . . đến ngày . . . . . . . . . . . . . . . . .. . .. 
Hóa chất và dụng cụ:
Dụng cụ:
Cho cà lớp:
20 lọ đựng hóa chất có cắm ống hút
Cho nhóm 4 học sinh
ống nghiệm 10 cái	- thìa xúc hóa chất
cốc thủy tinh 1 cái	- giá để ống nghiệm
cặp ống nghiệm 1 cái	- đèn cồn 1 cái
Hóa chất
C2H5OH nguyên chất	- dd glucozo 1%
CH3COOH nguyên chất	- dd H2SO4 10%
Dd NaOH 10%	- NaOH 40%
Dd NaCl bão hòa	- Dd tinh bột
Dd CuSO4 5%	- Dd iot
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành
Các chú ý để thành công - an toàn
1. Điều chế etyl axetat
Cho vào ống nghiệm khô (dài 14 – 18 cm) 1ml ancol etylic, 1m axit nguyên chất và 1 giọt axit đặc. Lắc đều, đồng thời đun cách thủy trong nồi nước nóng 65-700C (hoặc đun nóng nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn, không được đun sôi) 5-6 phút. Làm lạnh bằng cách nhúng ống nghiệm vào cốc nước lạnh rồi rót thêm 2ml dd NaCl bão hòa vào. Quan sát, giải thích.
Lớp este sẽ nổi lên
2. Phản ứng xà phòng hóa
Cho vào bát sứ khoảng 1g mỡ (hoặc dầu thực vật) và 2-2,5ml dd NaOH 40%. Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất giữ cho thể tích dd không đổi,. Sau 8-10 phút rót thêm vào hỗ hợp 4-5 ml dd NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Để nguội quan sát.
3. Phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2
Cho vào ống nghiệm 2-3 giọt CuSO4 5% và 1ml dd NaOH 10% lắc nhẹ, gạn bỏ phần dd, giữ lại kết tủa Cu(OH)2. Cho thêm vào ống nghiệm 2ml dd glucozo 1%. Lắc nhẹ, quan sát. Sau đó đun nóng hỗ hợp, đễ nguội. Nhận xét, giải thích.
4. phản ứng của hồ tinh bột với iot.
Cho vào ống nghiệm 1ml dd hồ tinh bột, nhỏ vào đó vài giọt dd iot quan sát, đun nóng, quan sát, để nguội, quan sát.
THỰC HÀNH 2: MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA PROTEIN VÀ VẬT LIỆU POLIME
Thời gian thực hiện: tuần lễ thứ 12 từ ngày . . . . . .. . . . . . .. . . . . đến ngày . . . . . . . . . . . . . . . . .. . .. 
Hóa chất và dụng cụ:
Dụng cụ:
Cho cà lớp:
20 lọ đựng hóa chất có ống hút đậy kin
Cho nhóm 4 học sinh
Ống nghiệm 10 cái
Giá để ống nghiệm
Đèn cồn 1 cái
Hóa chất
Dd anilin bão hòa	- quỳ tím
Dd CuSO4 2%	- protein
Mẫu PE, PVC, lông gà, bông 	- dd NaOH 30%
Dd AgNO3 	- dd NaOH 10%
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành
Các chú ý để thành công - an toàn
1. Sự đông tụ protein khi đun nóng
Cho vào ống nghiệm 2-3 ml dd lòng trắng trứng 10% và đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đẻn cồn đến sôi. Quan sát, giải thích.
2. Phản ứng màu của protein với Cu(OH)2 (biure)
Cho vào ống nghiệm 1ml dd protein (dd lòng trắng trứng), 1ml dd NaOH 30% và 1 giọt CuSO4 2% lắc đều. Quan sát mảu dd
3. Tính chất của một vài vật liệu polime khi đun nóng
Dùng 4 kẹp sắt kẹp 4 mẫu vật liệu riêng lẽ: màng mỏng PE, ống nước PVC, sợi len, vải sợi xelulozo (hoặc bông). Hơ gần ngọn lửa vài phút, quan sát hiện tượng. Đốt, quan sát hiện tượng. Quan sát sự cháy và mùi.
4. Phản ứng của một vài vật liệu polime với kiềm
Cho lần lượt vào 4 ống nghiệm 4 mẫu màng mỏng PE (ống 1), ống nhựa dẫn nước PVC (ống 2), sợi len (ống 3), bông (ống 4). Cho vào mỗi ống nghiệm 2ml dd NaOH 10%. Đun nóng ống nghiệm đến sôi. Để nguội. Quan sát. Gạn lớp nước của mỗi ống nghiệm sang ống nghiệm khác riêng rẽ, ta được các ống nghiệm ở ống 1’ ; 2’; 3’ và 4’. Axit hóa ống nghiệm 1’ và 2’ bằng HNO3 20% rồi nhỏ thêm vào mỗi ống nghiệm vào vài giọt dd AgNO3 1%. Cho thêm vào ống nghiệm 3’; 4’ từng giọt dd CuSO4 2%. Quan sát rồi đun nóng đến sôi. Quan sát hiện tượng giải thích.
THỰC HÀNH 3: TÍNH CHẤT, ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI, SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI
Thời gian thực hiện: tuần lễ thứ 20 từ ngày . . . . . .. . . . . . .. . . . . đến ngày . . . . . . . . . . . . . . . . .. . .. 
Hóa chất và dụng cụ:
Dụng cụ:
Cho cà lớp:
16 lọ đựng hóa chất
Cho nhóm 4 học sinh
Ống nghiệm 10 ống
Kẹp ống nghiệm
Giá để ống nghiệm
Hóa chất
Dd HCl loãng	- Kim loại Al, Fe, Cu
Dd CuSO4	- Dd H2SO4 loãng
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành
Các chú ý để thành công - an toàn
1. Dãy điện hóa của kim loại
Lấy 3 ống nghiệm, mỗi ống đựng khoảng 3ml dd HCl loãng. Cho 3 mẫu kim loại gồm Al, Fe, Cu có kích thước tương đương nhau vào 3 ống nghiệm trên. Quan sát, so sánh lượng bọt khí hidro thoát ra. Rút ra kết luận.
2. Điều chế kim loại bằng cách dùng kim loại mạnh khử ion của kim loại yếu trong dung dịch.
Đánh sạch gì của một đinh sắt rồi thả vào dd CuSO4. Sau khoảng 10 phút quan sát màu đinh sắt, màu dd. 
3. Ăn mòn điện hóa
Rót vào 2 ống nghiệm mỗi ống khoảng 3ml dd H2SO4 loãng, cho vào đó 2 mẫu kẽm bằng nhau. Quan sát
Nhỏ vào ống nghiệm thứ 2 vài giọt dd CuSO4. So sánh lượng khí thoát ra ở 2 ống.
THỰC HÀNH 4: TÍNH CHẤT CỦA NATRI, MAGIE, NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG
Thời gian thực hiện: tuần lễ thứ 25 từ ngày . . . . . .. . . . . . .. . . . . đến ngày . . . . . . . . . . . . . . . . .. . .. 
Hóa chất và dụng cụ:
Dụng cụ:
Cho cả lớp:
30 lọ đựng hóa chất có ống nhỏ giọt
20 chén sứ đựng Al, Mg
Cho nhóm 4 học sinh
Ống nghiệm 10 ống	- Giá để ống nghiệm
Cốc thủy tinh 1 cái	- Kẹp ống nghiệm
 Phễu thủy tinh 2 cái
Đèn cồn	- Kẹp đốt hóa chất
Hóa chất
Na	- dd HCl
Dd Al3+	- dd NaOH
Al lá	
Mg	- phenolphtalein
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành
Các chú ý để thành công - an toàn
1. So sánh khả năng phản ứng của Na, Mg, Al với nước
- Rót nước vào 3 ống nghiệm đặt lên giá ống nghiệm. Ống thứ nhất nước khoảng ¾ ống nghiệm, nhỏ vào vài giọt phenol phtalein, cho mẩu Na bằng hạt gạo vào. Ống thứ 2 nước khoảng 1/3 ống nghiệm, nhỏ vào vài giọt phenol phtalein, cho mẩu Mg vào. Ống thứ 3 nước khoảng 1/3 ống nghiệm, nhỏ vào vài giọt phenol phtalein, cho mẩu Al vào. Quan sát. Sau đó đun nóng 2 ống nghiệm 2 và 3, quan sát. 
2. Phản ứng của nhôm với dd NaOH
- Rót 2 -3 ml dd NaOH vào ống nghiệm và bỏ vào đó một mẫu nhôm. Đun nóng nhẹ để phản ứng xảy ra mạnh hơn. Quan sát bọt khí, viết ptpu.
Có thể điều chế MgO bằng cách đốt Mg sau đó thu hồi MgO trên mặt kính.
3. Tính lưỡng tính của Al(OH)3
- Cho vào ống nghiệm khoảng 1ml dd muối Al3+, nhỏ từ từ khoảng 10 giọt dd NaOH vào. Quan sát.
- Chia chất lỏng có kết tủa ở thí nghiệm trên ra 2 ống nghiệm, ống thứ nhất nhỏ từ từ từng giọt dd axit đến dư vào lắc đều, ống thứ hai nhỏ từ từ từng giọt dd NaOH đến dư vào lắc đều.
THỰC HÀNH 5: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA SẮT, ĐỒNG VÀ HỢP CHẤT CỦA SẮT, CROM
Thời gian thực hiện: tuần lễ thứ 31 từ ngày . . . . . .. . . . . . .. . . . . đến ngày . . . . . . . . . . . . . . . . .. . .. 
Hóa

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_thuc_hanh_hoa_toan_bo_chuong_trinh_thpt_chi_tiet.docx